Truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân cho Đồng chí Lữ Minh Châu

Kinh tế - xã hội
Ngày 16/3/2022, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã trang trọng tổ chức Lễ truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân tới đồng chí Lữ Minh Châu – nguyên Phó Trưởng Ban Tài chính đăc biệt (N2683), nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1986-1989).
aa

Ngày 16/3/2022, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã trang trọng tổ chức Lễ truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân tới đồng chí Lữ Minh Châu - nguyên Phó Trưởng Ban Tài chính đặc biệt (N2683), nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1986 -1989).

Truy tặng Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho đồng chí Lữ Minh Châu, nguyên Phó Ban Tài chính đặc biệt N2683, nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Tham dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Xuân Phúc - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (CHXHCN) Việt Nam; đồng chí Trương Tấn Sang, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam; đồng chí Nguyễn Tấn Dũng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thủ tướng Chính phủ, nguyên Thống đốc NHNN Việt Nam; đồng chí Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh; đồng chí Nguyễn Văn Bình - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, nguyên Thống đốc NHNN Việt Nam; đồng chí Trương Mỹ Hoa, nguyên Ủy viên Ban chấp hành TW Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam; đồng chí Lê Minh Hưng - Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, nguyên Thống đốc NHNN Việt Nam, cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các Bộ, Ban, ngành Trung ương; lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh.

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đồng chí Phạm Minh Chính - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, đồng chí Vương Đình Huệ - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội đã gửi lẵng hoa chúc mừng.

image

Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc - Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam phát biểu tại buổi lễ

Đặc biệt, buổi lễ có sự tham dự của bà Trần Ngọc Điệp - phu nhân đồng chí Lữ Minh Châu cùng thân nhân, gia đình Đồng chí.

Cùng tham dự buổi lễ, về phía NHNN có đồng chí Đào Minh Tú - Phó Bí thư Ban cán sự Đảng, Phó Thống đốc Thường trực NHNN, đồng chí Nguyễn Kim Anh - Phó Thống đốc NHNN cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo NHNN Việt Nam qua các thời kỳ; một số đồng chí nguyên là cán bộ của các tổ chức Ban Tài chính đặc biệt (N.2683), Ban Ngân khố R (C32) cùng đại diện các vụ, cục, đơn vị chức năng của NHNN và một số TCTD.

image

Lễ truy tặng Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho đồng chí Lữ Minh Châu, nguyên Phó Ban tài chính đặc biệt N2683, nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Tại buổi lễ, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh và ông Võ Hồ Việt- đại diện Ban Liên lạc đã ôn lại, nêu bật những đóng góp lớn lao của đồng chí Lữ Minh Châu vào quá trình hoạt động của con đường tiền tệ huyền thoại trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ với các tổ chức đã gắn liền với nó như Quỹ đặc biệt (B29), Ban Tài chính đặc biệt (N.2683), Ban Ngân khố tín dụng R (C32)… Những hoạt động vận chuyển, bảo quản, “chế biến” tiền, cứu tiền hết sức mưu trí, dũng cảm, sáng tạo và hiệu quả của đồng chí Lữ Minh Châu cùng các cán bộ ngành Ngân hàng đã góp phần hết sức quan trọng vào thắng lợi cuối cùng của cuộc chiến.

image

Đồng chí Đào Minh Tú- Phó Bí thư Ban cán sự Đảng, Phó Thống đốc Thường trực NHNN phát biểu tại buổi lễ

Đồng chí Lữ Minh Châu (29/9/1929 - 27/2/2016), tên thật là Lữ Triều Phú, quê quán tại xã Khánh An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. Từ tháng 8/1945, đồng chí Lữ Minh Châu đã tham gia hoạt động cách mạng với nhiều cương vị khác nhau, song dù ở cương vị nào đồng chí cũng luôn thể hiện sự mưu trí, sáng tạo, liêm chính, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, với cương vị là Phó Trưởng Ban Tài chính đặc biệt (N2683), đồng chí Lữ Minh Châu đã cùng với các cộng sự trong Ban Tài chính đặc biệt chủ động, mưu trí, sáng tạo, quyết đoán thực hiện tốt nhiệm vụ tham mưu cho Ban Kinh tài Trung ương Cục miền Nam, không ngại khó khăn, gian khổ, dũng cảm vượt qua các hệ thống giám sát chặt chẽ của kẻ thù để vận chuyển, “chế biến” tuyệt đối an toàn các loại tiền cung cấp kịp thời cho tiền tuyến, phục vụ kịp thời cho các nhu cầu của cách mạng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Bộ Chính trị, Trung ương và Thủ tướng Chính phủ tin tưởng giao phó.

image

Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh phát biểu tại buổi lễ

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã đánh giá: “Đồng chí Lữ Minh Châu là tấm gương sáng về sự hy sinh, về đạo đức của người cán bộ Ngân hàng khi quản lý hàng triệu đô la (tiền mặt) nhưng không một chút tơ hào cho cá nhân và gia đình mà nguyện cống hiến cả tuổi thanh xuân của mình, âm thầm hoạt động trong lòng địch với biết bao nguy hiểm cận kề để cùng các đồng chí, đồng đội tạo nên “huyền thoại con đường tiền tệ”, hoàn thành sứ mệnh chi viện tài chính cho chiến trường miền Nam. Đồng chí còn là tấm gương sáng về sự khiêm tốn và tất cả vì tập thể chung khi đề nghị phong tặng danh hiệu anh hùng cho tập thể N2683 thay vì phong tặng cho cá nhân Đồng chí. Đồng chí xứng đáng là một người thủ trưởng tài đức song toàn, một chiến sĩ cộng sản kiên trung, mẫu mực, giàu lòng yêu nước, dũng cảm, mưu trí, không ngại gian khổ, không sợ hy sinh, năng động và sáng tạo trong công việc... Chúng ta hãy cùng tưởng nhớ và chúc mừng Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Lữ Minh Châu - một người cán bộ cách mạng với tên gọi đẹp như đời người của chính đồng chí. Đồng chí mãi là một chiến sỹ, một anh hùng và là một biểu tượng cao đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, là bông hoa đẹp trong rừng hoa cách mạng Việt Nam. Chúng ta sẽ mãi không quên công lao và sự cống hiến ấy của đồng chí Lữ Minh Châu và các đồng chí trong 3 tổ chức B29, N2683, C32”.

image

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo NHNN chụp ảnh lưu niệm cùng đại diện gia đình đồng chí Lữ Minh Châu

Cùng với sự vinh danh đồng chí Lữ Minh Châu, Chủ tịch nước cũng ghi nhận, đánh giá cao sự cống hiến các đồng chí đã hoạt động bí mật trong 03 tổ chức B29, N2683, C32 trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước của dân tộc ta. “Nhiệm vụ Đảng, Nhà nước giao cho thế hệ cán bộ ngân hàng hôm nay là tiếp bước các thế hệ cha anh đi trước, trong đó có cá nhân đ/c Lữ Minh Châu và các đơn vị đã làm nên huyền thoại “con đường tiền tệ” để viết tiếp những trang sử hào hùng của ngành Ngân hàng trong thời kỳ phát triển mới của đất nước. Đây là nhiệm vụ rất vẻ vang nhưng cũng vô cùng khó khăn, phức tạp, đòi hỏi mỗi cán bộ ngân hàng cần kế thừa những phẩm chất anh hùng cách mạng của các thế hệ đi trước và vận dụng sáng tạo, phù hợp trong thời kỳ phát triển mới”- Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Cũng tại buổi lễ, đồng chí Đào Minh Tú – Phó Bí thư Ban cán sự Đảng, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước đã bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với những đóng góp to lớn của đồng chí Lữ Minh Châu cho sự nghiệp cách mạng của đất nước, cho sự nghiệp xây dựng và phát triển của ngành Ngân hàng: “Phần thưởng cao quý mà Đảng, Nhà nước dành cho cá nhân đồng chí hôm nay cũng là niềm vinh dự to lớn, niềm tự hào của gia đình đồng chí, của tổ chức và cá nhân là đồng chí, đồng đội của đồng chí cũng như niềm vinh dự, tự hào của ngành Ngân hàng”.

Thay mặt Ban cán sự Đảng, Ban lãnh đạo NHNN và các thế hệ cán bộ ngành Ngân hàng, Phó Thống đốc Đào Minh Tú trân trọng cảm ơn đồng chí Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã dành thời gian đến dự, trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân cho gia đình đồng chí Lữ Minh Châu và có bài phát biểu ghi nhận rất sâu sắc về những đóng góp lớn lao của đồng chí Lữ Minh Châu: “Sự có mặt và trực tiếp Chủ tịch nước trao tặng phần thưởng vinh dự này đến gia đình đồng chí Lữ Minh Châu càng thể hiện ý nghĩa vô cùng to lớn, niềm vinh dự tự hào và khẳng định những giá trị cao quý về phẩm chất đạo đức, công lao đóng góp của đồng chí Lữ Minh Châu. Chắc hẳn hôm nay hương hồn đồng chí Lữ Minh Châu nơi an nghỉ vĩnh hằng cũng sẽ rất vui, rất tự hào và điều thiêng liêng cao quý hơn, cho dù đồng chí đã mất đi nhưng công lao to lớn và sự hy sinh thầm lặng trong suốt cuộc đời cách mạng của đồng chí vẫn luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, ghi nhận và lưu danh. Hơi ấm và nghĩa tình đồng chí, đồng đội, đồng nghiệp, gia đình, bạn bè và toàn thể cán bộ công chức, viên chức ngành Ngân hàng Việt Nam vẫn luôn theo sát hình ảnh thân thương của người Bạn, người Anh, người Chú, người Lãnh đạo Ngành kính yêu”.

Phó Thống đốc Đào Minh Tú cũng trịnh trọng bày tỏ: “Ngành Ngân hàng xin hứa với hương hồn đồng chí Lữ Minh Châu, hứa với đồng chí Chủ tịch nước và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước sẽ kế thừa truyền thống vẻ vang, oanh liệt, hào hùng của thế hệ cha anh đi trước và tấm gương sáng ngời đạo đức cách mạng của đồng chí Lữ Minh Châu để tiếp tục viết nên những trang sử hào hùng của Ngành trong giai đoạn phát triển mới”.

Theo Minh Phương/sbv.gov.vn


https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Việt Nam đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên, nhằm tạo nền tảng vững chắc cho giai đoạn tăng trưởng hai con số từ năm 2026. Đây là một mục tiêu đầy thách thức, khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất định và tăng trưởng khu vực đang có xu hướng chậm lại, cùng với việc Hoa Kỳ thực hiện áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại, trong đó có Việt Nam. Mặc dù vậy, mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8% năm 2025 vẫn có thể đạt được, với điều kiện phải có sự điều hành chính sách linh hoạt, đồng bộ và cải cách thể chế đủ mạnh để khơi thông các điểm nghẽn về đầu tư, năng suất và thị trường…
Thúc đẩy tín dụng xanh mở đường cho khu công nghiệp xanh

Thúc đẩy tín dụng xanh mở đường cho khu công nghiệp xanh

Ngân hàng và doanh nghiệp luôn là mối quan hệ cộng sinh mật thiết. Ngân hàng và doanh nghiệp phải cùng nhận thức, cùng hành động, đồng hành để tiến tới mục tiêu chuyển đổi xanh đang rất cấp bách hiện nay. Muốn chuyển đổi xanh cần có một hệ sinh thái hỗ trợ đồng bộ từ phía Nhà nước, ngân hàng và bản thân doanh nghiệp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh một cách hiệu quả và bền vững tại Việt Nam. Đây là nhận định của các chuyên gia tại Diễn đàn “Kết nối Tín dụng Xanh - Khu công nghiệp Xanh” ngày 09/5/2025 do Thời báo Ngân hàng tổ chức tại Thành phố Đà Nẵng.
Những thách thức về biến đổi khí hậu và hàm ý chính sách đối với nợ công

Những thách thức về biến đổi khí hậu và hàm ý chính sách đối với nợ công

Biến đổi khí hậu là thách thức toàn cầu, đòi hỏi đầu tư tài chính lớn, đặc biệt từ ngân sách nhà nước và sự hỗ trợ của các nước phát triển. Việc cân bằng giữa mục tiêu khí hậu và tính bền vững nợ công là vấn đề phức tạp. Bài viết phân tích những hạn chế tài chính mà các nhà hoạch định chính sách gặp phải và đề xuất một số hàm ý chính sách.
Gợi mở hướng đi cho ngân hàng Việt vươn ra thế giới trong kỷ nguyên số

Gợi mở hướng đi cho ngân hàng Việt vươn ra thế giới trong kỷ nguyên số

Ngày 05/5/2025, tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Phạm Thanh Hà, Thời báo Ngân hàng đã tổ chức Diễn đàn “Đưa thương hiệu Việt Nam ra thế giới và gợi ý với hệ thống ngân hàng”, với sự tham dự của 150 đại biểu là đại diện lãnh đạo các vụ, cục thuộc NHNN; các bộ, ngành liên quan; các chuyên gia, tổ chức tài chính uy tín trong nước và quốc tế… Tại Diễn đàn, các chuyên gia đều nhấn mạnh, thương hiệu là giá trị vô cùng quan trọng của doanh nghiệp và cơ sở để xây dựng thương hiệu chính là niềm tin của người dùng.
Thủ tướng: Năm 2025, dự kiến quy mô kinh tế Việt Nam trên 500 tỷ USD

Thủ tướng: Năm 2025, dự kiến quy mô kinh tế Việt Nam trên 500 tỷ USD

Trình bày Báo cáo của Chính phủ tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ 11 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới, với mục tiêu năm 2025 tăng trưởng GDP từ 8% trở lên, quy mô nền kinh tế đạt trên 500 tỷ USD (dự kiến đứng thứ 30 trên thế giới, tăng 2 bậc), GDP bình quân đầu người đạt trên 5.000 USD.
Thư chúc mừng của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhân dịp kỷ niệm 74 năm thành lập ngành Ngân hàng Việt Nam

Thư chúc mừng của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhân dịp kỷ niệm 74 năm thành lập ngành Ngân hàng Việt Nam

Tạp chí Ngân hàng trân trọng giới thiệu Thư chúc mừng của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhân dịp kỷ niệm 74 năm thành lập ngành Ngân hàng Việt Nam (6/5/1951 - 6/5/2025).
Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sáng 30/4, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đọc diễn văn tại Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của đồng chí Tô Lâm.
Bức thư gửi về quá khứ

Bức thư gửi về quá khứ

Trong không khí tươi vui của những ngày mừng Xuân đại thắng, "Bức thư gửi về quá khứ" không chỉ là lời tri ân sâu sắc đến thế hệ cha ông đã hi sinh vì độc lập dân tộc, mà còn là nhịp cầu kết nối giữa quá khứ huy hoàng và tương lai rạng rỡ, giữa những năm tháng lịch sử gian lao và một non sông hôm nay hùng cường, thịnh vượng, vững vàng bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
Xem thêm
Ổn định kinh tế vĩ mô khi tăng trưởng cao tại Việt Nam

Ổn định kinh tế vĩ mô khi tăng trưởng cao tại Việt Nam

Tăng trưởng cao không nhất thiết đi kèm với lạm phát cao, bong bóng tài sản, nợ xấu gia tăng và đồng nội tệ mất giá. Nhưng các yếu tố này vẫn tiềm ẩn như các rủi ro kinh tế vĩ mô, tạo nguy cơ đối với sự ổn định vĩ mô tại Việt Nam trong thời gian tới. Bài viết này đề xuất một số giải pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô trong giai đoạn tăng trưởng cao, với trọng tâm là phát huy điểm mạnh và hạn chế hiệu ứng tiêu cực từ vận hành chính sách tài khóa và tiền tệ.
Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Ngày 4/5, Tổng Bí thư Ban Chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Tô Lâm đã có bài viết, trong đó nêu rõ các yêu cầu mục tiêu; những nhiệm vụ, giải pháp cơ bản để đưa Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/04/2025 của Bộ Chính trị vào cuộc sống, mang lại những kết quả thiết thực trong đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 94/2025/NĐ-CP quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng.
Cấp thiết hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon

Cấp thiết hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số và quá trình chuyển đổi xanh, vấn đề đặt ra hiện nay là liệu các loại tài sản mới như tài sản số, tín chỉ carbon có thể và sẽ được chấp nhận như thế nào với vai trò là tài sản bảo đảm cho khoản vay tại các tổ chức tín dụng ở Việt Nam. Các chuyên gia trong nước và quốc tế đều cùng chung nhận định đó là cần sớm hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon tại Hội thảo “Tài sản bảo đảm ngân hàng - Những vấn đề quan tâm hiện nay” do Thời báo Ngân hàng tổ chức ngày 28/4/2025.
Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, để đạt được sự phát triển bền vững và hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, việc chuyển đổi mô hình kinh tế từ tuyến tính truyền thống sang nền kinh tế tuần hoàn là hướng đi đúng đắn, phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Việt Nam đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên, nhằm tạo nền tảng vững chắc cho giai đoạn tăng trưởng hai con số từ năm 2026. Đây là một mục tiêu đầy thách thức, khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất định và tăng trưởng khu vực đang có xu hướng chậm lại, cùng với việc Hoa Kỳ thực hiện áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại, trong đó có Việt Nam. Mặc dù vậy, mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8% năm 2025 vẫn có thể đạt được, với điều kiện phải có sự điều hành chính sách linh hoạt, đồng bộ và cải cách thể chế đủ mạnh để khơi thông các điểm nghẽn về đầu tư, năng suất và thị trường…
Chiến lược của các nhà đầu tư toàn cầu: Con đường gập ghềnh đến “xanh hóa”

Chiến lược của các nhà đầu tư toàn cầu: Con đường gập ghềnh đến “xanh hóa”

Bài viết phân tích chiến lược của các ngân hàng toàn cầu, sự rút lui của một số ngân hàng lớn khỏi các liên minh khí hậu và xu hướng chuyển đổi sang “tài trợ xanh” và "tài trợ chuyển đổi", trên cơ sở đó đề xuất một số hàm ý đối với Việt Nam.
Sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại châu Á: Vai trò của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và kinh tế vĩ mô

Sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại châu Á: Vai trò của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và kinh tế vĩ mô

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá tác động của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và các yếu tố kinh tế vĩ mô tới sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại tại châu Á. Nhóm nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu bảng gồm 43.232 quan sát từ 1.093 ngân hàng thương mại ở các nước châu Á trong giai đoạn quý I/2008 đến quý I/2024. Bằng cách tiếp cận theo phương pháp hồi quy 2SLS, nghiên cứu đã khắc phục được vấn đề nội sinh trong mô hình và mang lại các kết quả ước lượng vững. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa chỉ số Lerner và Z-score hay cạnh tranh thị trường có ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại.
Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đối với Việt Nam, CBDC có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống thanh toán, tăng cường tài chính toàn diện và nâng cao hiệu quả giám sát tiền tệ. Tuy nhiên, để triển khai thành công, cần có một chiến lược rõ ràng, bao gồm: Xác định rõ mục tiêu của CBDC, xây dựng khung pháp lý toàn diện, đầu tư vào hạ tầng công nghệ, thử nghiệm các mô hình triển khai phù hợp và thúc đẩy hợp tác quốc tế để đảm bảo tính tương thích với hệ thống tài chính toàn cầu.
Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực  truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Chuyển đổi số mang lại cơ hội cũng như thách thức lớn đối với hoạt động truyền thông, báo chí ngành Ngân hàng Việt Nam. Việc áp dụng công nghệ không chỉ giúp báo chí gia tăng khả năng truyền tải thông tin, mà còn làm thay đổi phương thức quản lý, sản xuất và phân phối tin tức. Điều này đòi hỏi báo chí ngành Ngân hàng phải đổi mới mô hình tổ chức, bảo đảm tính linh hoạt và sáng tạo.

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng

Thông tư số 64/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 56/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc