Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Nghiên cứu - Trao đổi
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường.
aa

Tóm tắt: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường. Bài viết nghiên cứu những đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội ở Việt Nam; từ đó, đưa ra một số hàm ý chính sách nhằm phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.

Từ khóa: Định hướng xã hội chủ nghĩa; hội nhập quốc tế; kinh tế thị trường.

DEVELOPING THE SOCIALIST-ORIENTED MARKET ECONOMY IN VIETNAM
IN THE CONTEXT OF CURRENT INTERNATIONAL INTEGRATION


Abstract: A socialist-oriented market economy is a modern market economy, internationally integrated, operating fully and synchronously according to the rules of the market economy. The article clarifies the cognitive process and characteristics of a socially oriented market economy in Vietnam; From there, we provide some policy implications to develop Vietnam's socialist-oriented market economy in the context of current international integration.

Keywords: Socialist orientation; international integration; market economy.


1. Nhận thức và những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Kinh tế thị trường được xem là thành tựu chung của văn minh nhân loại, gắn liền với nền sản xuất hàng hóa phát triển ở trình độ cao. Kinh tế thị trường không phải là sản phẩm riêng của chủ nghĩa tư bản, vì vậy, các mô hình kinh tế thị trường đều có những đặc trưng chung, nhưng với điều kiện thực tiễn của các quốc gia xây dựng kinh tế thị trường sẽ có sự vận động phù hợp với quy luật.

Trải qua quá trình phát triển, hoàn thiện lý luận cũng như thực tiễn vận hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đại hội IX của Đảng (vào tháng 4/2001) đã nâng tầm lý luận về kinh tế thị trường ở Việt Nam lên một trình độ mới. Lần đầu tiên, Đảng đưa ra mô hình kinh tế tổng quát của cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cho đến Đại hội X của Đảng (vào tháng 4/2006) tiếp tục khẳng định: “Để đi lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta phải phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”
1.

Tiếp tục tư tưởng của Đại hội X của Đảng, Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 30/01/2008, Hội nghị Trung ương 6 khóa X về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó khẳng định kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững, hội nhập kinh tế quốc tế thành công, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.


Trong mô hình kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế sâu rộng đóng vai trò quan trọng nhằm thu hút nguồn lực, tự do hóa thương mại để phát triển kinh tế của Việt Nam

Mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đã được khắc họa rõ nét và đầy đủ hơn tại Đại hội XII của Đảng (năm 2016): “Thống nhất nhận thức nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước”2.

Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 03/6/2017, Hội nghị Trung ương 5 khóa XII về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã xác định mục tiêu tổng quát: Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tạo tiền đề vững chắc cho việc xây dựng thành công và vận hành đồng bộ, thông suốt nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; góp phần huy động và phân bổ, sử dụng hiệu quả nhất mọi nguồn lực để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhanh, bền vững vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Đến Đại hội XIII của Đảng (năm 2021), Đảng đã khẳng định: “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đó là nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước”
3. Các quan điểm của Đảng tại Đại hội XIII về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là thể chế kinh tế thị trường ngày càng rõ nét hơn.

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam có một số đặc trưng cơ bản sau:

Thứ nhất, mục tiêu phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; giải phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất; đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo; khuyến khích mọi người làm giàu chính đáng, hợp pháp; nâng cao đời sống Nhân dân.

Thứ hai, trong phát triển kinh tế thực hiện nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.

Thứ ba, khuyến khích Nhân dân làm giàu hợp pháp đi đôi với xóa đói, giảm nghèo, từng bước làm cho tất cả người dân Việt Nam đều có cuộc sống ấm no, hạnh phúc; tiến bộ và công bằng xã hội được thực hiện ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển; tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa, y tế, giáo dục, bảo vệ môi trường…, vì mục tiêu phát triển toàn diện con người.

Thứ tư, trong nền kinh tế thị trường thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và thông qua phúc lợi xã hội.

Thứ năm, phát huy quyền làm chủ xã hội của Nhân dân, bảo đảm vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Các đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam vừa vận động đúng quy luật khách quan của kinh tế thị trường nói chung, vừa bảo đảm tính định hướng xã hội chủ nghĩa. Một đặc trưng cơ bản, một thuộc tính quan trọng của định hướng xã hội chủ nghĩa trong kinh tế thị trường ở Việt Nam là sự gắn kết giữa kinh tế với xã hội, bảo đảm sự thống nhất giữa chính sách kinh tế với chính sách xã hội, tăng trưởng kinh tế luôn đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước, từng chính sách và trong suốt quá trình phát triển của đất nước. Đây là một yêu cầu có tính nguyên tắc để bảo đảm sự phát triển lành mạnh, bền vững, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay, với sự vận động phát triển không ngừng và những tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hội nhập kinh tế quốc tế, nền kinh tế tri thức… các đặc trưng này sẽ được tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện khi có những vấn đề mới phát sinh. Giữ vững những đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội, là nhân tố bảo đảm cho con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thành công, là cơ sở nền tảng xây dựng chủ nghĩa xã hội và phát triển bền vững.


2. Thực tiễn phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Bước vào thời kỳ đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, hội nhập quốc tế được xem là một hướng đổi mới quan trọng. Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế là một xu thế khách quan, tất yếu phù hợp với đặc điểm, điều kiện nước ta và yêu cầu hội nhập với thế giới. Trong mô hình kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế sâu rộng đóng vai trò quan trọng nhằm thu hút nguồn lực, tự do hóa thương mại để phát triển kinh tế của Việt Nam.

Có thể nói, hội nhập kinh tế quốc tế là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, là một trong những nội dung trọng tâm của hội nhập quốc tế và là một bộ phận quan trọng, xuyên suốt của sự nghiệp đổi mới đất nước. Thông qua các chủ trương, chính sách này, Việt Nam đã hội nhập ngày càng sâu rộng, giá trị thương hiệu quốc gia ngày càng được cải thiện và hội nhập kinh tế quốc tế đã đạt được những thành tựu to lớn, đáng tự hào, đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Nhìn chung, qua gần 40 năm thực hiện quá trình đổi mới, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ngày càng được hoàn thiện. Nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng đầy đủ hơn. Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách, tiếp tục được hoàn thiện phù hợp với yêu cầu xây dựng nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế. Các yếu tố thị trường và các loại thị trường từng bước phát triển đồng bộ, gắn với thị trường khu vực và thế giới. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang dần được hoàn thiện theo hướng hiện đại, đồng bộ và hội nhập
4. Đường lối đổi mới kinh tế phù hợp với yêu cầu khách quan đã giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất xã hội, thúc đẩy nền kinh tế của nước ta tăng trưởng vượt bậc, đời sống của Nhân dân được cải thiện rõ rệt. Qua đó, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, trở thành quốc gia có thu nhập trung bình cao; hội nhập mạnh mẽ vào kinh tế khu vực và thế giới, tạo thế, lực mới cho nền kinh tế.

Thực tiễn đổi mới ở Việt Nam cho thấy, việc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là lựa chọn đúng đắn của Đảng, cơ bản đáp ứng được với yêu cầu thực tiễn và thực hiện cam kết hội nhập quốc tế. Cho đến nay, nhận thức về nền kinh tế thị trường ngày càng đầy đủ hơn, cùng với đó, hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách tiếp tục được hoàn thiện, phù hợp với yêu cầu xây dựng nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế. Phương thức lãnh đạo của Đảng, hoạt động của Nhà nước cũng từng bước được đổi mới phù hợp hơn với yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế… Mặc dù thời gian qua, Việt Nam phải đối mặt với vô vàn khó khăn, thách thức, nhất là chịu tác động nặng nề của cuộc khủng hoảng, suy thoái toàn cầu do đại dịch Covid-19 nhưng nhờ sự quyết tâm, đồng lòng của cả hệ thống chính trị và người dân, sự vận dụng một cách sáng tạo, kinh tế vĩ mô của Việt Nam vẫn ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được duy trì ở mức khá cao; tiềm lực, quy mô và sức cạnh tranh của nền kinh tế được nâng lên… Việt Nam từ một nước nghèo trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình cao. Tăng trưởng kinh tế luôn đạt mức khá tốt dù tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động qua các thời kỳ (giai đoạn đầu đổi mới 1986 - 1990 mức tăng trưởng GDP bình quân chỉ đạt 4,4%/năm, giai đoạn 1991 - 2000 tăng trưởng GDP bình quân đã đạt 7,6%/năm, giai đoạn 2011 - 2020 tăng trưởng GDP bình quân là 5,95%/năm)
5. Quy mô nền kinh tế được nâng lên, nếu như năm 1989 mới đạt 6,3 tỉ USD thì đến năm 2020 đã đạt khoảng 343 tỉ USD. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt về vật chất và tinh thần. Năm 2023, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam là 101,9 triệu đồng/người, tương đương khoảng 4.284 USD, tốc độ tăng trưởng đạt 5,05%. Việt Nam vẫn thuộc nhóm các nước có mức tăng trưởng khá cao so với nhiều quốc gia trên thế giới và khu vực. Kinh tế vĩ mô cơ bản giữ ổn định, kiểm soát được lạm phát, đảm bảo các cân đối lớn, kinh tế trong nước tiếp tục xu hướng phục hồi. Các chỉ số xếp hạng do các tổ chức quốc tế công bố thời gian gần đây đều được cải thiện đáng kể và cao hơn nhiều so với các nước có cùng trình độ phát triển kinh tế.

Tuy vậy, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta thực hiện vẫn còn chậm, hiệu quả hoạt động của các chủ thể kinh tế, các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường còn nhiều hạn chế, một số loại thị trường chậm hình thành và phát triển, vận hành còn nhiều vướng mắc, kém hiệu quả, thể chế bảo đảm thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội còn nhiều bất cập, đổi mới phương thức của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới về kinh tế.


3. Một số hàm ý chính sách

Một là, tiếp tục đổi mới về tư duy nhận thức

Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo đặc điểm riêng của Việt Nam, do vậy đây là quá trình tìm tòi và thử nghiệm, vừa nâng cao nhận thức, vừa trải nghiệm thực tế. Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường trong bối cảnh mới của tình hình quốc tế, khu vực và trong nước là cơ sở để hội nhập quốc tế. Đồng thời, hội nhập quốc tế càng sâu rộng, toàn diện càng phải cải cách nền kinh tế theo hướng thị trường thế giới, phù hợp luật lệ và thể chế của các tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế. Nếu không nâng tầm tư duy và nhận thức đầy đủ về nền kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập, Việt Nam sẽ không thể hình thành những thể chế nói chung, thể chế kinh tế thị trường nói riêng một cách đầy đủ và đồng bộ.

Trong bối cảnh đổi mới của sự phát triển đất nước, cần nhận thức rõ về tính cấp bách phải tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường; tiếp tục đổi mới tư duy mang tính đột phá theo kịp yêu cầu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường; nâng tầm nhận thức và tư duy hơn nữa để đáp ứng yêu cầu thực hiện các cam kết hội nhập quốc tế trong bối cảnh mới; tiếp tục làm sáng tỏ nhận thức về định hướng xã hội chủ nghĩa trong xây dựng nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật kinh tế thị trường của Việt Nam; thực hiện việc đổi mới tư duy nhận thức về vận hành, thực thi thể chế kinh tế đối với phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam; tăng cường năng lực, trình độ và ý thức trách nhiệm của người lãnh đạo quyết định thể chế.

Hai là, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Tiếp tục đổi mới việc xây dựng và thực thi luật pháp nhằm bảo đảm cạnh tranh bình đẳng, minh bạch giữa các chủ thể kinh tế. Hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật nhằm tạo tiền đề cho kinh tế thị trường phát triển. Không ngừng hoàn thiện thể chế về sở hữu, phát triển đa dạng các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp. Chú trọng hoàn thiện thể chế, phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường, trọng tâm là thị trường các yếu tố sản xuất. Trong phát triển kinh tế thị trường cần gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện chính sách xã hội, tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, thúc đẩy chuyển đổi số toàn bộ nền kinh tế. Xác lập cơ chế tham gia của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các tổ chức quốc tế trong quá trình thực thi và điều chỉnh thể chế phát triển kinh tế thị trường.

Ba là, phát triển đồng bộ, hiện đại và vận hành thông suốt các loại thị trường

Chú trọng phát triển thị trường các yếu tố sản xuất, thị trường quyền sử dụng đất, tài nguyên, vốn, lao động, khoa học và công nghệ, để thị trường đóng vai trò quyết định trong huy động, phân bổ, sử dụng các nguồn lực xã hội. Phát triển thị trường hàng hóa, dịch vụ theo các phương thức tổ chức hiện đại gắn với chuyển đổi số. Phát triển đồng bộ, nâng cao hiệu quả hoạt động của các thị trường tài chính, tiền tệ, thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm… Tập trung đổi mới và hoàn thiện thể chế về giá, cạnh tranh, kiểm soát độc quyền, giải quyết các tranh chấp kinh tế; xây dựng và thực hiện các quy định về trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp đối với người tiêu dùng, đối với bảo vệ môi trường và thực hiện tốt nghĩa vụ đối với xã hội. Phát triển đa dạng, đồng bộ và hiện đại các loại thị trường hàng hóa, dịch vụ cả thị trường trong nước phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Đẩy mạnh phát triển thị trường lao động; tạo sự gắn kết cung - cầu lao động giữa doanh nghiệp và đơn vị đào tạo, đảm bảo tối đa lợi ích cho người lao động, đẩy mạnh đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân, doanh nghiệp và xã hội. Đẩy mạnh phát triển thị trường bất động sản một cách lành mạnh, ổn định, có những cơ chế, chính sách thúc đẩy thị trường bất động sản phục hồi và phát triển. Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách đối với thị trường khoa học và công nghệ, để các sản phẩm khoa học và công nghệ thực sự trở thành hàng hóa để thúc đẩy thị trường phát triển.

Bốn là, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế

Các bộ, ngành Trung ương cần nghiên cứu trong đàm phán, ký kết, chuẩn bị kỹ các điều kiện để Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, tham gia các điều ước quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư... Thực hiện đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ kinh tế quốc tế với tất cả các nước trong khu vực và trên thế giới, tránh bị lệ thuộc vào một thị trường, một đối tác. Đồng thời, kết hợp hiệu quả giữa ngoại lực và nội lực, gắn hội nhập kinh tế quốc tế với xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách còn bất cập, vướng mắc để tháo gỡ và triển khai có hiệu quả trong thực tế. Khai thác hiệu quả các cơ chế hợp tác quốc tế, các nguồn lực bên ngoài như vốn, khoa học và công nghệ, kinh nghiệm quản lý, tổ chức vận hành nền kinh tế thị trường hiện đại để hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tiếp tục đẩy mạnh đổi mới, sắp xếp lại, phát triển và chuyển đổi cơ cấu doanh nghiệp cho phù hợp với cam kết WTO, các FTA đã ký và tham gia, đặc biệt là các FTA thế hệ mới.

Năm là, tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu quả quản lý của Nhà nước, đảm bảo quyền làm chủ của Nhân dân

Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhất là năng lực hoạch định đường lối, chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của Đảng; tăng cường lãnh đạo việc thể chế hóa và việc tổ chức thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về kinh tế, đảm bảo cho nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích. Đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng về kinh tế như: nâng cao năng lực hoạch định đường lối, chủ trương phát triển kinh tế trên cơ sở đổi mới, nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận. Đổi mới, kiện toàn bộ máy và phương thức hoạt động của Đảng, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong bối cảnh mới. Nhà nước cần tạo lập môi trường pháp lý, môi trường kinh tế - xã hội như: Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, điện, nước, thông tin liên lạc, tài chính, giáo dục, y tế và các dịch vụ khác để tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh và thực hiện bình đẳng cho các chủ thể kinh tế tham gia phát triển kinh tế - xã hội. Tiếp tục cải cách bộ máy và cơ chế điều tiết nền kinh tế của Nhà nước theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu quả, hiệu lực. Hoàn thiện và sử dụng có hiệu lực các công cụ điều tiết nền kinh tế của Nhà nước về chính sách tiền tệ, tài chính và bằng các công cụ kinh tế như thuế, lãi suất, tỉ giá hối đoái và các công cụ hành chính để thúc đẩy kinh tế thị trường phát triển lành mạnh, hiệu quả. Phát huy vai trò của người dân, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, các hiệp hội nghề nghiệp ở Việt Nam trong tham gia xây dựng, phản biện xã hội và giám sát việc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

1 Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 69
2 Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 25
3 Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, t. I, tr. 128
4 Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, t. II, tr. 31
5 Phạm Minh Điển và nhóm tác giả (2021), Xây dựng khung tiêu chí nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 265


Tài liệu tham khảo:

1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, t. I, II.
4. Phạm Minh Điển và nhóm tác giả (2021), Xây dựng khung tiêu chí nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
5. Nguyễn Phú Trọng (2022), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.


Phạm Ngọc Hòa

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Đồng Tháp
https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Quan điểm Hồ Chí Minh về quản lý xã hội và sự vận dụng của Nhà nước trong kỷ nguyên mới

Quan điểm Hồ Chí Minh về quản lý xã hội và sự vận dụng của Nhà nước trong kỷ nguyên mới

Quản lý xã hội luôn là vấn đề quan trọng, cần thiết đối với mỗi quốc gia, dân tộc, nhà nước nào cũng phải quan tâm, chăm lo, thực hiện một cách hiệu quả. Bởi lẽ, có quản lý tốt xã hội thì nhà nước mới vận hành, phát triển một cách trật tự, ổn định và bền vững, giúp cho đất nước phát triển lành mạnh, ổn định, vững chắc, từ đó mới nâng cao được chất lượng đời sống của Nhân dân trên các mặt, các lĩnh vực. Theo Hồ Chí Minh, để quản lý xã hội - xã hội mới, chúng ta phải tiến hành nhiều nội dung, lĩnh vực khác nhau; tính chất quản lý phải toàn diện, rộng khắp trên tất cả các mặt của xã hội; yêu cầu quản lý thật chặt chẽ, hiệu quả, hiệu lực và hiệu năng; cách thức quản lý phải đa dạng, phong phú, linh hoạt.
Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và  quyền làm chủ của Nhân dân trong tinh giản biên chế ở Việt Nam

Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và quyền làm chủ của Nhân dân trong tinh giản biên chế ở Việt Nam

Trong giai đoạn hiện nay, tinh giản biên chế trở thành một nhiệm vụ chính trị mang tính cấp thiết; cần phát huy mạnh mẽ vai trò, sức mạnh, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; nhất là vai trò lãnh đạo của Đảng; sự quản lý, điều hành sáng tạo của Nhà nước và sự đoàn kết, đồng thuận của Nhân dân để mang lại hiệu quả thiết thực.
Quyền tiếp cận thông tin của nhà đầu tư trong hoạt động ngân hàng - Bất cập và một số giải pháp hoàn thiện

Quyền tiếp cận thông tin của nhà đầu tư trong hoạt động ngân hàng - Bất cập và một số giải pháp hoàn thiện

Quyền tiếp cận thông tin của nhà đầu tư là một trong những quyền quan trọng nhằm bảo đảm tính minh bạch, công bằng và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhà đầu tư trong các hoạt động kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực ngân hàng.
Nguyễn Thị Định - Vị nữ tướng huyền thoại suốt đời phấn đấu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam

Nguyễn Thị Định - Vị nữ tướng huyền thoại suốt đời phấn đấu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam

Thiếu tướng Nguyễn Thị Định - vị nữ tướng huyền thoại với những dấu ấn chiến công lừng lẫy gắn liền với phong trào Đồng Khởi, với “Đội quân tóc dài”, với phương thức đánh địch bằng “Ba mũi giáp công”, vị thuyền trưởng chỉ huy tàu “không số” đầu tiên chở 12 tấn vũ khí từ miền Bắc để chi viện cho chiến trường miền Nam, góp phần quan trọng vào công cuộc giải phóng đất nước, giải phóng dân tộc…, tên tuổi và sự nghiệp của bà luôn sống mãi trong lòng nhân dân Việt Nam.
Hoạt động truyền thông của ngân hàng trung ương: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý chính sách cho Việt Nam

Hoạt động truyền thông của ngân hàng trung ương: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý chính sách cho Việt Nam

Trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế, sự gia tăng của các cú sốc kinh tế và tài chính, cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, mạng xã hội… đã làm gia tăng tính phức tạp và tầm quan trọng của hoạt động truyền thông ngân hàng trung ương (NHTW). Truyền thông hiệu quả có thể giúp NHTW xây dựng lòng tin của công chúng, tăng cường uy tín và nâng cao khả năng ứng phó với các thách thức kinh tế.
Quy trình đánh giá nội bộ về mức đủ thanh khoản tại các ngân hàng thương mại - Điều kiện để triển khai

Quy trình đánh giá nội bộ về mức đủ thanh khoản tại các ngân hàng thương mại - Điều kiện để triển khai

Quy trình đánh giá nội bộ về mức đủ thanh khoản đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm thanh khoản ổn định, giúp ngân hàng tránh tình trạng mất khả năng thanh toán có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như phá sản hoặc tổn thất lớn. Ngoài ra, quy trình đánh giá nội bộ về mức đủ thanh khoản còn đóng vai trò hỗ trợ ngân hàng tuân thủ các chỉ số thanh khoản như: Tỉ lệ bao phủ thanh khoản, tỉ lệ nguồn vốn ổn định ròng... giúp ngân hàng hoạt động an toàn và bền vững.
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: HỌC TẬP SUỐT ĐỜI

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: HỌC TẬP SUỐT ĐỜI

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Học tập suốt đời". Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Vận dụng “Binh pháp Tôn Tử” vào trong hoạt động của ngân hàng trung ương

Vận dụng “Binh pháp Tôn Tử” vào trong hoạt động của ngân hàng trung ương

Chính sách tiền tệ đòi hỏi sự linh hoạt và sự kết hợp của nhiều biện pháp khác nhau, tương tự như nghệ thuật chiến tranh được mô tả trong chuyên luận nổi tiếng của Tôn Tử. Các ngân hàng trung ương (NHTW) có thể học được điều gì đó từ một chiến lược gia người Trung Quốc sống cách đây hơn 2.500 năm. Bài viết giới thiệu sáu nguyên tắc chiến lược được vận dụng tư tưởng của Tôn Tử dành cho các NHTW, được đề xuất bởi Giáo sư Kristin Forbes - Trường Quản lý Sloan thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), nhằm qua đó, giúp họ quản lý hiệu quả các khủng hoảng và duy trì sự ổn định kinh tế.
Xem thêm
Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, để đạt được sự phát triển bền vững và hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, việc chuyển đổi mô hình kinh tế từ tuyến tính truyền thống sang nền kinh tế tuần hoàn là hướng đi đúng đắn, phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Trong bối cảnh các chính sách thuế quan và các biện pháp thương mại quốc tế đang thay đổi nhanh chóng, doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những chiến lược linh hoạt và kịp thời để đối phó với những thách thức, đồng thời tận dụng các cơ hội từ thị trường nội địa và quốc tế.
Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Để xây dựng hành lang pháp lý cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng, đồng thời tạo sự tương thích đối với Luật Giao dịch điện tử năm 2023, pháp luật Việt Nam đã có những quy định về nghĩa vụ của tổ chức tín dụng (TCTD) trong việc bảo đảm an toàn cho giao dịch điện tử. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai vẫn còn nhiều bất cập, đặt ra yêu cầu cần tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật để tăng cường tính an toàn, minh bạch và hiệu quả trong hoạt động giao dịch điện tử.
Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 75/2025/NĐ-CP ngày 01/4/2025 quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 171/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Khung pháp lý cho phát triển ngân hàng bền vững - Cơ hội và thách thức

Khung pháp lý cho phát triển ngân hàng bền vững - Cơ hội và thách thức

Nghiên cứu này đã hệ thống hóa khung pháp lý toàn cầu và thực tiễn Việt Nam về phát triển ngân hàng bền vững, qua đó làm nổi bật xu hướng hội tụ giữa tiêu chuẩn quốc tế và nỗ lực địa phương hóa. Nghiên cứu cũng khẳng định xu hướng tất yếu là hài hòa hóa tiêu chuẩn toàn cầu, đồng thời nhấn mạnh yêu cầu cấp thiết về minh bạch hóa thông tin và hợp tác đa bên để cân bằng giữa lợi ích kinh tế và trách nhiệm môi trường.
Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đối với Việt Nam, CBDC có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống thanh toán, tăng cường tài chính toàn diện và nâng cao hiệu quả giám sát tiền tệ. Tuy nhiên, để triển khai thành công, cần có một chiến lược rõ ràng, bao gồm: Xác định rõ mục tiêu của CBDC, xây dựng khung pháp lý toàn diện, đầu tư vào hạ tầng công nghệ, thử nghiệm các mô hình triển khai phù hợp và thúc đẩy hợp tác quốc tế để đảm bảo tính tương thích với hệ thống tài chính toàn cầu.
Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực  truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Chuyển đổi số mang lại cơ hội cũng như thách thức lớn đối với hoạt động truyền thông, báo chí ngành Ngân hàng Việt Nam. Việc áp dụng công nghệ không chỉ giúp báo chí gia tăng khả năng truyền tải thông tin, mà còn làm thay đổi phương thức quản lý, sản xuất và phân phối tin tức. Điều này đòi hỏi báo chí ngành Ngân hàng phải đổi mới mô hình tổ chức, bảo đảm tính linh hoạt và sáng tạo.
Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Chính quyền Mỹ cho biết, khi xác định mức thuế quan đối ứng cho mỗi quốc gia, họ không chỉ xem xét thuế nhập khẩu mà còn các hoạt động khác mà họ cho là không công bằng, bao gồm thuế giá trị gia tăng, trợ cấp của chính phủ, chiến lược thao túng tiền tệ, chuyển nhượng công nghệ và các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hòa cùng xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đã từng bước tiếp cận và áp dụng các Hiệp ước vốn Basel. Hiện nay, Việt Nam đã có hơn 20 NHTM áp dụng Basel II và 10 NHTM tiên phong áp dụng Basel III. Đây là bước tiến quan trọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam nhằm đáp ứng các chuẩn mực và quy định quốc tế.

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng

Thông tư số 64/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 56/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc