Tác động của Fintech đối với an ninh ngành Ngân hàng

Công nghệ & ngân hàng số
Trong hơn thập kỷ qua, công nghệ tài chính (Fintech) đã phát triển rất nhanh chóng trên toàn cầu. Trên nền tảng Internet và kĩ thuật số, nhiều ứng dụng sản phẩm hay mô hình kinh doanh trong lĩnh vực ...
aa

Trong hơn thập kỷ qua, công nghệ tài chính (Fintech) đã phát triển rất nhanh chóng trên toàn cầu. Trên nền tảng Internet và kĩ thuật số, nhiều ứng dụng sản phẩm hay mô hình kinh doanh trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng đã được các doanh nghiệp Fintech phát triển. Đặc biệt, với sự phát triển mạnh mẽ của các công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ blockchain, điện thoại thông minh...,

Fintech đã phát triển thành làn sóng ở nhiều nước trên thế giới, làm thay đổi căn bản ngành ngân hàng. Việc ứng dụng Fintech ngày càng phổ biến là một xu hướng tích cực, mang lại không chỉ cơ hội, mà còn rủi ro cho ngành ngân hàng. Mục đích của bài viết là phân tích, nhận dạng các rủi ro chính của Fintech có thể ảnh hưởng đến an toàn của ngành ngân hàng. Dựa trên kết quả phân tích rủi ro, các phương pháp đã được khuyến nghị để đảm bảo sự phát triển an toàn của ngành công nghiệp Fintech và các cơ chế để giảm thiểu và ngăn chặn tác động tiêu cực từ sự phát triển Fintech đối với lĩnh vực ngân hàng.

Ứng dụng công nghệ tài chính mới trong ngành ngân hàng

Fintech tạo thành một phân khúc thị trường, nơi diễn ra sự giao thoa hoạt động của các tổ chức tài chính truyền thống, chẳng hạn như ngân hàng và các công ty đổi mới sáng tạo, làm thay đổi bản chất của các dịch vụ trung gian tài chính nhờ vào việc sử dụng các công nghệ mới hiện đại. Nói cách khác, Fintech đại diện cho giai đoạn tiếp theo trong sự phát triển của các dịch vụ tài chính, đặc trưng bởi sự ra đời của các doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ và đổi mới sáng tạo và những thành viên tham gia thị trường. Phạm vi hoạt động của các công ty Fintech trải rộng trên nhiều lĩnh vực, từ các ứng dụng trực tuyến và di động đến các lĩnh vực giao dịch, kinh doanh ngoại hối, quản lý tài chính cá nhân.

Vì vậy, bản chất của Fintech có thể được thể hiện bằng mối tương quan của hai thành phần chính:

- Đổi mới dựa trên các công nghệ của ngành ngân hàng truyền thống;

- Các mô hình mới về cung cấp dịch vụ tài chính.

Fintech được ứng dụng trong lĩnh vực tài chính theo các hình thức sau:

(1) Cho vay P2P như một phương thức thay thế cho tín dụng bán lẻ;

(2) Công nghệ blockchain cho phép lưu trữ khối lượng lớn dữ liệu và sử dụng tài nguyên của chính những người tham gia Fintech, tức là, thực hiện các giao dịch mà không có sự tham gia của đối tác - ngân hàng hoặc hệ thống thanh toán, cũng như tạo ra tiền mã hóa (cryptocurrency) bằng cách ghi lại thông tin về các giao dịch và người tham gia giao dịch, sự phân bố các chuỗi khối thông tin một cách liên tục;

(3) Cung cấp các khoản vay trực tuyến thông qua các hệ thống thanh toán điện tử...

Fintech là các tổ chức sử dụng những thành tựu mới nhất (trong các lĩnh vực như thanh toán di động, cho vay trực tuyến, chuyển tiền tức thời kỹ thuật số trên phạm vi toàn cầu mà không cần sự có mặt của khách hàng...) vào mô hình kinh doanh, giúp giảm chi phí và cho phép cung cấp các sản phẩm tài chính với các điều kiện thuận lợi nhất có thể.

Mối quan tâm đến các công nghệ mới như robot, trí tuệ nhân tạo, công nghệ quản lý (Regulatory Technology, RegTech), dịch vụ đám mây, công nghệ blockchain, xuất phát từ nhu cầu cấp bách của các tổ chức tài chính và công ty bảo hiểm truyền thống về việc giảm chi phí cho các hoạt động của họ. Ở Mỹ, đầu tư vào lĩnh vực Fintech trong quý II năm 2017 đạt 5,65 tỷ USD. Các công ty làm việc trong lĩnh vực Fintech ở Mỹ và Châu Âu, nhận được khoản đầu tư trị giá 2 tỷ USD. Các khoản đầu tư vào công nghệ tài chính Châu Á đạt 760 triệu USD, nhưng số lượng các thương vụ lớn đã giảm đáng kể. Lượng vốn đầu tư gia tăng vào lĩnh vực Fintech là mối đe dọa cạnh tranh đối với các ngân hàng cung cấp các dịch vụ tài chính truyền thống và vì vậy, đi kèm với nguy cơ mất khách hàng. Do đó, cùng với mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các ngân hàng phải thay đổi mô hình kinh doanh ngày càng trở nên tốn kém và phức tạp hơn, làm trầm trọng thêm các rủi ro hiện có và rủi ro mới phát sinh: khả năng sinh lời giảm, sự tụt hậu về tốc độ ứng dụng đổi mới sáng tạo... Các ngân hàng truyền thống phát sinh nhu cầu về trang thiết bị IT hiện đại, đội ngũ IT có trình độ chuyên môn cao, quản trị rủi ro, hệ thống kiểm soát tuân thủ và kiểm soát nội bộ hiệu quả.

Đến năm 2020, hơn 20% hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài chính sẽ phải chịu áp lực Fintech [2]. Bảng dưới đây cho thấy rủi ro của các ngân hàng đơn lẻ và toàn bộ hệ thống ngân hàng do tác động của lĩnh vực Fintech đối với ngành ngân hàng. (Bảng 1)

Nguồn: [3] và [9]

Rủi ro trong hoạt động ngân hàng gắn với sự ra đời của Fintech

Đối với ngân hàng, các rủi ro chủ yếu phát sinh từ tác động của Fintech có thể phân thành rủi ro chiến lược, rủi ro hoạt động, rủi ro thuê ngoài (outsourcing), rủi ro an ninh không gian mạng và rủi ro tuân thủ.

Rủi ro chiến lược: Rủi ro tiềm ẩn đối với các khoản thu nhập và vốn phát sinh do kết quả của những quyết định quản lý sai lầm và thực hiện không đúng các quyết định đã đưa ra, làm tăng rủi ro giảm lợi nhuận của các ngân hàng riêng lẻ. Các tổ chức tài chính đang hoạt động có thể mất một phần đáng kể thị phần trên thị trường hay lợi nhuận nếu những thành viên mới gia nhập thị trường có thể tận dụng hiệu quả hơn những thành tựu đổi mới sáng tạo và cung cấp các dịch vụ ít tốn kém hơn và đáp ứng tốt hơn mong đợi của khách hàng. Hiện tại, sự sụt giảm lợi nhuận do mất khách hàng tốt hoặc giảm tỉ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) có thể giảm khả năng dự báo của các tổ chức đang hoạt động về các chu kỳ kinh doanh trong tương lai.

Rủi ro hoạt động cao: Rủi ro liên quan đến thực hiện các chức năng kinh doanh của ngân hàng, bao gồm rủi ro gian lận và các sự cố bên ngoài, hình thành các mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau rất lớn về CNTT của các thành viên thị trường (ngân hàng, các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán...) và cơ sở hạ tầng của thị trường, có thể gây ra rủi ro CNTT và bùng phát thành một cuộc khủng hoảng hệ thống, đặc biệt là nếu các dịch vụ được cung cấp chủ yếu bởi một hoặc một số thành viên chi phối. Hoạt động của các công ty Fintech trong hoạt động ngân hàng làm tăng tính phức tạp của toàn bộ hệ thống ngân hàng và thu hút những thành viên mới, có thể thiếu kinh nghiệm trong quản lý rủi ro CNTT. Vì vậy, những hệ thống CNTT của các ngân hàng lỗi thời có thể không thích nghi tốt và các ngân hàng sẽ phải tìm kiếm sự giúp đỡ từ các bên thứ ba hoặc thuê ngoài, hoặc các công ty Fintech, do đó, càng làm tăng tính phức tạp và giảm tính minh bạch của các giao dịch cuối cùng. Việc sử dụng rộng rãi các bên thứ ba làm tăng rủi ro liên quan đến an toàn dữ liệu, bảo mật, rửa tiền, tội phạm mạng.

Rủi ro tuân thủ về bảo mật dữ liệu: Rủi ro không tuân thủ các quy tắc bảo mật toàn vẹn dữ liệu, không tuân thủ pháp luật, các chuẩn mực, các quy định tổ chức, của ngành có thể gia tăng với sự xuất hiện một khối lượng lớn thông tin và sử dụng thuê ngoài.

Rủi ro thuê ngoài: Việc các tổ chức chuyển một số công đoạn, quy trình kinh doanh cho một số lượng lớn các bên liên quan dẫn đến tình trạng trách nhiệm không rõ ràng của các tác nhân khác nhau tham gia trong chuỗi giá trị, có thể làm tăng khả năng phát sinh các sự cố hoạt động. Nhiệm vụ chủ yếu của các tổ chức tài chính - kiểm soát các giao dịch diễn ra bên ngoài tổ chức, và quản lý rủi ro. Nếu công ty Fintech là nhà cung cấp dịch vụ, đối tác kinh doanh hoặc nhà cung cấp sự tương tác với khách hàng, các ngân hàng sẽ cần phải thận trong thực thi hợp đồng và đảm bảo sự an toàn của ngân hàng và khách hàng.

Rủi ro không gian mạng: Rủi ro đánh cắp dữ liệu và tài sản tài chính, nghĩa là, các công nghệ và mô hình kinh doanh mới có thể làm tăng rủi ro không gian mạng, nếu các công cụ quản lý không theo kịp những thay đổi của công nghệ. Tăng kết nối những người tham gia thị trường có thể tạo ra lợi ích đối với ngân hàng và người tiêu dùng, đồng thời tăng rủi ro của họ. Sự phụ thuộc nhiều hơn vào giao diện lập trình (Application Programming Interface) [1], điện toán đám mây và các công nghệ khác, góp phần tăng cường sự tương tác giữa người tham gia thị trường, nhưng cũng có thể làm hệ thống ngân hàng dễ bị tổn thương hơn trước các mối đe doạ trực tuyến và tính bảo mật của khối lượng lớn dữ liệu bị đe dọa. Điều này khẳng định sự cần thiết về việc sử dụng những phát triển mới nhất trong lĩnh vực thanh toán di động, cho vay trực tuyến, chuyển tiền tức thời kỹ thuật số và các công nghệ đột phá khác, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và kiểm soát rủi ro không gian mạng tại các ngân hàng và công ty Fintech.

Rủi ro thanh khoản và rủi ro biến động các nguồn tài trợ: Việc các công nghệ mới cho phép khách hàng chuyển từ một tài khoản tiết kiệm này sang một loại hình tài khoản tiết kiệm khác nhằm thu được lợi ích cao hơn, từ đó làm tăng sự biến động của tiền gửi và có thể dẫn đến tăng rủi ro thanh khoản cho ngân hàng.

Việc sử dụng ngày càng phổ biến dữ liệu lớn, phát triển các phương pháp phát hiện và đo lường rủi ro tiên tiến, thực hiện đầu tư trên cơ sở các thuật toán và nền tảng trong phân tích và tối ưu hóa danh mục đầu tư của người dùng đang làm thay đổi căn bản quy trình quản lý tài sản.

Trong khu vực dịch vụ tài chính, những thông tin riêng tư về cá nhân và pháp nhân được xử lý liên tục. Với sự ra đời của Fintech, người dùng Internet ngày càng tiếp cận với khối lượng lớn thông tin, nhờ đó, tạo điều kiện thuận lợi và dễ dàng cho quá trình phân tích, xử lý thông tin và rút ra trên cơ sở đó những kết luận cần thiết. Theo khảo sát của Công ty PricewaterhouseCoopers vào cuối năm 2016, gần 56% người được hỏi cho rằng sự phát triển của Fintech dẫn đến việc bảo đảm an toàn thông tin và quyền riêng tư trở kém hơn.

Quan hệ đối tác giữa các tổ chức tài chính và doanh nghiệp hiện nay tạo điều kiện để sản xuất sản phẩm đạt yêu cầu về chất lượng với giá tốt hơn. Cùng với sự phát triển của Fintech, một nhiệm vụ cấp bách đang đặt ra trước các nhà sản xuất, đó là, tìm kiếm sự thỏa thuận của người tiêu dùng về việc sử dụng thông tin để quản lý vòng đời của nó nhằm đảm bảo rằng, các dữ liệu nhận được thông qua Fintech không được sử dụng trên thị trường “xám”2. Vấn đề này có thể được giải quyết thông qua xây dựng và ban hành các đạo luật có liên quan.

Quản lý dữ liệu định danh kỹ thuật số của cá nhân và ngân hàng, doanh nghiệp là một trong những vấn đề chủ yếu của các công ty Fintech, bởi vì ngày càng nhiều thiết bị như điện thoại di động được trang bị cảm biến sinh trắc học (Ví dụ: Máy quét dấu vân tay), được sử dụng để định danh và xác thực.

Sử dụng điện thoại di động như thiết bị định danh với việc sử dụng công nghệ sinh trắc học, mật khẩu một lần (OTP) và ứng dụng tạo mã (như Google Authenticator), dẫn đến việc từ bỏ dần dần các cơ chế định danh thông thường bằng mật khẩu và mã PIN. Trong khi thẻ định danh (ID) kỹ thuật số của người dùng đã trở nên ngày phổ biến và an toàn nhờ sự phát triển của Fintech thì sự nhân bản các thẻ ID kỹ thuật số đó có thể làm tăng rủi ro.

Hệ thống giao diện (bao gồm giao diện phần cứng, giao diện phần mềm, giao diện người dùng) thông qua giao diện lập trình ứng dụng (API), có thể tương tác với một số ứng dụng của các ngân hàng, doanh nghiệp, cho phép dễ dàng chia sẻ dữ liệu, đồng thời cũng có thể tạo ra môi trường lan truyền các phần mềm độc hại.

Các sự cố nhiễm virus bởi các phần mềm độc hại đa nền tảng là mối đe dọa trực tiếp đối với vấn đề tăng cường tích hợp hệ thống trong ngành dịch vụ tài chính. Cuộc chiến chống lại các mối đe dọa lan truyền của các phần mềm độc hại từ nền tảng này sang nền tảng khác không chỉ đòi hỏi ứng dụng các công nghệ mới nhất, mà còn cả các kiến ​​trúc an ninh thông thường.

Các biện pháp giảm thiểu rủi ro, liên quan đến lĩnh vực Fintech

Với sự ra đời của lĩnh vực Fintech, tăng cường quản lý rủi ro để theo dõi rủi ro là tất yếu khách quan. Để đạt được mục đích này, cần phát triển và ứng dụng các quy trình kinh doanh đáng tin cậy, cho phép thay đổi quy trình quản lý, có tính đến sự ra đời của các công nghệ mới, tuân thủ các quy định pháp lí, bao gồm bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ dữ liệu và chống các tội phạm hợp pháp hóa/rửa tiền và tài trợ khủng bố trong quá trình ứng dụng các sản phẩm, dịch vụ hoặc các kênh mới.

Tăng trưởng ngành Fintech có thể làm sâu sắc hơn cuộc cạnh tranh giữa các ngân hàng và các thành viên phi truyền thống, từ đó, ảnh hưởng đến tính bền vững của các khoản thu nhập ngân hàng. Do đó, các ngân hàng cần cảnh giác và thận trọng khi thực hiện mọi giao dịch, bao gồm cả khi kí kết các hợp đồng với các công ty Fintech, trong đó cần nêu rõ trách nhiệm của mỗi bên, các cấp độ dịch vụ thỏa thuận và quyền của kiểm toán. Ngân hàng phải kiểm soát chất lượng dịch vụ thuê ngoài theo cùng chuẩn mực hoạt động như chính tại ngân hàng đó.

Các giám sát viên cấp cao (Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Ban kiểm soát, ngân hàng mẹ...), kiểm soát viên ngân hàng nên hợp tác với các cơ quan nhà nước có trách nhiệm giám sát các chức năng điều tiết liên quan đến lĩnh vực Fintech, chẳng hạn như NHTW, các tổ chức bảo vệ dữ liệu, chống độc quyền và đơn vị tình báo tài chính, nhằm xây dựng, hoàn thiện các chuẩn mực giám sát quá trình cung ứng các dịch vụ ngân hàng bất kể dịch vụ được cung cấp bởi ngân hàng hoặc công ty Fintech.

Quá trình hợp tác quốc tế có ý nghĩa quan trọng trong xu thế phát triển mạnh mẽ ngành Fintech trên phạm vi toàn cầu hiện nay. Các cơ quan giám sát cần phối hợp hoạt động giám sát các giao dịch tài chính xuyên biên giới. Các bộ phận giám sát của ngân hàng phối hợp với các các công ty xuyên quốc gia, nhưng thường ở cấp quốc gia và sử dụng nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau, phù hợp với các thẩm quyền xét xử riêng lẻ.

Lãnh đạo ngân hàng phải liên tục đánh giá các mô hình đào tạo nhân viên hiện hành, để kiến ​​thức, kỹ năng và công cụ vẫn còn phù hợp và hiệu quả trong lĩnh vực giám sát các công nghệ mới và các mô hình kinh doanh đổi mới sáng tạo.

Các cơ quan giám sát cần đánh giá lại các chuẩn mực hiện hành do các rủi ro mới phát sinh trong quá trình ứng dụng các sản phẩm đổi mới sáng tạo và mô hình kinh doanh mới.

Kết luận

Fintech đang thay đổi toàn bộ ngành ngân hàng: Thay đổi cách thức, thời gian và địa điểm cung cấp dịch vụ tài chính và sản phẩm, tạo nên các điều kiện tương tác hoàn toàn mới giữa ngân hàng, công ty Fintech và khách hàng của họ. Nhờ sự phát triển của Fintech, một số lượng lớn các mô hình kinh doanh đã được hình thành. Điều này cũng sẽ tạo ra một số thách thức cho cả những người tham gia thị trường, và cho các cơ quan giám sát và quản lý nhằm mục tiêu đảm bảo sự ổn định và an ninh mạng, tìm ra điểm cân bằng đúng đắn giữa duy trì sự ổn định tài chính và bảo vệ người tiêu dùng, đồng thời vẫn khuyến khích hoạt động đổi mới sáng tạo trong hoạt động ngân hàng. Loại bỏ rủi ro của Fintech trong lĩnh vực ngân hàng sẽ dẫn đến việc hình thành một lĩnh vực tài chính mới, nơi Fintech sẽ giữ vị trí trung tâm.

[1] API là phương thức, giao thức kết nối với các thư viện và ứng dụng khác – tập hợp các lớp, thủ tục, hàm, cấu trúc và hằng số đươc cung cấp bởi ứng dụng (thư viện, dịch vụ) hoặc hệ điều hành để sử dụng ở các sản phẩm phần mềm bên ngoài.

[2] Nơi diễn ra các hoạt động trao đổi một cách hợp pháp nhưng không chính thức, không được ủy quyền và ngoài ý muốn của người sản xuất, hoặc cơ quản quản lí nhà nước.

Tài liệu tham khảo:

1.The Pulse of Fintech Q2 2017. Global analysis of investment in Fintech, KPMG International Cooperative (“KPMG International”), August, 2017. URL: http://www.agefi.fr/sites/agefi.fr/files/fichiers/2017/08/pulse_of_Fintech-q2_2017_0.pdf.

2. Размывание границ: Как компании сегмента Fintech влияют на сектор финансовых услуг, PwC: Всемирный обзор сегмента Fintech, Март 2016 года. URL: https://www.pwc.ru/ru/banking/publications/Fintech-global-report-rus.pdf.

3. Долженков А. “Ваше лицо всем знакомо” (2017), Эксперт, № 40 (1046). С. 33–35.

4. Бахарева А. А. “Перспективы развития банковского сектора в условиях внедрения современных финансовых технологий” (2017), Символ науки, № 1. С. 12–14.

5. В центре внимания - клиенты. Как ФинТех-сегмент меняет банковский рынок, PwC: всемирный обзор ФинТех-сегмента, 2016 г. URL: http://www.pwc.ru/ru/banking/publications/Fintech-changes.pdf.

6. The Dark Side of Fintech: Navigating the Hidden Risks of Digital Financial Services, Chipin. URL: https://www.chipin.com/Fintech-cybersecurity-risks/.

7. Fintech - риски или возможности для финансовой организации? Институт дополнительного профессионального образования. URL: https://spb.hse.ru/dopbusiness/news/186375659.html.

8. Опасный «финтех» - 6 ключевых рисков, которые создают финансовые стартапы, Кто в курсе. URL: http://ktovkurse.com/a-vy-kurse/opasnyj-finteh‑6-klyuchevyh-riskov-kotorye-sozdayut-finansovye-startapy.

9. Базельский комитет увидел в финтехе риск для банков, РБК. URL: http://www.rbc.ru/finances/04/09/2017/59ad67f39a79477e3de93754.

10. Redrawing the lines: Fintech’s growing influence on Financial Services, PwC: Global Fintech Executive Summary, 2017. URL: http://www.pwc.com/gx/en/industries/financial-services/Fintech- survey/report.html.

PGS., TS. Nguyễn Hồng Nga

Theo Chuyên đề THNH số 3/2020

https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Siêu ứng dụng trong ngành Ngân hàng: Cơ hội và thách thức

Siêu ứng dụng trong ngành Ngân hàng: Cơ hội và thách thức

Siêu ứng dụng và hệ sinh thái ngân hàng không chỉ là xu hướng công nghệ mà đang tái định hình căn bản ngành tài chính - ngân hàng, với mục tiêu mang lại trải nghiệm tích hợp, cá nhân hóa và bao trùm. Mặc dù mở ra tiềm năng lớn trong việc mở rộng khả năng tiếp cận dịch vụ và thúc đẩy đổi mới, tuy nhiên, sự kết hợp này cũng đặt ra những câu hỏi quan trọng trong tương lai.
Chuyển đổi số ngân hàng và bài toán an ninh, an toàn thông tin

Chuyển đổi số ngân hàng và bài toán an ninh, an toàn thông tin

Thời gian qua, ngành Ngân hàng đã nỗ lực không ngừng và phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan trong công cuộc chuyển đổi số và đã đạt được nhiều thành quả quan trọng. Bên cạnh đó, ngành Ngân hàng cũng gặp những thách thức không nhỏ trong việc đảm bảo an ninh, an toàn thông tin và bảo mật dữ liệu. Thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tiếp tục hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật theo hướng thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đồng thời tăng cường hợp tác các tổ chức tài chính quốc tế trong nghiên cứu, thử nghiệm và áp dụng các công nghệ mới.
GenAI - Tương lai cá nhân hóa dịch vụ khách hàng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

GenAI - Tương lai cá nhân hóa dịch vụ khách hàng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

GenAI đang mở ra những cơ hội chưa từng có trong việc cá nhân hóa dịch vụ khách hàng tại các ngân hàngViệt Nam. Mặc dù vẫn còn nhiều thách thức trong việc triển khai GenAI, tuy nhiên, các ngân hàng Việt Nam đang dần vượt qua những rào cản này để tận dụng tiềm năng to lớn của GenAI trong cung cấp các sản phẩm, dịch vụ. Với sự phát triển của công nghệ và sự chuyển đổi số mạnh mẽ trong ngành Ngân hàng, GenAI hứa hẹn sẽ mang lại những trải nghiệm khách hàng cá nhân hóa tiên tiến, góp phần nâng cao sự hài lòng của khách hàng, tăng cường lòng trung thành và thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho các ngân hàng trong kỷ nguyên số.
Nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và ảnh hưởng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, khách hàng ngày càng mong muốn nhiều hơn sự cách tân, đổi mới đến từ các ngân hàng. Do đó, đổi mới sáng tạo không chỉ là yếu tố cần thiết để các ngân hàng thương mại Việt Nam nâng cao hiệu quả hoạt động và cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng, mà còn là chìa khóa để duy trì năng lực cạnh tranh trong nước và quốc tế, từ đó nâng cao vị thế của ngành Ngân hàng Việt Nam trong nền kinh tế số.
AI Agent: Xu hướng công nghệ mới, thực tiễn quốc tế và giải pháp áp dụng trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam

AI Agent: Xu hướng công nghệ mới, thực tiễn quốc tế và giải pháp áp dụng trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam

AI Agent không chỉ là một xu hướng công nghệ mà còn là động lực quan trọng để các ngân hàng thích nghi và phát triển trong thời đại số hóa.
Chuyển đổi số tại các ngân hàng thương mại - Kinh nghiệm một số nước và khuyến nghị cho Việt Nam

Chuyển đổi số tại các ngân hàng thương mại - Kinh nghiệm một số nước và khuyến nghị cho Việt Nam

Chuyển đổi số trong ngành Ngân hàng không chỉ đơn thuần là việc tích hợp công nghệ số vào mọi khía cạnh của hoạt động, mà còn là quá trình thúc đẩy sự thay đổi và cải thiện toàn diện. Qua đó, ngân hàng không chỉ tạo ra các phương pháp mới hoặc điều chỉnh các quy trình kinh doanh, mà còn tạo điều kiện cho việc thay đổi văn hóa tổ chức và cải thiện trải nghiệm của khách hàng.
Phát triển dữ liệu - cơ hội lịch sử để Việt Nam bứt phá

Phát triển dữ liệu - cơ hội lịch sử để Việt Nam bứt phá

Từ đời sống hằng ngày đến quản trị quốc gia, dữ liệu hiện diện khắp nơi và đang trở thành yếu tố then chốt trong mọi quyết định. Đó chính là nền tảng của xã hội số, là động lực mạnh mẽ cho phát triển.
Chiến lược ưu tiên thiết bị di động trong hoạt động ngân hàng

Chiến lược ưu tiên thiết bị di động trong hoạt động ngân hàng

Chiến lược ưu tiên thiết bị di động trong hoạt động ngân hàng thể hiện một cách tiếp cận mang tính chuyển đổi, trong đó các tổ chức tài chính ưu tiên nền tảng di động làm kênh chính để cung cấp dịch vụ và tương tác với khách hàng. Sự thay đổi mô hình này được thúc đẩy bởi những tiến bộ công nghệ nhanh chóng và hành vi người tiêu dùng đang phát triển, đã định nghĩa lại các mô hình ngân hàng truyền thống.
Xem thêm
Cấp thiết hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon

Cấp thiết hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số và quá trình chuyển đổi xanh, vấn đề đặt ra hiện nay là liệu các loại tài sản mới như tài sản số, tín chỉ carbon có thể và sẽ được chấp nhận như thế nào với vai trò là tài sản bảo đảm cho khoản vay tại các tổ chức tín dụng ở Việt Nam. Các chuyên gia trong nước và quốc tế đều cùng chung nhận định đó là cần sớm hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon tại Hội thảo “Tài sản bảo đảm ngân hàng - Những vấn đề quan tâm hiện nay” do Thời báo Ngân hàng tổ chức ngày 28/4/2025.
Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, để đạt được sự phát triển bền vững và hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, việc chuyển đổi mô hình kinh tế từ tuyến tính truyền thống sang nền kinh tế tuần hoàn là hướng đi đúng đắn, phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Trong bối cảnh các chính sách thuế quan và các biện pháp thương mại quốc tế đang thay đổi nhanh chóng, doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những chiến lược linh hoạt và kịp thời để đối phó với những thách thức, đồng thời tận dụng các cơ hội từ thị trường nội địa và quốc tế.
Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Để xây dựng hành lang pháp lý cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng, đồng thời tạo sự tương thích đối với Luật Giao dịch điện tử năm 2023, pháp luật Việt Nam đã có những quy định về nghĩa vụ của tổ chức tín dụng (TCTD) trong việc bảo đảm an toàn cho giao dịch điện tử. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai vẫn còn nhiều bất cập, đặt ra yêu cầu cần tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật để tăng cường tính an toàn, minh bạch và hiệu quả trong hoạt động giao dịch điện tử.
Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 75/2025/NĐ-CP ngày 01/4/2025 quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 171/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đối với Việt Nam, CBDC có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống thanh toán, tăng cường tài chính toàn diện và nâng cao hiệu quả giám sát tiền tệ. Tuy nhiên, để triển khai thành công, cần có một chiến lược rõ ràng, bao gồm: Xác định rõ mục tiêu của CBDC, xây dựng khung pháp lý toàn diện, đầu tư vào hạ tầng công nghệ, thử nghiệm các mô hình triển khai phù hợp và thúc đẩy hợp tác quốc tế để đảm bảo tính tương thích với hệ thống tài chính toàn cầu.
Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực  truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Chuyển đổi số mang lại cơ hội cũng như thách thức lớn đối với hoạt động truyền thông, báo chí ngành Ngân hàng Việt Nam. Việc áp dụng công nghệ không chỉ giúp báo chí gia tăng khả năng truyền tải thông tin, mà còn làm thay đổi phương thức quản lý, sản xuất và phân phối tin tức. Điều này đòi hỏi báo chí ngành Ngân hàng phải đổi mới mô hình tổ chức, bảo đảm tính linh hoạt và sáng tạo.
Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Chính quyền Mỹ cho biết, khi xác định mức thuế quan đối ứng cho mỗi quốc gia, họ không chỉ xem xét thuế nhập khẩu mà còn các hoạt động khác mà họ cho là không công bằng, bao gồm thuế giá trị gia tăng, trợ cấp của chính phủ, chiến lược thao túng tiền tệ, chuyển nhượng công nghệ và các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hòa cùng xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đã từng bước tiếp cận và áp dụng các Hiệp ước vốn Basel. Hiện nay, Việt Nam đã có hơn 20 NHTM áp dụng Basel II và 10 NHTM tiên phong áp dụng Basel III. Đây là bước tiến quan trọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam nhằm đáp ứng các chuẩn mực và quy định quốc tế.

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng

Thông tư số 64/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 56/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc