Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương về cơ chế, chính sách quản lý hiệu quả thị trường vàng

Chính sách
Chiều 28/5, đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có buổi làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương về cơ chế, chính sách quản lý hiệu quả thị trường vàng trong thời gian tới.
aa
Tổng Bí thư Tô Lâm đã chủ trì buổi làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương về cơ chế, chính sách quản lý hiệu quả thị trường vàng trong thời gian tới - Ảnh: VGP/HT
Tổng Bí thư Tô Lâm đã chủ trì buổi làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương về cơ chế, chính sách quản lý hiệu quả thị trường vàng trong thời gian tới - Ảnh: VGP/HT

Tham dự buổi làm việc có các đồng chí: Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Lê Hoài Trung, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; Hồ Đức Phớc, Phó Thủ tướng Chính phủ; các đồng chí lãnh đạo một số bộ, ngành liên quan.

Tại buổi làm việc, đồng chí Trần Lưu Quang, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Chính sách, chiến lược Trung ương đã trình bày Báo cáo đánh giá, đề xuất cơ chế, chính sách quản lý hiệu quả thị trường vàng trong thời gian tới.

Đồng chí Trần Lưu Quang khẳng định quan điểm của Ban Chính sách, chiến lược Trung ương là quản lý thị trường vàng theo nguyên tắc của thị trường, có sự quản lý phù hợp của Nhà nước; xóa bỏ tư duy không quản được thì cấm; tôn trọng quyền sở hữu, quyền tài sản, quyền tự do kinh doanh; bảo đảm sự minh bạch trên thị trường.

Về cơ chế, chính sách cụ thể, Ban Chính sách, chiến lược Trung ương đề xuất 02 nhóm giải pháp, gồm các giải pháp cần ưu tiên thực hiện ngay và các giải pháp cần nghiên cứu để áp dụng hoặc thí điểm áp dụng.

Các giải pháp cần được triển khai từng bước, có lộ trình rõ ràng và được điều chỉnh phù hợp với thực tế. Quan trọng nhất là xây dựng niềm tin của người dân vào hệ thống tài chính và chính sách của nhà nước, góp phần đưa nguồn lực vàng vào phục vụ phát triển kinh tế.

Trao đổi tại buổi làm việc, các đại biểu đã thảo luận, trao đổi những ý kiến của mình và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và phát triển thị trường vàng của nước ta trong thời gian tới; nêu một số khuyến nghị, đề xuất để đổi mới cơ chế, chính sách quản lý thị trường vàng.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc - Ảnh: VGP/HT
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc - Ảnh: VGP/HT

Phát biểu kết luận buổi làm việc, đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao và cơ bản nhất trí với nội dung báo cáo của Ban Chính sách, chiến lược Trung ương đã nêu ra; đánh giá cao những ý kiến đóng góp thẳng thắn, tâm huyết, hữu ích của các đại biểu dự họp.

Đồng chí Tổng Bí thư nhấn mạnh, cơ chế, chính sách quản lý thị trường vàng ở Việt Nam trong những năm qua đã có những điều chỉnh, hoàn thiện tích cực.

Tuy nhiên, cũng cần thẳng thắn nhìn nhận rằng, các cơ chế, chính sách quản lý, điều tiết thị trường vàng đã chậm được đổi mới, chưa theo kịp sự phát triển của thị trường và đòi hỏi của thực tiễn, cần được khẩn trương đổi mới, hoàn thiện, như Báo cáo của Ban Chính sách, chiến lược Trung ương đã nêu như: (1) Thị trường vàng được quản lý kém linh hoạt, không phù hợp với diễn biến cung cầu chung trên thị trường thế giới, gây hệ lụy cho nền kinh tế, nhất là tình trạng buôn lậu vàng, chảy máu ngoại tệ ra nước ngoài; (2) Tồn tại tình trạng độc quyền trên thị trường, không kích thích cạnh tranh và thúc đẩy hoạt động kinh doanh vàng lành mạnh; (3) Cơ chế, chính sách quản lý chưa tạo được động lực để huy động các nguồn lực nhàn rỗi trong dân cho phát triển kinh tế - xã hội, người dân đầu tư nhiều vào vàng; (4) Phương thức quản lý chủ yếu vẫn theo cách truyền thống, chậm được đổi mới, thiếu những hình thức kinh doanh hiện đại, bắt kịp xu hướng của thế giới.

Đồng chí Tổng Bí thư đề nghị quán triệt một số yêu cầu về quan điểm, mục tiêu, các nhiệm vụ, giải pháp cho thời gian tới:

Về quan điểm, chuyển mạnh từ tư duy hành chính sang tư duy thị trường có kỷ cương, từ “siết để kiểm soát” sang “mở để quản trị”; nhất định phải quán triệt, xóa bỏ tư duy “không quản được thì cấm”; đồng thời phải đưa thị trường vàng vận động phù hợp với các nguyên tắc của thị trường, có sự quản lý của nhà nước. Tránh can thiệp cứng nhắc, bó hẹp sự vận động và phát huy ưu điểm của thị trường, bảo đảm nguyên tắc tôn trọng quyền sở hữu, quyền tài sản, quyền tự do kinh doanh của người dân và doanh nghiệp; bảo đảm sự minh bạch trên thị trường. Đồng thời, cần xác định việc lưu trữ vàng của người dân như một hình thức tiết kiệm và đầu tư, là nhu cầu chính đáng, cần tôn trọng và tiếp cận xây dựng cơ chế, chính sách quản lý một cách phù hợp trên cơ sở quan điểm này.

Về mục tiêu, quản lý hiệu quả thị trường vàng, ổn định kinh tế vĩ mô, huy động nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội.

Về các nhiệm vụ, giải pháp, Tổng Bí thư nêu rõ: (1) Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, nhanh chóng sửa đổi Nghị định 24/2012/NĐ-CP theo hướng thị trường hóa có lộ trình và có kiểm soát chặt chẽ; tạo sự kết nối hiệu quả hơn giữa thị trường vàng trong nước và thị trường quốc tế; (2) Xóa bỏ thế độc quyền Nhà nước về thương hiệu vàng miếng một cách có kiểm soát trên nguyên tắc Nhà nước vẫn quản lý hoạt động sản xuất vàng miếng, nhưng có thể cấp phép cho nhiều doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia sản xuất vàng miếng nhằm tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng, từ đó giúp đa dạng hóa nguồn cung và ổn định giá cả; (3) Mở rộng quyền nhập khẩu có kiểm soát để tăng cung vàng, góp phần giảm chệnh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới, đồng thời hạn chế tình trạng buôn lậu vàng qua biên giới; (4) Khuyến khích phát triển thị trường vàng trang sức trong nước để từng bước đưa Việt Nam trở thành trung tâm chế tác, xuất khẩu vàng trang sức chất lượng cao, chuyển hóa vàng tích trữ thành sản phẩm có giá trị gia tăng; (5) Phát triển các kênh đầu tư thay thế hấp dẫn để huy động vàng từ trong dân cư vào nền kinh tế; (6) Nâng cao hiệu quả quản lý và phối hợp liên ngành, nhất là trong phòng, chống buôn lậu vàng; (7) Phát huy vai trò của Hiệp hội kinh doanh vàng, làm cầu nối giữa doanh nghiệp vàng với cơ quan quản lý, kịp thời phản ánh khó khăn, kiến nghị và phối hợp thực hiện các biện pháp bình ổn thị trường khi cần; (8) Duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và niềm tin vào đồng tiền Việt Nam, coi đây là giải pháp căn bản, lâu dài để chuyển hóa nguồn lực từ vàng vào phát triển kinh tế; (9) Sớm xây dựng hệ thống thông tin, dữ liệu về thị trường vàng nhằm tăng tính công khai, minh bạch, để thu thuế, quản lý, đánh giá tác động đối với thị trường vàng ngoại hối, tỷ giá, các kênh đầu tư khác nhau.

Tổng Bí thư cũng nhấn mạnh cần tập trung nghiên cứu một số giải pháp để sớm áp dụng cho phù hợp và có lộ trình: (1) Nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm quốc tế để đề xuất việc triển khai thành lập Sở giao dịch vàng quốc gia; hoặc cho phép đưa vàng vào giao dịch trên Sở giao dịch hàng hóa; hoặc lập Sàn giao dịch vàng trong Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam; (2) Nghiên cứu, áp dụng thuế đối với giao dịch mua bán vàng để nâng cao tính minh bạch thị trường, khả năng theo dõi thị trường của cơ quan quản lý và hạn chế mua bán vàng vì mục đích đầu cơ; (3) Nghiên cứu xóa bỏ thuế xuất khẩu đối với vàng trang sức mỹ nghệ để khuyến khích phát triển sản xuất và xuất khẩu vàng trang sức của Việt Nam.

Đồng chí Tổng Bí thư giao cho Đảng ủy Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương và các cơ quan liên quan báo cáo và có đề xuất cụ thể.

Đồng chí Trần Lưu Quang, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Chính sách, chiến lược Trung ương - Ảnh: VGP/HT
Đồng chí Trần Lưu Quang, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Chính sách, chiến lược Trung ương - Ảnh: VGP/HT

Thay mặt Lãnh đạo Ban Chính sách, chiến lược Trung ương, đồng chí Trần Lưu Quang, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban trân trọng cảm ơn những ý kiến chỉ đạo sâu sắc, cụ thể của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm, những ý kiến trao đổi của các đồng chí lãnh đạo các bộ, ban, ngành.

Đồng chí Trần Lưu Quang khẳng định, Ban Chính sách, chiến lược Trung ương sẽ lĩnh hội, tiếp thu nghiêm túc, đầy đủ, toàn diện những ý kiến tại buổi làm việc hôm nay để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của Ban.

Theo Báo Chính phủ

Tin bài khác

Pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong lĩnh vực ngân hàng tại một số quốc gia  và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong lĩnh vực ngân hàng tại một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Trong xu hướng phát triển nền kinh tế số, các giao dịch thường xuyên được thực hiện qua phương thức trực tuyến từ dịch vụ công đến các dịch vụ tài chính, cũng từ đó, rủi ro về bảo mật thông tin ngày càng trở nên nghiêm trọng, đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển. Các thông tin dữ liệu nói chung và thông tin dữ liệu cá nhân nói riêng là những vấn đề quan trọng trong các quan hệ xã hội và cần được bảo vệ như những quyền lợi chính đáng của con người.
Điều hành tín dụng linh hoạt là nền tảng cho thị trường bất động sản phát triển bền vững

Điều hành tín dụng linh hoạt là nền tảng cho thị trường bất động sản phát triển bền vững

Trong năm 2025, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tiếp tục nâng cao năng lực giám sát và quản lý rủi ro tín dụng trong lĩnh vực bất động sản, thông qua việc xây dựng hệ thống cảnh báo sớm và bộ tiêu chí phân loại tín dụng đặc thù cho doanh nghiệp bất động sản. Tín dụng bất động sản cũng được định hướng ưu tiên cho các phân khúc phục vụ an sinh xã hội như nhà ở xã hội, nhà ở công nhân và các dự án thương mại đáp ứng nhu cầu ở thực sự của người dân.
Chương trình 145 nghìn tỉ đồng cho vay nhà ở xã hội: Doanh số giải ngân dần cải thiện

Chương trình 145 nghìn tỉ đồng cho vay nhà ở xã hội: Doanh số giải ngân dần cải thiện

Mặc dù có nhiều khó khăn nhưng với sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và nỗ lực của ngành Ngân hàng, doanh số giải ngân chương trình cho vay lãi suất ưu đãi đối với chủ đầu tư, người mua nhà các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ (chương trình 145 nghìn tỉ đồng) đã có sự cải thiện qua thời gian, tháng sau cao hơn tháng trước, tương ứng với nguồn cung nhà ở xã hội gia tăng.
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại

Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện 82/CĐ-TTg ngày 4/6/2025 về tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Ngành Ngân hàng tiếp tục tiên phong trong chuyển đổi số, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Ngành Ngân hàng tiếp tục tiên phong trong chuyển đổi số, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Ngày 27/5/2025, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Hội nghị phát động phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” và “Bình dân học vụ số” của ngành Ngân hàng gắn với Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị. Hội nghị do đồng chí Nguyễn Thị Hồng - Thống đốc NHNN chủ trì cùng toàn thể Ban Lãnh đạo NHNN, lãnh đạo các đơn vị thuộc NHNN, các tổ chức tín dụng (TCTD)... tại điểm cầu Trung tâm và kết nối đến các điểm cầu NHNN khu vực.
Một số phương pháp lập dự toán và lợi ích của việc lập dự toán trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Một số phương pháp lập dự toán và lợi ích của việc lập dự toán trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Trong quá trình phát triển kinh tế của lĩnh vực công cũng như lĩnh vực tư nhân, việc giới hạn nguồn lực luôn là một vấn đề nan giải đối với các nhà quản lý. Để giải quyết vấn đề này, một trong các biện pháp được áp dụng phổ biến là lập dự toán. Việc nghiên cứu, sử dụng biện pháp lập dự toán một cách hiệu quả sẽ giúp các nhà quản lý kiểm soát nguồn lực tài chính thuận lợi hơn để đạt được mục tiêu đã đề ra và xa hơn nữa có thể đạt được mục tiêu tiết kiệm, chống lãng phí.
Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng 2024: Khắc phục các hạn chế, bất cập trong việc xử lý tài sản bảo đảm và nợ xấu

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng 2024: Khắc phục các hạn chế, bất cập trong việc xử lý tài sản bảo đảm và nợ xấu

Dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Các tổ chức tín dụng là một bước tiến quan trọng trong việc hoàn thiện khung pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng xử lý tài sản và giảm thiểu nợ xấu. Những quy định mới tại Dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng không chỉ giúp cải thiện hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng mà còn góp phần thúc đẩy sự ổn định và phát triển của nền kinh tế Việt Nam.
Xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền gắn với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực tài chính, ngân hàng

Xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền gắn với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực tài chính, ngân hàng

(Chinhphu.vn) - Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Công điện số 67/CĐ-TTg ngày 19/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu triển khai thực hiện Kế hoạch xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền gắn với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
Xem thêm
Pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong lĩnh vực ngân hàng tại một số quốc gia  và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong lĩnh vực ngân hàng tại một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Trong xu hướng phát triển nền kinh tế số, các giao dịch thường xuyên được thực hiện qua phương thức trực tuyến từ dịch vụ công đến các dịch vụ tài chính, cũng từ đó, rủi ro về bảo mật thông tin ngày càng trở nên nghiêm trọng, đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển. Các thông tin dữ liệu nói chung và thông tin dữ liệu cá nhân nói riêng là những vấn đề quan trọng trong các quan hệ xã hội và cần được bảo vệ như những quyền lợi chính đáng của con người.
Điều hành tín dụng linh hoạt là nền tảng cho thị trường bất động sản phát triển bền vững

Điều hành tín dụng linh hoạt là nền tảng cho thị trường bất động sản phát triển bền vững

Trong năm 2025, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tiếp tục nâng cao năng lực giám sát và quản lý rủi ro tín dụng trong lĩnh vực bất động sản, thông qua việc xây dựng hệ thống cảnh báo sớm và bộ tiêu chí phân loại tín dụng đặc thù cho doanh nghiệp bất động sản. Tín dụng bất động sản cũng được định hướng ưu tiên cho các phân khúc phục vụ an sinh xã hội như nhà ở xã hội, nhà ở công nhân và các dự án thương mại đáp ứng nhu cầu ở thực sự của người dân.
Chương trình 145 nghìn tỉ đồng cho vay nhà ở xã hội: Doanh số giải ngân dần cải thiện

Chương trình 145 nghìn tỉ đồng cho vay nhà ở xã hội: Doanh số giải ngân dần cải thiện

Mặc dù có nhiều khó khăn nhưng với sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và nỗ lực của ngành Ngân hàng, doanh số giải ngân chương trình cho vay lãi suất ưu đãi đối với chủ đầu tư, người mua nhà các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ (chương trình 145 nghìn tỉ đồng) đã có sự cải thiện qua thời gian, tháng sau cao hơn tháng trước, tương ứng với nguồn cung nhà ở xã hội gia tăng.
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại

Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện 82/CĐ-TTg ngày 4/6/2025 về tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương về cơ chế, chính sách quản lý hiệu quả thị trường vàng

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương về cơ chế, chính sách quản lý hiệu quả thị trường vàng

Chiều 28/5, đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có buổi làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương về cơ chế, chính sách quản lý hiệu quả thị trường vàng trong thời gian tới.
Vị thế của đô la Mỹ trên thị trường tài chính toàn cầu

Vị thế của đô la Mỹ trên thị trường tài chính toàn cầu

Tháng 4/2025 chứng kiến cuộc khủng hoảng niềm tin nghiêm trọng đối với đồng USD, bất chấp lợi suất trái phiếu Mỹ tăng. Bài viết phân tích những bất thường trên thị trường tài chính toàn cầu sau các biện pháp thuế quan gây tranh cãi của Mỹ, đồng thời chỉ ra nguyên nhân từ sự thay đổi cấu trúc tài chính, phi toàn cầu hóa và biến động địa chính trị. Nếu xu hướng này tiếp diễn, USD có nguy cơ mất dần vị thế, đe dọa sự ổn định của hệ thống tài chính thế giới.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III  trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hiệp ước vốn Basel III là khuôn khổ nâng cao với sự sửa đổi và củng cố cả ba trụ cột của Basel II, đây là công cụ hỗ trợ đắc lực để nâng cao chất lượng quản trị rủi ro và năng lực cạnh tranh của các ngân hàng. Bài viết phân tích tình hình áp dụng các Hiệp ước vốn Basel của hệ thống ngân hàng trên thế giới, cùng với kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam trong việc áp dụng Hiệp ước vốn Basel III, tác giả đưa ra một số đề xuất giải pháp chính sách cho hệ thống ngân hàng...
Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Bài viết phân tích vai trò của hiểu biết tài chính trong việc truyền dẫn chính sách tiền tệ, dựa trên khảo sát của Ngân hàng Trung ương châu Âu; đồng thời, đề xuất tăng cường giáo dục và truyền thông tài chính để hỗ trợ chính sách tiền tệ và phát triển kinh tế bền vững.
Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Bài viết này tổng hợp bài học từ các nền kinh tế đã thành công vượt qua "bẫy thu nhập trung bình" như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia và Trung Quốc. Trên cơ sở đó, tác giả nêu một số khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam nhằm duy trì đà tăng trưởng, tránh rơi vào “bẫy” và hướng tới mục tiêu thu nhập cao vào năm 2045.
Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Việt Nam đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên, nhằm tạo nền tảng vững chắc cho giai đoạn tăng trưởng hai con số từ năm 2026. Đây là một mục tiêu đầy thách thức, khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất định và tăng trưởng khu vực đang có xu hướng chậm lại, cùng với việc Hoa Kỳ thực hiện áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại, trong đó có Việt Nam. Mặc dù vậy, mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8% năm 2025 vẫn có thể đạt được, với điều kiện phải có sự điều hành chính sách linh hoạt, đồng bộ và cải cách thể chế đủ mạnh để khơi thông các điểm nghẽn về đầu tư, năng suất và thị trường…

Thông tư số 07/2025/TT-NHNN Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2024/TT-NHNN ngày 01 tháng 7 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng

Nghị định số 94/2025/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2025 của Chính phủ quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng

Thông tư số 64/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng