Thủ tướng: Việt Nam đủ 5 điều kiện để xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế

Sự kiện
Sáng 04/01/2025, tại TP. HCM, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị công bố Nghị quyết số 259/NQ-CP của Chính phủ ngày 31/12/2024 ban hành Kế hoạch hành động triển khai Kết luận của Bộ Chính trị về xây dựng Trung tâm Tài chính khu vực và quốc tế tại TP. HCM.
aa

Thủ tướng: Việt Nam đủ 5 điều kiện để xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị công bố Nghị quyết 259/NQ-CP của Chính phủ ngày 31/12/2024 ban hành Kế hoạch hành động triển khai Kết luận của Bộ Chính trị về xây dựng Trung tâm Tài chính khu vực và quốc tế tại TP. HCM - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cùng tham dự có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; Bí thư Thành uỷ TP. HCM Nguyễn Văn Nên; Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an; đồng chí Lê Minh Trí, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương, địa phương; đại diện doanh nghiệp, hiệp hội kinh tế, các cơ quan ngoại giao, tổ chức kinh tế, hiệp hội, nhà đầu tư, chuyên gia quốc tế.

Được áp dụng cơ chế quản lý đặc thù, vượt trội

Tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã trình bày Thông báo Kết luận của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động triển khai kết luận của Bộ Chính trị và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thành lập Ban chỉ đạo về Trung tâm Tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam, do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng Ban.

Bí thư Thành ủy TP. HCM Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng phát biểu về sự chuẩn bị của hai thành phố để phát triển trung tâm tài chính, các giải pháp triển khai kế hoạch hành động và quyết định thành lập ban chỉ đạo của các thành phố về trung tâm tài chính.

Tiếp đó, lãnh đạo Bộ Tài chính trình bày đề xuất giải pháp phát triển thị trường vốn tại trung tâm tài chính, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước trình bày về phát triển lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng trong trung tâm tài chính, lãnh đạo Bộ Tư pháp trình bày về phát triển cơ chế giải quyết tranh chấp cho trung tâm tài chính, lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông trình bày về phát triển hạ tầng số cho trung tâm tài chính.

Bà Alexandra Smith, Tổng Lãnh sự Anh tại TP. HCM và ông Rich McClellan, Giám đốc Quốc gia Viện Tony Blair vì sự thay đổi toàn cầu (TBI) tại Việt Nam cũng chia sẻ về Trung tâm Tài chính London (Anh) và các hoạt động hợp tác để góp phần phát triển trung tâm tài chính tại Việt Nam.

Thủ tướng: Việt Nam đủ 5 điều kiện để xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế
Thủ tướng nhấn mạnh, việc xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam là yêu cầu tất yếu, khách quan trong giai đoạn phát triển mới. Việt Nam đủ 5 điều kiện để xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tại Thông báo số 47-TB/TW ngày 15/11/2024, Bộ Chính trị đã đồng ý chủ trương thành lập trung tâm tài chính quốc tế toàn diện tại TP. HCM và trung tâm tài chính khu vực tại Đà Nẵng.

Theo Kết luận của Bộ Chính trị, trung tâm tài chính được áp dụng cơ chế quản lý đặc thù, vượt trội hơn so với quy định hiện hành, mang tính cạnh tranh, nhưng phải kèm theo các cơ chế giám sát, quản lý rủi ro phù hợp; vừa làm vừa rút kinh nghiệm, không nóng vội nhưng cũng không cầu toàn, để mất thời cơ; kiên quyết từ bỏ tư duy "không quản được thì cấm".

Về áp dụng các chính sách xây dựng trung tâm tài chính và lộ trình triển khai, Bộ Chính trị đồng ý chủ trương từ nay đến năm 2030, ban hành và tổ chức thực hiện ngay 8 nhóm chính sách phù hợp với thông lệ quốc tế, phù hợp với điều kiện Việt Nam và cần áp dụng ngay. Đồng thời thí điểm 6 nhóm chính sách thông dụng tại các trung tâm tài chính lớn trên thế giới, nhưng cần có lộ trình áp dụng để phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam.

Từ năm 2030 đến năm 2035, tổ chức thực hiện đầy đủ theo lộ trình các nhóm chính sách thông dụng tại các trung tâm tài chính lớn trên thế giới, phù hợp với điều kiện thực tế Việt Nam.

Lộ trình khung này mang tính chất định hướng; quá trình thực hiện cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện nhanh nhất có thể, nếu thời cơ thuận lợi, điều kiện đã chín muồi, thì có thể làm ngay, nhanh hơn các bước tiếp theo, không chờ theo thứ tự.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, Kế hoạch hành động của Chính phủ đã phân công 49 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cụ thể cho 12 bộ, ngành, và các địa phương chủ trì triển khai, gắn với các sản phẩm đầu ra để hình thành khung pháp lý và chuẩn bị các điều kiện nền tảng phát triển các trung tâm tài chính tại Việt Nam.

Thủ tướng: Việt Nam đủ 5 điều kiện để xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế
Thủ tướng yêu cầu TP. HCM và Đà Nẵng khẩn trương rà soát, đề xuất, xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù phù hợp; các bộ, ngành, cơ quan Trung ương đồng tình, ủng hộ, sát cánh cùng TP. HCM và Đà Nẵng theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Các giải pháp, nhiệm vụ này tập trung vào 5 trọng tâm, gồm:

(i) Phát triển cơ sở hạ tầng tài chính hiện đại, thúc đẩy xây dựng hệ thống thanh toán, lưu ký và giao dịch tài chính hàng đầu.

(ii) Thu hút nhân tài quốc tế, tạo cơ chế đãi ngộ, môi trường sống và làm việc hấp dẫn để thu hút các chuyên gia tài chính hàng đầu thế giới.

(iii) Thúc đẩy đổi mới tài chính, phát triển các công cụ tài chính mới, như tài chính xanh, công nghệ tài chính (fintech), và quản lý rủi ro tài chính.

(iv) Mở rộng hội nhập quốc tế, hợp tác với các tổ chức tài chính toàn cầu, tham gia các chuẩn mực tài chính quốc tế.

(v) Bảo vệ an ninh tài chính, tăng cường giám sát và quản lý rủi ro, đảm bảo ổn định hệ thống tài chính.

Thủ tướng: Việt Nam đủ 5 điều kiện để xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình phát biểu tại hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Yêu cầu tất yếu, khách quan trong giai đoạn phát triển mới

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao sự tham dự đông đảo của lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, các đại biểu, các chia sẻ, đề xuất và cam kết cụ thể đều thể hiện quyết tâm cao, tinh thần trách nhiệm, sự chia sẻ, chung sức đồng lòng với việc xây dựng và phát triển trung tâm tài chính tại Việt Nam.

Thủ tướng cho biết, vượt qua những năm tháng bị chiến tranh tàn phá, bao vây, cấm vận, sau gần 40 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Đây là những điểm tựa rất quan trọng để Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

Năm 2024, trong bối cảnh khó khăn, thách thức nhiều hơn cơ hội và thuận lợi, tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam tiếp tục phục hồi rất tích cực, tháng sau cao hơn tháng trước, quý sau tốt hơn quý trước, năm 2024 đạt nhiều kết quả nổi bật trên tất cả các lĩnh vực và tốt hơn năm 2023: Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm và có thặng dư cao, nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài quốc gia và bội chi ngân sách nhà nước thấp hơn giới hạn quy định.

Việt Nam tiếp tục là điểm sáng về tăng trưởng và thuộc nhóm nước tăng trưởng cao trong khu vực và trên thế giới với mức tăng trưởng GDP cả năm khoảng trên 7%. Chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được giữ vững, tăng cường. Đối ngoại và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh, tiếp tục khẳng định Việt Nam là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.

Văn hóa, xã hội được quan tâm, an sinh xã hội được bảo đảm; kịp thời phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, nhất là cơn bão số 3; chương trình xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội được triển khai tích cực, quyết tâm hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025. Chỉ số hạnh phúc của Việt Nam năm 2024 tăng 11 bậc.

Thủ tướng: Việt Nam đủ 5 điều kiện để xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế
Bí thư Thành ủy TP. HCM Nguyễn Văn Nên phát biểu về sự chuẩn bị của TP. HCM để phát triển trung tâm tài chính, các giải pháp triển khai kế hoạch hành động - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng: Việt Nam đủ 5 điều kiện để xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng phát biểu về sự chuẩn bị của Đà Nẵng để phát triển trung tâm tài chính, các giải pháp triển khai kế hoạch hành động - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng đánh giá năm 2025 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng, 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 80 năm thành lập Nước. Cùng với đó, sắp xếp bộ máy "Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả"; tổ chức đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Năm 2025 cũng là năm cuối thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, là năm tăng tốc, bứt phá, tạo nền tảng, tiền đề để có thể tăng trưởng hai con số trong giai đoạn tới.

Thủ tướng cho biết, Việt Nam tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng trên cơ sở giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, thực hiện tốt hơn công tác an sinh xã hội, cuộc sống của nhân dân ngày một ấm no hơn.

Để thực hiện mục tiêu này, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược (thể chế, hạ tầng và nhân lực), cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng chống chịu và sức cạnh tranh của nền kinh tế; khai thác các không gian phát triển mới như không gian vũ trụ, không gian ngầm, không gian biển.

Cùng với đó, làm mới 3 động lực tăng trưởng truyền thống (đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu), đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới như kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, kinh tế ban đêm…, đặc biệt là nghiên cứu, phát triển chíp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây, internet vạn vật là những lĩnh vực mà Việt Nam cần đi tắt đón đầu, đuổi kịp, tiến cùng và vượt lên.

Thủ tướng: Việt Nam đủ 5 điều kiện để xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế
Đông đảo đại biểu quốc tế dự hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về hạ tầng chiến lược, Thủ tướng chỉ ra một số các mục tiêu cụ thể trong năm 2025, bao gồm hoàn thành ít nhất 3.000 km cao tốc, thông tuyến cao tốc từ Cao Bằng tới Cà Mau; khởi công tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; chuẩn bị tốt dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam; triển khai các tuyến đường sắt đô thị Hà Nội và TP. HCM, các dự án sân bay, cảng biển lớn…

Thủ tướng nêu rõ, việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ nói trên đều cần nguồn vốn lớn cho phát triển, phải huy động mạnh mẽ cả nguồn vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp. Hiện, tổng đầu tư toàn xã hội chiếm tỷ trọng từ 33 - 35% GDP, những năm tới, muốn đạt tăng trưởng 2 con số thì tỷ trọng này phải tăng lên 40 - 45% GDP; với nguồn vốn đầu tư khoảng 4 - 5 triệu tỷ đồng/năm, đặc biệt là đầu tư cho hạ tầng chiến lược. Do đó, việc xây dựng và phát triển Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại TP. HCM và Đà Nẵng có ý nghĩa rất quan trọng.

Thủ tướng: Việt Nam đủ 5 điều kiện để xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng: Việt Nam đủ 5 điều kiện để xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng trình bày về phát triển lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng trong trung tâm tài chính - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng: Việt Nam đủ 5 điều kiện để xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh trình bày về phát triển cơ chế giải quyết tranh chấp cho trung tâm tài chính - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng: Việt Nam đủ 5 điều kiện để xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trình bày về phát triển hạ tầng số cho trung tâm tài chính - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Trả lời câu hỏi "Việt Nam đủ điều kiện để thành lập trung tâm tài chính quốc tế chưa", Thủ tướng khẳng định, Việt Nam đang có đủ 5 yếu tố, điều kiện cần thiết để phát triển thị trường tài chính hiện đại, hướng đến hình thành trung tâm tài chính quốc tế và khu vực.

Thứ nhất, tổng quy mô GDP năm 2024 khoảng 470 tỷ USD, quy mô nền kinh tế xếp hạng 33 - 34 thế giới, bình quân GDP đầu người khoảng 4.600 - 4.700 USD; với tốc độ tăng trưởng kinh tế những năm vừa qua, đồng thời kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm, Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng GDP ít nhất 8% trong năm 2025, phấn đấu đạt mức 2 con số trong những năm tới.

Thứ hai, đột phá chiến lược đang đạt được những thành quả rất tích cực theo hướng thể chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản trị thông minh.

Thứ ba, mức vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt gần 7,2 triệu tỷ đồng, tăng 21,2% so với cuối năm 2023, tương đương 70,4% GDP ước tính năm 2023, tốc độ tăng trưởng của thị trường chứng khoán đạt 2 con số, cao nhất khu vực.

Thứ tư, Việt Nam có nền kinh tế hội nhập, độ mở lớn, đã ký kết 17 FTA với trên 65 nền kinh tế hàng đầu thế giới; quy mô xuất nhập khẩu khoảng 800 tỷ USD, gấp khoảng 1,7 lần GDP.

Thứ năm, chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, cuộc sống thanh bình, có môi trường hòa bình, hợp tác và phát triển.

Thủ tướng: Việt Nam đủ 5 điều kiện để xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế
Ông Rich McClellan, Giám đốc Quốc gia Viện Tony Blair vì sự thay đổi toàn cầu (TBI) tại Việt Nam chia sẻ về Trung tâm Tài chính London (Anh) và các hoạt động hợp tác để góp phần phát triển trung tâm tài chính tại Việt Nam. - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng: Việt Nam đủ 5 điều kiện để xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế
Bà Alexandra Smith, Tổng Lãnh sự Vương quốc Anh tại TP. HCM chia sẻ về Trung tâm Tài chính London và các hoạt động hợp tác để góp phần phát triển trung tâm tài chính tại Việt Nam. - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ngoài ra, Việt Nam có vị trí chiến lược, vị trí địa chính trị quan trọng, nằm ở khu vực phát triển năng động, sáng tạo hàng đầu thế giới, có múi giờ khác biệt với 21 trung tâm tài chính lớn nhất toàn cầu.

Thủ tướng đánh giá, việc sớm phát triển trung tâm tài chính và khu vực và quốc tế có 5 ý nghĩa, tác động tích cực: Giúp Việt Nam kết nối thị trường tài chính toàn cầu; thu hút các tổ chức tài chính nước ngoài, tạo thêm nguồn lực mới, thúc đẩy nguồn lực hiện hữu; tận dụng cơ hội dịch chuyển dòng vốn đầu tư quốc tế để phát triển kinh tế - xã hội; thúc đẩy phát triển thị trường tài chính Việt Nam hiệu quả, theo chuẩn mực quốc tế; tạo ra động lực mới, tạo sự đột phá về phát triển.

Việc xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam là yêu cầu tất yếu, khách quan trong giai đoạn phát triển mới, giai đoạn vươn mình phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng, nhân dân ngày càng ấm no và hạnh phúc, Thủ tướng khẳng định.

Đây là việc mới, việc khó nhưng khó mấy cũng phải làm, Thủ tướng cho rằng cần tham khảo học tập kinh nghiệm quốc tế, Việt Nam hóa các tinh hoa của thế giới trong lĩnh vực này; chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao; phát triển hạ tầng hiện đại; nâng cao công nghệ, năng lực quản lý, quản trị thông minh; phát huy sự đồng lòng, chung sức của các cơ quan, người dân, doanh nghiệp.

Thủ tướng: Việt Nam đủ 5 điều kiện để xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế

Thủ tướng nhấn mạnh, việc xây dựng trung tâm tài chính là công việc của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, của cả hệ thống chính trị, của mỗi người trên cương vị của mình với tinh thần cùng làm, cùng hưởng, cùng chiến thắng và cùng phát triển - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Nhấn mạnh quan điểm coi trọng thời gian, trí tuệ và sự quyết đoán kịp thời, đúng lúc, Thủ tướng đề nghị tất cả các chủ thể liên quan tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao hơn, nỗ lực phải lớn hơn, hành động phải quyết liệt hơn. Đảng đã chỉ đạo, Chính phủ thống nhất, Quốc hội đồng tình, nhân dân ủng hộ, bạn bè quốc tế giúp đỡ, Tổ quốc mong đợi thì chỉ có bàn làm, không bàn lùi; không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm; vừa chạy vừa xếp hàng, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội, làm việc nào dứt việc đó, làm việc nào ra việc đó; phân công rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm rõ sản phẩm.

Kế hoạch hành động của Chính phủ đã giao các nhiệm vụ rất cụ thể, để Chính phủ nhanh chóng trình Quốc hội các cơ chế, chính sách vào kỳ họp sắp tới, Thủ tướng yêu cầu TP. HCM và Đà Nẵng khẩn trương rà soát, đề xuất, xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù phù hợp; các bộ, ngành, cơ quan Trung ương đồng tình, ủng hộ, sát cánh cùng TP. HCM và Đà Nẵng theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; khẩn trương xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về trung tâm tài chính.

Thủ tướng: Việt Nam đủ 5 điều kiện để xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế
Đối với các đối tác trong nước và quốc tế, Thủ tướng đề nghị tiếp tục đồng hành cùng Chính phủ Việt Nam trong quá trình xây dựng, phát triển trung tâm tài chính... - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đối với các đối tác trong nước và quốc tế, Thủ tướng đề nghị tiếp tục đồng hành cùng Chính phủ Việt Nam trong quá trình xây dựng, phát triển trung tâm tài chính; đề xuất, tham vấn chính sách dựa trên kinh nghiệm của các trung tâm tài chính quốc tế đã được thành lập trên thế giới; hỗ trợ thu hút nguồn lực, kết nối các nhà đầu tư lớn, tiềm năng để tham gia vào trung tâm tài chính tại Việt Nam.

Thủ tướng nhấn mạnh, đây không phải việc riêng của 2 thành phố, mà là công việc của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, của cả hệ thống chính trị, của mỗi người trên cương vị của mình với tinh thần cùng làm, cùng hưởng, cùng chiến thắng và cùng phát triển.

Theo Hà Văn/baochinhphu.vn

Tin bài khác

Trao quà Tết cho công nhân lao động, người có công, hộ nghèo tỉnh Bắc Giang

Trao quà Tết cho công nhân lao động, người có công, hộ nghèo tỉnh Bắc Giang

Chiều ngày 18/01/2025, trong không khí Tết đến xuân về, nhằm tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030; hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” do Thủ tướng Chính phủ phát động, theo đề nghị của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phối hợp với với các đơn vị có liên quan tổ chức Chương trình thăm, tặng quà Tết cho công nhân lao động, người có công, các hộ nghèo trên địa bàn huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
NHNN gặp mặt cán bộ hưu trí Ngân hàng Trung ương Xuân Ất Tỵ 2025

NHNN gặp mặt cán bộ hưu trí Ngân hàng Trung ương Xuân Ất Tỵ 2025

Sáng ngày 17/01/2025, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phối hợp với Ban liên lạc hưu trí Cơ quan Ngân hàng trung ương (NHTW) tổ chức buổi gặp mặt thân mật toàn thể cán bộ hưu trí của NHTW đang cư trú trên địa bàn thành phố Hà Nội và trao tặng hình thức khen thưởng bậc cao đối với cán bộ ngân hàng có quá trình cống hiến lâu dài.
Hội thi gói bánh chưng và bày mâm quả ngày Tết mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025 thành công tốt đẹp

Hội thi gói bánh chưng và bày mâm quả ngày Tết mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025 thành công tốt đẹp

Hội thi gói bánh chưng và bày mâm quả ngày Tết mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025 thu hút sự tham gia đông đảo của các đoàn viên đến từ các công đoàn cơ sở trực thuộc Công đoàn Cơ quan Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Trung ương.
Lễ công bố Quyết định chuyển giao bắt buộc GPBank và DongA Bank

Lễ công bố Quyết định chuyển giao bắt buộc GPBank và DongA Bank

Sau khi được chuyển giao bắt buộc, GPBank và DongA Bank sẽ là các ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên do VPBank và HDBank sở hữu 100% vốn điều lệ...
Thăm hỏi đoàn viên, người lao động mắc bệnh hiểm nghèo và gặp mặt chúc Tết các thế hệ công đoàn qua các thời kỳ

Thăm hỏi đoàn viên, người lao động mắc bệnh hiểm nghèo và gặp mặt chúc Tết các thế hệ công đoàn qua các thời kỳ

Tại buổi gặp mặt, Phó Thống đốc đã ân cần thăm hỏi và trao quà cho các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Trung ương nhằm động viên tinh thần, giảm nhẹ phần nào khó khăn cho gia đình và giúp các cán bộ an tâm tiếp tục điều trị bệnh.
Vui đón xuân sang, BAC A BANK ưu đãi lãi vay từ 5,5%/năm cho khách hàng doanh nghiệp

Vui đón xuân sang, BAC A BANK ưu đãi lãi vay từ 5,5%/năm cho khách hàng doanh nghiệp

Đón chào Tết Ất Tỵ 2025, Ngân hàng Thương mại cổ phần Bắc Á (BAC A BANK) dành tặng khách hàng doanh nghiệp mức lãi suất hấp dẫn trong khuôn khổ Chương trình "Vui đón Xuân sang - Rộn ràng ưu đãi” nhằm hỗ trợ doanh nghiệp bổ sung vốn lưu động phục vụ đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Tọa đàm Các giải pháp tăng cường năng lực quản lý tài sản và đa dạng hóa đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước tại NHNN

Tọa đàm Các giải pháp tăng cường năng lực quản lý tài sản và đa dạng hóa đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước tại NHNN

Tọa đàm nhấn mạnh vai trò thiết yếu của việc nâng cao năng lực quản lý tài sản và đa dạng hóa đầu tư dự trữ ngoại hối, đặc biệt trong bối cảnh các thị trường tài chính toàn cầu ngày càng phức tạp và đòi hỏi cao về tính linh hoạt.
NAPAS: Gia tăng trải nghiệm khách hàng, đa dạng hóa hệ sinh thái thanh toán không dùng tiền mặt

NAPAS: Gia tăng trải nghiệm khách hàng, đa dạng hóa hệ sinh thái thanh toán không dùng tiền mặt

Ngày 14/01/2025, Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) đã tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ 2025. Hội nghị có sự tham dự của đại diện lãnh đạo một số đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an, Hiệp hội ngân hàng,…
Xem thêm
Nhận thế chấp dự án và nhà ở hình thành trong tương lai từ chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại theo quy định mới

Nhận thế chấp dự án và nhà ở hình thành trong tương lai từ chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại theo quy định mới

Mục đích thế chấp theo Luật Nhà ở năm 2023 là để vay vốn đầu tư chính dự án nhà ở thương mại hoặc xây dựng nhà ở thuộc dự án nhà ở thương mại và bên nhận thế chấp chỉ có thể là tổ chức tín dụng tài trợ cho dự án hoặc tài trợ cho việc xây dựng nhà ở thuộc dự án.
Khơi thông dòng vốn tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô

Khơi thông dòng vốn tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) sẽ quyết tâm triển khai các giải pháp đã đề ra, đồng hành cùng hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) tháo gỡ những khó khăn để có thể bảo đảm cung ứng đầy đủ vốn tín dụng ngân hàng phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư, tiêu dùng trong nền kinh tế, hướng tới việc thực hiện những mục tiêu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội mà Đảng và Nhà nước đã đề ra, đóng góp công sức vào công cuộc chuyển mình, cất cánh của dân tộc Việt Nam.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dự Diễn đàn "Kinh doanh và Pháp luật" năm 2025

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dự Diễn đàn "Kinh doanh và Pháp luật" năm 2025

Ngày 09 10, tại Hà Nội, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương đã tổ chức Diễn đàn Kinh doanh và Pháp luật năm 2025 với chủ đề Chung tay giải quyết các vấn đề pháp lý, góp phần tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp”.
Vai trò của chính sách tín dụng xanh đối với chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam

Vai trò của chính sách tín dụng xanh đối với chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam

Tín dụng xanh là một công cụ tài chính được thiết kế để hỗ trợ các dự án và hoạt động có lợi cho môi trường. Chuyển đổi xanh trong doanh nghiệp là quá trình mà các công ty áp dụng những phương pháp và chiến lược bền vững nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường và thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.
"Dòng chảy" tín dụng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bứt tốc cuối năm

"Dòng chảy" tín dụng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bứt tốc cuối năm

Những tháng cuối năm, doanh nghiệp tập trung tăng cường sản xuất, kinh doanh để đạt mục tiêu tăng trưởng nên nhu cầu tín dụng cũng sẽ tăng theo.
Năm nguyên tắc cơ bản về truyền tải thông điệp chính sách của ngân hàng trung ương

Năm nguyên tắc cơ bản về truyền tải thông điệp chính sách của ngân hàng trung ương

Thông điệp truyền thông chính sách có tác động rất lớn đến cảm xúc, nhận thức của người tiếp nhận truyền thông, dẫn đến những thay đổi đáng kể trong hành vi, thói quen và đặc biệt là cách thức tương tác với nhau giữa các chủ thể truyền thông. Truyền thông đang tạo ra quá trình xã hội hóa người dùng nên thông điệp truyền thông chính sách ngày càng tác động lớn đến sự khuếch tán của nội dung truyền thông...
Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam và một số hàm ý chính sách

Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam và một số hàm ý chính sách

Bài viết thông qua phân tích nhanh các cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam giai đoạn 2020 - 2023 và trên cơ sở số liệu nghiên cứu kinh tế vĩ mô, nhận diện những hạn chế, bất cập, từ đó đề xuất một số hàm ý về chính sách cho mục tiêu tăng trưởng ổn định và bền vững...
Tại sao khu vực châu Á tránh được lạm phát cao?

Tại sao khu vực châu Á tránh được lạm phát cao?

Lạm phát gia tăng toàn cầu sau đại dịch Covid-19, vốn đã ảnh hưởng đến cả các nền kinh tế phát triển và đang phát triển, nhưng dường như đã “bỏ qua” châu Á. Một trong những lý do chính là sự phục hồi chậm của các nền kinh tế châu Á do các đợt “đóng cửa”, “phong tỏa”, “cách ly”, “giãn cách” kéo dài và lặp đi lặp lại.
Tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương Bahamas và kinh nghiệm đối với Việt Nam

Tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương Bahamas và kinh nghiệm đối với Việt Nam

Với mục tiêu tăng cường khả năng tiếp cận tài chính, giảm chi phí giao dịch, hỗ trợ phát triển kinh tế bền vững tại vùng đảo xa xôi, năm 2020, Bahamas trở thành quốc gia tiên phong trên toàn thế giới trong việc phát hành, lưu thông tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (NHTW) - CBDC với hệ thống Sand Dollar - tiền kỹ thuật số do NHTW Bahamas phát hành.
Sáng kiến về Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và lợi ích tham gia của Việt Nam

Sáng kiến về Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và lợi ích tham gia của Việt Nam

Chiếm tới 60% dân số thế giới và đóng góp khoảng 40% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, IPEF do Mỹ khởi xướng từ tháng 5/2022, bao gồm một số nền kinh tế phát triển nhanh, năng động trên thế giới và có thể đóng góp lớn vào tăng trưởng toàn cầu trong 3 thập kỷ tới (2020 - 2050)...

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng

Thông tư số 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 56/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc

Thông tư số 54/2024/TT-NHNN ngày 17/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2021/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn giao dịch ngoại tệ giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối

Thông tư số 53/2024/TT-NHNN ngày 04/12/2024 Quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3, ngập lụt, lũ, sạt lở đất sau bão số 3