Vai trò của Hiệp hội Quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam trong hỗ trợ tăng tính liên kết hệ thống

Hoạt động ngân hàng
Bài viết phân tích vai trò và hoạt động của Hiệp hội QTDND trong tăng cường liên kết hệ thống quỹ tín dụng nhân dân, chỉ ra các hạn chế hiện tại và đề xuất giải pháp khắc phục.
aa

Tóm tắt: Bài viết này tập trung nghiên cứu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Hiệp hội Quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam (Hiệp hội QTDND) trong tăng cường tính liên kết hệ thống quỹ tín dụng nhân dân (QTDND). Bài viết chỉ ra những hạn chế hiện nay của các QTDND; đồng thời phân tích các hoạt động hỗ trợ của Hiệp hội QTDND, qua đó, đề xuất một số giải pháp khắc phục.

Từ khóa: Tính liên kết hệ thống, hệ thống QTDND, Hiệp hội QTDND.

THE ROLE OF VIETNAM ASSOCIATION OF PEOPLE'S CREDIT FUNDS IN SUPPORTING GREATER SYSTEM INTEGRATION

Abstract: This article focuses on examining the role, functions, responsibilities of Vietnam Association of People’s Credit Funds in supporting People's Credit Fund to improve system integration. The article highlights the current limitations of People’s Credit Funds and analyzes the supporting activities by Association of People’s Credit Funds. Based on this analysis, several solutions are proposed to address existing challenges.

Keywords: System integration, People’s Credit Funds system, Association of People’s Credit Funds.

Hệ thống QTDND được thành lập theo Quyết định số 390/QĐ-TTg ngày 27/7/1993 của Thủ tướng Chính phủ triển khai Đề án thí điểm thành lập QTDND, thuộc loại hình tổ chức tín dụng (TCTD) là hợp tác xã, hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên, nhằm phát huy sức mạnh tập thể và từng thành viên, giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cải thiện đời sống nhân dân.

Ngày 10/10/2000, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 57-CT/TW về củng cố, hoàn thiện và phát triển hệ thống QTDND, theo đó, chỉ đạo hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động của các QTDND theo hướng chuyển dần từ mô hình bao gồm QTDND, QTDND khu vực và QTDND Trung ương sang mô hình chỉ còn QTDND cơ sở và QTDND Trung ương.

Đến năm 2013, theo quy định của Luật Các TCTD và Thông tư số 31/2012/TT-NHNN ngày 26/11/2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) quy định về Ngân hàng Hợp tác xã, theo đó, QTDND Trung ương đã chuyển đổi thành Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank) với hoạt động chủ yếu là điều hòa vốn và thực hiện các hoạt động ngân hàng đối với thành viên là các QTDND.

Sau 30 năm hoạt động, hệ thống QTDND và Co-opBank đã không ngừng hoàn thiện, phát triển và chứng minh là một tổ chức có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế địa phương, hỗ trợ các đối tượng thuộc tài chính toàn diện tiếp cận dịch vụ tài chính - ngân hàng.

Trong dòng chảy phát triển hệ thống, Hiệp hội QTDND chính thức được thành lập từ năm 2006, là tổ chức xã hội nghề nghiệp do các QTDND tự nguyện thành lập nhằm mục đích tập hợp, động viên các hội viên hợp tác, hỗ trợ nhau trong hoạt động, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên, hỗ trợ đào tạo; kết nối hội viên với cơ quan quản lý Nhà nước; tuyên tuyền cơ chế chính sách của Nhà nước tới các hội viên, đồng thời tổ chức liên kết giữa các hội viên nhằm hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần đảm bảo cho hệ thống QTDND hoạt động an toàn, lành mạnh và phát triển bền vững. Tính đến tháng 02/2025, Hiệp hội QTDND đã có 1.147 hội viên, bao gồm: Co-opBank là hội viên lớn, hội viên sáng lập Hiệp hội QTDND và 1.146 QTDND (chiếm 97,2% tổng số QTDND trên cả nước). Về cơ bản, kể từ khi thành lập đến nay, Hiệp hội QTDND đã phát huy được vai trò và nhiệm vụ của mình, đặc biệt có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy tính liên kết hệ thống đối với hội viên là các QTDND và Co-opBank.

1. Hiệp hội QTDND cung cấp nền tảng giao lưu, hợp tác và tăng tính tuân thủ

Nhìn lại sự phát triển của hệ thống QTDND có thể thấy rõ thế mạnh của các QTDND so với các ngân hàng thương mại (NHTM) trong việc mở rộng khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng của các đối tượng yếu thế. Hệ thống QTDND hoạt động ở nhiều địa bàn mà ở đó các NHTM khó tiếp cận. Hơn nữa, các QTDND bám sát người dân trên địa bàn, được người dân tin cậy nên thuận lợi hơn trong việc tuyên truyền, tư vấn tài chính. Tuy nhiên, các lợi thế này dần mất đi khi các NHTM ứng dụng mạnh mẽ công nghệ 4.0 vào sản phẩm, dịch vụ ngân hàng. Điều này đòi hỏi các QTDND phải có giải pháp phù hợp với tình hình mới, đổi mới hoạt động, nâng cao sức hút đối với thành viên. Liên kết hệ thống là một trong những giải pháp quan trọng để hỗ trợ các QTDND gia tăng tính cạnh tranh.

Nhận thức rõ những thách thức hoạt động của hệ thống QTDND trong tiến trình phát triển, ngay từ khi đi vào hoạt động, Hiệp hội QTDND đã tập trung tạo ra môi trường để các QTDND có thể gặp gỡ, trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động. Hằng năm, Hiệp hội QTDND tổ chức các khóa đào tạo, khảo sát thực tế để hỗ trợ các QTDND nâng cao trình độ, năng lực quản trị và nghiệp vụ. Các khóa học này là môi trường rất quan trọng để các QTDND giao lưu, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau về quản lý và xử lý vướng mắc, qua đó đồng bộ hóa các hoạt động trong hệ thống.

Từ năm 2020 - 2024, Hiệp hội QTDND đã tổ chức được 29 khóa học về nghiệp vụ cho 2.442 học viên, 05 khóa đào tạo bồi dưỡng cấp chứng chỉ kế toán trưởng cho 407 học viên đang làm việc tại QTDND, 28 khóa học chuyên sâu cho 2.698 học viên với các nội dung như: Kiến thức pháp luật liên quan đến quan hệ dân sự; chiến lược cạnh tranh trong nền kinh tế số; kỹ năng lãnh đạo; hướng dẫn áp dụng ba loại thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân và các vướng mắc liên quan đến hoạt động QTDND; hướng dẫn đọc báo cáo tài chính, quản trị rủi ro, chuyển đổi số hệ thống QTDND từ nhận thức đến hành động; xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng và cách thức khắc phục tại các QTDND...

Thực hiện Văn bản số 1203/NHNN-TTGSNH ngày 27/02/2023 của NHNN về việc hướng dẫn nghiệp vụ liên quan đến QTDND, năm 2023 - 2024, Hiệp hội QTDND đã phối hợp chặt chẽ với Co-opBank và các cơ sở đào tạo tổ chức 20 khóa đào tạo với 02 nội dung cơ bản là “Nghiệp vụ tín dụng” và “Kiểm soát, kiểm toán nội bộ”. Các khóa đào tạo đã thu hút được 4.743 học viên trong toàn hệ thống QTDND, góp phần nâng cao năng lực và trình độ cho lãnh đạo và cán bộ nghiệp vụ của QTDND, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và tư vấn giải quyết những vấn đề phức tạp trên thực tế mà các QTDND đang gặp phải. Trong suốt thời gian diễn ra các khóa học, học viên không chỉ tiếp thu được những kiến thức mới mà còn đánh giá rất cao về công tác tổ chức của Hiệp hội QTDND với phương thức đào tạo đổi mới, chất lượng giảng viên cũng như kiến thức mới đã mang lại nhiều điều bổ ích cho các QTDND.

Bên cạnh đó, Hiệp hội QTDND cũng thường xuyên có những văn bản khuyến nghị, cung cấp thông tin về các quy định, chính sách mới trong lĩnh vực hoạt động của QTDND và cảnh báo tình hình thay đổi thị trường, nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến hoạt động của QTDND qua các hình thức như gửi văn bản, gửi thư, đăng trên trang Web của Hiệp hội. Đặc biệt, Hiệp hội QTDND dành một chuyên mục hỏi đáp pháp luật trên trang Web nhằm tư vấn, hỗ trợ các QTDND tuân thủ đúng quy định pháp luật, qua đó nâng cao tính ổn định và uy tín của hệ thống QTDND.

2. Mở ra các hoạt động kết nối tăng cường sức mạnh tập thể

Ngoài việc phối hợp triển khai công tác đào tạo, Hiệp hội QTDND đã cùng với Co-opBank nghiên cứu và đưa ra các dự thảo quy định nội bộ mẫu về Điều lệ QTDND; quy định về cho vay đối với thành viên; quy định về giao dịch bảo đảm; quy định về giao dịch tiền gửi tiết kiệm; quy định về quản lý sổ tiết kiệm và ấn chỉ có giá; quy định về giới hạn, tỉ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của QTDND; danh mục các văn bản quy định nội bộ cần ban hành; Bộ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử của cán bộ QTDND… giúp các QTDND ban hành các quy định nội bộ đúng pháp luật, tự xây dựng đề cương chiến lược phát triển QTDND.

Cùng với các hoạt động chuyên môn, thời gian qua, Hiệp hội QTDND đã tạo ra sân chơi gắn kết tập thể như tổ chức các hội thảo, tọa đàm trao đổi về cơ chế chính sách, tổ chức hội thao trong toàn hệ thống. Trong năm 2020, Hiệp hội QTDND đã tổ chức thành công hội thao cho hệ thống QTDND khu vực miền Bắc và miền Trung với sự tham gia của 12 đoàn với hơn 800 vận động viên và cổ động viên đến từ gần 500 QTDND. Đó không chỉ là sân chơi thể thao mà còn là cơ hội để các thành viên giao lưu, học hỏi, thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó, vui khỏe vì sự lớn mạnh của hệ thống QTDND. Tiếp nối thành công đó, năm 2023, Hiệp hội QTDND đã phối hợp với Co-opBank tiếp tục tổ chức 02 đợt hội thao với phạm vị rộng hơn, số lượng hội viên tham gia đông hơn (khoảng trên 2.500 người) của tất cả QTDND và Co-opBank. Bên cạnh ý nghĩa của việc nâng cao rèn luyện sức khỏe, các hội thao đã tạo thêm nhiều cơ hội gắn kết giữa các QTDND và Co-opBank để tăng cường giao lưu học tập, trao đổi kinh nghiệm, thông tin nhiều hơn về hoạt động của hệ thống QTDND, tạo động lực cho cán bộ QTDND và Co-opBank hăng hái hơn vì sự phát triển của hệ thống. Năm 2024, Hiệp hội QTDND đã tổ chức Chương trình Giải chạy “QTDND & Co-opBank Run - 2024” dành cho hệ thống QTDND và Co-opBank thuộc Văn phòng đại diện Thành phố Hà Nội. Với gần 400 người tham gia thi đấu và cổ vũ, giải chạy được xem mang tính quy mô và có sức lan tỏa tới cộng đồng. Hệ thống QTDND và Co-opBank đã khẳng định năng lực và sự cống hiến những giá trị thiết thực cho cộng đồng, xã hội. Sự tham gia đông đảo, nhiệt tình của các thành viên một lần nữa khẳng định sức mạnh đoàn kết, sự quyết tâm, đồng lòng, đồng sức vì một hệ thống phát triển, vững mạnh và trên tất cả là sự tin tưởng, ủng hộ của hội viên, sự đánh giá cao của các cơ quan quản lý Nhà nước dành cho Hiệp hội QTDND.

Cùng với đó, Hiệp hội QTDND đã tổ chức nghiên cứu, xin ý kiến chuyên gia để xây dựng logo cho các QTDND, cho đến nay tất cả các QTDND đều sử dụng logo này. Trong năm 2021, sau khi khảo sát, nghiên cứu cho thấy biển hiệu các QTDND không đồng nhất trong toàn quốc, ảnh hưởng đến sự nhận diện, uy tín và liên kết hệ thống. Trước tình hình đó, Chủ tịch Hiệp hội QTDND đã chỉ đạo phải thống nhất biển hiệu và bộ nhận diện cho toàn hệ thống QTDND. Với sự quyết tâm cao, Hiệp hội QTDND và Co-opBank đã và đang tiếp tục hoàn thiện bộ nhận diện cho các QTDND trong toàn quốc. Trong năm 2024, đã thí điểm 10 QTDND sử dụng biển hiệu, logo, slogan mới... Điều này đã tạo nên tính liên kết không thể tách rời và gia tăng sự nhận diện hệ thống QTDND trên toàn quốc.

Tất cả những hoạt động trên đã làm tăng sức mạnh của hệ thống, tạo ra tiếng nói chung vì sự phát triển an toàn và bền vững, tạo điều kiện để các QTDND phát huy hiệu quả thế mạnh mang đến nhiều lợi ích cho các thành viên.

3. Điểm tựa hỗ trợ về công nghệ và đổi mới sáng tạo

Trong bối cảnh hiện đại hóa, số hóa nền kinh tế, việc nâng cao năng lực cho các QTDND là yếu tố then chốt để đảm bảo sự phát triển bền vững. Nhận thức rõ vấn đề này, Hiệp hội QTDND đã thúc đẩy việc áp dụng công nghệ mới trong quản lý và điều hành hỗ trợ các sáng kiến mới, sáng tạo trong việc cải tiến sản phẩm, dịch vụ tài chính của các QTDND thông qua việc xây dựng, vận hành Công ty TNHH Phát triển và ứng dụng tin học trực thuộc Hiệp hội (Công ty tin học) từ ngày 12/8/2008. Những năm qua, sản phẩm phần mềm của Công ty tin học luôn được các QTDND đánh giá là chương trình dễ khai thác sử dụng, phù hợp với hệ thống QTDND.

Hiện nay, Công ty tin học đã triển khai phần mềm cho hơn 404 QTDND trên địa bàn 39 tỉnh, thành phố khắp cả nước và 01 Hội Phụ nữ nghèo ở tỉnh Phú Thọ. Với mục tiêu luôn đồng hành và hỗ trợ các QTDND khai thác tối đa, hiệu quả các tính năng, tiện ích, hệ thống báo cáo của phần mềm quản lý nghiệp vụ ITD-VAPCF, cũng như thường xuyên chú trọng nâng cấp, phát triển phần mềm nhằm phục vụ hiệu quả hội viên. Công ty tin học đã đáp ứng yêu cầu cấp thiết của việc tin học hóa hoạt động của các QTDND hội viên, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ hội viên thông qua khai thác sử dụng phần mềm ITD-VAPCF. Việc phát triển phần mềm ITD-VAPCF quản lý dành cho hệ thống QTDND và phần mềm báo cáo theo yêu cầu của NHNN trong từng giai đoạn của Công ty phát triển Công nghệ tin học ITD-VAPCF cũng đã được các hội viên ghi nhận hỗ trợ hiệu quả cho công tác quản lý, điều hành quỹ.

Hiệp hội QTDND đã phối hợp với Co-opBank hỗ trợ các QTDND chuyển đổi số qua việc mở các lớp học nâng cao nhận thức cho lãnh đạo và cán bộ, nghiên cứu đề xuất kế hoạch, lộ trình, chiến lược bước vào hành trình chuyển đổi số của QTDND.

Có thể nói, bằng cách kết nối các QTDND trong một mạng lưới liên kết, Hiệp hội QTDND đã tạo dựng một hệ thống các QTDND có kết nối chặt chẽ, đồng bộ, góp phần cải thiện hiệu quả hoạt động và đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế. Điều này không chỉ có lợi cho các QTDND mà còn giúp cho các cộng đồng mà QTDND phục vụ thông qua việc cung cấp nhiều dịch vụ tín dụng hợp lý, hiệu quả. Xét toàn diện, tính liên kết hệ thống QTDND đã có sự đổi mới, đi vào chiều sâu, tuy nhiên vẫn còn có những khía cạnh chưa thực sự chặt chẽ, chưa phát huy hết tiềm năng thực sự của mô hình hợp tác xã.

4. Tháo gỡ rào cản, tăng cường tính liên kết hệ thống

Xét trên khía cạnh kinh tế, tính liên kết hệ thống chỉ chặt chẽ khi các mối liên kết dọc, ngang được hình thành trên cơ sở lợi ích giữa các bên được đảm bảo. Tính liên kết hệ thống đối với hệ thống QTDND bao gồm: Mối liên kết dọc giữa QTDND với các thành viên; mối liên kết ngang giữa các QTDND với nhau và với Co-opBank. Hiện nay các mối liên kết này đã được hình thành, nhưng tính chặt chẽ chưa cao.

Thực tế thời gian qua cho thấy, thành viên của các QTDND chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động của các QTDND, đôi khi còn lúng túng trong việc giám sát hoạt động của QTDND. Theo kết quả khảo sát của Hiệp hội QTDND, do đặc tính vốn có của người dân trên địa bàn nông thôn có suy nghĩ đơn giản, cùng với hiểu biết hạn chế về tài chính, ngân hàng nên người dân ít quan tâm, tìm hiểu sâu về hoạt động của QTDND. Nhiều người dân trở thành thành viên của QTDND xuất phát từ lòng tin, sự tín nhiệm đối với người đứng đầu QTDND hơn là sự hiểu biết những quy định có tính pháp lý đối với hoạt động của QTDND, do đó, sự gắn kết của thành viên đối với QTDND chưa cao…

Để tăng cường mối liên kết dọc giữa QTDND và thành viên thì việc thiết lập một cơ chế kiểm soát nội bộ, gia tăng vai trò giám sát của các thành viên đối với hoạt động của QTDND cần được nghiên cứu thêm để có giải pháp phù hợp, có tính khả thi. Các giải pháp cần hướng tới bảo đảm lợi ích hài hòa giữa các bên.

Hiện nay, nhiều QTDND đã thực hiện những giải pháp dựa trên cơ sở tạo lợi ích từ QTDND cho các thành viên như thăm hỏi, tham gia các phong trào đền ơn đáp nghĩa tại địa phương để hỗ trợ thành viên; thực hiện khen thưởng đối với các thành viên tại kỳ Đại hội QTDND… Tuy nhiên, để tính liên kết ngang trong chính các QTDND tăng lên, trong bối cảnh hiểu biết về tài chính của thành viên còn hạn chế, QTDND cần chủ động tiếp cận sâu hơn thông qua việc thông tin với thành viên về quyền và nghĩa vụ trong việc sử dụng những sản phẩm của QTDND; phổ biến cho thành viên những kiến thức cơ bản về việc lên kế hoạch sản xuất, kinh doanh, quản lý dòng tiền thu nhập và chi phí, lên phương án/dự án vay vốn QTDND; tạo lập thói quen tiết kiệm, lựa chọn sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của QTDND…, từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh và cải thiện đời sống gia đình của thành viên giúp cho thành viên thấy được lợi ích thực sự khi gắn bó với QTDND.

Trong mối liên kết ngang này, vai trò của Co-opBank là rất quan trọng để gia tăng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng số của QTDND cung ứng cho thành viên, hỗ trợ các QTDND bước sâu vào hành trình chuyển đổi số dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại của Co-opBank. Để tăng cường mối liên kết này, trước hết cần nâng cao vai trò đầu mối của Co-opBank, nâng cao năng lực tài chính cho Co-opBank qua việc cấp thêm vốn điều lệ lên 5.000 tỉ đồng, đầu tư đổi mới công nghệ để Co-opBank phát huy hiệu quả vai trò là ngân hàng của tất cả các QTDND.

Về phía Hiệp hội QTDND, thời gian tới, cần tiếp tục phát huy vai trò của mình để hỗ trợ các QTDND hội viên trong quá trình phát triển, tăng cường liên kết dọc. Trong đó, đẩy mạnh công tác tư vấn, đào tạo cho các QTDND không chỉ quản trị điều hành, kiến thức nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp, phát triển bộ nhận diện thương hiệu của hệ thống mà còn trang bị cho các QTDND những kiến thức về chăm sóc thành viên, phổ biến những kiến thức tài chính… để các QTDND tiếp cận gần hơn các thành viên của mình và thực hiện đúng tôn chỉ mục đích là TCTD hợp tác xã. Đồng thời, Hiệp hội QTDND tiếp tục làm tốt vai trò cầu nối với các cơ quan quản lý Nhà nước để kịp thời phản biện và đề xuất, kiến nghị tháo gỡ những vướng mắc về cơ chế, chính sách, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, nhân rộng hình ảnh, thương hiệu của hệ thống QTDND và Co-opBank trên toàn quốc.■

Tài liệu tham khảo:

1. Đề tài nghiên cứu khoa cấp cơ sở “Giải pháp cải thiện vai trò của Hiệp hội QTDND Việt Nam", Mã số: ĐTNH-CS.006/19.

2. Website NHNN.

Nguyễn Đức Dũng
Tổng Thư ký Hiệp hội QTDND

Tin bài khác

Thích ứng với rủi ro khí hậu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Thích ứng với rủi ro khí hậu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Rủi ro khí hậu đang là thách thức lớn đối với hệ thống tài chính toàn cầu, đặc biệt tại Việt Nam, nơi dễ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu. Bài viết phân tích tác động của rủi ro khí hậu đến ngân hàng thương mại, bao gồm cả rủi ro vật lý và rủi ro chuyển đổi, đồng thời chỉ ra hạn chế trong việc tích hợp yếu tố này vào quản trị và chiến lược kinh doanh. Tác giả đề xuất các giải pháp như xây dựng khung đánh giá rủi ro khí hậu, phát triển tài chính xanh và tăng cường minh bạch thông tin. Ngoài ra, bài viết khuyến nghị NHNN hoàn thiện khung pháp lý và thiết lập cơ sở dữ liệu quốc gia để hỗ trợ các ngân hàng thích ứng.
Định hướng tái cấu trúc hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân trong bối cảnh mới

Định hướng tái cấu trúc hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân trong bối cảnh mới

Quỹ tín dụng nhân dân là mô hình hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Bài viết phân tích bối cảnh ảnh hưởng và nêu bật yêu cầu cấp thiết tái cơ cấu hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân. Trên cơ sở đánh giá những bất cập hiện nay, bài viết đề xuất thu hẹp số lượng quỹ, tăng quy mô hoạt động và xây dựng chiến lược phát triển đến năm 2045.
Tín dụng cá nhân, hộ gia đình  khu vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Tín dụng cá nhân, hộ gia đình khu vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Trong bối cảnh sản xuất lương thực toàn cầu đang đối mặt với nhiều thách thức khi thời tiết cực đoan làm sụt giảm sản lượng nông sản, các cuộc xung đột cả về quân sự và thương mại ngày càng leo thang… đe dọa đến an ninh lương thực toàn cầu, thì việc đẩy mạnh phát triển nông nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của tỉnh Thái Nguyên nói riêng và cả nước nói chung.
Một số giải pháp hạn chế sự ảnh hưởng từ các biến động kinh tế - xã hội tới hoạt động kinh doanh của Agribank

Một số giải pháp hạn chế sự ảnh hưởng từ các biến động kinh tế - xã hội tới hoạt động kinh doanh của Agribank

Trong bối cảnh nền kinh tế - xã hội tiếp tục có nhiều biến động, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) tiếp tục nâng cao năng lực quản trị rủi ro, tái cấu trúc danh mục tín dụng, đẩy mạnh chuyển đổi số và tăng cường hợp tác đa ngành, qua đó, góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài, đồng thời, mở ra cơ hội nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng cường năng lực cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác và hướng tới phát triển bền vững trong dài hạn.
Nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và ảnh hưởng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, khách hàng ngày càng mong muốn nhiều hơn sự cách tân, đổi mới đến từ các ngân hàng. Do đó, đổi mới sáng tạo không chỉ là yếu tố cần thiết để các ngân hàng thương mại Việt Nam nâng cao hiệu quả hoạt động và cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng, mà còn là chìa khóa để duy trì năng lực cạnh tranh trong nước và quốc tế, từ đó nâng cao vị thế của ngành Ngân hàng Việt Nam trong nền kinh tế số.
Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp" trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp" trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Thực hiện chủ trương của Chính phủ và với sự chỉ đạo triển khai của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bắc Ninh, những năm qua, Chương trình cho vay hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh đã tạo động lực giúp hàng trăm phụ nữ trên địa bàn tỉnh mạnh dạn khởi nghiệp và phát triển kinh tế ổn định, hiệu quả, góp phần tích cực cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân và gia đình...
Báo chí đồng hành cùng ngân hàng trong thời đại công nghệ số

Báo chí đồng hành cùng ngân hàng trong thời đại công nghệ số

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số đã và đang làm thay đổi căn bản mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, trong đó có lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Các ngân hàng không chỉ chuyển đổi mô hình hoạt động, đẩy mạnh số hóa sản phẩm - dịch vụ mà còn thay đổi cách thức tiếp cận, chăm sóc khách hàng và quản lý thông tin.
Giải pháp hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân để phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Giải pháp hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân để phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Tại Hội thảo khoa học “Hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng là hợp tác xã theo Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024” được Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam tổ chức ngày 09/4/2025, các nhà quản lý, nhà khoa học đã đưa ra một bức tranh toàn cảnh về hoạt động của các tổ chức tín dụng là hợp tác xã, những khó khăn, thách thức phải đối mặt trước bối cảnh chuyển đổi số và cạnh tranh hiện nay, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng là hợp tác xã tại Việt Nam trong kỷ nguyên mới.
Xem thêm
Ổn định kinh tế vĩ mô khi tăng trưởng cao tại Việt Nam

Ổn định kinh tế vĩ mô khi tăng trưởng cao tại Việt Nam

Tăng trưởng cao không nhất thiết đi kèm với lạm phát cao, bong bóng tài sản, nợ xấu gia tăng và đồng nội tệ mất giá. Nhưng các yếu tố này vẫn tiềm ẩn như các rủi ro kinh tế vĩ mô, tạo nguy cơ đối với sự ổn định vĩ mô tại Việt Nam trong thời gian tới. Bài viết này đề xuất một số giải pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô trong giai đoạn tăng trưởng cao, với trọng tâm là phát huy điểm mạnh và hạn chế hiệu ứng tiêu cực từ vận hành chính sách tài khóa và tiền tệ.
Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Ngày 4/5, Tổng Bí thư Ban Chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Tô Lâm đã có bài viết, trong đó nêu rõ các yêu cầu mục tiêu; những nhiệm vụ, giải pháp cơ bản để đưa Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/04/2025 của Bộ Chính trị vào cuộc sống, mang lại những kết quả thiết thực trong đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 94/2025/NĐ-CP quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng.
Cấp thiết hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon

Cấp thiết hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số và quá trình chuyển đổi xanh, vấn đề đặt ra hiện nay là liệu các loại tài sản mới như tài sản số, tín chỉ carbon có thể và sẽ được chấp nhận như thế nào với vai trò là tài sản bảo đảm cho khoản vay tại các tổ chức tín dụng ở Việt Nam. Các chuyên gia trong nước và quốc tế đều cùng chung nhận định đó là cần sớm hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon tại Hội thảo “Tài sản bảo đảm ngân hàng - Những vấn đề quan tâm hiện nay” do Thời báo Ngân hàng tổ chức ngày 28/4/2025.
Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, để đạt được sự phát triển bền vững và hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, việc chuyển đổi mô hình kinh tế từ tuyến tính truyền thống sang nền kinh tế tuần hoàn là hướng đi đúng đắn, phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Bài viết này tổng hợp bài học từ các nền kinh tế đã thành công vượt qua "bẫy thu nhập trung bình" như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia và Trung Quốc. Trên cơ sở đó, tác giả nêu một số khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam nhằm duy trì đà tăng trưởng, tránh rơi vào “bẫy” và hướng tới mục tiêu thu nhập cao vào năm 2045.
Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Việt Nam đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên, nhằm tạo nền tảng vững chắc cho giai đoạn tăng trưởng hai con số từ năm 2026. Đây là một mục tiêu đầy thách thức, khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất định và tăng trưởng khu vực đang có xu hướng chậm lại, cùng với việc Hoa Kỳ thực hiện áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại, trong đó có Việt Nam. Mặc dù vậy, mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8% năm 2025 vẫn có thể đạt được, với điều kiện phải có sự điều hành chính sách linh hoạt, đồng bộ và cải cách thể chế đủ mạnh để khơi thông các điểm nghẽn về đầu tư, năng suất và thị trường…
Chiến lược của các nhà đầu tư toàn cầu: Con đường gập ghềnh đến “xanh hóa”

Chiến lược của các nhà đầu tư toàn cầu: Con đường gập ghềnh đến “xanh hóa”

Bài viết phân tích chiến lược của các ngân hàng toàn cầu, sự rút lui của một số ngân hàng lớn khỏi các liên minh khí hậu và xu hướng chuyển đổi sang “tài trợ xanh” và "tài trợ chuyển đổi", trên cơ sở đó đề xuất một số hàm ý đối với Việt Nam.
Sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại châu Á: Vai trò của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và kinh tế vĩ mô

Sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại châu Á: Vai trò của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và kinh tế vĩ mô

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá tác động của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và các yếu tố kinh tế vĩ mô tới sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại tại châu Á. Nhóm nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu bảng gồm 43.232 quan sát từ 1.093 ngân hàng thương mại ở các nước châu Á trong giai đoạn quý I/2008 đến quý I/2024. Bằng cách tiếp cận theo phương pháp hồi quy 2SLS, nghiên cứu đã khắc phục được vấn đề nội sinh trong mô hình và mang lại các kết quả ước lượng vững. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa chỉ số Lerner và Z-score hay cạnh tranh thị trường có ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại.
Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đối với Việt Nam, CBDC có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống thanh toán, tăng cường tài chính toàn diện và nâng cao hiệu quả giám sát tiền tệ. Tuy nhiên, để triển khai thành công, cần có một chiến lược rõ ràng, bao gồm: Xác định rõ mục tiêu của CBDC, xây dựng khung pháp lý toàn diện, đầu tư vào hạ tầng công nghệ, thử nghiệm các mô hình triển khai phù hợp và thúc đẩy hợp tác quốc tế để đảm bảo tính tương thích với hệ thống tài chính toàn cầu.

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng

Thông tư số 64/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 56/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc