
Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum đồng hành cùng bà con dân tộc thiểu số phát triển kinh tế
Thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”, thời gian qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) Chi nhánh tỉnh Kon Tum có nhiều giải pháp, hoạt động thiết thực để giúp bà con DTTS trên địa bàn tỉnh tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, làm giàu bền vững.
Cách đây 5 năm, gia đình ông A Tùng, người đồng bào dân tộc Gié Triêng ở thôn Đăk Wâk, xã Đăk Kroong huyện Đăk Glei được Agribank Chi nhánh huyện Đăk Glei cho vay 150 triệu đồng để phát triển kinh tế. Từ số tiền được vay, gia đình ông A Tùng đầu tư mở rộng diện tích trồng cây cao su và mua thêm dê giống. Nhờ nguồn vốn vay của Agribank, cùng với biết chịu khó tính toán làm ăn, cuộc sống kinh tế của gia đình ông A Tùng từng bước được nâng cao. Thấy hiệu quả thu nhập mang lại rõ nét, cuối năm 2022, gia đình A Tùng tiếp tục vay thêm 70 triệu đồng từ Agribank để mở rộng sản xuất và đầu tư nuôi cá. Đến nay với hơn 2 héc-ta trồng cây cao su, cùng đàn dê, ao cá, mỗi năm gia đình ông A Tùng thu về hơn 200 triệu đồng, giúp gia đình ông không những giảm bớt khó khăn mà nay còn có “của ăn, của để”.
Nhớ lại cách đây chừng vài năm về trước, ông A Tùng không ngại ngùng chia sẻ: Gia đình tôi trước đây thuộc diện khó khăn, nhờ tiếp cận nguồn vốn vay của Agribank Chi nhánh huyện Đăk Glei, gia đình tôi đầu tư mô hình làm kinh tế VAC (vườn, ao, chuồng) và mạnh dạn mua thêm đất để mở rộng sản xuất, nâng cao thu nhập cho gia đình.
Từ nguồn vốn vay Agribank, những vườn cây cao su xanh tốt trên cao nguyên đất đỏ
mang đến cuộc sống ấm no cho người dân nơi đây
Ở xã Đăk Kroong không chỉ gia đình ông A Tùng mà còn có không ít hộ đồng bào DTTS khác cũng nhờ nguồn vốn vay ưu đãi của hệ thống Agribank đã thoát nghèo, vươn lên khá giả. Từ năm 2016 đến nay, gia đình A Dun đã có 3 lần vay vốn từ Agribank với tổng số tiền gần 400 triệu đồng. A Dun dùng số tiền vay mua xe để vận chuyển nông sản, mua bò và đầu tư trồng cây cao su. Đến nay, thu nhập bình quân hằng năm của gia đình A Dun là trên 250 triệu đồng. Việc vay vốn từ Agribank không những giúp nhiều hộ gia đình như A Tùng, A Dun có điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế mà còn giúp người dân tránh được những rủi ro khi vay vốn tín dụng đen.
Luôn đồng hành với người dân vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS phát triển kinh tế, trong tổng số hơn 1.900 khách hàng vay vốn của Agribank Chi nhánh huyện Đăk Glei có đến 70% khách hàng là đồng bào DTTS với tổng dư nợ cho vay đạt trên 700 tỉ đồng.
Để có được kết quả đó, bên cạnh việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến lợi ích của nguồn vốn vay trực tiếp tại trụ sở đơn vị, Agribank Chi nhánh huyện Đăk Glei còn phân công cán bộ tín dụng xuống tận địa bàn các xã, thị trấn để phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền, hỗ trợ người dân vay vốn cũng như vận động, hướng dẫn bà con thay đổi cách thức sản xuất, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp. Đến nay, đơn vị đã phối hợp thành lập tổ vay vốn và tiết kiệm với 43 thành viên là người DTTS.
Bên cạnh sự quan tâm, hỗ trợ bà con đồng bào người DTTS vay vốn phát triển kinh tế, thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững” và sự chỉ đạo từ Agribank cấp trên, thời gian qua, Agirbank Chi nhánh huyện Đăk Glei còn quan tâm, hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho bà con đồng bào DTTS trên địa bàn huyện.
Sau hơn 3 năm triển khai Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”, Agribank Chi nhánh huyện Đăk Glei đã hỗ trợ xóa 12 căn nhà tạm, nhà dột nát cho đồng bào DTTS khó khăn trên địa bàn.
Xác định Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững” là một chủ trương lớn, phù hợp với địa phương, Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum đã quán triệt nội dung, ý nghĩa của Cuộc vận động đến toàn thể cán bộ, nhân viên trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, chỉ đạo các chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc tích cực phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội để người dân thuận lợi tiếp cận nguồn vốn vay thông qua các kênh ủy thác, giúp bà con có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, vươn lên thoát nghèo.
Qua hơn 3 năm triển khai Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”, các chi nhánh, phòng giao dịch Agirbank trên địa bàn tỉnh đã cho hơn 5.000 khách hàng là người đồng bào DTTS vay vốn để phát triển kinh tế với tổng dư nợ đạt trên 1.500 tỉ đồng. Nhằm giúp đồng bào DTTS có thêm điều kiện vươn lên phát triển kinh tế, chỉ tính riêng từ đầu năm 2024 đến nay, Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ xây dựng 120 căn nhà tình nghĩa cho các hộ nghèo, hộ đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh với tổng số tiền 7,2 tỉ đồng (mỗi căn 60 triệu đồng).
Để thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững” hiệu quả hơn nữa, thời gian tới, Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum xác định tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung, ý nghĩa của Cuộc vận động lan tỏa sâu rộng trong toàn thể cán bộ, nhân viên và khách hàng. Đồng thời, tích cực phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội vận động người dân xóa bỏ tâm lý rụt rè, trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, từ đó, mạnh dạn vay vốn để phát triển kinh tế gia đình, vươn lên thoát nghèo bền vững. Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum chỉ đạo các chi nhánh, phòng giao dịch phối hợp với chính quyền địa phương, người dân, nghiên cứu những mô hình hay để phổ biến, nhân rộng và tạo điều kiện thuận lợi để người dân tiếp cận vốn vay phát triển kinh tế…
Minh Anh (Hà Nội)
Tin bài khác


Tín dụng tiếp tục là điểm sáng của ngành Ngân hàng

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên khi mua sắm trực tuyến: Nghiên cứu tại các trường đại học trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một

Tiếp tục phát huy hiệu quả tín dụng chính sách gắn với Chương trình OCOP tại tỉnh Quảng Ngãi

Hệ thống Ngân hàng Khu vực 14: Khơi thông vốn tín dụng phát triển kinh tế địa phương

Hoạt động của hệ thống ngân hàng Khu vực 15 góp phần phát triển kinh tế địa phương

Tăng trưởng tín dụng những tháng đầu năm 2025 - Một số khuyến nghị đối với Việt Nam

Thúc đẩy tín dụng xanh hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững theo thông lệ quốc tế

Hoạt động của ngân hàng chính sách trong cơ chế thị trường: Từ pháp luật đến thực tiễn thi hành

Khuôn khổ pháp lý liên quan đến việc sử dụng tài sản số, tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm ngân hàng tại Việt Nam

Để đồng thuận xã hội chuyển đổi thuế hộ kinh doanh

Phản ứng chính sách của Fed và BPoC trước xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc

Pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong lĩnh vực ngân hàng tại một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Vị thế của đô la Mỹ trên thị trường tài chính toàn cầu

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách
