Phát triển chính sách về kinh tế xanh vùng Đông Nam Bộ

Nghiên cứu - Trao đổi
Đông Nam Bộ là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và của cả nước, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.
aa

Tóm tắt: Dựa trên vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên, vùng Đông Nam Bộ có nhiều tiềm năng trong khai thác và phát triển kinh tế xanh. Bài viết tập trung phân tích những mục tiêu, định hướng và chính sách liên quan đến phát triển kinh tế xanh của vùng Đông Nam Bộ trên các khía cạnh về đầu tư xanh, tài chính xanh, thương mại xanh, công nghệ xanh, pháp lí xanh và hạ tầng xanh. Qua đó, đưa ra một số kiến nghị trong việc phát triển chính sách về kinh tế xanh vùng Đông Nam Bộ trong thời gian tới.

Từ khóa: chính sách, kinh tế xanh, vùng Đông Nam Bộ.

DEVELOPING POLICIES ON GREEN ECONOMY IN THE SOUTHEAST REGION


Abstract: Based on geographical location and natural conditions, the Southeast region has much potential in exploiting and developing a green economy. The article focuses on analyzing the goals, orientations and policies related to green economic development in the Southeast region in the aspects of green investment, green finance, green trade, green technology, green legislation and green infrastructure. Thereby, the author makes some recommendations for developing green economic policies in the Southeast region in the coming time.

Keywords: Policy, green economy, Southeast region.

1. Tiềm năng phát triển kinh tế xanh tại vùng Đông Nam Bộ


Đông Nam Bộ là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và của cả nước, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Theo báo cáo thường niên của Tổng cục Thống kê, tỉ trọng tăng trưởng kinh tế của vùng Đông Nam Bộ đóng góp khoảng 30% GDP, tương đương gần 45% thu ngân sách cho cả nước. Tính riêng năm 2022, chỉ số tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của vùng Đông Nam Bộ chiếm khoảng 31% cả nước; xuất khẩu đóng góp khoảng 35%, thu ngân sách khoảng 38% cả nước. GRDP bình quân đầu người của vùng gấp 1,64 lần cả nước; tỉ lệ đô thị hóa là 66,5%, gấp 1,8 lần trung bình cả nước.

Mô hình kinh tế xanh vùng Đông Nam Bộ

Vùng Đông Nam Bộ được chia thành 6 đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố. Bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh và 5 tỉnh trực thuộc Trung ương: Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Theo Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 07/10/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết số 24-NQ/TW), để phát triển kinh tế xanh trong giai đoạn tới, vùng Đông Nam Bộ cần tập trung phát triển các lĩnh vực ưu tiên. Đánh giá tổng quan bao gồm 5 lĩnh vực sau: Nông nghiệp, hạ tầng đô thị, vận tải, chuyển đổi năng lượng và kinh tế biển.


Bảng 1: Các lĩnh vực tiềm năng phát triển của vùng Đông Nam Bộ


Nhìn chung, các lĩnh vực này đều có tiềm năng phát triển lớn, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân vùng Đông Nam Bộ.

2. Các khía cạnh chính sách liên quan đến kinh tế xanh

2.1. Chính sách đầu tư xanh

Đầu tư xanh là đầu tư vào các dự án, hoạt động kinh doanh có tác động tích cực đến môi trường và xã hội. Tại Hội thảo do Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh và Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam phối hợp tổ chức vào tháng 10/2023, một số nút thắt trong lựa chọn dự án và cơ chế thu hút đầu tư vùng Đông Nam Bộ: (1) Thiếu khái niệm pháp lí rõ ràng về dự án đầu tư vùng; (2) Thiếu tiêu chí, cơ chế lựa chọn dự án vùng ưu tiên đầu tư; (3) Thiếu cơ chế phối hợp, tập trung vốn cho các dự án đầu tư công có tính liên kết vùng; (4) Thiếu cơ chế thu hút, hiệu quả nguồn vốn tư nhân tham gia thực hiện dự án vùng; (5) Rào cản trong tiếp cận tín dụng đầu tư cho các dự án vùng.

Mặt khác, tăng cường đầu tư vào các dự án xanh sẽ giúp thay đổi lối sống tiêu dùng xanh của cộng đồng. Các dự án xanh như nhà máy điện mặt trời, nhà máy điện gió... sẽ cung cấp năng lượng sạch, thân thiện với môi trường. Tính đến cuối năm 2023, nhiều dự án xanh tại các tỉnh, thành phố của vùng Đông Nam Bộ đang trong quá trình thi công xây dựng.


Cụm nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng (Tây Ninh) được đánh giá là công trình điện mặt trời mang quy mô lớn nhất Đông Nam Á với công suất 600 MWp, sản lượng điện dự kiến là 1,56 tỉ kWh/năm (Nguồn ảnh: Internet)


Trong một báo cáo thống kê các doanh nghiệp gần đây cho thấy, vùng Đông Nam Bộ có 692 doanh nghiệp nằm trong diện phải kiểm kê phát thải khí nhà kính. Theo đề án phát triển kinh tế của các địa phương vùng Đông Nam Bộ giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đều đánh giá phát triển kinh tế xanh là một trong những mục tiêu cấp thiết.


Bảng 2: Mục tiêu kinh tế xanh vùng Đông Nam Bộ


2.2. Chính sách tài chính xanh

Gần đây, các sản phẩm về tài chính xanh đã được triển khai và thúc đẩy mạnh mẽ hơn tại vùng Đông Nam Bộ như chính sách về tín dụng xanh, trái phiếu xanh. Theo đó, tại mỗi tỉnh, thành phố, tài trợ tài chính đối với các dự án xanh địa phương. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, cơ chế, chính sách hiện nay cho phép các địa phương chủ động thu hút dự án từ các nhà đầu tư chiến lược với số vốn trên 30.000 tỉ đồng. Thành phố Hồ Chí Minh đang chủ động kêu gọi các dự án BOT, nhất là tuyến Metro 1 kết nối với tỉnh Bình Dương, các dự án chuyển đổi xanh nhằm bổ sung nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ.

Hay tại tỉnh Đồng Nai, tỉnh đang có nhiều khu công nghiệp hoạt động như: Dệt may Nhơn Trạch, khu công nghiệp có nhà ở đi kèm như Long Thành. Riêng khu công nghiệp Amata đang thí điểm chuyển đổi sang khu công nghiệp sinh thái, nếu mô hình này thành công sẽ được nhân rộng ra các khu công nghiệp khác trong tỉnh. Ông David Lewis - Tổng Giám đốc Công ty Energy Capital Vietnam cho biết, sẵn sàng hỗ trợ tỉnh Đồng Nai trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng xanh nhằm thúc đẩy mục tiêu phát triển xanh, bền vững của tỉnh.

2.3. Chính sách thương mại xanh

Theo ông Võ Văn Hoan - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh nhận định tại Diễn đàn Thương mại xanh 2023, thương mại bền vững nên bắt đầu bằng một sự phát triển xanh trên cơ sở “sản phẩm đầu ra phải là nguyên liệu đầu vào”. Qua đó, quá trình sản xuất vận hành trở thành một quy trình kinh doanh khép kín.

Để quảng bá thương hiệu doanh nghiệp xanh, nhiều doanh nghiệp vùng Đông Nam Bộ đã tích hợp vào trong quy trình sản xuất, kinh doanh. Đơn cử như Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn - TNHH Một thành viên (SATRA) tiến hành triển khai các chính sách dịch vụ trong việc áp dụng xanh. Đối với hoạt động sản xuất, SATRA đã triển khai chương trình "Hãy nói không với túi ni lông" trên toàn hệ thống bán lẻ, đồng thời khuyến khích khách hàng sử dụng túi vải không dệt khi mua sắm. Đây là giải pháp thay thế túi ni lông bằng túi ni lông phân hủy sinh học và túi vải không dệt, góp phần vào việc giảm thiểu lượng rác thải nhựa ra môi trường. Với định hướng sử dụng bao bì, nguyên liệu thân thiện môi trường, trong quá trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho doanh nghiệp, SATRA đã yêu cầu các nhà sản xuất tạo ra các loại bao bì không gây ra ảnh hưởng đến môi trường. Tiêu biểu là việc thay thế khay xốp bằng các vật liệu thân thiện với môi trường như khay giấy, khay gỗ,... Bên cạnh đó, SATRA đã thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư xây dựng lớn của doanh nghiệp như đầu tư xây dựng hệ thống xử lí nước thải tập trung, đảm bảo nước thải sau xử lí đạt tiêu chuẩn trước khi xả ra môi trường, hay triển khai chương trình phân loại rác thải tái chế tại các chi nhánh, cửa hàng trên toàn hệ thống.

Để tiết kiệm và hạn chế tối đa việc sử dụng sản phẩm nhựa, SATRA đã khuyến khích cán bộ công nhân viên và khách hàng của mình nên sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần. Trong khuôn khổ chuỗi chương trình hoạt động bảo vệ môi trường, SATRA đã tổ chức nhiều sự kiện hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, Ngày Chủ nhật xanh, Chương trình sống xanh và sạch. Trong đó, Ngày hội tái chế với chủ đề "Sống xanh nhận nhanh quà SATRA" đã tạo sự lan tỏa không chỉ trong cán bộ công nhân viên, mà cả người dân tại những khu dân cư của các siêu thị khi đổi giấy, báo, sách, tập cũ, chai nhựa,… để nhận quà từ SATRA.

Nằm trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, 90 doanh nghiệp đã được tôn vinh và trao danh hiệu “Doanh nghiệp xanh”. Nhóm tiêu chí để đánh giá xét chọn doanh nghiệp xanh bao gồm: (1) Nhóm các tiêu chí hoạt động xử lí toàn bộ chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm, kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường; (2) Nhóm các tiêu chí hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước như chính sách thuế, bảo hiểm xã hội; (3) Nhóm các tiêu chí công nghệ số như quy trình công nghệ sản xuất, xử lí chất thải hiện đại; áp dụng chuyển đổi số trong sản xuất và quản lí; (4) Nhóm các tiêu chí về sản phẩm xanh như các sản phẩm thân thiện môi trường, áp dụng giải pháp tiết kiệm năng lượng, sử dụng nguyên vật liệu xanh.

Du lịch là ngành luôn gắn liền với thương mại và dịch vụ. Một trong những chính sách được nhiều tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ hướng đến trong thời gian tới là phát triển du lịch xanh. Với những tiềm năng và lợi thế sẵn có, du lịch vùng Đông Nam Bộ, đặc biệt là du lịch sinh thái có thể phát triển thành một ngành kinh tế quan trọng, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của khu vực. Vùng Đông Nam Bộ có hệ thống tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú, đa dạng. Có thể phân loại các địa điểm du lịch của vùng thành ba nhóm: (1) Nhóm vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển, khu bảo tồn; (2) Nhóm cảnh quan núi; (3) Nhóm cảnh quan sông, hồ.

Về nhóm vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển, khu bảo tồn, vùng có bốn vườn quốc gia (Nam Cát Tiên, Côn Đảo, Bù Gia Mập, Lò Gò - Xa Mát), một khu dự trữ sinh quyển (Đồng Nai) và một khu bảo tồn thiên nhiên (Bình Phước). Các khu vực này có hệ sinh thái đa dạng, với nhiều loài động, thực vật quý, hiếm, là nơi sinh sống của các cộng đồng dân tộc thiểu số.

Về nhóm cảnh quan núi, vùng có nhiều núi cao, hùng vĩ như núi Bà Đen (Tây Ninh), núi Bà Rá (Bình Phước), núi Dinh (Bà Rịa - Vũng Tàu), núi Chứa Chan (Đồng Nai). Đây là những địa điểm lí tưởng để du khách tham quan, khám phá thiên nhiên và trải nghiệm các hoạt động dã ngoại.

Về nhóm cảnh quan sông, hồ, vùng có nhiều sông, hồ lớn như sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông, sông Đồng Nai, hồ Dầu Tiếng, hồ Trị An, hồ Thác Mơ. Đây là những nơi có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, là điểm đến lí tưởng để du khách tham quan, nghỉ dưỡng.

Nhìn chung, để phát triển du lịch sinh thái bền vững, cần có những chính sách linh hoạt trong việc tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhưng vẫn đảm bảo bảo vệ và phát triển tài nguyên du lịch lâu dài. Theo đó, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch sinh thái. Các khu du lịch sinh thái cần được đầu tư xây dựng theo hướng thân thiện với môi trường, đặc biệt là khâu tổ chức du lịch phải theo hướng bền vững, hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường.

2.4. Chính sách công nghệ xanh

Các công nghệ xanh như công nghệ xử lí nước thải, công nghệ tái chế... sẽ giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Theo ông Đặng Dương Minh Hoàng - Chủ nhiệm Hợp tác xã Nông nghiệp số Bình Phước, thí điểm trong việc phối hợp nhà khoa học các trường đại học phát triển một số ứng dụng số phục vụ phát triển nông nghiệp. Cụ thể, nhóm chuyên gia xây dựng phần mềm số hóa vườn cây giúp định danh từng cây trồng, cập nhật thông tin hoạt động chăm sóc, bón phân, tưới nước, vận chuyển... từ đó hỗ trợ truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Tính đến năm 2023, phần mềm có thể vận hành được trên 5 ngôn ngữ khác nhau, phù hợp với nhu cầu sử dụng của người dân trong và ngoài nước. Hay dự án thúc đẩy phát triển công nghệ nano-silica sử dụng tro, trấu để sản xuất, giúp tăng cường sự phát triển của cây. Công nghệ được thử nghiệm thành công trên một số loại cây trồng cho thấy, hiệu quả khả quan.

Ngoài ra, có thể kể đến ứng dụng công nghệ máy bay không người lái và trí tuệ nhân tạo trong việc phát hiện, đánh giá hướng chữa trị bệnh cho cây. Nhiều cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương đã ứng dụng trên một số diện tích trồng cây ăn trái, giúp giảm thiểu thiệt hại do sâu bệnh gây ra.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, Blockchain đã được ứng dụng để truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Theo ông Đỗ Văn Long - Tổng Giám đốc Công ty CP Vietnam Blockchain, sau triển khai công nghệ Blockchain tới các địa phương đã có hơn 10 triệu tem Blockchain được kích hoạt trong tổng hơn 800 sản phẩm truy xuất. Bên cạnh hỗ trợ người tiêu dùng nắm rõ thông tin, chủ động trong việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa nông nghiệp, ứng dụng còn giúp nâng cao niềm tin và an tâm khi sử dụng.

2.5. Chính sách pháp lí xanh

Một trong những khung chính sách về phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ là Nghị quyết số 24-NQ/TW. Dựa trên nguyên tắc đồng bộ và thống nhất, chính sách phát triển vùng phải phù hợp với chiến lược phát triển bền vững, chiến lược tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu quốc gia. Trong đó, bên cạnh phấn đấu đạt mục tiêu tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt khoảng 8 - 8,5%, Nghị quyết số 24-NQ/TW còn đưa ra chiến lược cụ thể trong việc hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường.

Bên cạnh khu công nghiệp công nghệ cao, khu công nghiệp sinh thái là một loại hình khu công nghiệp đang nhận được nhiều sự quan tâm. Căn cứ theo khoản 5 Điều 2 Nghị định số 35/2022/NĐ-CP ngày 28/5/2022 của Chính phủ, khu công nghiệp sinh thái có doanh nghiệp tham gia vào hoạt động sản xuất sạch hơn và sử dụng hiệu quả tài nguyên, có sự liên kết, hợp tác trong sản xuất để thực hiện hoạt động cộng sinh công nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp sinh thái được gọi là doanh nghiệp sinh thái. Doanh nghiệp sinh thái có trách nhiệm thực hiện các giải pháp sản xuất và kinh doanh xanh.

Đồng thời, Nhà nước khuyến khích và có biện pháp hỗ trợ ưu đãi, bao gồm ưu đãi áp dụng theo địa bàn, ngành, nghề và ưu đãi áp dụng đối với dự án đầu tư vào khu công nghiệp cho các tổ chức, cá nhân đầu tư mới hoặc chuyển đổi toàn bộ hoặc một phần khu công nghiệp đã được thành lập sang hoạt động theo loại hình khu công nghiệp sinh thái.

Bảng 3: Một số chính sách pháp lí xanh tiêu biểu vùng Đông Nam Bộ




2.6. Chính sách hạ tầng xanh

Theo Bộ Giao thông vận tải, dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư hạ tầng giao thông vùng Đông Nam Bộ khoảng 738.500 tỉ đồng. Trong đó, giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 342.000 tỉ đồng và giai đoạn 2026 - 2030 khoảng 396.500 tỉ đồng, tập trung đầu tư vào các dự án trọng điểm, liên kết vùng, tạo động lực lan tỏa. Dưới đây là chi tiết kế hoạch kết nối giao thông của vùng Đông Nam Bộ của Bộ Giao thông vận tải.

Bảng 4: Kế hoạch phát triển các dự án giao thông vùng Đông Nam Bộ



Nhóm nghiên cứu của WB vừa đưa ra đề xuất thành lập Quỹ Phát triển hạ tầng Đông Nam Bộ nhằm vực dậy hạ tầng đô thị vùng, kì vọng sẽ huy động nguồn lực đầu tư cho các dự án hạ tầng xanh, bền vững ở khu vực Đông Nam Bộ. Theo WB, hạ tầng đô thị ở Đông Nam Bộ đang đối mặt với nhiều thách thức, từ việc xuống cấp, thiếu đồng bộ của hạ tầng giao thông, xử lí nước thải cho đến tình trạng thiếu nguồn lực đầu tư cho hạ tầng xanh, bền vững. Việc thành lập Quỹ Phát triển hạ tầng Đông Nam Bộ sẽ góp phần giải quyết các thách thức và thúc đẩy phát triển bền vững ở khu vực Đông Nam Bộ.

3. Một số kiến nghị

Một là, Chính phủ cần xây dựng khung pháp lí và chính sách đầu tư xanh rõ ràng, minh bạch nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tham gia vào các dự án, hoạt động kinh doanh xanh như đầu tư vào năng lượng tái tạo, đầu tư vào tiết kiệm năng lượng và hiệu quả năng lượng, đầu tư vào phát triển kinh tế tuần hoàn. Đa phần các tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ đều đã xây dựng tiêu chí dựa trên hiệu quả kinh tế, hiệu quả môi trường và hiệu quả xã hội. Tuy vậy, những nhiệm vụ, giải pháp cần cụ thể hơn nữa, đơn cử như các kế hoạch hành động ở từng địa phương.

Hai là, tiếp cận tài chính xanh là một trong những yếu tố quan trọng để thúc đẩy kinh tế xanh. Chính phủ cần tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn xanh, bao gồm các chính sách ưu đãi về lãi suất, thời hạn vay, bảo lãnh tín dụng...; khuyến khích phát triển các tổ chức tài chính xanh, cung cấp các sản phẩm tài chính xanh cho doanh nghiệp như trái phiếu xanh, tín dụng xanh.

Nhìn chung, để xây dựng và hoàn thiện các chính sách công cụ tài chính xanh vùng Đông Nam Bộ, cần xây dựng các tài liệu hướng dẫn, nâng cao năng lực về tài chính xanh thúc đẩy thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững. Ngoài ra, thiết lập mạng lưới kết nối hợp tác trong nước và quốc tế về tài chính xanh nhằm thúc đẩy áp dụng các mô hình sản xuất và tiêu dùng xanh, cũng như hỗ trợ đầu tư sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường.

Ba là, dựa trên đặc điểm địa lí và thế mạnh sản phẩm của vùng Đông Nam Bộ, chính sách thương mại cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia vào thương mại xanh. Bên cạnh việc thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thương mại xanh như đàm phán các hiệp định thương mại, tham gia các tổ chức quốc tế về thương mại xanh, Chính phủ cần ban hành thống nhất những quy định, tiêu chuẩn, hướng dẫn thương mại về nhãn sinh thái gồm nhãn xanh, nhãn năng lượng, nhãn carbon, nhãn tái chế… Đối với thương mại điện tử, Chính phủ cần khuyến khích phát triển thương mại điện tử xanh thông qua các chính sách ưu đãi về thuế, phí. Đồng thời, các cá nhân và tổ chức cũng nên có sự chủ động tìm hiểu và tham gia hoạt động về thương mại điện tử xanh.

Bốn là, cập nhật và phát triển các công nghệ xanh. Trong đó, nghiên cứu, phát triển là yếu tố quan trọng để tạo ra các công nghệ xanh mới. Tiêu biểu như ứng dụng công nghệ Blockchain cho các dự án nông nghiệp, thời trang xanh. Chính vì vậy, Chính phủ cần có những chính sách tài trợ cho nghiên cứu, phát triển công nghệ xanh nhằm tạo động lực cho các doanh nghiệp, tổ chức nghiên cứu và phát triển công nghệ xanh.

Năm là, hoàn thiện khuôn khổ chính sách pháp lí xanh vùng Đông Nam Bộ nói riêng và chính sách kinh tế xanh của Việt Nam nói chung. Những quy định pháp lí xanh phải phù hợp với các cam kết quốc tế và thực tiễn phát triển của Việt Nam. Từ văn bản đến thực thi có khoảng cách khá lớn nên việc quá trình triển khai, thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường cần được tăng cường, đảm bảo tính nghiêm minh.

Sáu là, ngoài việc phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động kinh doanh xanh, các chính sách hạ tầng xanh vùng Đông Nam Bộ từ đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không còn góp phần khuyến khích sử dụng các phương tiện giao thông xanh. Về lâu dài, sẽ cải thiện và thúc đẩy các công trình xanh quốc gia, giúp tiết kiệm năng lượng và nâng cao nhận thức trong việc sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, đề xuất thiết lập Quỹ Phát triển hạ tầng Đông Nam Bộ có thể xem xét để huy động nguồn lực đầu tư cho hạ tầng xanh vùng. Quỹ có thể được thành lập dưới hình thức là quỹ đầu tư, quỹ hỗ trợ hoặc quỹ tín dụng nhằm tiếp cận nguồn lực từ vốn ngân sách nhà nước, vốn doanh nghiệp và vốn xã hội cho các hoạt động đầu tư vào các dự án hạ tầng xanh của vùng Đông Nam Bộ.


1 Điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 32/NQ-HĐND ngày 08/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai.
2 Điểm c khoản 2 Điều 2 Nghị quyết số 97/NQ-HĐND ngày 13/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
3 Khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 19/2020/NQ-HĐND ngày 10/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước.
4 Điểm c khoản 2 Mục II Quyết định số 01/QĐ-UBND ngày 04/01/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh.

Tài liệu tham khảo:

1. Kế hoạch hành động số 202/KH-UBND ngày 14/9/2022 của UBND tỉnh Đồng Nai về sản xuất và tiêu dùng bền vững trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2022 - 2030.
2. Kế hoạch hành động số 3961/KH-UBND ngày 04/8/2023 của UBND tỉnh Bình Dương về tăng trưởng xanh trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2023 - 2030.
3. Nghị quyết số 19/2020/NQ-HĐND ngày 10/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 của tỉnh Bình Phước.
4. Nghị quyết số 97/NQ-HĐND ngày 13/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
5. Quyết định số 01/QĐ-UBND ngày 04/01/2021 của UBND tỉnh Tây Ninh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 của tỉnh Tây Ninh.
6. Nghị quyết số 32/NQ-HĐND ngày 08/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2022 của tỉnh Đồng Nai.
7. Nghị định số 35/2022/NĐ-CP ngày 28/5/2022 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế.
8. Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 07/10/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
9. Nghị quyết số 98/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh.

Nguyễn Hoàng Nam
Trường Kinh tế, Luật và Quản lý nhà nước - Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH)
https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Quan điểm Hồ Chí Minh về quản lý xã hội và sự vận dụng của Nhà nước trong kỷ nguyên mới

Quan điểm Hồ Chí Minh về quản lý xã hội và sự vận dụng của Nhà nước trong kỷ nguyên mới

Quản lý xã hội luôn là vấn đề quan trọng, cần thiết đối với mỗi quốc gia, dân tộc, nhà nước nào cũng phải quan tâm, chăm lo, thực hiện một cách hiệu quả. Bởi lẽ, có quản lý tốt xã hội thì nhà nước mới vận hành, phát triển một cách trật tự, ổn định và bền vững, giúp cho đất nước phát triển lành mạnh, ổn định, vững chắc, từ đó mới nâng cao được chất lượng đời sống của Nhân dân trên các mặt, các lĩnh vực. Theo Hồ Chí Minh, để quản lý xã hội - xã hội mới, chúng ta phải tiến hành nhiều nội dung, lĩnh vực khác nhau; tính chất quản lý phải toàn diện, rộng khắp trên tất cả các mặt của xã hội; yêu cầu quản lý thật chặt chẽ, hiệu quả, hiệu lực và hiệu năng; cách thức quản lý phải đa dạng, phong phú, linh hoạt.
Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và  quyền làm chủ của Nhân dân trong tinh giản biên chế ở Việt Nam

Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và quyền làm chủ của Nhân dân trong tinh giản biên chế ở Việt Nam

Trong giai đoạn hiện nay, tinh giản biên chế trở thành một nhiệm vụ chính trị mang tính cấp thiết; cần phát huy mạnh mẽ vai trò, sức mạnh, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; nhất là vai trò lãnh đạo của Đảng; sự quản lý, điều hành sáng tạo của Nhà nước và sự đoàn kết, đồng thuận của Nhân dân để mang lại hiệu quả thiết thực.
Quyền tiếp cận thông tin của nhà đầu tư trong hoạt động ngân hàng - Bất cập và một số giải pháp hoàn thiện

Quyền tiếp cận thông tin của nhà đầu tư trong hoạt động ngân hàng - Bất cập và một số giải pháp hoàn thiện

Quyền tiếp cận thông tin của nhà đầu tư là một trong những quyền quan trọng nhằm bảo đảm tính minh bạch, công bằng và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhà đầu tư trong các hoạt động kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực ngân hàng.
Nguyễn Thị Định - Vị nữ tướng huyền thoại suốt đời phấn đấu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam

Nguyễn Thị Định - Vị nữ tướng huyền thoại suốt đời phấn đấu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam

Thiếu tướng Nguyễn Thị Định - vị nữ tướng huyền thoại với những dấu ấn chiến công lừng lẫy gắn liền với phong trào Đồng Khởi, với “Đội quân tóc dài”, với phương thức đánh địch bằng “Ba mũi giáp công”, vị thuyền trưởng chỉ huy tàu “không số” đầu tiên chở 12 tấn vũ khí từ miền Bắc để chi viện cho chiến trường miền Nam, góp phần quan trọng vào công cuộc giải phóng đất nước, giải phóng dân tộc…, tên tuổi và sự nghiệp của bà luôn sống mãi trong lòng nhân dân Việt Nam.
Hoạt động truyền thông của ngân hàng trung ương: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý chính sách cho Việt Nam

Hoạt động truyền thông của ngân hàng trung ương: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý chính sách cho Việt Nam

Trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế, sự gia tăng của các cú sốc kinh tế và tài chính, cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, mạng xã hội… đã làm gia tăng tính phức tạp và tầm quan trọng của hoạt động truyền thông ngân hàng trung ương (NHTW). Truyền thông hiệu quả có thể giúp NHTW xây dựng lòng tin của công chúng, tăng cường uy tín và nâng cao khả năng ứng phó với các thách thức kinh tế.
Quy trình đánh giá nội bộ về mức đủ thanh khoản tại các ngân hàng thương mại - Điều kiện để triển khai

Quy trình đánh giá nội bộ về mức đủ thanh khoản tại các ngân hàng thương mại - Điều kiện để triển khai

Quy trình đánh giá nội bộ về mức đủ thanh khoản đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm thanh khoản ổn định, giúp ngân hàng tránh tình trạng mất khả năng thanh toán có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như phá sản hoặc tổn thất lớn. Ngoài ra, quy trình đánh giá nội bộ về mức đủ thanh khoản còn đóng vai trò hỗ trợ ngân hàng tuân thủ các chỉ số thanh khoản như: Tỉ lệ bao phủ thanh khoản, tỉ lệ nguồn vốn ổn định ròng... giúp ngân hàng hoạt động an toàn và bền vững.
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: HỌC TẬP SUỐT ĐỜI

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: HỌC TẬP SUỐT ĐỜI

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Học tập suốt đời". Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Vận dụng “Binh pháp Tôn Tử” vào trong hoạt động của ngân hàng trung ương

Vận dụng “Binh pháp Tôn Tử” vào trong hoạt động của ngân hàng trung ương

Chính sách tiền tệ đòi hỏi sự linh hoạt và sự kết hợp của nhiều biện pháp khác nhau, tương tự như nghệ thuật chiến tranh được mô tả trong chuyên luận nổi tiếng của Tôn Tử. Các ngân hàng trung ương (NHTW) có thể học được điều gì đó từ một chiến lược gia người Trung Quốc sống cách đây hơn 2.500 năm. Bài viết giới thiệu sáu nguyên tắc chiến lược được vận dụng tư tưởng của Tôn Tử dành cho các NHTW, được đề xuất bởi Giáo sư Kristin Forbes - Trường Quản lý Sloan thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), nhằm qua đó, giúp họ quản lý hiệu quả các khủng hoảng và duy trì sự ổn định kinh tế.
Xem thêm
Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, để đạt được sự phát triển bền vững và hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, việc chuyển đổi mô hình kinh tế từ tuyến tính truyền thống sang nền kinh tế tuần hoàn là hướng đi đúng đắn, phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Trong bối cảnh các chính sách thuế quan và các biện pháp thương mại quốc tế đang thay đổi nhanh chóng, doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những chiến lược linh hoạt và kịp thời để đối phó với những thách thức, đồng thời tận dụng các cơ hội từ thị trường nội địa và quốc tế.
Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Để xây dựng hành lang pháp lý cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng, đồng thời tạo sự tương thích đối với Luật Giao dịch điện tử năm 2023, pháp luật Việt Nam đã có những quy định về nghĩa vụ của tổ chức tín dụng (TCTD) trong việc bảo đảm an toàn cho giao dịch điện tử. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai vẫn còn nhiều bất cập, đặt ra yêu cầu cần tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật để tăng cường tính an toàn, minh bạch và hiệu quả trong hoạt động giao dịch điện tử.
Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 75/2025/NĐ-CP ngày 01/4/2025 quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 171/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Khung pháp lý cho phát triển ngân hàng bền vững - Cơ hội và thách thức

Khung pháp lý cho phát triển ngân hàng bền vững - Cơ hội và thách thức

Nghiên cứu này đã hệ thống hóa khung pháp lý toàn cầu và thực tiễn Việt Nam về phát triển ngân hàng bền vững, qua đó làm nổi bật xu hướng hội tụ giữa tiêu chuẩn quốc tế và nỗ lực địa phương hóa. Nghiên cứu cũng khẳng định xu hướng tất yếu là hài hòa hóa tiêu chuẩn toàn cầu, đồng thời nhấn mạnh yêu cầu cấp thiết về minh bạch hóa thông tin và hợp tác đa bên để cân bằng giữa lợi ích kinh tế và trách nhiệm môi trường.
Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đối với Việt Nam, CBDC có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống thanh toán, tăng cường tài chính toàn diện và nâng cao hiệu quả giám sát tiền tệ. Tuy nhiên, để triển khai thành công, cần có một chiến lược rõ ràng, bao gồm: Xác định rõ mục tiêu của CBDC, xây dựng khung pháp lý toàn diện, đầu tư vào hạ tầng công nghệ, thử nghiệm các mô hình triển khai phù hợp và thúc đẩy hợp tác quốc tế để đảm bảo tính tương thích với hệ thống tài chính toàn cầu.
Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực  truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Chuyển đổi số mang lại cơ hội cũng như thách thức lớn đối với hoạt động truyền thông, báo chí ngành Ngân hàng Việt Nam. Việc áp dụng công nghệ không chỉ giúp báo chí gia tăng khả năng truyền tải thông tin, mà còn làm thay đổi phương thức quản lý, sản xuất và phân phối tin tức. Điều này đòi hỏi báo chí ngành Ngân hàng phải đổi mới mô hình tổ chức, bảo đảm tính linh hoạt và sáng tạo.
Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Chính quyền Mỹ cho biết, khi xác định mức thuế quan đối ứng cho mỗi quốc gia, họ không chỉ xem xét thuế nhập khẩu mà còn các hoạt động khác mà họ cho là không công bằng, bao gồm thuế giá trị gia tăng, trợ cấp của chính phủ, chiến lược thao túng tiền tệ, chuyển nhượng công nghệ và các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hòa cùng xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đã từng bước tiếp cận và áp dụng các Hiệp ước vốn Basel. Hiện nay, Việt Nam đã có hơn 20 NHTM áp dụng Basel II và 10 NHTM tiên phong áp dụng Basel III. Đây là bước tiến quan trọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam nhằm đáp ứng các chuẩn mực và quy định quốc tế.

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng

Thông tư số 64/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 56/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc