Tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Tín dụng chính sách xã hội - Ý Đảng, lòng Dân”

Sự kiện
Cuộc thi không chỉ tôn vinh những điển hình tiên tiến, những cách làm hay, những mô hình hiệu quả, mà còn nhằm động viên, khuyến khích các tổ chức tín dụng cung ứng vốn tín dụng nhằm hỗ trợ người nghèo và các đối tượng chính sách vượt khó vươn lên.
aa

Sáng 26/12/2024, tại Hà Nội, Thời báo Ngân hàng phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Tín dụng chính sách xã hội - Ý Đảng, lòng Dân”.

Cuộc thi viết “Tín dụng Chính sách xã hội - Ý Đảng, lòng Dân” được phát động từ tháng 8/2024, là một trong những hoạt động nhằm tổng kết 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (Chỉ thị số 40). Cuộc thi không chỉ tôn vinh những điển hình tiên tiến, những cách làm hay, những mô hình hiệu quả trong công tác quản lý và sử dụng vốn vay ưu đãi; mà còn nhằm động viên, khuyến khích các tổ chức tín dụng nói chung, NHCSXH nói riêng trong việc cung ứng vốn tín dụng nhằm hỗ trợ người nghèo và các đối tượng chính sách vượt khó vươn lên.

Sau hơn 3 tháng phát động (từ ngày 15/8/2024 đến ngày 30/11/2024), Cuộc thi đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo nhà báo, phóng viên của các cơ quan báo chí trung ương và địa phương. Bên cạnh đó, Cuộc thi còn có sự tham gia của các “cây viết không chuyên” là những cán bộ NHCSXH, cán bộ của các tổ chức hội - đoàn thể, thậm chí là cả người vay vốn. Ban Tổ chức đã nhận được trên 1.200 tác phẩm báo chí dự thi thuộc nhiều thể loại báo chí như phản ánh, phóng sự, phóng sự điều tra, bút ký, ghi chép, phóng sự ảnh…

Bà Hoàng Thanh Nhàn - Tổng Biên tập Thời báo Ngân hàng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo, Trưởng Ban Tổ chức Cuộc thi đánh giá, mỗi tác phẩm là một bức tranh sinh động về các tấm gương vượt khó vươn lên thoát nghèo nhờ đồng vốn nhân văn của Đảng và Nhà nước; hay là những câu chuyện về những tấm gương hi sinh âm thầm nhưng đầy tự hào của các cán bộ NHCSXH, những “chiến sĩ sen hồng” trên mặt trận xóa đói, giảm nghèo. Nhiều tác phẩm được đầu tư công phu, in màu, đóng bìa cẩn thận; thậm chí có tác phẩm còn được viết tay, có nhiều tác giả có 2 - 3 tác phẩm dự thi… cho thấy, tâm huyết của tác giả đối với các chương trình tín dụng chính sách và công cuộc xóa đói, giảm nghèo của nước ta.

Bà Hoàng Thanh Nhàn - Tổng Biên tập Thời báo Ngân hàng, Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo, Trưởng Ban Tổ chức Cuộc thi phát biểu tại Lễ Tổng kết và trao giải Cuộc thi
Bà Hoàng Thanh Nhàn - Tổng Biên tập Thời báo Ngân hàng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo, Trưởng Ban Tổ chức Cuộc thi phát biểu tại Lễ Tổng kết và trao giải Cuộc thi

Ông Huỳnh Văn Thuận - Phó Tổng Giám đốc NHCSXH cho biết, đến nay, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đạt 377.540 tỉ đồng, tổng dư nợ tín dụng chính sách đạt 365.779 tỉ đồng, tăng 236.322 tỉ đồng so với trước khi có Chỉ thị số 40, với hơn 6,8 triệu hộ nghèo và các đối tượng chính sách đang còn dư nợ. Ước tính đến ngày 31/12/2024, tổng dư nợ tín dụng chính sách đạt 367.600 tỉ đồng; trong đó, dư nợ các chương trình tín dụng theo kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao hằng năm đạt 269.370 tỉ đồng, hoàn thành 100% kế hoạch Thủ tướng giao.

Bên cạnh đó, sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, NHCSXH đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ về cơ sở vật chất, địa điểm, trang thiết bị, phương tiện làm việc nhằm nâng cao năng lực hoạt động của NHCSXH, đặc biệt, bố trí nguồn lực từ ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH để bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn. Đến nay, nguồn vốn địa phương ủy thác sang NHCSXH tăng 46.213 tỉ đồng so với trước khi có Chỉ thị số 40, đưa tổng nguồn vốn ủy thác của địa phương đạt hơn 50 nghìn tỉ đồng. Hiện nay, 100% đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện đã cân đối, ủy thác vốn ngân sách địa phương sang NHCSXH để bổ sung nguồn vốn cho vay.

Trong 10 năm qua, vốn tín dụng chính sách đã hỗ trợ hơn 3,1 triệu hộ gia đình vượt qua ngưỡng nghèo, giải quyết việc làm cho hơn 4,2 triệu lao động (trong đó hơn 51 nghìn lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài), hỗ trợ hơn 610 nghìn học sinh, sinh viên được vay vốn đi học, xây dựng hơn gần 13,3 triệu công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, hơn 189.000 căn nhà ở cho người nghèo và nhà ở xã hội...

Ông Huỳnh Văn Thuận - Phó Tổng Giám đốc NHCSXH khẳng định: “Chỉ thị số 40 là vô cùng đúng đắn, hợp lòng dân. Nhờ đó, tín dụng chính sách đã đi vào cuộc sống của nhân dân nhanh hơn, đạt hiệu quả tích cực hơn, phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh xã hội, an ninh quốc phòng, chăm lo các đối tượng yếu thế, không để ai bị bỏ lại phía sau, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng, miền trên cả nước”.

Chỉ thị số 40 là vô cùng đúng đắn, hợp lòng dân. Nhờ đó, tín dụng chính sách đã đi vào cuộc sống của nhân dân nhanh hơn, đạt hiệu quả tích cực hơn, phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh xã hội, an ninh quốc phòng, chăm lo các đối tượng yếu thế, không để ai bị bỏ lại phía sau, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng, miền trên cả nước - Ông Huỳnh Văn Thuận - Phó Tổng Giám đốc NHCSXH khẳng định.

Kết quả từ Cuộc thi sẽ là nguồn động lực lớn góp phần củng cố niềm tin, tăng cường sự đoàn kết, thống nhất trong hệ thống chính trị và sự đồng thuận xã hội để toàn Đảng, toàn dân để tới đây tiếp tục quán triệt và tổ chức thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 30/10/2024 của Ban Bí thư về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới.

Sau vòng Sơ khảo, Ban giám khảo đã tuyển chọn được 100 tác phẩm lọt vào Chung khảo. Các tác phẩm lọt vào Chung khảo đều là những tác phẩm được đầu tư công phu, thể hiện qua việc phóng viên đi thực tế tại địa phương, đặc biệt là các vùng biên giới, hải đảo xa xôi, những vùng khó khăn. Trên cơ sở đó, Ban giám khảo đã lựa chọn 17 tác phẩm xuất sắc để trao giải tại Lễ tổng kết.

Giải đặc biệt: Tác phẩm “Tín dụng chính sách xã hội - Trụ đỡ hợp “Ý Đảng, lòng Dân” của nhóm tác giả Lê Hoa - Ánh Nguyệt - Văn Báu.

Giải nhất: Tác phẩm “Dòng vốn “ngọt” giữa trùng khơi Bạch Long Vĩ” của tác giả Võ Tạ Hương Giang.

02 giải Nhì:

- Tác phẩm “Chỉ thị số 40-CT/TW: Một chính sách đúng, trúng, hợp lòng dân” của tác giả Trần Giáp.

- Tác phẩm “Chỉ thị 40-CT/TW: Sáng tình Đảng, ấm lòng dân” của tác giả Nguyễn Thị Minh Ngọc.

03 giải Ba:

- Tác phẩm “Khi Chỉ thị của Đảng được nhân dân đồng tình ủng hộ” của nhóm tác giả Lê Thị Hảo - Dương Quốc Hùng.

- Tác phẩm “Chỉ thị 40: Sức mạnh của ý Đảng, lòng Dân” của tác giả Vũ Thị Quỳnh Trang.

- Tác phẩm “Tín dụng chính sách xã hội - Công cụ hữu hiệu bảo đảm an sinh xã hội và giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam” của nhóm tác giả Hoàng Thị Phương Liên - Trần Hồng Quỳnh.

10 giải Khuyến khích:

- Tác phẩm “Vốn vay - Trợ lực ân tình của người nghèo” của tác giả Vũ Toàn.

- Tác phẩm “Chỉ thị 40-CT/TW tô đậm tính nhân văn đồng vốn nghĩa tình” của tác giả Thanh Duyên.

- Tác phẩm “Nguồn vốn chính sách, “điểm tựa” của người nghèo” của tác giả Ngô Hồng Vân.

- Tác phẩm “Tín dụng chính sách - “điểm sáng”, “trụ cột” trong hệ thống các chính sách an sinh xã hội” của nhóm tác giả Lương Khánh Phương - Phan Thị Phi Nga.

- Tác phẩm “Hơi thở” của Chỉ thị 40 nhìn từ thành phố đáng sống” của tác giả Công Thái.

- Tác phẩm “Tín dụng chính sách - Chủ trương lớn giúp người dân “đuổi” nghèo” của tác giả Nông Thị Thúy - Nguyễn Thanh Thụy.

- Tác phẩm “Tín dụng chính sách - Chủ trương nhân văn đánh thức sức sống miền cao nguyên đá” của tác giả Hà An.

- Tác phẩm “Tín dụng chính sách: Sức mạnh từ lòng dân đến phát triển bền vững” tác giả Hồng Phượng - Việt Mỹ.

- Tác phẩm “Tín dụng chính sách: “Bệ phóng” để phát triển toàn diện vùng đồng bào Khmer Trà Vinh” của tác giả Phạm Trường On.

- Tác phẩm “Về công tác phong trào xóa đói, giảm nghèo” của tác giả Thanh Bình.

 Bà Hoàng Thanh Nhàn - Tổng Biên tập Thời báo Ngân hàng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo, Trưởng Ban Tổ chức Cuộc thi và ông Huỳnh Văn Thuận - Phó Tổng Giám đốc NHCSXH,  Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Cuộc thi lên trao giải đặc biệt cho các tác giả
Bà Hoàng Thanh Nhàn - Tổng Biên tập Thời báo Ngân hàng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo, Trưởng Ban Tổ chức Cuộc thi và ông Huỳnh Văn Thuận - Phó Tổng Giám đốc NHCSXH, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Cuộc thi trao giải đặc biệt cho các tác giả
Ông Huỳnh Văn Thuận - Phó Tổng Giám đốc NHCSXH, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Cuộc thi lên trao giải Nhất cho tác giả Võ Tạ Hương Giang
Ông Huỳnh Văn Thuận - Phó Tổng Giám đốc NHCSXH, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Cuộc thi trao giải Nhất cho tác giả Võ Tạ Hương Giang
Ông Nguyễn Lê Nam - Phó Chánh Văn phòng NHNN và ông Nguyễn Ngọc Quyết - Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông, NHNN trao giải Nhì cho các tác giả.
Ông Nguyễn Lê Nam - Phó Chánh Văn phòng NHNN và ông Nguyễn Ngọc Quyết - Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông, NHNN trao giải Nhì cho các tác giả.
Ông Đỗ Văn Hiện - Chánh Văn phòng NHCSXH và ông Phan Cử Nhân - Giám đốc Ban Hợp tác Quốc tế và Truyền thông NHCSXH trao giải Ba cho các các tác giả.
Ông Đỗ Văn Hiện - Chánh Văn phòng NHCSXH và ông Phan Cử Nhân - Giám đốc Ban Hợp tác Quốc tế và Truyền thông, NHCSXH trao giải Ba cho các tác giả.
Ông Phan Cử Nhân - Giám đốc Ban Hợp tác Quốc tế và Truyền thông, NHCSXH, Thành viên Ban Tổ chức và ông Nguyễn Việt Hải - Phó Giám đốc Ban Hợp tác Quốc tế và Truyền thông, NHCSXH, Phó Trưởng Ban Giám khảo trao giải Khuyến khích cho các tác giả
Ông Phan Cử Nhân - Giám đốc Ban Hợp tác Quốc tế và Truyền thông, NHCSXH, Thành viên Ban Tổ chức và ông Nguyễn Việt Hải - Phó Giám đốc Ban Hợp tác Quốc tế và Truyền thông, NHCSXH, Phó Trưởng Ban Giám khảo trao giải Khuyến khích cho các tác giả
Mai Lâm

Tin bài khác

Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố

Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố

Sáng 30/6/2025, các tỉnh, thành phố trên cả nước sẽ đồng thời tổ chức "Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương".
Sức mạnh của đoàn kết

Sức mạnh của đoàn kết

Trân trọng giới thiệu bài viết: "Sức mạnh của đoàn kết" của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Kinh doanh báo chí không thể đứng ngoài dòng chảy đổi mới sáng tạo

Kinh doanh báo chí không thể đứng ngoài dòng chảy đổi mới sáng tạo

Báo chí được coi là “người dẫn đường” cho xã hội về thông tin, nhận thức và định hướng dư luận. Tuy nhiên, giữa kỷ nguyên số, vai trò ấy đang bị thách thức bởi một câu hỏi rất thực tế: Báo chí sống bằng gì? Nếu coi báo chí là một nghề, thì như mọi nghề khác, nó phải tự nuôi được chính mình. Báo chí không thể sống mãi bằng lý tưởng hay tồn tại nếu không có dòng tiền.
Thực hành tiết kiệm

Thực hành tiết kiệm

Trân trọng giới thiệu bài viết "THỰC HÀNH TIẾT KIỆM” của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thanh toán không dùng tiền mặt tạo lập thói quen chi tiêu của người dân

Thanh toán không dùng tiền mặt tạo lập thói quen chi tiêu của người dân

Theo Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng và trung gian thanh toán đã đáp ứng tốt dịch vụ thanh toán và bắt đầu tạo lập thói quen của người dân thanh toán không dùng tiền mặt.
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Ngành Ngân hàng quyết tâm đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển khu vực kinh tế tư nhân

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Ngành Ngân hàng quyết tâm đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển khu vực kinh tế tư nhân

Phát biểu tại Tọa đàm của Thủ tướng Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp nhằm thực hiện hiệu quả Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân ngày 31/5, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng khẳng định, đây là sự kiện thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc hiện thực hóa chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước đối với khu vực kinh tế tư nhân.
Ngành Ngân hàng quyết tâm xây dựng hệ sinh thái tài chính số thông minh trong kỷ nguyên mới

Ngành Ngân hàng quyết tâm xây dựng hệ sinh thái tài chính số thông minh trong kỷ nguyên mới

Sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng với chủ đề “Hệ sinh thái số thông minh trong kỷ nguyên mới” sắp diễn ra vào chiều 29/5/2025 tại Văn phòng Chính phủ. Sự kiện hứa hẹn sẽ tạo dấu ấn mạnh mẽ, không chỉ mang đến trải nghiệm thiết thực cho doanh nghiệp và người dân mà còn khẳng định quyết tâm đổi mới và vai trò tiên phong của ngành Ngân hàng trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia.
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết số 66 và Nghị quyết số 68

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết số 66 và Nghị quyết số 68

Ngày 18/5/2025 đã diễn ra Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân. Tổng Bí thư Tô Lâm có phát biểu quan trọng chỉ đạo Hội nghị. Trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Xem thêm
Khuôn khổ pháp lý liên quan đến việc sử dụng tài sản số, tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm ngân hàng tại Việt Nam

Khuôn khổ pháp lý liên quan đến việc sử dụng tài sản số, tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm ngân hàng tại Việt Nam

Tài sản số và tín chỉ carbon đang mở ra những cơ hội mới cho hệ thống ngân hàng Việt Nam, từ việc đa dạng hóa tài sản bảo đảm đến thúc đẩy phát triển bền vững và đổi mới tài chính. Với tiềm năng lớn về nguồn cung tín chỉ carbon và sự phát triển của nền kinh tế số, Việt Nam có thể tận dụng các loại tài sản này để hỗ trợ mục tiêu Net Zero vào năm 2050 và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, những rào cản về pháp lý, công nghệ và quản lý rủi ro hiện nay đang hạn chế khả năng ứng dụng của tài sản số, tín chỉ carbon. Việc hoàn thiện khung pháp lý, phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ, nâng cao năng lực quản lý và thúc đẩy hợp tác quốc tế là chìa khóa để giải quyết các thách thức này.
Để đồng thuận xã hội chuyển đổi thuế hộ kinh doanh

Để đồng thuận xã hội chuyển đổi thuế hộ kinh doanh

Quán triệt Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân, Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi tạo động lực làm giàu trong toàn dân để phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Theo Nghị quyết, từ năm 2026, Việt Nam sẽ chấm dứt cơ chế thuế khoán với hộ kinh doanh, chuyển sang cơ chế tự kê khai và nộp thuế theo doanh thu thực tế, đồng thời đẩy mạnh thu thuế điện tử.
Phản ứng chính sách của Fed và BPoC trước xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc

Phản ứng chính sách của Fed và BPoC trước xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc

Xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc là một minh họa hậu quả sâu rộng của các xung đột thương mại. Tác động của nó còn vượt ra ngoài phạm vi hai nước này, khi các nền kinh tế phụ thuộc như Canada và Mexico cũng phải đối mặt với nguy cơ suy thoái tiềm ẩn. Tuy nhiên, một số quốc gia lại tìm thấy cơ hội phát triển khi xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc xảy ra do sở hữu khả năng thay thế hàng hóa xuất khẩu bị ảnh hưởng bởi thuế quan giữa hai quốc gia trên. Điều này phản ánh cách thức phức tạp và khó lường mà xung đột thương mại có thể định hình lại dòng chảy thương mại toàn cầu.
Pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong lĩnh vực ngân hàng tại một số quốc gia  và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong lĩnh vực ngân hàng tại một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Trong xu hướng phát triển nền kinh tế số, các giao dịch thường xuyên được thực hiện qua phương thức trực tuyến từ dịch vụ công đến các dịch vụ tài chính, cũng từ đó, rủi ro về bảo mật thông tin ngày càng trở nên nghiêm trọng, đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển. Các thông tin dữ liệu nói chung và thông tin dữ liệu cá nhân nói riêng là những vấn đề quan trọng trong các quan hệ xã hội và cần được bảo vệ như những quyền lợi chính đáng của con người.
Điều hành tín dụng linh hoạt là nền tảng cho thị trường bất động sản phát triển bền vững

Điều hành tín dụng linh hoạt là nền tảng cho thị trường bất động sản phát triển bền vững

Trong năm 2025, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tiếp tục nâng cao năng lực giám sát và quản lý rủi ro tín dụng trong lĩnh vực bất động sản, thông qua việc xây dựng hệ thống cảnh báo sớm và bộ tiêu chí phân loại tín dụng đặc thù cho doanh nghiệp bất động sản. Tín dụng bất động sản cũng được định hướng ưu tiên cho các phân khúc phục vụ an sinh xã hội như nhà ở xã hội, nhà ở công nhân và các dự án thương mại đáp ứng nhu cầu ở thực sự của người dân.
Vị thế của đô la Mỹ trên thị trường tài chính toàn cầu

Vị thế của đô la Mỹ trên thị trường tài chính toàn cầu

Tháng 4/2025 chứng kiến cuộc khủng hoảng niềm tin nghiêm trọng đối với đồng USD, bất chấp lợi suất trái phiếu Mỹ tăng. Bài viết phân tích những bất thường trên thị trường tài chính toàn cầu sau các biện pháp thuế quan gây tranh cãi của Mỹ, đồng thời chỉ ra nguyên nhân từ sự thay đổi cấu trúc tài chính, phi toàn cầu hóa và biến động địa chính trị. Nếu xu hướng này tiếp diễn, USD có nguy cơ mất dần vị thế, đe dọa sự ổn định của hệ thống tài chính thế giới.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III  trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hiệp ước vốn Basel III là khuôn khổ nâng cao với sự sửa đổi và củng cố cả ba trụ cột của Basel II, đây là công cụ hỗ trợ đắc lực để nâng cao chất lượng quản trị rủi ro và năng lực cạnh tranh của các ngân hàng. Bài viết phân tích tình hình áp dụng các Hiệp ước vốn Basel của hệ thống ngân hàng trên thế giới, cùng với kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam trong việc áp dụng Hiệp ước vốn Basel III, tác giả đưa ra một số đề xuất giải pháp chính sách cho hệ thống ngân hàng...
Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Bài viết phân tích vai trò của hiểu biết tài chính trong việc truyền dẫn chính sách tiền tệ, dựa trên khảo sát của Ngân hàng Trung ương châu Âu; đồng thời, đề xuất tăng cường giáo dục và truyền thông tài chính để hỗ trợ chính sách tiền tệ và phát triển kinh tế bền vững.
Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Bài viết này tổng hợp bài học từ các nền kinh tế đã thành công vượt qua "bẫy thu nhập trung bình" như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia và Trung Quốc. Trên cơ sở đó, tác giả nêu một số khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam nhằm duy trì đà tăng trưởng, tránh rơi vào “bẫy” và hướng tới mục tiêu thu nhập cao vào năm 2045.
Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Việt Nam đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên, nhằm tạo nền tảng vững chắc cho giai đoạn tăng trưởng hai con số từ năm 2026. Đây là một mục tiêu đầy thách thức, khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất định và tăng trưởng khu vực đang có xu hướng chậm lại, cùng với việc Hoa Kỳ thực hiện áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại, trong đó có Việt Nam. Mặc dù vậy, mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8% năm 2025 vẫn có thể đạt được, với điều kiện phải có sự điều hành chính sách linh hoạt, đồng bộ và cải cách thể chế đủ mạnh để khơi thông các điểm nghẽn về đầu tư, năng suất và thị trường…

Thông tư số 10/2025/TT-NHNN quy định về tổ chức lại, thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân

Thông tư số 07/2025/TT-NHNN Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2024/TT-NHNN ngày 01 tháng 7 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng

Thông tư số 08/2025/TT-NHNN Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 43/2015/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về tổ chức và hoạt động của phòng giao dịch bưu điện trực thuộc Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt, Thông tư số 29/2024/TT-NHNN ngày 28 tháng 6 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về quỹ tín dụng nhân dân và Thông tư số 32/2024/TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nướ

Nghị định số 94/2025/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2025 của Chính phủ quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng