
BIDV đẩy mạnh hoạt động sáng tạo hướng đến khách hàng
Ngày 13, 14/7/2019, tại tỉnh Nghệ An, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã tổ chức thành công Ngày hội Sáng tạo BIDV năm 2019 với chủ đề “Khơi nguồn sáng tạo – Bứt phá thành công”. Đây là hoạt động nhằm triển khai Đề án Xây dựng và thực hành văn hóa học hỏi - sáng tạo tại BIDV.
Đại diện lãnh đạo BIDV vinh danh các tác giả của những sáng kiến tiêu biểu đã được
trao giải thưởng Sao Khuê năm 2019 của Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA)
Sáng tạo hướng đến khách hàng
Để chuẩn bị cho Ngày hội Sáng tạo 2019, các cán bộ trong hệ thống BIDV đã đóng góp 247 ý tưởng, sáng kiến; trong đó có 71 sáng kiến thúc đẩy hoạt động ngân hàng bán lẻ, 37 sáng kiến cho sự phát triển của khối ngân hàng bán buôn, 93 sáng kiến nhằm đổi mới và tự động hoá quy trình và 46 ý tưởng nhằm phát triển văn hóa doanh nghiệp… Trên cơ sở đó, BIDV đã lựa chọn 23 ý tưởng tiêu biểu để tiến hành trao đổi, thảo luận tại 04 workshop: Phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ; Phát triển hoạt động ngân hàng bán buôn; Đổi mới và tự động hoá quy trình; Phát triển Văn hóa doanh nghiệp và văn hóa học hỏi - sáng tạo tại BIDV…
Dù được xuất phát từ nhiều đơn vị, đề cập đến nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau, nhưng điểm chung nhất các ý tưởng là đều hướng đến mục tiêu: cải tiến quy trình để nâng cao khả năng phục vụ khách hàng và bổ sung các sản phẩm dịch vụ mới nhiều tiện ích nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế. Trong đó có thể kể đến những sáng kiến nổi bật như: “Phát triển dịch vụ Quản lý tài chính cá nhân PFM”, “Đa dạng hóa chính sách khách hàng cá nhân”, “Phát triển phần mềm mua sắm và tìm kiếm địa điểm mua hàng - BIDV Shopping”, “Mô hình ứng dụng ví điện tử trong công tác thu hộ”, “Kết nối ngân hàng - công ty fintech cung cấp phần mềm kế toán, quản trị doanh nghiệp”, “Công nghệ hóa xử lý giao dịch mua bán ngoại tệ và tác nghiệp sản phẩm phái sinh”; “Ứng dụng một cửa tập trung để cập nhật các yêu cầu xử lý của khách hàng”…
Hoạt động sáng tạo là một thành tố quan trọng trong văn hóa doanh nghiệp của BIDV. Trong lịch sử phát triển của mình, BIDV luôn đề cao tinh thần “sáng tạo hướng đến khách hàng” và đã cung cấp nhiều sản phẩm, chương trình đáp ứng nhu cầu của thị trường trong từng giai đoạn. Đặc biệt là những năm gần đây, trong xu hướng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các phong trào phát triển nghiên cứu khoa học tại BIDV đã tạo ra khoảng hơn 200 sáng kiến, ý tưởng mỗi năm, tập trung vào việc cải tiến quy trình hoạt động và xây dựng sản phẩm mới phục vụ khách hàng. Nhờ đó, BIDV thường xuyên cung cấp ra thị trường những sản phẩm dịch vụ hiện đại có hàm lượng công nghệ cao. Có thể kể đến: Hệ thống cổng thanh toán trực tuyến với các công ty chứng khoán BIDV@Securities; Phần mềm Thanh toán hóa đơn online; Phần mềm Cổng trao đổi thông tin nộp thuế điện tử của BIDV; Sản phẩm Ứng dụng xử lý điện chuyển tiền nhanh; Sản phẩm BIDV HomeBanking; Phần mềm Đăng ký dịch vụ trực tuyến; Phần mềm quản lý hóa đơn của BIDV; Ứng dụng Ngân hàng điện tử thông minh (BIDV Smartbanking); Hệ thống Giao dịch Ngân hàng điện tử cho khách hàng tổ chức (BIDV iBank); Cổng thanh toán Kiều hối cho khách hàng cá nhân…
Học hỏi - Đổi mới để phát triển bền vững
Ngày hội Sáng tạo BIDV năm 2019 là một minh chứng cụ thể trong nỗ lực xây dựng và thực hành văn hóa học hỏi - sáng tạo tại BIDV - một trong những yếu tố quan trọng mang lại sự phát triển bền vững cho BIDV.
Nhận thức rõ quy luật: Một tổ chức muốn trường tồn, không bị xóa nhòa vào dòng chảy lịch sử thì cần phải luôn tự đổi mới để thích ứng và phát triển; muốn đổi mới, cần có những con người luôn khát khao học hỏi, đam mê sáng tạo,… BIDV đã triển khai việc xây dựng và thực hành văn hóa học hỏi sáng tạo dựa trên những trụ cột chính: Hình thành môi trường khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động học hỏi và sáng tạo; Xây dựng hệ thống công cụ, quy trình, cơ chế hỗ trợ hoạt động học hỏi và sáng tạo; Có sự quan tâm, ủng hộ và dẫn dắt trực tiếp của lãnh đạo trong quá trình triển khai…
BIDV cũng đã triển khai một cách thực chất, hiệu quả văn hóa này nhằm tạo dựng thói quen, nề nếp lắng nghe, học hỏi, phát huy tinh thần sáng tạo của cán bộ nhân viên bằng một số cách như: Lãnh đạo trở thành tấm gương trong việc nâng cao trình độ, hoàn thiện bản thân, thể hiện tinh thần cầu thị, sẵn sàng lắng nghe, trao đổi và tiếp thu các ý kiến, trực tiếp chia sẻ, đào tạo… cho cán bộ nhân viên; Tạo dựng không gian mở đem lại cảm hứng học hỏi, sáng tạo; Phát động và hưởng ứng các phong trào thi đua, các hội thi tìm hiểu chuyên môn, nghiệp vụ, đóng góp ý tưởng, sáng kiến đổi mới…; Đẩy mạnh các hoạt động trao đổi, chia sẻ nội bộ…; Ghi nhận, khen thưởng những cá nhân/tập thể có thành tích tốt, tích cực tham gia các hoạt động học hỏi, đóng góp sáng kiến…
CTV
Nguồn: TCNH số 15/2019
Tin bài khác


Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp" trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Vốn tín dụng chính sách tạo động lực cho phụ nữ phát triển kinh tế

Hiệu quả nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hải Dương

Hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam

Chuyển đổi số tại Ngân hàng Chính sách xã hội: Gia tăng tiện ích sử dụng cho khách hàng

“Dòng chảy” vốn tín dụng tại tỉnh An Giang tạo động lực tăng trưởng bền vững trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Hoạt động ngân hàng - Dấu ấn trong bức tranh kinh tế tỉnh Nam Định năm 2024

Một số phương pháp lập dự toán và lợi ích của việc lập dự toán trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Định vị lại vai trò của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu: Phân tích từ góc độ chuyển dịch dòng vốn FDI giai đoạn 2021 - 2025

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng 2024: Khắc phục các hạn chế, bất cập trong việc xử lý tài sản bảo đảm và nợ xấu

Một số phương pháp lập dự toán và lợi ích của việc lập dự toán trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng 2024: Khắc phục các hạn chế, bất cập trong việc xử lý tài sản bảo đảm và nợ xấu

Xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền gắn với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực tài chính, ngân hàng

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý sớm đưa Việt Nam ra khỏi “Danh sách Xám”

Chính sách tín chỉ xe điện kép để giải quyết ô nhiễm không khí ở Việt Nam

Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Chiến lược của các nhà đầu tư toàn cầu: Con đường gập ghềnh đến “xanh hóa”
