Công đoàn Ngân hàng Việt Nam: Tọa đàm trực tuyến “Chăm sóc sức khỏe chủ động - Bí quyết cân bằng cuộc sống”

Kinh tế - xã hội
Nhân dịp kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2024), Công đoàn Ngân hàng Việt Nam phối hợp với Báo Sức khỏe và Đời sống tổ chức buổi tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Chăm sóc sức khỏe chủ động - Bí quyết cân bằng cuộc sống”.
aa

Nhân dịp kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2024), Công đoàn Ngân hàng Việt Nam phối hợp với Báo Sức khỏe và Đời sống tổ chức buổi tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Chăm sóc sức khỏe chủ động - Bí quyết cân bằng cuộc sống”.

Chương trình sẽ được phát sóng trực tiếp vào lúc 20h thứ Sáu, ngày 18/10/2024 trên Báo điện tử Sức khỏe và Đời sống
https://suckhoedoisong.vn, YouTube, fanpage, TikTok của Báo Sức khỏe và Đời sống và Fanpage Công đoàn Ngân hàng Việt Nam https://www.facebook.com/VNUBW.


Tọa đàm sẽ mang đến những kiến thức bổ ích cùng các biện pháp thiết thực về chăm sóc sức khỏe tâm thần, giải quyết các vấn đề tâm lý và lối sống của phụ nữ trong ngành Ngân hàng hiện đại. Những chủ đề như áp lực công việc, ảnh hưởng của mạng xã hội, áp lực gia đình và các dấu hiệu trầm cảm nơi công sở cũng sẽ được đề cập. Ngoài ra, chương trình cũng tập trung vào các phương pháp chăm sóc sức khỏe chủ động, phòng chống bệnh tật và giảm căng thẳng để duy trì một cuộc sống cân bằng và khỏe mạnh.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỉ lệ người gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần như căng thẳng, lo âu và trầm cảm đã tăng mạnh trong những năm gần đây. Năm 2022, WHO ước tính rằng khoảng 1/8 người trưởng thành trên toàn cầu phải đối mặt với tình trạng lo âu và căng thẳng kéo dài. Tại Việt Nam, một khảo sát của Bệnh viện Tâm thần Trung ương năm 2023 cho thấy khoảng 20% người trưởng thành gặp phải các vấn đề tâm lý, đặc biệt là căng thẳng, lo âu và trầm cảm. Nguyên nhân chính bao gồm áp lực công việc, tài chính và các vấn đề trong quan hệ gia đình. Những thách thức này đặc biệt ảnh hưởng đến nhóm dân số dễ bị tổn thương, bao gồm phụ nữ và thanh niên.

Trong ngành Ngân hàng, phụ nữ hiện diện ở hầu hết các lĩnh vực, từ quản lý nhà nước, hoạch định chính sách đến vai trò kinh doanh và tác nghiệp tại các ngân hàng thương mại. Dù ở vị trí nào, họ đều thể hiện xuất sắc vai trò và trách nhiệm của mình, đóng góp quan trọng vào thành công của đơn vị và toàn Ngành. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng phụ nữ phải đối mặt với nhiều khó khăn và áp lực hơn so với nam giới.

Một trong những thách thức lớn đối với phụ nữ trong ngành Ngân hàng là mức độ tiếp cận với cơ hội học tập, phát triển chuyên môn và thăng tiến vẫn còn hạn chế. Điều này trở nên rõ rệt hơn khi phụ nữ thường bị giới hạn bởi các rào cản xã hội và gia đình. Áp lực từ công việc đòi hỏi cao về hiệu suất và sự cống hiến, kết hợp với trách nhiệm gia đình, khiến họ dễ bị căng thẳng và lo âu hơn, khó khăn hơn trong việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân.

Nhằm nâng cao nhận thức về những vấn đề này và tìm kiếm các giải pháp thiết thực, nhân dịp kỷ niệm Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, Công đoàn Ngân hàng Việt Nam phối hợp tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Chăm sóc sức khỏe chủ động - Bí quyết cân bằng cuộc sống”. Mục tiêu của chương trình là giúp chị em phụ nữ, cán bộ, đoàn viên, và người lao động trong ngành Ngân hàng hiểu rõ hơn các vấn đề về sức khỏe tâm thần, đồng thời cung cấp những giải pháp thiết thực để tạo dựng một cuộc sống cân bằng và hạnh phúc. Đây là cơ hội quan trọng để người tham dự trang bị thêm kiến thức và kỹ năng cần thiết nhằm bảo vệ sức khỏe tinh thần trong cuộc sống hiện đại.

Chương trình có sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu:

- PGS., TS., BS Nguyễn Xuân Ninh, Phó Viện trưởng Viện Y học Ứng dụng Việt Nam kiêm Trưởng phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM - một nhà khoa học và giảng viên cao cấp trong lĩnh vực y học. Ông có nhiều nghiên cứu và đóng góp quan trọng trong các lĩnh vực liên quan đến dinh dưỡng, y tế dự phòng và sức khỏe cộng đồng. Ông đã tham gia vào nhiều dự án nghiên cứu về dinh dưỡng lâm sàng, đặc biệt là liên quan đến các giải pháp dinh dưỡng cho trẻ em và người lớn.

- TS. Tâm lý thực hành Vera Hà Anh, Trưởng bộ môn Nghiên cứu, thực hành đào tạo và tham vấn tâm lý Tình yêu - Hôn nhân gia đình, Viện Nghiên cứu ứng dụng Việt Nam bách nghệ thực hành - là diễn giả có nhiều kinh nghiệm trong tư vấn hạnh phúc, hôn nhân, gia đình.

- ThS. BS nội trú Nguyễn Viết Chung, Trưởng khoa Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện E - là một bác sĩ giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm khám chữa và điều trị các bệnh tâm lý; giảng viên Bộ môn Tâm thần và Tâm lý lâm sàng, Trường Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Cán bộ, đoàn viên, người lao động có thể gửi câu hỏi về Ban Tổ chức Chương trình ngay từ bây giờ theo địa chỉ:
Email:
tuyengiaocdnhvn@gmail.com
toasoan@suckhoedoisong.vn
Hoặc gọi theo số 0904.852.222 trực tiếp đặt câu hỏi với các chuyên gia trong thời gian diễn ra chương trình.

https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Thực thi ESG: Chiến lược phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Thực thi ESG: Chiến lược phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Chiều 23/4/2025, Báo Dân trí tổ chức Diễn đàn ESG Việt Nam lần thứ nhất với chủ đề “Chiến lược phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới”. Diễn đàn đã khẳng định, ESG không chỉ là xu hướng, mà đang trở thành kim chỉ nam cho Việt Nam phát triển bền vững, tạo lợi thế cạnh tranh và hội nhập toàn cầu trong thời đại chuyển đổi xanh và số hóa nền kinh tế.
Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế: Nâng tầm vị thế Việt Nam

Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế: Nâng tầm vị thế Việt Nam

Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt, nhiều quốc gia đã chủ động phát triển các trung tâm tài chính như một mũi nhọn chiến lược thúc đẩy tăng trưởng và hội nhập. Với độ mở kinh tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam liệu đã hội tụ đủ các điều kiện để phát triển các trung tâm tài chính. Sự ra đời của Nghị quyết 42/NQ-CP của Chính phủ về đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội liên quan đến trung tâm tài chính tại Việt Nam chính là bước đi đầu tiên trong hành trình đó. Nhằm làm rõ thêm tiềm năng, điều kiện, thách thức cũng như những đề xuất cụ thể để hiện thực hóa mục tiêu xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam, Thời báo Ngân hàng đã phỏng vấn TS. Lê Thị Thùy Vân - Phó Viện trưởng, Viện Chiến lược và Chính sách kinh tế - tài chính, Bộ Tài chính.
Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Trân trọng giới thiệu bài viết "CHUNG TAY MỞ RA KỶ NGUYÊN PHÁT TRIỂN MỚI CỦA QUAN HỆ HỮU NGHỊ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC" của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hội nghị Trung ương 11: Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử

Hội nghị Trung ương 11: Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử

Sau ba ngày làm việc khẩn trương với tinh thần trách nhiệm cao, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra và bế mạc chiều 12/4.
Môi trường đầu tư kinh doanh an toàn, minh bạch: Sức hút để

Môi trường đầu tư kinh doanh an toàn, minh bạch: Sức hút để 'tăng tốc' dòng vốn FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là dòng vốn đặc biệt quan trọng cho tăng trưởng, hội nhập kinh tế quốc tế của quốc gia và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) mạnh mẽ hơn nữa thì xây dựng và bảo đảm một môi trường kinh doanh ổn định, minh bạch, thuận lợi sẽ là điểm mạnh để các nhà đầu FDI hướng đến Việt Nam.
Tương lai cho thế hệ vươn mình

Tương lai cho thế hệ vươn mình

Trân trọng giới thiệu bài viết "TƯƠNG LAI CHO THẾ HỆ VƯƠN MÌNH" của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm.
Dòng vốn ngân hàng hỗ trợ kinh tế tư nhân phát huy thế mạnh vai trò huyết mạch của nền kinh tế

Dòng vốn ngân hàng hỗ trợ kinh tế tư nhân phát huy thế mạnh vai trò huyết mạch của nền kinh tế

Xác định phát triển kinh tế tư nhân là chiến lược, chính sách lâu dài của quốc gia; thời gian qua, ngành Ngân hàng đã tích cực thực hiện đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng khu vực này. Đây cũng là vấn đề được các chuyên gia thảo luận tại Hội thảo “Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân” do Thời báo Ngân hàng tổ chức ngày 21/3.
Đẩy mạnh các giải pháp nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam

Đẩy mạnh các giải pháp nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam

Theo lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), cơ quan này đã và đang triển khai nhiều chính sách cải cách, điều chỉnh pháp lý và hợp tác với tổ chức xếp hạng quốc tế đều hướng đến mục tiêu nâng hạng TTCK từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi.
Xem thêm
Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, để đạt được sự phát triển bền vững và hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, việc chuyển đổi mô hình kinh tế từ tuyến tính truyền thống sang nền kinh tế tuần hoàn là hướng đi đúng đắn, phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Trong bối cảnh các chính sách thuế quan và các biện pháp thương mại quốc tế đang thay đổi nhanh chóng, doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những chiến lược linh hoạt và kịp thời để đối phó với những thách thức, đồng thời tận dụng các cơ hội từ thị trường nội địa và quốc tế.
Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Để xây dựng hành lang pháp lý cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng, đồng thời tạo sự tương thích đối với Luật Giao dịch điện tử năm 2023, pháp luật Việt Nam đã có những quy định về nghĩa vụ của tổ chức tín dụng (TCTD) trong việc bảo đảm an toàn cho giao dịch điện tử. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai vẫn còn nhiều bất cập, đặt ra yêu cầu cần tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật để tăng cường tính an toàn, minh bạch và hiệu quả trong hoạt động giao dịch điện tử.
Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 75/2025/NĐ-CP ngày 01/4/2025 quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 171/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Khung pháp lý cho phát triển ngân hàng bền vững - Cơ hội và thách thức

Khung pháp lý cho phát triển ngân hàng bền vững - Cơ hội và thách thức

Nghiên cứu này đã hệ thống hóa khung pháp lý toàn cầu và thực tiễn Việt Nam về phát triển ngân hàng bền vững, qua đó làm nổi bật xu hướng hội tụ giữa tiêu chuẩn quốc tế và nỗ lực địa phương hóa. Nghiên cứu cũng khẳng định xu hướng tất yếu là hài hòa hóa tiêu chuẩn toàn cầu, đồng thời nhấn mạnh yêu cầu cấp thiết về minh bạch hóa thông tin và hợp tác đa bên để cân bằng giữa lợi ích kinh tế và trách nhiệm môi trường.
Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đối với Việt Nam, CBDC có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống thanh toán, tăng cường tài chính toàn diện và nâng cao hiệu quả giám sát tiền tệ. Tuy nhiên, để triển khai thành công, cần có một chiến lược rõ ràng, bao gồm: Xác định rõ mục tiêu của CBDC, xây dựng khung pháp lý toàn diện, đầu tư vào hạ tầng công nghệ, thử nghiệm các mô hình triển khai phù hợp và thúc đẩy hợp tác quốc tế để đảm bảo tính tương thích với hệ thống tài chính toàn cầu.
Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực  truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Chuyển đổi số mang lại cơ hội cũng như thách thức lớn đối với hoạt động truyền thông, báo chí ngành Ngân hàng Việt Nam. Việc áp dụng công nghệ không chỉ giúp báo chí gia tăng khả năng truyền tải thông tin, mà còn làm thay đổi phương thức quản lý, sản xuất và phân phối tin tức. Điều này đòi hỏi báo chí ngành Ngân hàng phải đổi mới mô hình tổ chức, bảo đảm tính linh hoạt và sáng tạo.
Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Chính quyền Mỹ cho biết, khi xác định mức thuế quan đối ứng cho mỗi quốc gia, họ không chỉ xem xét thuế nhập khẩu mà còn các hoạt động khác mà họ cho là không công bằng, bao gồm thuế giá trị gia tăng, trợ cấp của chính phủ, chiến lược thao túng tiền tệ, chuyển nhượng công nghệ và các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hòa cùng xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đã từng bước tiếp cận và áp dụng các Hiệp ước vốn Basel. Hiện nay, Việt Nam đã có hơn 20 NHTM áp dụng Basel II và 10 NHTM tiên phong áp dụng Basel III. Đây là bước tiến quan trọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam nhằm đáp ứng các chuẩn mực và quy định quốc tế.

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng

Thông tư số 64/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 56/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc