
Chủ động cung ứng vốn tín dụng cho sản xuất, chế biến và xuất khẩu gạo vùng ĐBSCL
![]() |
Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Ảnh: ĐK) |
Đối với các ngân hàng thương mại
NHNN yêu cầu chủ động cân đối nguồn vốn, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn vay của người dân, doanh nghiệp sản xuất, chế biến, thu mua, tạm trữ, tiêu thụ (trong nước, xuất khẩu) lúa, gạo trong năm 2025, nhất là thu mua lúa hàng hóa vụ Đông Xuân tại các tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL; tạo điều kiện hỗ trợ nông dân tái vụ. Không để xảy ra tình trạng người dân, doanh nghiệp có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, đáp ứng đầy đủ quy định của pháp luật mà không được tiếp cận hoặc chậm tiếp cận vốn vay do các điều kiện và thủ tục phiền hà.
Nghiên cứu, xem xét nâng hạn mức, thời hạn cho vay phù hợp với quy định của pháp luật đối với các doanh nghiệp có năng lực, kinh nghiệm tổ chức thu mua, chế biến, xuất khẩu, có hệ thống kho chứa để thu mua gạo tạm trữ; tạo điều kiện mở rộng tín dụng trung, dài hạn để hỗ trợ trong đầu tư kho chứa, máy móc, thiết bị chế biến, bảo quản và tạm trữ.
Các ngân hàng cũng được đề nghị thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và NHNN trong việc tiếp tục tiết giảm chi phí hoạt động, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và thực hiện các biện pháp khác để giảm lãi suất cho vay, sẵn sàng chia sẻ một phần lợi nhuận nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, nhất là trong lĩnh vực lúa gạo khu vực ĐBSCL.
Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa, gạo tiếp cận nguồn vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi theo các chương trình của ngân hàng.
Đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa thủ tục, hồ sơ vay vốn, tài sản bảo đảm nhằm kịp thời hỗ trợ tính mùa vụ trong sản xuất, chế biến, thu mua, tạm trữ, xuất khẩu lúa, gạo.
NHNN cũng yêu cầu các ngân hàng thương mại tiếp tục đẩy mạnh triển khai chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015, Nghị định 116/2018/NĐ-CP ngày 07/9/2018 của Chính phủ, trong đó chú trọng cho vay các mô hình chuỗi liên kết lúa, gạo từ khâu sản xuất đến thu mua, chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm; Đẩy mạnh triển khai Chương trình cho vay liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng cao và phát thải thấp vùng ĐBSCL theo Quyết định 1490/QĐ-TTg ngày 27/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ; và theo các nội dung chỉ đạo của Lãnh đạo NHNN tại Hội nghị triển khai Chương trình tín dụng ưu đãi thực hiện đề án một triệu héc-ta lúa chất lượng cao và phát thải thấp vùng ĐBSCL ngày 07/11/2024 tại Đồng Tháp và các Văn bản số 8364/NHNN-TD ngày 11/10/2024, số 288/NHNN-TD ngày 14/01/2025, số 289/NHNN-TD ngày 14/01/2025, số 961/NHNN-TD ngày 14/02/2025 của NHNN.
Ngoài ra, cần tăng cường hoạt động kết nối ngân hàng – doanh nghiệp để kịp thời có các giải pháp tháo gỡ khó khăn; phối hợp với Hiệp hội Lương thực Việt Nam, Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam thông tin các chính sách tín dụng của ngành ngân hàng cho các doanh nghiệp là hội viên để biết và tham gia khi có nhu cầu.
Đối với NHNN chi nhánh Khu vực 13, 14, 15
NHNN chi nhánh Khu vực 13,14,15 chỉ đạo các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn thực hiện các nội dung tại điểm 1 văn bản này. Các NHNN chi nhánh cũng được yêu cầu phối hợp với các sở, ban ngành trên địa bàn tăng cường triển khai Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc, tạo thuận lợi cho các thương nhân, doanh nghiệp, người sản xuất, kinh doanh lúa, gạo trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng.
NHNN cũng yêu cầu Chủ tịch, Tổng Giám đốc các ngân hàng thương mại và Giám đốc NHNN chi nhánh tại Khu vực 13, 14, 15 bám sát diễn biến, tình hình thị trường và việc cho vay ngành lúa, gạo; trường hợp khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền, đề nghị báo cáo NHNN, Bộ, ngành liên quan và UBND tỉnh, thành phố trên địa bàn để được xem xét, xử lý.
Tin bài khác


Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Hội nghị Trung ương 11: Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử

Môi trường đầu tư kinh doanh an toàn, minh bạch: Sức hút để 'tăng tốc' dòng vốn FDI

Tương lai cho thế hệ vươn mình

Dòng vốn ngân hàng hỗ trợ kinh tế tư nhân phát huy thế mạnh vai trò huyết mạch của nền kinh tế

Đẩy mạnh các giải pháp nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam

Chủ động thích ứng linh hoạt, hiệu quả với tình hình thế giới, khu vực để đạt được các mục tiêu tăng trưởng

Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Khung pháp lý cho phát triển ngân hàng bền vững - Cơ hội và thách thức

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Vươn mình trong hội nhập quốc tế
