VietinBank nỗ lực không ngừng vì sự hài lòng của khách hàng

Hoạt động ngân hàng
Với vị thế là ngân hàng thương mại chủ lực, hàng đầu của Việt Nam, trong gần 35 năm xây dựng và phát triển, Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank) luôn tiên phong trong việc cung cấp những sản phẩm, dịch vụ dẫn đầu xu thế, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất.
aa

Với vị thế là ngân hàng thương mại chủ lực, hàng đầu của Việt Nam, trong gần 35 năm xây dựng và phát triển, Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank) luôn tiên phong trong việc cung cấp những sản phẩm, dịch vụ dẫn đầu xu thế, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất. Với những nỗ lực vượt trội, VietinBank đã được Tạp chí Global Banking & Finance Review (GBAF) trao tặng giải thưởng “Ngân hàng đem lại sự hài lòng và hạnh phúc cho khách hàng 2022”.

Khách hàng là trung tâm

VietinBank chuyển đổi mô hình kinh doanh theo hướng “lấy khách hàng làm trung tâm”, chia khách hàng thành nhiều phân khúc để tiếp cận, chăm sóc và xây dựng chính sách/sản phẩm, dịch vụ/giải pháp/gói giải pháp phù hợp với đặc trưng của khách hàng trong từng phân khúc. VietinBank cũng luôn ưu tiên đầu tư vào công nghệ, phát triển các ứng dụng ngân hàng điện tử (VietinBank iPay cho khách hàng cá nhân và VietinBank eFAST cho khách hàng doanh nghiệp) trở thành kênh giao dịch hiệu quả, nhanh chóng và đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Đặc biệt, thấu hiểu nhu cầu của khách hàng về sự đảm bảo an toàn trong giao dịch ngân hàng điện tử, VietinBank đã phát triển hệ thống bảo mật Internet Banking với nhiều lớp kiểm soát chống tấn công và phòng thủ theo chiều sâu. Khách hàng có được sự an tâm bảo mật tuyệt đối thông qua các phương thức xác thực có độ bảo mật cao trong từng giao dịch.


Bên cạnh sản phẩm, giá cả, mạng lưới phân phối... VietinBank cũng đã triển khai đồng thời nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

Với việc ban hành bộ tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ trên các kênh tiếp xúc khách hàng (gồm: Kênh chi nhánh, kênh ATM/POS, kênh Contact center, kênh Website/Chatbot/mạng xã hội, kênh ngân hàng số), lần đầu tiên VietinBank đưa ra tuyên ngôn về 05 giá trị cốt lõi của dịch vụ VietinBank và từ đó phát triển thành các tiêu chuẩn và yêu cầu chất lượng dịch vụ cụ thể cho từng kênh. Việc thực thi các giá trị cốt lõi và tiêu chuẩn này được kỳ vọng sẽ mang đến chất lượng dịch vụ đồng nhất tại mọi điểm chạm trên hành trình khách hàng; tạo nên dấu ấn khác biệt của VietinBank trong tâm trí khách hàng.

Từ năm 2008, VietinBank được cấp Chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và được duy trì liên tục cho đến nay với phiên bản ISO 9001:2015. Việc vận dụng tiêu chuẩn ISO đã giúp các phòng, ban/đơn vị chuẩn hóa hệ thống quản lý, tạo ra cách làm việc khoa học và nhất quán; tinh giản quy trình hoạt động; ngăn ngừa rủi ro, rút ngắn thời gian, giảm chi phí sai lỗi và tăng cường năng lực trách nhiệm cùng ý thức của cán bộ, nhân viên. Từ đó, VietinBank đảm bảo cung cấp sản phẩm, dịch vụ tài chính ổn định, hiệu quả cho khách hàng.

Bên cạnh đó, việc triển khai thường xuyên, liên tục các hình thức giám sát qua camera, đánh giá khách hàng bí mật, khảo sát khách hàng cũng đã giúp ghi nhận nhanh các vấn đề còn tồn tại trong qua trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ, tư vấn/chăm sóc khách hàng để từ đó có những hành động khắc phục kịp thời. Kết quả chỉ số đo lường mức độ hài lòng của khách hàng khi đến với VietinBank đã có những cải thiện đáng kể qua từng năm; chỉ tính trong 10 tháng năm 2022 chỉ số này tại VietinBank là 95,72% - cao hơn khá nhiều so với mức trung bình ngành tài chính toàn cầu là 77%1.

Cải tiến liên tục chất lượng dịch vụ

Với phương châm “cải tiến để tốt hơn”, VietinBank đã ưu tiên dành nguồn lực cho các dự án cải tiến chất lượng dịch vụ theo phương pháp Lean Six Sigma như: Quy trình chuyển tiền đi ngoài hệ thống; quy trình cho vay mua ô tô cho khách hàng cá nhân, quy trình vận hành ATM, quy trình xử lý yêu cầu của khách hàng qua Trung tâm Dịch vụ khách hàng và nâng cao sự hài lòng của khách hàng về giao dịch viên. Các giải pháp cải tiến được thực thi đã góp phần loại bỏ lãng phí, rút ngắn thời gian cung cấp dịch vụ cũng như mang lại những trải nghiệm tích cực hơn cho khách hàng khi đến với các điểm giao dịch của VietinBank.


Để theo dõi kết quả thực hiện các hoạt động duy trì, cải tiến liên tục chất lượng dịch vụ; VietinBank cũng đã xây dựng và phát triển hệ thống báo cáo trực tuyến đa chiều (con người, cơ sở vật chất, kênh đánh giá) theo các cấp chi nhánh, phòng giao dịch. Hệ thống báo cáo trên đã cung cấp cho Ban lãnh đạo và các đơn vị liên quan dữ liệu về kết quả, xu hướng chất lượng dịch vụ tại VietinBank trong từng thời kỳ. Trên cơ sở đó, các đơn vị phát huy những nội dung thực hiện tốt; nhận diện những điểm hạn chế trong sản phẩm, dịch vụ, quy trình, vận hành, con người… để phân tích nguyên nhân, đưa ra giải pháp khắc phục các vấn đề chưa đạt yêu cầu so với tiêu chuẩn.

Ghi nhận những nỗ lực bền bỉ và các giải pháp đồng bộ VietinBank đã thực hiện để cải thiện chất lượng dịch vụ, nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng trong suốt thời gian vừa qua; GBAF đã trao tặng VietinBank giải thưởng “Ngân hàng đem lại sự hài lòng và hạnh phúc cho khách hàng 2022 -

Banking Customer Satisfaction and Happiness 2022”.

Với động lực từ giải thưởng “Ngân hàng đem lại sự hài lòng và hạnh phúc cho khách hàng 2022”, VietinBank cam kết sẽ không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, cải tiến liên tục để gia tăng tiện ích cũng như mang lại trải nghiệm xuất sắc, trọn vẹn cho khách hàng và cam kết luôn đồng hành cùng khách hàng để “nâng giá trị cuộc sống”.

1 Nguồn: https://www.fullview.io/blog/csat-benchmarks-by-industry.

Tú Minh (Hà Nội)
https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp" trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp" trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Thực hiện chủ trương của Chính phủ và với sự chỉ đạo triển khai của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bắc Ninh, những năm qua, Chương trình cho vay hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh đã tạo động lực giúp hàng trăm phụ nữ trên địa bàn tỉnh mạnh dạn khởi nghiệp và phát triển kinh tế ổn định, hiệu quả, góp phần tích cực cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân và gia đình...
Vốn tín dụng chính sách tạo động lực cho phụ nữ phát triển kinh tế

Vốn tín dụng chính sách tạo động lực cho phụ nữ phát triển kinh tế

Là “cánh tay nối dài” của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) trong việc truyền tải nguồn vốn tín dụng chính sách đến với phụ nữ nghèo và các đối tượng chính sách khác, trong những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Phú Lộc, thành phố Huế luôn đồng hành, sát cánh với hội viên, giúp họ phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống, quyền năng kinh tế cho chị em, qua đó, nâng cao vị thế của người phụ nữ trong gia đình và xã hội.
Hiệu quả nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hải Dương

Hiệu quả nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hải Dương

Bài viết tập trung phân tích hiệu quả nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương để cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2020 - 2024 thông qua các chỉ tiêu định tính và định lượng.
Hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam

Hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam

Hiện nay, Việt Nam đang là một nền kinh tế có độ mở lớn, việc giao thương với các quốc gia trên thế giới đã mở ra nhiều cơ hội trong việc kinh doanh ngoại tệ nói chung và hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh tại các TCTD nói chung. Theo đó, các TCTD đã tận dụng tốt cơ hội và lợi thế để triển khai các sản phẩm phái sinh đến khách hàng dưới sự giám sát, quản lý chặt chẽ của cơ quan chức năng cũng như sự điều tiết của thị trường.
Chuyển đổi số tại Ngân hàng Chính sách xã hội: Gia tăng tiện ích sử dụng cho khách hàng

Chuyển đổi số tại Ngân hàng Chính sách xã hội: Gia tăng tiện ích sử dụng cho khách hàng

Sự phát triển công nghệ ngân hàng số diễn ra mạnh mẽ với tốc độ khá nhanh, kéo theo sự thay đổi nhanh chóng dịch vụ tài chính; các sản phẩm ứng dụng công nghệ mới đa dạng đem lại những trải nghiệm mới và lợi ích sử dụng cho khách hàng.
“Dòng chảy” vốn tín dụng tại tỉnh An Giang tạo động lực tăng trưởng bền vững trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

“Dòng chảy” vốn tín dụng tại tỉnh An Giang tạo động lực tăng trưởng bền vững trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Với lợi thế tự nhiên vừa có đồng bằng, miền núi, biên giới giáp với Vương quốc Campuchia và sự hỗ trợ từ những chính sách đặc thù, tỉnh An Giang đã và đang vươn lên trở thành điểm sáng trong thu hút đầu tư và phát triển bền vững.
Hoạt động ngân hàng - Dấu ấn trong bức tranh kinh tế tỉnh Nam Định năm 2024

Hoạt động ngân hàng - Dấu ấn trong bức tranh kinh tế tỉnh Nam Định năm 2024

Trong bức tranh kinh tế tỉnh Nam Định năm 2024, hệ thống ngân hàng đã phát huy vai trò là huyết mạch quan trọng, chủ động bảo đảm nguồn vốn lưu thông linh hoạt, đóng góp tích cực vào kết quả tăng trưởng của tỉnh.
25 năm phát triển sản phẩm, dịch vụ của Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam

25 năm phát triển sản phẩm, dịch vụ của Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam

Tại Việt Nam, vào những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20, khi hệ thống ngân hàng Việt Nam chuyển từ một cấp thành hai cấp, định hướng hoạt động theo cơ chế kinh tế thị trường, hàng loạt quỹ tín dụng, hợp tác xã tín dụng và cả một số ngân hàng lâm vào tình trạng mất vốn, nợ tồn đọng lớn, gây ảnh hưởng tới uy tín của hệ thống ngân hàng, lòng tin của người dân và doanh nghiệp.
Xem thêm
Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, để đạt được sự phát triển bền vững và hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, việc chuyển đổi mô hình kinh tế từ tuyến tính truyền thống sang nền kinh tế tuần hoàn là hướng đi đúng đắn, phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Trong bối cảnh các chính sách thuế quan và các biện pháp thương mại quốc tế đang thay đổi nhanh chóng, doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những chiến lược linh hoạt và kịp thời để đối phó với những thách thức, đồng thời tận dụng các cơ hội từ thị trường nội địa và quốc tế.
Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Để xây dựng hành lang pháp lý cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng, đồng thời tạo sự tương thích đối với Luật Giao dịch điện tử năm 2023, pháp luật Việt Nam đã có những quy định về nghĩa vụ của tổ chức tín dụng (TCTD) trong việc bảo đảm an toàn cho giao dịch điện tử. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai vẫn còn nhiều bất cập, đặt ra yêu cầu cần tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật để tăng cường tính an toàn, minh bạch và hiệu quả trong hoạt động giao dịch điện tử.
Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 75/2025/NĐ-CP ngày 01/4/2025 quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 171/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Khung pháp lý cho phát triển ngân hàng bền vững - Cơ hội và thách thức

Khung pháp lý cho phát triển ngân hàng bền vững - Cơ hội và thách thức

Nghiên cứu này đã hệ thống hóa khung pháp lý toàn cầu và thực tiễn Việt Nam về phát triển ngân hàng bền vững, qua đó làm nổi bật xu hướng hội tụ giữa tiêu chuẩn quốc tế và nỗ lực địa phương hóa. Nghiên cứu cũng khẳng định xu hướng tất yếu là hài hòa hóa tiêu chuẩn toàn cầu, đồng thời nhấn mạnh yêu cầu cấp thiết về minh bạch hóa thông tin và hợp tác đa bên để cân bằng giữa lợi ích kinh tế và trách nhiệm môi trường.
Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đối với Việt Nam, CBDC có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống thanh toán, tăng cường tài chính toàn diện và nâng cao hiệu quả giám sát tiền tệ. Tuy nhiên, để triển khai thành công, cần có một chiến lược rõ ràng, bao gồm: Xác định rõ mục tiêu của CBDC, xây dựng khung pháp lý toàn diện, đầu tư vào hạ tầng công nghệ, thử nghiệm các mô hình triển khai phù hợp và thúc đẩy hợp tác quốc tế để đảm bảo tính tương thích với hệ thống tài chính toàn cầu.
Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực  truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Chuyển đổi số mang lại cơ hội cũng như thách thức lớn đối với hoạt động truyền thông, báo chí ngành Ngân hàng Việt Nam. Việc áp dụng công nghệ không chỉ giúp báo chí gia tăng khả năng truyền tải thông tin, mà còn làm thay đổi phương thức quản lý, sản xuất và phân phối tin tức. Điều này đòi hỏi báo chí ngành Ngân hàng phải đổi mới mô hình tổ chức, bảo đảm tính linh hoạt và sáng tạo.
Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Chính quyền Mỹ cho biết, khi xác định mức thuế quan đối ứng cho mỗi quốc gia, họ không chỉ xem xét thuế nhập khẩu mà còn các hoạt động khác mà họ cho là không công bằng, bao gồm thuế giá trị gia tăng, trợ cấp của chính phủ, chiến lược thao túng tiền tệ, chuyển nhượng công nghệ và các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hòa cùng xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đã từng bước tiếp cận và áp dụng các Hiệp ước vốn Basel. Hiện nay, Việt Nam đã có hơn 20 NHTM áp dụng Basel II và 10 NHTM tiên phong áp dụng Basel III. Đây là bước tiến quan trọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam nhằm đáp ứng các chuẩn mực và quy định quốc tế.

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng

Thông tư số 64/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 56/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc