Vietcombank chuyển đổi số gia tăng trải nghiệm khách hàng

Hoạt động ngân hàng
Chuyển đổi số dựa trên gia tăng trải nghiệm khách hàng là một chiến lược cốt lõi giúp doanh nghiệp thành công. Trong bối cảnh hiện nay, quan điểm về marketing dần có sự thay đổi trong kỷ nguyên “công nghệ lên ngôi” và khách hàng có xu hướng ưa thích việc sử dụng các nền tảng số.
aa

Chuyển đổi số dựa trên gia tăng trải nghiệm khách hàng là một chiến lược cốt lõi giúp doanh nghiệp thành công. Trong bối cảnh hiện nay, quan điểm về marketing dần có sự thay đổi trong kỷ nguyên “công nghệ lên ngôi” và khách hàng có xu hướng ưa thích việc sử dụng các nền tảng số. Theo đó, điểm khác biệt giữa thương hiệu với thương hiệu sẽ dịch chuyển dần từ sản phẩm và giá sang trải nghiệm khách hàng. Những thương hiệu lớn sẽ đầu tư nguồn lực tận dụng tối đa công nghệ số; từ đó, gia tăng trải nghiệm khách hàng.


Trải nghiệm khách hàng trong thời đại chuyển đổi số

Trải nghiệm khách hàng là nhận thức tổng thể của khách hàng về trải nghiệm với doanh nghiệp hoặc nhãn hàng. Theo Pine và Gilmore (1998), trải nghiệm khách hàng là tổng thể tất cả những trải nghiệm mà một khách hàng có được trong mối quan hệ với nhà cung ứng hàng hóa và dịch vụ trong suốt quá trình hai bên có mối quan hệ mua bán hàng hóa với nhau. Trải nghiệm khách hàng được xem như là động lực của tiêu dùng cũng như tạo sự khác biệt cho thương hiệu. Theo nghiên cứu của Công ty tư vấn trải nghiệm khách hàng Walker, năm 2020, trải nghiệm khách hàng sẽ vượt qua giá cả và chất lượng sản phẩm trở thành điểm đặc biệt để nhận dạng thương hiệu. Sự thay đổi này phản ánh sự dịch chuyển trọng tâm từ dịch vụ khách hàng sang sự hài lòng khách hàng.

Dịch bệnh Covid-19 bùng phát trong hai năm vừa qua có thể coi là nhân tố thúc đẩy toàn cầu phát triển theo hướng số hóa trong bối cảnh công nghệ biến đổi mạnh mẽ. Đối với nhiều doanh nghiệp, dịch vụ chăm sóc khách hàng truyền thống được thay thế bằng các đơn đặt hàng trực tuyến, dịch vụ giao hàng trực tuyến phục vụ nhu yếu phẩm. Hành trình khách hàng thay đổi hoàn toàn khi chủ yếu tiếp xúc, giao tiếp qua những thiết bị thông minh. Thước đo để đánh giá trải nghiệm khách hàng không còn dựa trên việc những nhân viên ngoài cửa hàng đón khách, mà được đánh giá dựa trên thao tác nhanh gọn, sự tiện dụng hay trải nghiệm online liền mạch của dịch vụ. Sự chuyển dịch từ offline lên online là bước đầu tiên của chiến lược trải nghiệm khách hàng trong thời đại số để duy trì kết nối, gắn kết với khách hàng cũng như tích hợp các quy trình xử lý yêu cầu từ khách hàng online.

Vietcombank nỗ lực chuyển đổi số giúp gia tăng trải nghiệm khách hàng

Nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số trong hành trình mang tới các trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng, trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, Vietcombank nổi lên là một trong những thương hiệu tích cực ứng dụng công nghệ số, không ngừng hoàn thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ số, từ đó gia tăng chất lượng các điểm chạm online với khách hàng.

Vietcombank liên tục đầu tư vào công nghệ mới với những sản phẩm đi tắt đón đầu nhu cầu của khách hàng

Thứ nhất, Vietcombank liên tục đầu tư vào công nghệ mới, tiên tiến với những sản phẩm đi tắt đón đầu nhu cầu của khách hàng, phù hợp với xu hướng cuộc sống hiện đại. Một trong những trải nghiệm số mà Vietcombank đầu tư mạnh mẽ trong vòng hai năm gần đây là việc triển khai nền tảng ngân hàng số VCB Digibank dành cho khách hàng cá nhân. VCB Digibank là dịch vụ được xây dựng dựa trên việc hợp nhất và thay thế các nền tảng giao dịch riêng rẽ trên Internet Banking và Mobile Banking trước đó của Vietcombank, cung cấp các trải nghiệm liền mạch, thống nhất cho khách hàng trên các phương tiện điện tử như máy tính (PC/Laptop) và thiết bị di động (điện thoại/tablet). Chỉ sau thời gian ngắn ra mắt thị trường, VCB Digibank đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía khách hàng nhờ trải nghiệm đồng nhất và hoàn toàn mới đem lại cho khách hàng về giao diện, thông tin đăng nhập, hạn mức, phí dịch vụ, tính năng, tiện ích, cho phép khách hàng dễ dàng thực hiện các tiện ích số trên các kênh ngân hàng số của Vietcombank. Nhằm mục tiêu đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng, VCB Digibank định kỳ thường xuyên nâng cấp phiên bản mới với việc gia tăng thêm đa dạng các tính năng, tiện ích giúp tối ưu trải nghiệm người dùng và đồng hành cùng với khách hàng trong cuộc sống hàng ngày, nổi bật có thể kể đến như: Chương trình khách hàng thân thiết VCB Rewards; tài khoản số đẹp/theo số điện thoại; tra soát trực tuyến, đặt lịch hẹn với VCB; đặt Nickname tài khoản; giới thiệu bạn; quản lý đầu tư; thanh toán/chuyển tiền QR với mạng lưới đơn vị chấp nhận thanh toán gần 5.000 đơn vị… Nếu như trước kia để có thể thực hiện đa dạng nhiều loại hình dịch vụ ngân hàng, khách hàng phải mất thời gian đi đến các điểm giao dịch trực tiếp thì nay chỉ với một cú chạm trên điện thoại di động, hầu hết mọi nhu cầu giao dịch sẽ được đáp ứng dễ dàng và nhanh chóng.

Song song với việc phát triển sản phẩm, các yếu tố bảo mật, an toàn được Vietcombank đặc biệt chú trọng trong việc cung cấp trải nghiệm số cho khách hàng khi giao dịch trên nền tảng số. VCB Digibank được trang bị hàng loạt công nghệ xác thực đăng nhập/giao dịch hiện đại như: Nhận diện khuôn mặt, cảm biến vân tay, Push Authentication, SmartOTP tích hợp cho cả phiên bản App và Web với nhiều lớp tăng cường bảo mật và tùy chỉnh cho khách hàng. Việc triển khai nền tảng VCB Digibank phù hợp với xu thế số hóa, đồng thời thể hiện sự nhanh nhạy thích ứng của Vietcombank với chủ trương thanh toán không tiếp xúc trong thời kỳ đại dịch, đem lại kết quả thiết thực cho mục tiêu chuyển đổi số trong ngân hàng.

Thứ hai, Vietcombank chú trọng đến trải nghiệm thanh toán mượt mà, đáp ứng nhu cầu thanh toán đơn hàng giao nhận ngày càng tăng. Kể từ thời điểm đại dịch Covid-19 bùng nổ tại nhiều quốc gia trên thế giới, hoạt động thanh toán thông qua các thiết bị di động bắt đầu bứt phá do người dùng chuyển đổi hình thức mua sắm từ truyền thống sang thương mại điện tử. Nắm bắt được xu hướng này, vừa qua, Vietcombank và hãng chuyển phát nhanh J&T Express đã hợp tác triển khai thanh toán đơn hàng bằng hình thức quét mã QR động. Đây được coi là một bước tiến mới trong cách thức thanh toán không dùng tiền mặt trong quá trình vận chuyển. Theo đó, chỉ cần người dùng cài ứng dụng của ngân hàng trên điện thoại khi thanh toán đơn hàng bằng cách quét mã QR động do J&T Express cung cấp, các thông tin như số tiền cần thanh toán, số tài khoản, thông tin đơn hàng… sẽ tự động hiển thị đầy đủ trên ứng dụng giúp J&T Express dễ dàng đối soát các thông tin và hạn chế tối đa nhầm lẫn có thể xảy ra do các thao tác nhập tay. Đặc biệt, tiền từ tài khoản của khách hàng được chuyển thẳng về hệ thống sẽ tránh các rủi ro nhầm lẫn hoặc mất mát khi người giao hàng cầm nhiều tiền mặt trong người khi đi giao hàng cả ngày. Với việc đầu tư vào giải pháp thanh toán hợp tác với J&T Express, Vietcombank đã mang đến cho khách hàng trải nghiệm thanh toán nhanh chóng, tiện lợi, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí.

Thứ ba, trải nghiệm khách hàng không chỉ dừng lại ở việc đưa ra các sản phẩm, dịch vụ số chất lượng mà còn được Vietcombank nâng lên tầm trải nghiệm mới hai chiều với việc triển khai công cụ tương tác trực tiếp với khách hàng. Nằm trong lộ trình chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ để phục vụ khách hàng tốt hơn, từ ngày 09/7/2022, Vietcombank chính thức ra mắt Trợ lý ảo VCB Digibot trong hoạt động chăm sóc khách hàng trên kênh Website và Fanpage, giúp khách hàng có thêm một kênh hỗ trợ 24/7 hiện đại và thân thiện bên cạnh kênh Hotline hiện hữu của ngân hàng. Với việc Vietcombank triển khai Chatbot trên hai kênh thông tin này, từ nay khách hàng thay vì phải đến các điểm giao dịch Vietcombank hoặc gọi đến tổng đài viên chăm sóc khách hàng, thì có thể trò chuyện trực tuyến với Trợ lý ảo VCB Digibot bằng ngôn ngữ tiếng Việt để hỗ trợ tư vấn, cung cấp thông tin, giải đáp các vướng mắc khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của Vietcombank.

Qua ba tháng triển khai chính thức, hệ thống VCB Digibot hoạt động ổn định, thông suốt, hỗ trợ tự động 24/7 và đáp ứng hiệu năng cũng như chất lượng, phục vụ số lượng khách hàng lớn và yêu cầu hỗ trợ liên tục tăng mạnh. Hiện nay, hệ thống có thể xử lý trung bình khoảng 12.000 số lượng yêu cầu của khách hàng hằng ngày, trong đó, 91% hỗ trợ trả lời tự động bởi Chatbot và 9% tương tác trực tiếp với nhân viên hỗ trợ. Theo Phó Tổng Giám đốc Vietcombank Nguyễn Thị Kim Oanh, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo với Chatbot nằm trong chiến lược phát triển ngân hàng số của Vietcombank, mở ra kênh giao tiếp hiện đại, đáp ứng 24/7 nhu cầu của khách hàng, góp phần tự động hóa, giúp gia tăng chất lượng trải nghiệm khách hàng cũng như tăng hiệu ứng tương tác với khách hàng nhanh chóng.

Với mục tiêu chiến lược đến năm 2025 đạt mức trưởng thành về chuyển đổi số nằm trong số các ngân hàng hàng đầu Asean, Vietcombank đã đề ra kế hoạch hành động chuyển đổi số với mục tiêu cụ thể, có lộ trình rõ ràng nhằm từng bước nâng cao trải nghiệm khách hàng, giúp gia tăng hiệu quả, chất lượng hoạt động. Có thể thấy rằng, việc Vietcombank đầu tư mạnh mẽ vào các công nghệ thanh toán và công nghệ hội thoại tương tác với khách hàng chính là minh chứng tiêu biểu trong hành trình hiện thực mục tiêu số hóa của thương hiệu ngân hàng Việt, từng bước vươn tầm quy mô khu vực và thế giới.


Minh Yến (Hà Nội)

https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp" trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp" trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Thực hiện chủ trương của Chính phủ và với sự chỉ đạo triển khai của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bắc Ninh, những năm qua, Chương trình cho vay hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh đã tạo động lực giúp hàng trăm phụ nữ trên địa bàn tỉnh mạnh dạn khởi nghiệp và phát triển kinh tế ổn định, hiệu quả, góp phần tích cực cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân và gia đình...
Vốn tín dụng chính sách tạo động lực cho phụ nữ phát triển kinh tế

Vốn tín dụng chính sách tạo động lực cho phụ nữ phát triển kinh tế

Là “cánh tay nối dài” của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) trong việc truyền tải nguồn vốn tín dụng chính sách đến với phụ nữ nghèo và các đối tượng chính sách khác, trong những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Phú Lộc, thành phố Huế luôn đồng hành, sát cánh với hội viên, giúp họ phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống, quyền năng kinh tế cho chị em, qua đó, nâng cao vị thế của người phụ nữ trong gia đình và xã hội.
Hiệu quả nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hải Dương

Hiệu quả nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hải Dương

Bài viết tập trung phân tích hiệu quả nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương để cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2020 - 2024 thông qua các chỉ tiêu định tính và định lượng.
Hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam

Hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam

Hiện nay, Việt Nam đang là một nền kinh tế có độ mở lớn, việc giao thương với các quốc gia trên thế giới đã mở ra nhiều cơ hội trong việc kinh doanh ngoại tệ nói chung và hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh tại các TCTD nói chung. Theo đó, các TCTD đã tận dụng tốt cơ hội và lợi thế để triển khai các sản phẩm phái sinh đến khách hàng dưới sự giám sát, quản lý chặt chẽ của cơ quan chức năng cũng như sự điều tiết của thị trường.
Chuyển đổi số tại Ngân hàng Chính sách xã hội: Gia tăng tiện ích sử dụng cho khách hàng

Chuyển đổi số tại Ngân hàng Chính sách xã hội: Gia tăng tiện ích sử dụng cho khách hàng

Sự phát triển công nghệ ngân hàng số diễn ra mạnh mẽ với tốc độ khá nhanh, kéo theo sự thay đổi nhanh chóng dịch vụ tài chính; các sản phẩm ứng dụng công nghệ mới đa dạng đem lại những trải nghiệm mới và lợi ích sử dụng cho khách hàng.
“Dòng chảy” vốn tín dụng tại tỉnh An Giang tạo động lực tăng trưởng bền vững trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

“Dòng chảy” vốn tín dụng tại tỉnh An Giang tạo động lực tăng trưởng bền vững trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Với lợi thế tự nhiên vừa có đồng bằng, miền núi, biên giới giáp với Vương quốc Campuchia và sự hỗ trợ từ những chính sách đặc thù, tỉnh An Giang đã và đang vươn lên trở thành điểm sáng trong thu hút đầu tư và phát triển bền vững.
Hoạt động ngân hàng - Dấu ấn trong bức tranh kinh tế tỉnh Nam Định năm 2024

Hoạt động ngân hàng - Dấu ấn trong bức tranh kinh tế tỉnh Nam Định năm 2024

Trong bức tranh kinh tế tỉnh Nam Định năm 2024, hệ thống ngân hàng đã phát huy vai trò là huyết mạch quan trọng, chủ động bảo đảm nguồn vốn lưu thông linh hoạt, đóng góp tích cực vào kết quả tăng trưởng của tỉnh.
25 năm phát triển sản phẩm, dịch vụ của Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam

25 năm phát triển sản phẩm, dịch vụ của Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam

Tại Việt Nam, vào những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20, khi hệ thống ngân hàng Việt Nam chuyển từ một cấp thành hai cấp, định hướng hoạt động theo cơ chế kinh tế thị trường, hàng loạt quỹ tín dụng, hợp tác xã tín dụng và cả một số ngân hàng lâm vào tình trạng mất vốn, nợ tồn đọng lớn, gây ảnh hưởng tới uy tín của hệ thống ngân hàng, lòng tin của người dân và doanh nghiệp.
Xem thêm
Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, để đạt được sự phát triển bền vững và hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, việc chuyển đổi mô hình kinh tế từ tuyến tính truyền thống sang nền kinh tế tuần hoàn là hướng đi đúng đắn, phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Trong bối cảnh các chính sách thuế quan và các biện pháp thương mại quốc tế đang thay đổi nhanh chóng, doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những chiến lược linh hoạt và kịp thời để đối phó với những thách thức, đồng thời tận dụng các cơ hội từ thị trường nội địa và quốc tế.
Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Để xây dựng hành lang pháp lý cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng, đồng thời tạo sự tương thích đối với Luật Giao dịch điện tử năm 2023, pháp luật Việt Nam đã có những quy định về nghĩa vụ của tổ chức tín dụng (TCTD) trong việc bảo đảm an toàn cho giao dịch điện tử. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai vẫn còn nhiều bất cập, đặt ra yêu cầu cần tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật để tăng cường tính an toàn, minh bạch và hiệu quả trong hoạt động giao dịch điện tử.
Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 75/2025/NĐ-CP ngày 01/4/2025 quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 171/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Khung pháp lý cho phát triển ngân hàng bền vững - Cơ hội và thách thức

Khung pháp lý cho phát triển ngân hàng bền vững - Cơ hội và thách thức

Nghiên cứu này đã hệ thống hóa khung pháp lý toàn cầu và thực tiễn Việt Nam về phát triển ngân hàng bền vững, qua đó làm nổi bật xu hướng hội tụ giữa tiêu chuẩn quốc tế và nỗ lực địa phương hóa. Nghiên cứu cũng khẳng định xu hướng tất yếu là hài hòa hóa tiêu chuẩn toàn cầu, đồng thời nhấn mạnh yêu cầu cấp thiết về minh bạch hóa thông tin và hợp tác đa bên để cân bằng giữa lợi ích kinh tế và trách nhiệm môi trường.
Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đối với Việt Nam, CBDC có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống thanh toán, tăng cường tài chính toàn diện và nâng cao hiệu quả giám sát tiền tệ. Tuy nhiên, để triển khai thành công, cần có một chiến lược rõ ràng, bao gồm: Xác định rõ mục tiêu của CBDC, xây dựng khung pháp lý toàn diện, đầu tư vào hạ tầng công nghệ, thử nghiệm các mô hình triển khai phù hợp và thúc đẩy hợp tác quốc tế để đảm bảo tính tương thích với hệ thống tài chính toàn cầu.
Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực  truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Chuyển đổi số mang lại cơ hội cũng như thách thức lớn đối với hoạt động truyền thông, báo chí ngành Ngân hàng Việt Nam. Việc áp dụng công nghệ không chỉ giúp báo chí gia tăng khả năng truyền tải thông tin, mà còn làm thay đổi phương thức quản lý, sản xuất và phân phối tin tức. Điều này đòi hỏi báo chí ngành Ngân hàng phải đổi mới mô hình tổ chức, bảo đảm tính linh hoạt và sáng tạo.
Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Chính quyền Mỹ cho biết, khi xác định mức thuế quan đối ứng cho mỗi quốc gia, họ không chỉ xem xét thuế nhập khẩu mà còn các hoạt động khác mà họ cho là không công bằng, bao gồm thuế giá trị gia tăng, trợ cấp của chính phủ, chiến lược thao túng tiền tệ, chuyển nhượng công nghệ và các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hòa cùng xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đã từng bước tiếp cận và áp dụng các Hiệp ước vốn Basel. Hiện nay, Việt Nam đã có hơn 20 NHTM áp dụng Basel II và 10 NHTM tiên phong áp dụng Basel III. Đây là bước tiến quan trọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam nhằm đáp ứng các chuẩn mực và quy định quốc tế.

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng

Thông tư số 64/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 56/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc