
Trí tuệ nhân tạo sẽ tạo nên đột phá gì cho Báo cáo Phát triển bền vững trong ngành Ngân hàng?
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu ngày càng biến động và chịu tác động mạnh mẽ từ các vấn đề môi trường, xã hội, quản trị (ESG), phát triển bền vững đã vượt ra khỏi phạm vi của trách nhiệm xã hội đơn thuần để trở thành một yếu tố cốt lõi trong chiến lược kinh doanh của các tổ chức tài chính. Ngành Ngân hàng, với vai trò là huyết mạch của nền kinh tế, không chỉ cần quản lý rủi ro tài chính truyền thống mà còn phải chủ động nhận diện, đo lường và quản lý các rủi ro và cơ hội liên quan đến ESG trong hoạt động cho vay, đầu tư và vận hành nội bộ.
Trong đó, Báo cáo Phát triển bền vững chính là công cụ then chốt để các ngân hàng thể hiện cam kết, minh bạch hóa thông tin về hiệu quả ESG của mình. Một báo cáo chất lượng không chỉ đáp ứng yêu cầu của các bên liên quan như nhà đầu tư, cơ quan quản lý, khách hàng, nhân viên và cộng đồng, mà còn giúp ngân hàng nhận diện điểm mạnh, điểm yếu, từ đó đưa ra các quyết định chiến lược hướng tới sự tăng trưởng bền vững và tạo dựng lợi thế cạnh tranh lâu dài. Báo cáo Phát triển bền vững uy tín giúp xây dựng niềm tin, thu hút nguồn vốn "xanh" và nâng cao hình ảnh thương hiệu trên thị trường quốc tế.
Mặc dù nhận thức về tầm quan trọng của Báo cáo Phát triển bền vững ngày càng tăng, việc triển khai thực tế tại các tổ chức, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam, vẫn đối mặt với không ít thách thức, như sự đa dạng của các dữ liệu liên quan đến ESG, bao gồm không chỉ có các chỉ số môi trường (lượng phát thải, tiêu thụ năng lượng), mà còn có các chỉ số xã hội (quan hệ lao động, tác động cộng đồng, đa dạng giới) và quản trị (cấu trúc hội đồng quản trị, đạo đức kinh doanh). Nguồn dữ liệu này thường nằm rải rác ở nhiều phòng ban khác nhau (tín dụng, vận hành, nhân sự, tuân thủ...), gây khó khăn lớn trong việc thu thập, tổng hợp và chuẩn hóa; việc thu thập, xử lý, phân tích và kiểm chứng dữ liệu ESG đòi hỏi đội ngũ nhân sự có chuyên môn cao, am hiểu cả về nghiệp vụ ngân hàng, phát triển bền vững và kỹ thuật dữ liệu...
Để khắc phục những hạn chế này, tiềm năng đột phá mà công nghệ, đặc biệt là Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể mang lại trong việc tối ưu hóa quy trình và nâng cao chất lượng Báo cáo phát triển bền vững, như kết nối với các nguồn dữ liệu đa dạng, bao gồm cả dữ liệu có cấu trúc và phi cấu trúc (báo cáo, tin tức, mạng xã hội), để tự động thu thập, làm sạch, chuẩn hóa và tổng hợp thông tin liên quan đến ESG; tự động phân tích dữ liệu chuyên sâu và nhận diện rủi ro/cơ hội; hỗ trợ tuân thủ chuẩn mực báo cáo... Bằng cách tự động hóa quy trình và phân tích dữ liệu khách quan, AI giúp cải thiện độ chính xác và tin cậy của báo cáo.
Mặc dù tiềm năng của AI là rất lớn, việc triển khai thành công trong báo cáo phát triển bền vững không phải việc dễ dàng. Để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này Thời báo Ngân hàng phối hợp với Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh quốc (ACCA) tổ chức Tọa đàm với chủ đề: “Thực hành Báo cáo Phát triển bền vững trong lĩnh vực ngân hàng với giải pháp AI” vào ngày 21/5/2025 (thứ Tư) tại Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, số 504 Xã Đàn, Phường Nam Đồng, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội.
Tọa đàm dự kiến sẽ chào đón sự tham dự của 300 đại biểu, bao gồm các nhà hoạch định chính sách, lãnh đạo ngân hàng, chuyên gia tài chính, kế toán, công nghệ và phát triển bền vững. Chương trình sẽ bao gồm 3 bài tham luận chuyên sâu từ các diễn giả uy tín đến từ ACCA, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Tập đoàn FPT. Nội dung Tọa đàm tập trung vào các khía cạnh thực tiễn và giải pháp ứng dụng AI trong báo cáo bền vững. Tiếp nối các bài trình bày là phiên thảo luận mở, nơi các đại biểu có cơ hội đặt câu hỏi, chia sẻ góc nhìn và cùng tìm kiếm lời giải cho những thách thức hiện tại.
Đây là diễn đàn đặc biệt quy tụ các chuyên gia hàng đầu, nhà quản lý dày dạn kinh nghiệm và đại diện các tổ chức tài chính - ngân hàng. Sự kiện mở ra một không gian lý tưởng để các bên cùng nhau trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm thực chiến trong quá trình xây dựng Báo cáo Phát triển bền vững. Đặc biệt, Tọa đàm sẽ đi sâu gợi mở những giải pháp mang tính đột phá từ việc ứng dụng sức mạnh của AI nhằm tối ưu hóa toàn bộ quy trình từ thu thập, phân tích, xử lý dữ liệu cho đến việc hoàn thiện Báo cáo Phát triển bền vững một cách hiệu quả và chính xác hơn. Tham dự sự kiện là cơ hội không thể bỏ lỡ để quý vị cập nhật kiến thức, nắm bắt xu hướng và kết nối mạng lưới trong lĩnh vực phát triển bền vững và ứng dụng công nghệ trong ngành Ngân hàng.
Tin bài khác


Sức mạnh của đoàn kết

Kinh doanh báo chí không thể đứng ngoài dòng chảy đổi mới sáng tạo

Thực hành tiết kiệm

Thanh toán không dùng tiền mặt tạo lập thói quen chi tiêu của người dân

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Ngành Ngân hàng quyết tâm đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển khu vực kinh tế tư nhân

Ngành Ngân hàng quyết tâm xây dựng hệ sinh thái tài chính số thông minh trong kỷ nguyên mới

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết số 66 và Nghị quyết số 68

Hoạt động của ngân hàng chính sách trong cơ chế thị trường: Từ pháp luật đến thực tiễn thi hành

Khuôn khổ pháp lý liên quan đến việc sử dụng tài sản số, tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm ngân hàng tại Việt Nam

Để đồng thuận xã hội chuyển đổi thuế hộ kinh doanh

Phản ứng chính sách của Fed và BPoC trước xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc

Pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong lĩnh vực ngân hàng tại một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Vị thế của đô la Mỹ trên thị trường tài chính toàn cầu

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách
