
Kế hoạch công tác phòng, chống khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt trong ngành Ngân hàng giai đoạn 2025-2026
Mục tiêu của Kế hoạch nhằm hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra khủng bố/tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt và các hoạt động gây mất an ninh, an toàn hoạt động ngân hàng; ứng phó kịp thời, kiểm soát chặt chẽ để giảm thiểu thiệt hại (nếu có) khi xảy ra các hoạt động khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt và các hoạt động gây mất an ninh, an toàn hoạt động ngân hàng; nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong toàn ngành Ngân hàng đối với công tác phòng, chống khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt; đồng thời thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật, tập trung nguồn lực đáp ứng các chuẩn mực quốc tế về công tác phòng, chống khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Kế hoạch bao gồm các giải pháp cụ thể sau:
Đối với Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố ngành Ngân hàng: Kiện toàn và tăng cường hoạt động của Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố ngành Ngân hàng; đẩy mạnh phối hợp với các Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các Ban chỉ đạo phòng chống khủng bố địa phương trong triển khai công tác phòng, chống khủng bố, tài trợ khủng bố; kịp thời khen thưởng, động viên các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc về phòng, chống khủng bố/tài trợ khủng bố để nhân rộng trong toàn ngành Ngân hàng.
Đối với Tổ Thường trực giúp việc Ban chỉ đạo: Tham mưu, giúp việc Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố ngành Ngân hàng nhằm thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống khủng bố/tài trợ khủng bố/tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt trong ngành Ngân hàng; theo dõi, đôn đốc công tác phòng, chống khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt trong đơn vị và mảng công việc được giao; tổng hợp, báo cáo và đề xuất Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố ngành Ngân hàng các biện pháp cần thiết nhằm triển khai có hiệu quả.
Đối với các đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của NHNN: Phối hợp với các đơn vị triển khai hiệu quả các nội dung kế hoạch phòng, chống khủng bố/tài trợ khủng bố/ tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt đã được phê duyệt; tiếp tục đẩy mạnh, nghiêm túc triển khai Phương án phòng, chống khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt trong ngành Ngân hàng; NHNN Chi nhánh tỉnh/thành phố thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, công tác phòng chống khủng bố/tài trợ khủng bố/ tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt tại các NHTM và các đối tượng quản lý trên địa bàn, tăng cường công tác thanh tra có gắn nội dung này; tăng cường phối hợp với các cơ quan phòng, chống khủng bố trên địa bàn nhằm triển khai hiệu quả công tác phòng, chống khủng bố/tài trợ khủng bố/ tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Các TCTD, tổ chức khác trong ngành Ngân hàng: Xây dựng, hoàn thiện phương án phòng, chống khủng bố và tổ chức thực hiện phương án tại đơn vị nhằm đảm bảo an toàn về con người, tài sản; trang bị công cụ, thiết bị hỗ trợ… nhằm phòng ngừa, giảm thiểu nguy cơ khủng bố, rủi ro có thể xảy ra; thực hiện nghiêm túc các quy định về nhận biết khách hàng, thu thập, cập nhật, xác minh thông tin nhận biết khách hàng; rà soát khách hàng; có biện pháp nâng cao hiệu quả phát hiện các giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ, thực hiện báo cáo cơ quan chức năng và các quy định khác tại Luật Phòng, chống rửa tiền…; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn nhằm triển khai nhằm triển khai thực hiện hiệu quả quy định của quy định của pháp luật về phòng, chống khủng bố/tài trợ khủng bố/ tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Tin bài khác


Sức mạnh của đoàn kết

Kinh doanh báo chí không thể đứng ngoài dòng chảy đổi mới sáng tạo

Thực hành tiết kiệm

Thanh toán không dùng tiền mặt tạo lập thói quen chi tiêu của người dân

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Ngành Ngân hàng quyết tâm đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển khu vực kinh tế tư nhân

Ngành Ngân hàng quyết tâm xây dựng hệ sinh thái tài chính số thông minh trong kỷ nguyên mới

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết số 66 và Nghị quyết số 68

Khuôn khổ pháp lý liên quan đến việc sử dụng tài sản số, tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm ngân hàng tại Việt Nam

Để đồng thuận xã hội chuyển đổi thuế hộ kinh doanh

Phản ứng chính sách của Fed và BPoC trước xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc

Pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong lĩnh vực ngân hàng tại một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Điều hành tín dụng linh hoạt là nền tảng cho thị trường bất động sản phát triển bền vững

Vị thế của đô la Mỹ trên thị trường tài chính toàn cầu

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách
