
BIDV công bố quyết định nhân sự cấp cao
Ngày 15/11/2018, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tổ chức công bố quyết định nhân sự cấp cao của BIDV.
Tham dự chương trình có đồng chí Lê Minh Hưng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; đồng chí Phạm Viết Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương; đại diện lãnh đạo các Vụ chức năng của NHNN, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương; cùng tập thể Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc và cán bộ chủ chốt của BIDV.
Trong chương trình, Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương Phạm Viết Thanh đã trao Quyết định của Ban Thường vụ Đảng ủy Khối về việc chuẩn y đồng chí Phan Đức Tú - Ủy viên BCH Đảng bộ Khối DNTW, Phó Bí thư Đảng ủy BIDV - giữ nhiệm vụ Bí thư Đảng ủy BIDV nhiệm kỳ 2015 - 2020.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng trao quyết định giao ông Phan Đức Tú - Chủ tịch Hội đồng quản trị BIDV - là người đại diện 40% phần vốn góp của Nhà nước tại BIDV.
Hội đồng quản trị BIDV công bố quyết định bổ nhiệm ông Phan Đức Tú - Ủy viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc BIDV - giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị BIDV nhiệm kỳ 2017 - 2022.
Phát biểu tại buổi lễ, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cho biết: Việc bổ nhiệm nhân sự lãnh đạo cấp cao tại BIDV giúp BIDV tăng cường năng lực quản trị điều hành, thực hiện tốt Đề án tái cơ cấu giai đoạn 2016 - 2020 đã được phê duyệt; thể hiện tốt hơn vai trò chủ lực, chủ đạo của Ngân hàng thương mại Nhà nước trong thực hiện chính sách tiền tệ, phục vụ phát triển kinh tế đất nước.
Cũng tại chương trình, BIDV đã công bố quyết định của Hội động quản trị về việc giao ông Lê Ngọc Lâm - Phó Tổng Giám đốc BIDV - giữ nhiệm vụ Phó Tổng giám đốc phụ trách Ban điều hành từ ngày 15/11/2018.
* Ông Phan Đức Tú sinh năm 1964. Năm 1987, ông bắt đầu làm việc tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng tỉnh Quảng Ngãi. Từ tháng 01/1998, ông là Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Quảng Ngãi. Từ tháng 3/2005, ông là Giám đốc Ban Tổ chức cán bộ BIDV. Tháng 6/2007, ông được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Từ 01/5/2012, ông được bổ nhiệm Ủy viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Từ 15/11/2018, ông được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
* Ông Lê Ngọc Lâm sinh năm 1975. Năm 1997, ông bắt đầu làm việc tại Trụ sở chính Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Từ tháng 3/2009, ông là Phó Giám đốc Ban Quản lý rủi ro tín dụng BIDV. Từ tháng 10/2010, ông là Phó Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Sở Giao dịch I. Từ tháng 4/2012, ông là Giám đốc Ban Quản lý rủi ro tín dụng BIDV. Từ tháng 4/2013, ông là Giám đốc Ban Khách hàng doanh nghiệp BIDV. Từ ngày 15/01/2015, ông được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Từ 15/11/2018, ông được giao nhiệm vụ Phó Tổng Giám đốc phụ trách Ban điều hành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
CTV
(Tạp chí Ngân hàng số 23/2018)
Tin bài khác


Vốn tín dụng chính sách tạo động lực cho phụ nữ phát triển kinh tế

Hiệu quả nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hải Dương

Hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam

Chuyển đổi số tại Ngân hàng Chính sách xã hội: Gia tăng tiện ích sử dụng cho khách hàng

“Dòng chảy” vốn tín dụng tại tỉnh An Giang tạo động lực tăng trưởng bền vững trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Hoạt động ngân hàng - Dấu ấn trong bức tranh kinh tế tỉnh Nam Định năm 2024

25 năm phát triển sản phẩm, dịch vụ của Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam

Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Cấp thiết hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon

Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Vươn mình trong hội nhập quốc tế
