
Thanh toán không dùng tiền mặt tạo lập thói quen chi tiêu của người dân
Ngày 02/6/2025, diễn ra Họp báo công bố Chương trình Ngày không tiền mặt năm 2025 với chủ đề “Thanh toán không tiền mặt thúc đẩy kinh tế số” dưới sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước và UBND TP. Hồ Chí Minh, Vụ Thanh toán, Thời báo Ngân hàng và Báo Tuổi Trẻ phối hợp cùng Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh và công ty cổ phần Chuyển mạch Quốc gia (Napas) tổ chức. Buổi họp báo Ngày không tiền mặt năm nay diễn ra trong bối cảnh hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng phổ biến và có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng (trung bình tăng 30-40%/năm).
![]() |
Ông Phạm Anh Tuấn trả lời các câu hỏi của phóng viên Ảnh: Quang Định |
Thông tin tại cuộc họp báo - ông Phạm Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Thanh toán cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, các tổ chức tín dụng cung ứng đa dạng các sản phẩm dịch vụ thanh toán. Qua đó, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của người sử dụng dịch vụ thanh toán cũng như yêu cầu của nền kinh tế. Ông Tuấn đánh giá thanh toán không dùng tiền mặt đã bắt đầu tạo lập thói quen của người dân, doanh nghiệp.
Theo Ngân hàng Nhà nước, giá trị thanh toán không dùng tiền mặt trong năm 2024 đạt trên 295,2 triệu tỷ đồng, gấp 26 lần GDP của Việt Nam. Cùng thời điểm này Việt Nam đã có tỷ lệ người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản tại ngân hàng đạt 86,97%.
Số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước cũng cho thấy, tính đến hết quý I/2025, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 44,43% về số lượng. Trong đó, thanh toán qua kênh Internet tăng 40,41%, qua kênh điện thoại di động tăng 39,82%, qua phương thức QR code tăng 81,64%.
Tài khoản Mobile Money của ba nhà mạng viễn thông VNPT, Viettel, Mobifone cũng tăng mạnh, lên đến 10,4 triêu tài khoản, trong đó hơn 72% tài khoản viễn thông thanh toán ở các khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo.
![]() |
Đại diện các vụ, cục chức năng và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Khu vực 2 tham gia cuộc họp báo |
Theo Ngân hàng Nhà nước, hiện nay, có 47 tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử, số lượng tài khoản ví điện tử đang hoạt động là khoảng 30,27 triệu tài khoản - chiếm 65,8% trong tổng số gần 46,01 triệu ví điện tử đã được kích hoạt. Về hạ tầng phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt, theo đại diện Vụ Thanh toán, đến nay ngành Ngân hàng đã triển khai vận hành hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng ổn định, thông suốt.
Hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử vận hành an toàn, hiệu quả, liên tục mở rộng quy mô, kết nối, cập nhật tính năng mới. Thanh toán bán lẻ xuyên biên giới Thái Lan, Campuchia, Lào và đang triển khai tiếp với Trung Quốc, Hàn Quốc.
Trong Quý I/2025, giao dịch qua Hệ thống TTĐTLNH đạt 35.665.760 món với giá trị đạt 81.468.633 tỷ đồng (tương ứng tăng 9,60% về số lượng và tăng 36,81% về giá trị giao dịch so với cùng kỳ năm 2024); giao dịch qua Napas đạt 2.453.426.745 món với giá trị đạt 14.972.645 tỷ đồng (tăng 13,53% về số lượng và 2,54% về giá trị so với cùng kỳ năm 2024)...
![]() |
Ông Nguyễn Đăng Hùng – Phó Tổng Giám đốc NAPAS, phương thức thanh toán quét mã QR đang ngày càng phổ biến và len lỏi trong mọi ngõ ngách, từ thành thị đến nông thôn |
Theo ông Nguyễn Đăng Hùng – Phó Tổng Giám đốc NAPAS, phương thức thanh toán quét mã QR đang ngày càng phổ biến và len lỏi trong mọi ngõ ngách, từ thành thị đến nông thôn. Trong đó, phải kể đến dịch vụ chuyển nhanh NAPAS 247 bằng mã VietQR do NAPAS phối hợp các ngân hàng, ví điện tử triển khai ra thị trường. Dịch vụ này dựa trên tiêu chuẩn cơ sở về mã QR cho hoạt động thanh toán do NHNN ban hành vào năm 2018, từ đó tạo ra chuẩn chung và tạo điều kiện thuận lợi cho VietQR được triển khai rộng khắp toàn quốc trong 5 năm vừa qua. Ông Hùng cũng chia sẻ thêm, bên cạnh dịch vụ chuyển nhanh NAPAS 247 bằng mã VietQR, dưới sự chỉ đạo của NHNN, trong 3 năm qua, NAPAS đã phối hợp ngân hàng, trung gian thanh toán triển khai dịch vụ thanh toán bằng mã VietQR trong nội địa (tên dịch vụ là VietQR Pay) và VietQR Global cho các giao dịch thanh toán xuyên biên giới. “Với những mô hình thanh toán tiêu chuẩn, dịch vụ VietQR Pay giúp đảm bảo quyền lợi cho cả người bán và người mua hàng, thông qua việc liên kết giữa giao dịch thanh toán với việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ của người bán ra thị trường” Ông Hùng nói.
Về khuôn khổ pháp luật, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã trình Quốc hội thông qua Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV (có hiệu lực từ 01/7/2024), trong đó bổ sung quy định về dịch vụ ngân hàng điện tử, hoạt động đại lý thanh toán, khung pháp lý cho thử nghiệm ứng dụng công nghệ, sản phẩm, dịch vụ và mô hình kinh doanh mới trong hoạt động ngân hàng. Trên cơ sở đó, NHNN đã xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định về thanh toán không dùng tiền mặt và Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát và 7 thông tư hướng dẫn luật, nghị định trong lĩnh vực này.
Ngành Ngân hàng đã ban hành hàng loạt Thông tư hướng dẫn liên quan đến hoạt động đại lý thanh toán, hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, quy định việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán, về hoạt động thẻ ngân hàng, quy định về giám sát các hệ thống thanh toán quan trọng và hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán…
![]() |
Tổng biên tập Thời báo Ngân hàng - Lê Thị Thúy Sen và ông Phạm Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước tham dự buổi họp báo và trả lời các câu hỏi của phóng viên.
Theo Ban tổ chức, chuỗi sự kiện Ngày không tiền mặt năm 2025 sẽ tập trung mạnh vào chủ đề thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số. Trong đó, nổi bật là Lễ hội Không Tiền Mặt - Ting Ting Day diễn ra từ ngày 14/6 đến 15/6 tại phố đi bộ Nguyễn Huệ, quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
Lễ hội sẽ tái hiện sinh động một xã hội không tiền mặt thông qua bốn không gian trải nghiệm chính: Ting Ting Now! (khu check-in và trưng bày hành trình phát triển của thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam); Ting Ting Wow! (không gian tái hiện đời sống thường nhật dưới góc nhìn số hóa, đặc biệt có các quầy dịch vụ công giả lập, giúp người dân được trực tiếp trải nghiệm các sản phẩm, dịch vụ thanh toán không tiền mặt); Ting Ting Life! (trung tâm tiện ích số, nơi có thể ăn uống, mua sắm,... dưới hình thức không dùng tiền mặt) và Ting Ting Show! (sân khấu nghệ thuật với đêm nhạc hội e-Coincert).
Ngoài ra, xuyên suốt lễ hội còn có nhiều hoạt động hấp dẫn như: livestream chốt đơn, gameshow Đấu trường tài chính, workshop và các minigame tương tác. Ban Tổ chức cũng sẽ phối hợp với các cơ quan, đơn vị, sở ngành tại TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo “Thanh toán không tiền mặt: Động lực tăng trưởng kinh tế số” nhằm phân tích vai trò thanh toán số, đề xuất giải pháp giai đoạn 2026 - 2030.
Tin bài khác


Thực hành tiết kiệm

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Ngành Ngân hàng quyết tâm đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển khu vực kinh tế tư nhân

Ngành Ngân hàng quyết tâm xây dựng hệ sinh thái tài chính số thông minh trong kỷ nguyên mới

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết số 66 và Nghị quyết số 68

Trí tuệ nhân tạo sẽ tạo nên đột phá gì cho Báo cáo Phát triển bền vững trong ngành Ngân hàng?

Thúc đẩy tín dụng xanh mở đường cho khu công nghiệp xanh

Gợi mở hướng đi cho ngân hàng Việt vươn ra thế giới trong kỷ nguyên số

Pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong lĩnh vực ngân hàng tại một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Điều hành tín dụng linh hoạt là nền tảng cho thị trường bất động sản phát triển bền vững

Chương trình 145 nghìn tỉ đồng cho vay nhà ở xã hội: Doanh số giải ngân dần cải thiện

Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương về cơ chế, chính sách quản lý hiệu quả thị trường vàng

Vị thế của đô la Mỹ trên thị trường tài chính toàn cầu

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách
