Thực trạng đầu cơ trục lợi trên thị trường chứng khoán và một số khuyến nghị!

Thị trường tài chính
Thị trường chứng khoán hoạt động minh bạch là một trong những yếu tố nền tảng cơ bản để chúng ta có thể xây dựng một thị trường vốn hiệu quả. Khi xây dựng được một thị trường hiệu quả thì chúng ta có thể xây dựng được niềm tin từ các nhà đầu tư, qua đó có thể dẫn dắt dòng vốn của xã hội vào các doanh nghiệp nhằm phát triển kinh tế. T
aa

Tóm tắt: Bài viết tập trung phân tích về thực trạng đầu cơ trục lợi trên thị trường chứng khoán cũng như chỉ ra những tác hại của vấn đề này trong bối cảnh hiện nay, từ đó đưa ra một số khuyến nghị.

Từ khóa: Đầu cơ, trục lợi, giám sát, thị trường chứng khoán.

THE CURRENT SITUATION OF PROFITEERING SPECULATION IN THE STOCK MARKET AND SOME RECOMMENDATIONS

Abstract: The article focuses on analyzing the current situation of profiteering speculation in the stock market as well as pointing out the harmful effects of this problem in the current context, thereby making some recommendations.

Keywords: Speculation, profiteering, supervision, stock market.

1. Đặt vấn đề

Thị trường chứng khoán hoạt động minh bạch là một trong những yếu tố nền tảng cơ bản để chúng ta có thể xây dựng một thị trường vốn hiệu quả. Khi xây dựng được một thị trường hiệu quả thì chúng ta có thể xây dựng được niềm tin từ các nhà đầu tư, qua đó có thể dẫn dắt dòng vốn của xã hội vào các doanh nghiệp nhằm phát triển kinh tế. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng đầu cơ thao túng thị trường chứng khoán diễn ra khá phổ biến, điều này không chỉ ảnh hưởng rất lớn đến thị trường, lợi ích của các nhà đầu tư mà còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế đất nước. Do đó, việc giám sát, nhận diện, cảnh báo sớm về hiện tượng đầu cơ trục lợi trong lĩnh vực chứng khoán một cách hiệu quả là yêu cầu vô cùng quan trọng, cấp thiết đặt ra trong bối cảnh hiện nay.

2. Khái quát về đầu cơ trục lợi trên thị trường chứng khoán

Về mặt khái niệm, theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, đầu cơ trục lợi là “lợi dụng cơ hội để kiếm lợi riêng một cách không chính đáng”.1Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 cũng có quy định về tội đầu cơ. Theo đó, đầu cơ (Speculation) hiểu theo Bộ luật Hình sự 2015 có nghĩa là “lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính”2. Đầu cơ có sự khác biệt đáng kể so với đầu tư ở nhiều phương diện như: Đầu cơ là mua vào với số lượng lớn với mục đích tạo nên sự khan hiếm để đẩy giá lên cao hơn nhiều lần so với giá lúc bình thường rồi bán ra nhằm thu lợi nhuận từ khoảng chênh lệch còn đầu tư là mua vào, bán ra kiếm lời chênh lệch bằng việc tạo giá trị thặng dư; đầu cơ diễn ra trong ngắn hạn, thu lợi nhờ việc chênh lệch giá còn đầu tư là dài hạn, thu lời nhờ giá trị thặng dư tạo được, tăng thu nhập thông qua cổ tức hoặc lãi suất.




Đầu cơ có những tác động hai mặt đối với nền kinh tế. Lợi ích của hoạt động đầu cơ là cung cấp cho thị trường một lượng vốn lớn, tăng tính thanh khoản cho thị trường và giúp cho các nhà đầu tư dễ dàng sử dụng các nghiệp vụ để loại trừ rủi ro. Song, ở chiều ngược lại, đầu cơ tiềm ẩn nguy cơ gây ra những tác động tiêu cực. Khi diễn ra hoạt động đầu cơ đẩy giá lên, giá của một loại hàng hoá nhất định có thể tăng đột ngột vượt quá giá trị thực của nó, hiện tượng "cầu ảo". Giá tăng khiến các nhà đầu tư tham gia thị trường với hi vọng giá sẽ còn tăng cao và thu được lợi nhuận lớn. Hiệu ứng tâm lý này tiếp tục đẩy giá lên, làm cho thị trường này trở nên rất nóng và ẩn chứa rủi ro cao. Toàn bộ quá trình này được gọi là "bong bóng kinh tế", một khi bong bóng này bị chọc thủng thì các nhà đầu cơ trên thị trường này có thể gặp những tổn thất vô cùng nặng nề. Trong thực tế, không ít vụ việc đầu cơ đã gây tổn thất nặng nề như: Vụ anh em nhà Hunt định thao túng thị trường bạc thế giới, vụ buôn tiền của George Soros, hay vụ Nick Leeson đã làm sụp đổ ngân hàng Barings Bank…

Trong thời gian qua, nguồn vốn nhàn rỗi của doanh nghiệp, người dân… đang đổ dồn đầu cơ vào một số lĩnh vực có rủi ro cao, nguy cơ hình thành "bong bóng" cho nền kinh tế như bất động sản, chứng khoán... Ở thị trường chứng khoán, nhiều cổ phiếu đầu cơ đã vượt xa giá trị thực của doanh nghiệp, gây ra rủi ro lớn. Dù Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã tiến hành xử phạt hàng loạt tổ chức và cá nhân có hành vi vi phạm, có trường hợp tiền phạt lên đến hàng tỷ đồng, nhưng để truy tố, xử lý hình sự đối với các trường hợp thao túng giá cổ phiếu là không dễ dàng, số vụ được đưa ra xét xử hình sự chỉ đếm trên đầu ngón tay. Số mã chứng khoán có nghi vấn giao dịch bất thường khá nhiều, nhưng thường không xác định được hậu quả do hành vi thao túng giá cổ phiếu gây ra. Đặc biệt, để xác định lợi ích thu được từ hành vi này khó khăn vì không đủ căn cứ, hoặc thu thập chứng cứ rất phức tạp.

3. Rủi ro từ đầu cơ trục lợi trong lĩnh vực chứng khoán

Thị trường chứng khoán có mối liên hệ chặt chẽ với nền kinh tế, mọi biến động trên thị trường chứng khoán đều có thể tác động đến nền kinh tế và các nhà đầu tư. Đây chính là kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế và cũng là kênh đầu tư tiềm năng của công chúng. Thị trường chứng khoán là nơi tạo ra các công cụ có khả năng thanh khoản cao, có thể tích tụ, tập trung phân phối vốn và chuyển thời hạn của vốn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế. Nhờ thị trường chứng khoán, Chính phủ có thể huy động các nguồn lực tài chính mà không hề phải chịu áp lực về lạm phát, đặc biệt khi nguồn vốn đầu tư từ khu vực nhà nước còn rất nhiều hạn chế. Đối với doanh nghiệp, để có thể huy động được một số vốn đầu tư dài hạn bên cạnh việc đi vay vốn ngân hàng, các công ty đã thực hiện huy động vốn thông qua hình thức phát hành chứng khoán. Đây chính là kênh mang lại nguồn vốn dồi dào từ công chúng giúp các công ty phát triển kinh doanh. Đối với nhà đầu tư cá nhân, thị trường chứng khoán là một kênh đầu tư rất tiềm năng, thay vì việc gửi ngân hàng với lãi suất thấp thì nhà đầu tư có thể lựa chọn việc tham gia vào thị trường chứng khoán để tìm kiếm lợi nhuận được kỳ vọng cao hơn. Có thể thấy rằng, thị trường chứng khoán có thể cung cấp cho công chúng các sản phẩm đầu tư phong phú, giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư, đây được coi là kênh đầu tư tối ưu giúp tạo ra được lợi nhuận cao so với các kênh đầu tư an toàn khác. Tuy nhiên, hiện nay thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức. Những hoạt động thao túng, đầu cơ thị trường chứng khoán đã và đang xảy ra.

Tình trạng đầu cơ thao túng thị trường chứng khoán này đã ảnh hưởng rất lớn đến thị trường nói chung và lợi ích của các nhà đầu tư nói riêng. Hầu hết những người bị hút vào cuộc chơi này sẽ bị lỗ và khó có khả năng trở lại thị trường. Hiện nay, thị trường chứng khoán chủ yếu là mua đi bán lại, do đó, dòng tiền chỉ tập trung ở trên thị trường thứ cấp của những nhà đầu tư và những nhà đầu cơ mà không đi vào sản xuất kinh doanh. Về bản chất, thị trường chứng khoán là kênh dẫn vốn dài hạn giữa tiền nhàn rỗi của các nhà đầu tư đến những doanh nghiệp cần vốn dài hạn. Tuy nhiên, thực tế thời gian qua đã xảy ra tình trạng người người nhà nhà đổ xô đầu tư chứng khoán. Hậu quả là thị trường chứng khoán tăng trưởng quá nóng và chứa đựng không ít yếu tố bất ổn. Nhiều doanh nghiệp nguy cơ thua lỗ nặng, nhưng giá cổ phiếu vẫn tăng gấp 5 - 10 lần, thậm chí có những cổ phiếu vượt xa giá trị thực cả 100 lần. Điều này vô cùng nguy hiểm bởi nếu giá chứng khoán tiếp tục bị đẩy lên cao thì sẽ xảy ra rủi ro bong bóng, mà bong bóng thì không thể tồn tại lâu được. Rủi ro này không chỉ gây thiệt hại cho nhà đầu tư mà còn tác động tiêu cực đến các lĩnh vực kinh tế khác, trong đó có bất động sản, tiền gửi ngân hàng... Đặc biệt, khi dòng vốn tín dụng chảy mạnh vào lĩnh vực chứng khoán, hệ lụy của nó là sẽ tạo ra những tiêu cực cho nền kinh tế do nguồn lực xã hội đổ dồn vào lĩnh vực mang tính đầu cơ chứ không phải vào sản xuất, kinh doanh để tạo của cải, hàng hóa cho xã hội.

Trước những nguy cơ tiềm ẩn của hoạt động đầu cơ chứng khoán đối với nền kinh tế, cơ quan có thẩm quyền đã có những động thái nhằm giám sát, cảnh báo sớm cho các nhà đầu tư về tình trạng đầu cơ trục lợi, góp phần điều chỉnh dòng vốn và ngăn ngừa nguy cơ bong bóng kinh tế. Cụ thể, tại Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 08/4/2022 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2022 đã xác định Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với cơ quan, địa phương “Hướng tín dụng vào sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên; kiểm soát chặt chẽ dòng tiền vào các lĩnh vực có tính đầu cơ. Tăng cường hơn nữa hiệu quả công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra các tổ chức tín dụng liên quan đến hoạt động phát hành trái phiếu của tổ chức tín dụng và đầu tư trái phiếu doanh nghiệp”. Việc kiểm soát chặt chẽ dòng tiền vào các lĩnh vực có tính đầu cơ như chứng khoán có vai trò rất lớn đối với hoạt động giám sát, cảnh báo sớm cho nhà đầu tư về tình trạng đầu cơ trục lợi. Thực hiện Nghị quyết số 50/NQ-CP, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Công văn số 1976/NHNN-TTGSNH gửi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, yêu cầu thực hiện kiểm soát chặt chẽ các khoản cấp tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như đầu tư, kinh doanh bất động sản, chứng khoán, các dự án BOT, BT giao thông, trái phiếu doanh nghiệp… Tuy nhiên, các nhà đầu tư vẫn chưa thật sự nhận thức được những mối nguy hại từ hoạt động đầu cơ trục lợi khi tham gia đầu tư vào thị trường chứng khoán. Điều đó khiến cho họ lơ là, thiếu cảnh giác, dẫn đến những hệ quả tiêu cực. Dù đã được các cơ quan cảnh báo sớm về những rủi ro mà việc đầu cơ trục lợi mang lại nhưng vì lợi nhuận hoặc thiếu hiểu biết, các nhà đầu tư vẫn không có những điều chỉnh chiến lược để hạn chế tác động tiêu cực của việc đầu cơ, từ đó, dẫn đến phải gánh chịu các rủi ro phát sinh.

4. Một số khuyến nghị

Từ những phân tích nêu trên, có thể thấy rằng, hiện nay, vấn nạn đầu cơ trong lĩnh vực chứng khoán tại Việt Nam là vấn đề rất phức tạp, điều này đã và đang gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế quốc dân, đe dọa đến lợi ích của các nhà đầu tư chân chính. Do đó, bài viết nêu một số đề xuất để kiểm soát và hạn chế những rủi ro do hoạt động đầu cơ chứng khoán gây ra:

Một là, hoàn thiện các quy định pháp luật về hoạt động giám sát, cảnh báo về đầu cơ trục lợi liên quan đến thị trường chứng khoán. Các cơ quan có thẩm quyền cần chú trọng công tác rà soát các quy định pháp luật để hạn chế tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo, cũng như cần tiến hành lấy ý kiến của các chuyên gia đầu ngành để có được những quan điểm thiết thực, hữu ích cho công tác xây dựng và ban hành văn bản điều chỉnh về vấn đề này. Đồng thời, cũng cần kịp thời ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để đáp ứng nhu cầu của thực tiễn, góp phần tạo nên khung pháp lý vững chắc cho hoạt động giám sát, cảnh báo về đầu cơ trục lợi nói chung và trong lĩnh vực chứng khoán nói riêng. Bên cạnh đó, đối với lực lượng chức năng trực tiếp tham gia đấu tranh phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán, cần nghiên cứu, tham mưu cho cơ quan quản lý nhà nước để các chế tài xử phạt hành vi vi phạm trong Luật Chứng khoán đi sâu vào thực tế. Việc tăng cường các chế tài xử phạt cần được triển khai theo cả hai hướng là tăng mức phạt tiền và gia tăng các hình thức xử phạt bổ sung để tạo sự răn đe đối với các hành vi trục lợi. Ngoài ra, các cơ quan quản lý cần tập trung vào chức năng giám sát và xử lý vi phạm. Nếu phát hiện với những bất thường trên thị trường thì cần cảnh báo nhà đầu tư và xử lý doanh nghiệp ngay lập tức để tạo niềm tin cho thị trường; cần có cơ chế bình ổn thị trường như nhiều quốc gia trên thế giới. Việc điều tra, xử lý những vi phạm trên thị trường chứng khoán tuy có ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư, nhất là đối với các cổ phiếu thuộc diện đầu cơ tăng nóng, nhưng sẽ là yếu tố tích cực cho sự phát triển của thị trường chứng khoán trong dài hạn.

Hai là, hoàn thiện mô hình cảnh báo sớm để nâng cao năng lực giám sát, cảnh báo về đầu cơ trục lợi liên quan đến thị trường chứng khoán. Mô hình cảnh báo sớm đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động giám sát, quản lý rủi ro. Quan tâm đầu tư về nguồn nhân lực, cán bộ chủ chốt tham gia hoạt động đấu tranh những vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán, tăng cường hạ tầng công nghệ kỹ thuật, kiến thức, kỹ năng, thông thạo về lĩnh vực tài chính. Cần tăng cường phối hợp chặt chẽ, kịp thời, thường xuyên hơn nữa giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước để giám sát các ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán trong hoạt động đầu tư chứng khoán; hoặc phối kết hợp với các chuyên gia tài chính có chuyên môn sâu trong lĩnh vực này nhằm hỗ trợ cho công tác điều tra truy vết các đối tượng đầu cơ trục lợi chứng khoán.

Ba là, thực hiện công tác tuyên truyền đến các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tài chính, chứng khoán, đến các nhà đầu tư trực tiếp tham gia thị trường về những hành vi đầu cơ trục lợi trên thị trường chứng khoán gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các nhà đầu tư. Việc tuyên truyền có thể được tổ chức linh hoạt bằng nhiều hình thức khác nhau như tổ chức trực tiếp hay tổ chức trực tuyến qua các ứng dụng Zoom, Google Meet… Điều này có ý nghĩa rất quan trọng và góp phần nâng cao nhận thức cho các nhà đầu tư, để từ đó họ có những giải pháp để ngăn chặn tác động tiêu cực từ hoạt động đầu cơ chứng khoán.

Bốn là, nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ kiểm tra, giám sát để có thể phát hiện sớm các hoạt động đầu cơ trục lợi. Để thực hiện biện pháp này, các cơ quan quản lý cần thường xuyên tổ chức các buổi kiểm tra để xem xét trình độ chuyên môn của từng người, từ đó, đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả công việc. Mặt khác, các đơn vị cũng cần thường xuyên tổ chức các cuộc thi, các buổi tập huấn chuyên môn để truyền tải những kiến thức chuyên môn nghề nghiệp cũng như kiến thức pháp luật, qua đó, góp phần nâng cao năng lực giám sát, cảnh báo về đầu cơ trục lợi liên quan đến thị trường chứng khoán.

5. Kết luận

Hoạt động đầu cơ trục lợi chứng khoán có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến nền kinh tế nước ta. Hiện nay, vấn đề đầu cơ trên thị trường chứng khoán diễn ra rất phức tạp, điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho các nhà đầu tư và nền kinh tế. Vì vậy, việc nhận diện, giám sát, cảnh báo sớm về tình trạng đầu cơ chứng khoán để từ đó hạn chế những rủi ro thiệt hại do vấn đề này gây ra là rất quan trọng và cần được quan tâm trong bối cảnh hiện nay.

1 Hoàng Phê (2003), Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng – Trung tâm Từ điển học, tr. 299.
2 Khoản 1 Điều 196 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.


Tài liệu tham khảo:

1. Đào Vũ (2022), “Ngân hàng Nhà nước tiếp tục yêu cầu kiểm soát việc cấp tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro”, truy cập ngày 24/5/2022,
2. Khánh Nhi (2022), “Cổ phiếu đầu cơ giảm sàn hàng loạt”, truy cập ngày 24/5/2022, .
3. Kim Phong (2022), “Cổ phiếu đầu cơ “rụng” hàng loạt, ngân hàng đang giữ nhịp”, truy cập ngày 24/5/2022, .
4. Một số tài liệu tham khảo khác.

Trần Mai Tuệ Anh
ThS. Nguyễn Thị Kiều Oanh
Nguyễn Phước Thạnh

Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Tận dụng cơ hội từ thuế tối thiểu toàn cầu: Góc nhìn từ thực thi chính sách pháp luật

Tận dụng cơ hội từ thuế tối thiểu toàn cầu: Góc nhìn từ thực thi chính sách pháp luật

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển nhanh chóng của các tập đoàn đa quốc gia, việc thực hiện thuế tối thiểu toàn cầu đã trở thành một xu hướng tất yếu nhằm ngăn chặn tình trạng trốn thuế và chuyển lợi nhuận ra nước ngoài. Đối với Việt Nam, chính sách thuế tối thiểu toàn cầu không chỉ mang lại cơ hội mà còn đặt ra những thách thức đáng kể. Để tối ưu hóa những cơ hội và vượt qua những thách thức này, Việt Nam cần triển khai hiệu quả các biện pháp pháp lý và chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, đồng thời, tăng cường hợp tác quốc tế và đầu tư vào một hệ thống quản lý thuế hiện đại.
Chuyển đổi hệ thống ngân hàng trong tiến trình xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Kinh nghiệm và khuyến nghị chiến lược

Chuyển đổi hệ thống ngân hàng trong tiến trình xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Kinh nghiệm và khuyến nghị chiến lược

Các ngân hàng tại Trung tâm tài chính quốc tế sẽ phải tham gia vào các hoạt động tài chính quốc tế với những yêu cầu về tính linh hoạt và khả năng đáp ứng cao, đặc biệt là trong môi trường tài chính toàn cầu hóa như hiện nay.
Việt Nam hướng đến xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tầm cỡ toàn cầu

Việt Nam hướng đến xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tầm cỡ toàn cầu

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu ngày càng gắn kết và dòng vốn quốc tế liên tục dịch chuyển, việc phát triển trung tâm tài chính quốc tế (IFC) không chỉ là tham vọng chiến lược mà còn là cơ hội để Việt Nam tái định vị vị thế trên bản đồ tài chính khu vực. Đây là khẳng định của các chuyên gia tại sự kiện "Kinh nghiệm quốc tế và vai trò hệ thống ngân hàng trong trung tâm tài chính" do Thời báo Ngân hàng tổ chức ngày 16/4/2025.
Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế: Nâng tầm vị thế Việt Nam

Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế: Nâng tầm vị thế Việt Nam

Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt, nhiều quốc gia đã chủ động phát triển các trung tâm tài chính như một mũi nhọn chiến lược thúc đẩy tăng trưởng và hội nhập. Với độ mở kinh tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam liệu đã hội tụ đủ các điều kiện để phát triển các trung tâm tài chính. Sự ra đời của Nghị quyết 42/NQ-CP của Chính phủ về đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội liên quan đến trung tâm tài chính tại Việt Nam chính là bước đi đầu tiên trong hành trình đó. Nhằm làm rõ thêm tiềm năng, điều kiện, thách thức cũng như những đề xuất cụ thể để hiện thực hóa mục tiêu xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam, Thời báo Ngân hàng đã phỏng vấn TS. Lê Thị Thùy Vân - Phó Viện trưởng, Viện Chiến lược và Chính sách kinh tế - tài chính, Bộ Tài chính.
Tài chính xanh trong phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam

Tài chính xanh trong phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam

Mục tiêu chính của bài viết là phân tích vai trò của tài chính xanh trong thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam. Bài viết tập trung đánh giá các cơ chế tài chính hiện có, làm rõ mối quan hệ giữa tài chính xanh và năng lượng tái tạo, từ đó đề xuất chính sách cần thiết để tối ưu hóa tác động của tài chính xanh trong lĩnh vực này.
Kết nối tài chính xanh với thị trường carbon: Hướng đi “xanh” cho nền kinh tế

Kết nối tài chính xanh với thị trường carbon: Hướng đi “xanh” cho nền kinh tế

Mô hình kết nối tài chính xanh với thị trường carbon là huy động nguồn vốn xanh cho các dự án, chương trình, hoạt động giảm thiểu phát thải khí nhà kính đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển bền vững. Ngoài ra, mô hình này còn thúc đẩy sự phát triển của các công cụ tài chính xanh trên cơ sở thị trường carbon.
Đồng bộ thị trường chứng khoán và hệ thống ngân hàng hướng tới phát triển bền vững nền kinh tế

Đồng bộ thị trường chứng khoán và hệ thống ngân hàng hướng tới phát triển bền vững nền kinh tế

Thế giới hiện nay đang trải qua một giai đoạn chuyển đổi sâu sắc, với những thay đổi lớn về chính trị, kinh tế, xã hội và công nghệ. Việt Nam cũng đang bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, tiếp nối các thành tựu của thời kỳ độc lập và đổi mới. Trong bối cảnh này, phát triển thị trường tài chính lành mạnh, bảo đảm an ninh tài chính quốc gia và ổn định kinh tế vĩ mô là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Điều này không chỉ hỗ trợ tăng trưởng bền vững mà còn góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế.
Thủ tướng: Phải đặt niềm tin, hy vọng, tạo động lực, truyền cảm hứng, tạo bước ngoặt về phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng: Phải đặt niềm tin, hy vọng, tạo động lực, truyền cảm hứng, tạo bước ngoặt về phát triển kinh tế tư nhân

Chiều ngày 02/4/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân đã chủ trì phiên họp lần thứ hai của Ban Chỉ đạo, tiếp tục cho ý kiến, hoàn thiện thêm một bước dự thảo Đề án để chuẩn bị trình Bộ Chính trị.
Xem thêm
Cấp thiết hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon

Cấp thiết hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số và quá trình chuyển đổi xanh, vấn đề đặt ra hiện nay là liệu các loại tài sản mới như tài sản số, tín chỉ carbon có thể và sẽ được chấp nhận như thế nào với vai trò là tài sản bảo đảm cho khoản vay tại các tổ chức tín dụng ở Việt Nam. Các chuyên gia trong nước và quốc tế đều cùng chung nhận định đó là cần sớm hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon tại Hội thảo “Tài sản bảo đảm ngân hàng - Những vấn đề quan tâm hiện nay” do Thời báo Ngân hàng tổ chức ngày 28/4/2025.
Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, để đạt được sự phát triển bền vững và hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, việc chuyển đổi mô hình kinh tế từ tuyến tính truyền thống sang nền kinh tế tuần hoàn là hướng đi đúng đắn, phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Trong bối cảnh các chính sách thuế quan và các biện pháp thương mại quốc tế đang thay đổi nhanh chóng, doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những chiến lược linh hoạt và kịp thời để đối phó với những thách thức, đồng thời tận dụng các cơ hội từ thị trường nội địa và quốc tế.
Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Để xây dựng hành lang pháp lý cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng, đồng thời tạo sự tương thích đối với Luật Giao dịch điện tử năm 2023, pháp luật Việt Nam đã có những quy định về nghĩa vụ của tổ chức tín dụng (TCTD) trong việc bảo đảm an toàn cho giao dịch điện tử. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai vẫn còn nhiều bất cập, đặt ra yêu cầu cần tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật để tăng cường tính an toàn, minh bạch và hiệu quả trong hoạt động giao dịch điện tử.
Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 75/2025/NĐ-CP ngày 01/4/2025 quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 171/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đối với Việt Nam, CBDC có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống thanh toán, tăng cường tài chính toàn diện và nâng cao hiệu quả giám sát tiền tệ. Tuy nhiên, để triển khai thành công, cần có một chiến lược rõ ràng, bao gồm: Xác định rõ mục tiêu của CBDC, xây dựng khung pháp lý toàn diện, đầu tư vào hạ tầng công nghệ, thử nghiệm các mô hình triển khai phù hợp và thúc đẩy hợp tác quốc tế để đảm bảo tính tương thích với hệ thống tài chính toàn cầu.
Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực  truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Chuyển đổi số mang lại cơ hội cũng như thách thức lớn đối với hoạt động truyền thông, báo chí ngành Ngân hàng Việt Nam. Việc áp dụng công nghệ không chỉ giúp báo chí gia tăng khả năng truyền tải thông tin, mà còn làm thay đổi phương thức quản lý, sản xuất và phân phối tin tức. Điều này đòi hỏi báo chí ngành Ngân hàng phải đổi mới mô hình tổ chức, bảo đảm tính linh hoạt và sáng tạo.
Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Chính quyền Mỹ cho biết, khi xác định mức thuế quan đối ứng cho mỗi quốc gia, họ không chỉ xem xét thuế nhập khẩu mà còn các hoạt động khác mà họ cho là không công bằng, bao gồm thuế giá trị gia tăng, trợ cấp của chính phủ, chiến lược thao túng tiền tệ, chuyển nhượng công nghệ và các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hòa cùng xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đã từng bước tiếp cận và áp dụng các Hiệp ước vốn Basel. Hiện nay, Việt Nam đã có hơn 20 NHTM áp dụng Basel II và 10 NHTM tiên phong áp dụng Basel III. Đây là bước tiến quan trọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam nhằm đáp ứng các chuẩn mực và quy định quốc tế.

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng

Thông tư số 64/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 56/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc