
Vụ Truyền thông nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về truyền thông chính sách
Ngày 29/12, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị. Tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng cho 22 tập thể có thành tích tiêu biểu đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển ngành TT&TT trong năm 2024.
Bộ trưởng Bộ TT& TT Nguyễn Mạnh Hùng tặng bằng khen cho 22 đơn vị có thành tích suất sắc trong công tác truyền thông chính sách trong đó có Vụ Truyền thông - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN).
Tham dự hội nghị còn có các đồng chí: Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Ngô Đông Hải; Phó Chánh Văn phòng Trung ương Phạm Gia Túc; Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt; Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng; Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung; Tổng Giám đốc VOV Đỗ Tiến Sỹ; Tổng Giám đốc VTV Nguyễn Thanh Lâm; Tổng Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà xuất bản chính trị quốc gia Sự thật Vũ Trọng Lâm. Cùng tham dự hội nghị còn có các đại biểu các bộ, ban, ngành địa phương và tại một số điểm cầu trực tuyến. Trong khuôn khổ Hội nghị, truyền thông chính sách đã được nhắc tới như một điểm sáng trong công tác của ngành TT&TT trong năm 2024.
![]() |
Các đại biểu tham dự Hội nghị |
Vụ Truyền thông - NHNN vinh dự là một trong 09 đơn vị của các bộ, ngành, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được khen thưởng (Ban Thời sự, Đài Truyền hình Việt Nam; Ban Văn hóa - Xã hội, Đài Tiếng nói Việt Nam; Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Văn phòng Chính phủ; Văn phòng Bộ Tài chính; Văn phòng Bộ Nội vụ; Vụ Truyền thông- NHNN; Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp; Cục Báo chí - Bộ TT&TT; Trung tâm Thông tin - Bộ TT&TT) vì những thành tích xuất sắc trong công tác truyền thông chính sách năm 2024.
![]() |
Các đại biểu tham dự Hội nghị |
Truyền thông chính sách: Nhận thức - Hành động - Kết quả
Truyền thông chính sách, với mục tiêu tạo dựng một xã hội độc lập, tự do, ấm no và hạnh phúc cho nhân dân, đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động. Theo Chỉ thị số 07/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 21/3/2023, công tác truyền thông chính sách được xác định là nhiệm vụ và trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước, với báo chí và các phương tiện truyền thông khác là kênh thông tin chủ yếu. Chính phủ đã yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước cần có nhân sự và nguồn lực cho công tác này.
Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 07 của Thủ tướng Chính phủ về truyền thông chính sách trong thời đại mới, nhận thức của các bộ, ngành địa phương đã có chuyển biến tích cực: (i) Năm 2024, ngân sách các địa phương cho truyền thông chính sách đã tăng trung bình 10%, có những địa phương tăng tới 50%, đã hình thành mạng lưới truyền thông chính sách với hơn 13.000 đầu mối cung cấp thông tin cho báo chí (ii) Đến nay, 91/93 bộ, ngành, địa phương đã xây dựng chương trình/kế hoạch để triển khai Chỉ thị số 07, đạt tỷ lệ 97,8%; (iii) Số lượng tin bài truyền thông chính sách chiếm trên 20% số lượng tin bài trên báo chí; (iv) Nhiều bộ, ngành, địa phương đã bố trí cán bộ chuyên trách cho công tác truyền thông chính sách, dành ngân sách riêng và đa dạng hóa các phương thức truyền thông; (v) Nhiều bộ, ngành, địa phương cũng đã tổ chức hội nghị, hội thảo và thiết lập tài khoản mạng xã hội như FB, Zalo,… để tuyên truyền hiệu quả hơn;
Tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng cho 22 đơn vị có thành tích xuất sắc trong công tác truyền thông chính sách trong đó có Vụ Truyền thông - NHNN.
![]() |
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã trao tặng Bằng khen cho 22 đơn vị có thành tích xuất sắc trong công tác truyền thông chính sách, trong đó có Vụ Truyền thông - NHNN |
Vụ Truyền thông - NHNN: Đổi mới sáng tạo trong truyền thông chính sách
Vụ Truyền thông NHNN đã triển khai hoạt động truyền thông chính sách trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng (truyền hình, phát thanh, báo viết, báo điện tử…) một cách sáng tạo, chuyên nghiêp, thống nhất, hiệu quả; Các chương trình giáo dục tài chính theo cách mới, sáng tạo, đột phá, lần đầu tiên làm, tạo sự thay đổi về cách thức truyền thông chính sách với phương châm dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm, dễ thực hiện được dư luận yêu thích và đánh giá cao như các chương trình: “Tiền khéo – Tiền khôn” phát sóng trên VTV3; “Tay hòm chìa khóa” phát sóng trên VTV1; “Đồng tiền thông thái” phát sóng trên VTV1 hay các cuộc thi “Hiểu đúng về tiền”; chuỗi sự kiện “Nhà Ngân hàng tương lai” (2023); Cuộc thi “Hiểu biết về tài chính” (2024)…Vụ Truyền thông cũng đã nghiên cứu, sáng tạo đổi mới truyền thông giáo dục tài chính trên nền tảng mạng xã hội và 01 kênh giáo dục tài chính trên nền tảng Tiktok để bắt kịp xu thế thời đại và kinh nghiệm quốc tế. Các chương trình giáo dục tài chính đã truyền tải kịp thời các chính sách của ngân hàng trung ương, thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật, giúp thay đổi nhận thức và hành vi của người sử dụng dịch vụ tài chính, góp phần tích cực trong việc thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam, tỷ lệ người sử dụng thanh toán tăng, tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính cho người dân, góp phần hạn chế “tín dụng đen”, tránh rủi ro cho người sử dụng dịch vụ tài chính, giảm thiểu chi phí xã hội, đóng góp tích cực cho toàn bộ nền kinh tế của đất nước… Từ đó đã tạo được sự đồng thuận và đánh giá cao của dư luận, làm nổi bật sự chỉ đạo quyết liệt, sâu sát của Thống đốc và Ban Lãnh đạo NHNN trong điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tỷ giá ổn định, mặt bằng lãi suất giảm, tín dụng tăng trưởng hợp lý, lấy chất lượng tăng trưởng là cốt lõi và hướng dòng vốn vào sản xuất kinh doanh, và các lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ. Qua đó tạo được sự đồng thuận, nâng cao niềm tin công chúng với điều hành CSTT và hoạt động ngân hàng, góp phần xây dựng và hoàn thiện chính sách, đóng góp vào thành công chung của Ngành trong việc kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tiếp tục đẩy mạnh và phát triển truyền thông chính sách
Trong năm 2025 và thời gian tới, truyền thông chính sách cần tiếp tục đẩy mạnh và phát huy góp phần trong công tác phát triển công nghệ số, tuyên truyền cho người dân hiểu nội hàm kinh tế số, đặc biệt là việc sử dụng những phương thức truyền thông mới như kết nối với các KOL, truyền thông trên nền tảng số như Fanpage, Facebook, Tiktok... Việc Bộ TT&TT chính thức ra mắt Mạng lưới truyền thông chính sách trên toàn quốc, đặt dấu mốc quan trọng trong việc phủ rộng, lan tỏa triển khai công tác truyền thông chính sách trên cả nước.
![]() |
Các đại biểu thực hiện nghi thức ra mắt mạng lưới |
Văn kiện Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh: Trong mọi công việc của Đảng và Nhà nước, phải luôn quán triệt sâu sắc quan điểm “dân là gốc”. Việc “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” không chỉ là phương châm mà còn là động lực để phát huy nguồn lực từ nhân dân. Có thể khẳng định, Đảng và Nhà nước đã dành sự quan tâm lớn cho công tác truyền thông chính sách. Thước đo hiệu quả của truyền thông chính sách chính là lòng tin của nhân dân. Để đạt được điều này, truyền thông chính sách cần phát huy tối đa vai trò “đi trước mở đường, đi cùng thực hiện, đi sau tổng kết”, nhằm chuyển tải chính sách đến với nhân dân để chính sách “sống” và có hiệu lực trong thực tiễn.
Tin bài khác


Sức mạnh của đoàn kết

Kinh doanh báo chí không thể đứng ngoài dòng chảy đổi mới sáng tạo

Thực hành tiết kiệm

Thanh toán không dùng tiền mặt tạo lập thói quen chi tiêu của người dân

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Ngành Ngân hàng quyết tâm đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển khu vực kinh tế tư nhân

Ngành Ngân hàng quyết tâm xây dựng hệ sinh thái tài chính số thông minh trong kỷ nguyên mới

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết số 66 và Nghị quyết số 68

Hoạt động của ngân hàng chính sách trong cơ chế thị trường: Từ pháp luật đến thực tiễn thi hành

Khuôn khổ pháp lý liên quan đến việc sử dụng tài sản số, tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm ngân hàng tại Việt Nam

Để đồng thuận xã hội chuyển đổi thuế hộ kinh doanh

Phản ứng chính sách của Fed và BPoC trước xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc

Pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong lĩnh vực ngân hàng tại một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Vị thế của đô la Mỹ trên thị trường tài chính toàn cầu

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách
