Lừa đảo thư tín dụng dưới hình thức MT 710

Hoạt động ngân hàng
Thư tín dụng được sử dụng rộng rãi trong thương mại quốc tế như một phương tiện thanh toán và tài trợ. Mặc dù được coi là phương thức thanh toán an toàn, vì nhà xuất khẩu sẽ được thanh toán khi xuất trình chứng từ phù hợp với các điều khoản và điều kiện của thư tín dụng, nhưng đây cũng là một trong những công cụ ưa thích của bọn lừa đảo. Gần đây, một số doanh nghiệp xuất khẩu thiếu kinh nghiệm đã bị kẻ xấu lừa xuất khẩu theo thư tín dụng được phát hành và thông báo dưới dạng MT 710.
aa

Thư tín dụng được sử dụng rộng rãi trong thương mại quốc tế như một phương tiện thanh toán và tài trợ. Mặc dù được coi là phương thức thanh toán an toàn, vì nhà xuất khẩu sẽ được thanh toán khi xuất trình chứng từ phù hợp với các điều khoản và điều kiện của thư tín dụng, nhưng đây cũng là một trong những công cụ ưa thích của đối tượng lừa đảo. Gần đây, một số doanh nghiệp xuất khẩu thiếu kinh nghiệm đã bị kẻ xấu lừa xuất khẩu theo thư tín dụng được phát hành và thông báo dưới dạng MT 710.

MT 710 là gì?

MT 710 là một loại điện SWIFT đặc biệt, được ngân hàng thông báo sử dụng để thông báo cho người thụ hưởng hoặc ngân hàng thông báo khác một thư tín dụng do ngân hàng thứ ba hoặc một tổ chức phi ngân hàng phát hành.

Theo ý kiến của Phòng Thương mại Quốc tế (International Chamber of Commerce - ICC) về thư tín dụng do tổ chức phi ngân hàng phát hành, việc một tổ chức phi ngân hàng phát hành thư tín dụng tuân thủ Quy tắc và Thực hành thống nhất Tín dụng chứng từ - UCP không “vi phạm” UCP mặc dù việc phát hành đó không được dự tính trong các quy tắc. UCP không quy định cụ thể về thông báo của ngân hàng đối với các thư tín dụng không do ngân hàng phát hành. Theo ICC, một thông báo như vậy phải xác định chính xác người phát hành và chỉ ra vai trò hạn chế của ngân hàng thông báo. Nếu mẫu thông báo thư tín dụng sử dụng cụm từ “tổ chức phát hành” ám chỉ là “ngân hàng phát hành”, thì thông báo đó phải nêu rõ tình trạng phi ngân hàng của tổ chức phát hành để tránh gây hiểu nhầm.



Thư tín dụng được sử dụng rộng rãi trong thương mại quốc tế như một phương tiện thanh toán và tài trợ

Cũng theo ICC, trong trường hợp cách thức phát hành khiến người thụ hưởng tin rằng tổ chức phát hành là một ngân hàng, thì ngân hàng thông báo có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý. Tuy nhiên, quyết định cuối cùng có chấp nhận rủi ro liên quan đến tổ chức phi ngân hàng hay không tùy thuộc vào người thụ hưởng.

Tổ chức phi ngân hàng phát hành thư tín dụng tuân thủ UCP cũng có nghĩa vụ giống như ngân hàng phát hành, đó là: Thanh toán khi chứng từ xuất trình phù hợp với các điều khoản và điều kiện của thư tín dụng. Tuy nhiên, người thụ hưởng chịu rủi ro về mức độ tín nhiệm của tổ chức phát hành phi ngân hàng trừ phi thư tín dụng được xác nhận bởi một ngân hàng uy tín. Vì vậy, người thụ hưởng cần xem xét liệu anh ta có sẵn sàng chấp nhận thư tín dụng do tổ chức phi ngân hàng phát hành hay không.

Thủ đoạn lừa đảo sử dụng MT 710

Thủ đoạn lừa đảo sử dụng MT 710 rất tinh vi. Dưới đây là một trường hợp điển hình:

Đối tượng lừa đảo tiếp cận nhà xuất khẩu, ký hợp đồng với giá cao hơn giá thị trường; chấp nhận thanh toán bằng thư tín dụng trả ngay.

Thư tín dụng được thông báo dưới dạng MT 710 và được chuyển tiếp qua một số ngân hàng trước khi nó được thông báo đến người thụ hưởng (nhà xuất khẩu).

Bộ chứng từ yêu cầu xuất trình bao gồm 3/3 vận đơn đích danh.

Sau khi nhận được thông báo thư tín dụng từ ngân hàng thông báo, người thụ hưởng thực hiện giao hàng và xuất trình bộ chứng từ cho ngân hàng thông báo (đóng vai trò là ngân hàng xuất trình) để chuyển cho tổ chức phát hành để thanh toán. Vào thời điểm đó, người thụ hưởng bị sốc khi biết rằng thư tín dụng không được phát hành bởi một ngân hàng mà là một công ty ở Zambia. Tuy nhiên, không còn cách nào khác ngoài việc gửi chứng từ cho tổ chức phát hành theo địa chỉ ghi trong thư tín dụng với hy vọng rằng khoản thanh toán sẽ được thực hiện.

Tuy nhiên, quá thời hạn dự kiến mà không nhận được tiền, ngân hàng xuất trình cố gắng liên hệ với công ty ở Zambia nhưng không thể, trong khi hãng tàu đã giao hàng cho người nhận hàng có tên trên vận đơn.

Ngân hàng xuất trình cũng cố gắng liên hệ với các ngân hàng liên quan về thư tín dụng nhưng không nhận được trả lời hoặc được trả lời rằng như đã nêu ở Field 49H (Điều kiện thanh toán đặc biệt) của MT 710, họ chuyển MT 710 trên cơ sở MT 710 họ nhận được từ Ngân hàng X theo tham chiếu xxx mà không chịu bất kỳ rủi ro hay trách nhiệm nào. Có nhiều yếu tố để nghi ngờ thư tín dụng trên là giả mạo.

Một trường hợp khác tương tự như trên nhưng có điểm khác là tổ chức phát hành thể hiện tại Trường 52a (Ngân hàng phát hành) của MT 710 là một ngân hàng. MT 710 này cũng được chuyển tiếp qua nhiều ngân hàng trước khi được thông báo đến người thụ hưởng. Sau khi thực hiện giao hàng, người thụ hưởng xuất trình bộ chứng từ cho ngân hàng thông báo (đóng vai trò là ngân hàng xuất trình) để chuyển đến ngân hàng phát hành theo địa chỉ ghi trong thư tín dụng yêu cầu thanh toán. Do quá thời hạn không nhận được tiền, ngân hàng xuất trình liên hệ với ngân hàng phát hành nhưng không thể do mã SWIFT của ngân hàng phát hành cung cấp trong thư tín dụng không tồn tại và ngân hàng phát hành cũng không có thật. Có nhiều yếu tố để nghi ngờ thư tín dụng này là giả mạo.

Các biện pháp cần thực hiện để tránh rủi ro liên quan đến MT 710

Một số các nhà xuất khẩu thiếu kinh nghiệm, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thường không thể phân biệt được sự khác nhau giữa MT 700 và MT 710 cũng như không thể xác định và đánh giá các rủi ro liên quan đến MT 710, trong khi một vài ngân hàng cũng không tuân thủ ý kiến của ICC khi thông báo thư tín dụng dưới hình thức MT 710. Dưới đây là một số biện pháp cần thực hiện nhằm tránh rủi ro liên quan đến MT 710:

Đối với nhà xuất khẩu

Một là, luôn thực hiện KYC và đánh giá uy tín tín dụng cũng như tình hình tài chính của đối tác nhập khẩu thông qua ngân hàng phục vụ hoặc các kênh khác.

Hai là, yêu cầu thư tín dụng được phát hành bởi một ngân hàng có uy tín dưới dạng MT 700. Trong trường hợp ngân hàng phát hành nằm trong một thị trường tiềm ẩn rủi ro và có tình hình tài chính kém, yêu cầu thư tín dụng được xác nhận bởi một ngân hàng có uy tín.

Ba là, trường hợp thư tín dụng được thông báo dưới dạng MT 710, hãy kiểm tra Trường 52a (Ngân hàng phát hành) hoặc 50B (Tổ chức phát hành phi ngân hàng) để xác định xem nó được phát hành bởi một ngân hàng hay một tổ chức phi ngân hàng. Không chấp nhận thư tín dụng do một tổ chức phi ngân hàng phát hành trừ khi nó được xác nhận bởi một ngân hàng có uy tín.

Bốn là, kiểm tra tất cả các điều khoản và điều kiện để đảm bảo rằng chúng có thể được tuân thủ.

Năm là, không chấp nhận thư tín dụng yêu cầu xuất trình vận đơn đích danh.

Sáu là, cảnh giác với thư tín dụng được thông báo chuyển tiếp qua một số ngân hàng.

Đối với ngân hàng thông báo

Trước hết, cần thận trọng hợp lý để xác thực tính chân thực của MT 710, đặc biệt là những thông báo được chuyển tiếp hoặc chuyển tiếp qua nhiều ngân hàng. Trong trường hợp nghi ngờ về tính xác thực của MT 710, từ chối thông báo nó cho người thụ hưởng hoặc ngân hàng thông báo khác.

Hai là, kiểm tra Trường 52a hoặc 50B để xác định xem thư tín dụng được phát hành bởi ngân hàng hay tổ chức phi ngân hàng. Trường hợp nó được phát hành bởi một tổ chức phi ngân hàng, thông báo như vậy cho người thụ hưởng để người hưởng lợi xem xét có chấp nhận hay không.

Ba là, trường hợp MT 710 thể hiện tổ chức phát hành là một ngân hàng, hãy thực hiện KYC trên ngân hàng phát hành để xác định xem ngân hàng đó có thật và tồn tại hay không.

Tài liệu tham khảo:

1. International Chamber of Commerce 2002, When a non-bank issues a letter of credit, No. Free023, ISBN: Free0023.
2. Nguyễn Hữu Đức (2006), Khi LC được phát hành bởi một tổ chức phi ngân hàng, Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ số 5 (203), trang 18-19.

Nguyễn Hữu Đức (Đà Nẵng)
https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp" trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp" trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Thực hiện chủ trương của Chính phủ và với sự chỉ đạo triển khai của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bắc Ninh, những năm qua, Chương trình cho vay hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh đã tạo động lực giúp hàng trăm phụ nữ trên địa bàn tỉnh mạnh dạn khởi nghiệp và phát triển kinh tế ổn định, hiệu quả, góp phần tích cực cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân và gia đình...
Vốn tín dụng chính sách tạo động lực cho phụ nữ phát triển kinh tế

Vốn tín dụng chính sách tạo động lực cho phụ nữ phát triển kinh tế

Là “cánh tay nối dài” của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) trong việc truyền tải nguồn vốn tín dụng chính sách đến với phụ nữ nghèo và các đối tượng chính sách khác, trong những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Phú Lộc, thành phố Huế luôn đồng hành, sát cánh với hội viên, giúp họ phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống, quyền năng kinh tế cho chị em, qua đó, nâng cao vị thế của người phụ nữ trong gia đình và xã hội.
Hiệu quả nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hải Dương

Hiệu quả nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hải Dương

Bài viết tập trung phân tích hiệu quả nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương để cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2020 - 2024 thông qua các chỉ tiêu định tính và định lượng.
Hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam

Hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam

Hiện nay, Việt Nam đang là một nền kinh tế có độ mở lớn, việc giao thương với các quốc gia trên thế giới đã mở ra nhiều cơ hội trong việc kinh doanh ngoại tệ nói chung và hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh tại các TCTD nói chung. Theo đó, các TCTD đã tận dụng tốt cơ hội và lợi thế để triển khai các sản phẩm phái sinh đến khách hàng dưới sự giám sát, quản lý chặt chẽ của cơ quan chức năng cũng như sự điều tiết của thị trường.
Chuyển đổi số tại Ngân hàng Chính sách xã hội: Gia tăng tiện ích sử dụng cho khách hàng

Chuyển đổi số tại Ngân hàng Chính sách xã hội: Gia tăng tiện ích sử dụng cho khách hàng

Sự phát triển công nghệ ngân hàng số diễn ra mạnh mẽ với tốc độ khá nhanh, kéo theo sự thay đổi nhanh chóng dịch vụ tài chính; các sản phẩm ứng dụng công nghệ mới đa dạng đem lại những trải nghiệm mới và lợi ích sử dụng cho khách hàng.
“Dòng chảy” vốn tín dụng tại tỉnh An Giang tạo động lực tăng trưởng bền vững trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

“Dòng chảy” vốn tín dụng tại tỉnh An Giang tạo động lực tăng trưởng bền vững trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Với lợi thế tự nhiên vừa có đồng bằng, miền núi, biên giới giáp với Vương quốc Campuchia và sự hỗ trợ từ những chính sách đặc thù, tỉnh An Giang đã và đang vươn lên trở thành điểm sáng trong thu hút đầu tư và phát triển bền vững.
Hoạt động ngân hàng - Dấu ấn trong bức tranh kinh tế tỉnh Nam Định năm 2024

Hoạt động ngân hàng - Dấu ấn trong bức tranh kinh tế tỉnh Nam Định năm 2024

Trong bức tranh kinh tế tỉnh Nam Định năm 2024, hệ thống ngân hàng đã phát huy vai trò là huyết mạch quan trọng, chủ động bảo đảm nguồn vốn lưu thông linh hoạt, đóng góp tích cực vào kết quả tăng trưởng của tỉnh.
25 năm phát triển sản phẩm, dịch vụ của Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam

25 năm phát triển sản phẩm, dịch vụ của Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam

Tại Việt Nam, vào những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20, khi hệ thống ngân hàng Việt Nam chuyển từ một cấp thành hai cấp, định hướng hoạt động theo cơ chế kinh tế thị trường, hàng loạt quỹ tín dụng, hợp tác xã tín dụng và cả một số ngân hàng lâm vào tình trạng mất vốn, nợ tồn đọng lớn, gây ảnh hưởng tới uy tín của hệ thống ngân hàng, lòng tin của người dân và doanh nghiệp.
Xem thêm
Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, để đạt được sự phát triển bền vững và hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, việc chuyển đổi mô hình kinh tế từ tuyến tính truyền thống sang nền kinh tế tuần hoàn là hướng đi đúng đắn, phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Trong bối cảnh các chính sách thuế quan và các biện pháp thương mại quốc tế đang thay đổi nhanh chóng, doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những chiến lược linh hoạt và kịp thời để đối phó với những thách thức, đồng thời tận dụng các cơ hội từ thị trường nội địa và quốc tế.
Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Để xây dựng hành lang pháp lý cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng, đồng thời tạo sự tương thích đối với Luật Giao dịch điện tử năm 2023, pháp luật Việt Nam đã có những quy định về nghĩa vụ của tổ chức tín dụng (TCTD) trong việc bảo đảm an toàn cho giao dịch điện tử. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai vẫn còn nhiều bất cập, đặt ra yêu cầu cần tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật để tăng cường tính an toàn, minh bạch và hiệu quả trong hoạt động giao dịch điện tử.
Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 75/2025/NĐ-CP ngày 01/4/2025 quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 171/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Khung pháp lý cho phát triển ngân hàng bền vững - Cơ hội và thách thức

Khung pháp lý cho phát triển ngân hàng bền vững - Cơ hội và thách thức

Nghiên cứu này đã hệ thống hóa khung pháp lý toàn cầu và thực tiễn Việt Nam về phát triển ngân hàng bền vững, qua đó làm nổi bật xu hướng hội tụ giữa tiêu chuẩn quốc tế và nỗ lực địa phương hóa. Nghiên cứu cũng khẳng định xu hướng tất yếu là hài hòa hóa tiêu chuẩn toàn cầu, đồng thời nhấn mạnh yêu cầu cấp thiết về minh bạch hóa thông tin và hợp tác đa bên để cân bằng giữa lợi ích kinh tế và trách nhiệm môi trường.
Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đối với Việt Nam, CBDC có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống thanh toán, tăng cường tài chính toàn diện và nâng cao hiệu quả giám sát tiền tệ. Tuy nhiên, để triển khai thành công, cần có một chiến lược rõ ràng, bao gồm: Xác định rõ mục tiêu của CBDC, xây dựng khung pháp lý toàn diện, đầu tư vào hạ tầng công nghệ, thử nghiệm các mô hình triển khai phù hợp và thúc đẩy hợp tác quốc tế để đảm bảo tính tương thích với hệ thống tài chính toàn cầu.
Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực  truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Chuyển đổi số mang lại cơ hội cũng như thách thức lớn đối với hoạt động truyền thông, báo chí ngành Ngân hàng Việt Nam. Việc áp dụng công nghệ không chỉ giúp báo chí gia tăng khả năng truyền tải thông tin, mà còn làm thay đổi phương thức quản lý, sản xuất và phân phối tin tức. Điều này đòi hỏi báo chí ngành Ngân hàng phải đổi mới mô hình tổ chức, bảo đảm tính linh hoạt và sáng tạo.
Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Chính quyền Mỹ cho biết, khi xác định mức thuế quan đối ứng cho mỗi quốc gia, họ không chỉ xem xét thuế nhập khẩu mà còn các hoạt động khác mà họ cho là không công bằng, bao gồm thuế giá trị gia tăng, trợ cấp của chính phủ, chiến lược thao túng tiền tệ, chuyển nhượng công nghệ và các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hòa cùng xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đã từng bước tiếp cận và áp dụng các Hiệp ước vốn Basel. Hiện nay, Việt Nam đã có hơn 20 NHTM áp dụng Basel II và 10 NHTM tiên phong áp dụng Basel III. Đây là bước tiến quan trọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam nhằm đáp ứng các chuẩn mực và quy định quốc tế.

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng

Thông tư số 64/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 56/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc