
Sacombank dự kiến vượt 20% kế hoạch lợi nhuận 2019
Vừa qua, Sacombank đã tổ chức thành công Hội nghị tổng kết năm 2019 và kỷ niệm 28 năm thành lập (21/12/1991 - 21/12/2019). Theo đó, lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2019 của Sacombank dự kiến đạt gần 3.200 tỷ đồng, vượt 20% so với kế hoạch đã cam kết tại đại hội đồng cổ đông; tổng tài sản đạt 457.000 tỷ đồng, huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 413.000 tỷ đồng, cho vay đạt hơn 296.000 tỷ đồng và tỷ lệ nợ xấu hiện đã giảm xuống còn 1,75%. Sacombank duy trì được hệ khách hàng ổn định gần 6 triệu cá nhân và doanh nghiệp; trong năm đã khai trương hoạt động tại 4 tỉnh miền Bắc gồm Lào Cai, Ninh Bình, Nam Định và Thái Bình, nâng mạng lưới lên 570 điểm giao dịch tại 52 tỉnh thành Việt Nam cùng hai nước Lào, Campuchia; đồng thời đảm bảo tốc độ tăng trưởng ổn định về doanh thu và thị phần.
Bên cạnh đó, hoạt động quản trị rủi ro của Sacombank được nâng tầm phù hợp với chiến lược phát triển cũng như với định hướng của Ngân hàng Nhà nước và thông lệ Basel II. Cụ thể là Sacombank đã sẵn sàng ứng dụng Basel II vào hoạt động, triển khai Thông tư 41 theo đúng lộ trình mà Ngân hàng Nhà nước đặt ra từ ngày 01/01/2020. Sacombank cũng đã hoàn thiện cơ chế quản trị theo Thông tư 13 và triển khai đồng bộ các dự án để ứng dụng phương pháp nâng cao của Basel II như: Khởi tạo, phê duyệt và quản lý cấp tín dụng; mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng; khung cơ sở dữ liệu quản lý rủi ro; Nâng cấp và hoàn thiện khung quản lý tài sản nợ - tài sản có, khung kiểm toán nội bộ, mô hình định giá và xây dựng mô hình tính toán vốn yêu cầu cho rủi ro thị trường; Xây dựng hệ thống quản lý và thu hồi nợ tập trung.
Song song với việc thúc đẩy phát triển kinh doanh và quản trị rủi ro, bộ máy tổ chức của Sacombank đã được chuẩn hóa theo hướng tập trung hóa chức năng nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu về hoạt động kinh doanh và quản trị điều hành; kiện toàn phương pháp quản trị mục tiêu thông qua việc triển khai mô hình thẻ điểm cân bằng trên toàn hệ thống; nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng, đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ và ứng dụng công nghệ thanh toán hiện đại cùng các chính sách ưu đãi…
Những thành tựu đó không chỉ thể hiện tinh thần đoàn kết sáng tạo cùng quyết tâm đổi mới của tập thể lãnh đạo và CBNV Sacombank mà còn là bằng chứng về sự tín nhiệm - đồng hành của khách hàng, đối tác và cổ đông giúp Sacombank từng bước kiện toàn, tăng tốc để tái lập vị thế trên thương trường và sẵn sàng chinh phục những mục tiêu mới.
Bước vào năm 2020, nhìn nhận thị trường với nhiều cơ hội và khó khăn đan xen, Sacombank sẽ tập trung: Gia tăng hiệu quả kinh doanh, phát triển quy mô và thị phần, cải thiện các chỉ số tài chính; Quyết liệt xử lý nợ xấu và kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng; Đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu; Tối đa hoá giá trị và nâng cao trải nghiệm cho khách hàng; Tiên phong trong nền tảng công nghệ thông tin hiện đại và an toàn bảo mật; Thiết thực đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp và các thành phần kinh tế; Thực hiện triệt để việc tinh gọn bộ máy, nâng cao chất lượng nhân sự và cải thiện môi trường làm việc.
Nguồn: TCNH số 1+2/2020
Tin bài khác


Gợi mở hướng đi cho ngân hàng Việt vươn ra thế giới trong kỷ nguyên số

Thủ tướng: Năm 2025, dự kiến quy mô kinh tế Việt Nam trên 500 tỷ USD

Thư chúc mừng của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhân dịp kỷ niệm 74 năm thành lập ngành Ngân hàng Việt Nam

Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Bức thư gửi về quá khứ

Một số giải pháp chính sách thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội tại Việt Nam

Thực thi ESG: Chiến lược phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Cấp thiết hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon

Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại châu Á: Vai trò của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và kinh tế vĩ mô

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ
