NHNN Chi nhánh Khu vực 10: Đẩy mạnh phong trào thi đua khen thưởng

Thi đua yêu nước ngành Ngân hàng
Sáng 30/5/2025, tại Thành phố Nha Trang (Khánh Hòa), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Chi nhánh Khu vực 10 đã tổ chức Hội nghị tuyên dương điển hình tiên tiến giai đoạn 2020 - 2025. Đây là dịp để đơn vị tổng kết, đánh giá, đúc kết bài học kinh nghiệm trong các phong trào thi đua, biểu dương và tôn vinh các tập thể, cá nhân là điển hình tiên tiến có nhiều thành tích xuất sắc tiêu biểu trên các mặt công tác trong giai đoạn 2020 - 2025...
aa

Trong thời gian qua, trên cơ sở bám sát các mục tiêu, định hướng điều hành của Chính phủ, NHNN, chính quyền địa phương…, NHNN Chi nhánh Khu vực 10 đã xây dựng chương trình lãnh đạo và chỉ đạo hoạt động tiền tệ, ngân hàng, ngoại hối và tổ chức triển khai hiệu quả các chủ trương, chính sách về định hướng hoạt động của Ngành trên địa bàn.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Bùi Huy Thọ, Giám đốc NHNN Chi nhánh Khu vực 10, cho biết, bên cạnh việc triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của cơ quan, NHNN Chi nhánh các tỉnh và sau này là NHNN Chi nhánh Khu vực 10 luôn quan tâm đến công tác thi đua khen thưởng. Theo đó, đơn vị đã xây dựng kế hoạch, phát động, sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chung và thi đua theo chuyên đề. Qua đó, kịp thời biểu dương, khen thưởng, động viên, khuyến khích, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của công chức và người lao động trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của đơn vị đã tham mưu cho Ban Giám đốc ban hành văn bản hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và của NHNN về công tác thi đua, khen thưởng.

Toàn cảnh Hội nghị tuyên dương điển hình tiên tiến giai đoạn 2020 - 2025 của NHNN Chi nhánh Khu vực 10.
Toàn cảnh Hội nghị tuyên dương điển hình tiên tiến giai đoạn 2020 - 2025 của NHNN Chi nhánh Khu vực 10

Việc quán triệt, triển khai được thực hiện dưới nhiều hình thức như: Tổ chức họp chuyên đề; phổ biến tại hội nghị công chức và người lao động; họp cơ quan; lồng ghép trong các cuộc họp giao ban trưởng, phó phòng và đăng tải lên mạng nội bộ của đơn vị. Qua đó, góp phần tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức của công chức và người lao động, nhất là cán bộ chủ chốt, về vai trò, tầm quan trọng của công tác thi đua khen thưởng trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao.

Việc bình xét khen thưởng tại đơn vị được tổ chức công khai, dân chủ, đúng quy định, kịp thời, xứng đáng với thành tích của các tập thể, cá nhân đạt được. Từng thành viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tham gia thảo luận, phân tích, cho ý kiến cụ thể về điều kiện, tiêu chuẩn, thành tích từng trường hợp để đề nghị khen thưởng, bảo đảm nguyên tắc công bằng, khách quan, sát thực tế.

Căn cứ chủ đề về công tác thi đua, khen thưởng giai đoạn 2020 - 2025 và hằng năm do NHNN, chính quyền địa phương phát động, cũng như nhiệm vụ chính trị được giao, đơn vị đã thường xuyên phát động phong trào thi đua. Các phong trào ngày càng thiết thực, từng bước được cải tiến từ phương pháp thực hiện đến hình thức tổ chức.

Ông Bùi Huy Thọ, Giám đốc NHNN Chi nhánh Khu vực 10 phát biểu tại hội nghị
Ông Bùi Huy Thọ, Giám đốc NHNN Chi nhánh Khu vực 10 phát biểu tại hội nghị

Ngay từ đầu năm, thực hiện phong trào thi đua do Thống đốc phát động, đơn vị đã xây dựng kế hoạch phát động thi đua, đồng thời tham gia ký kết giao ước thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ngành Ngân hàng; thực hiện tốt các phong trào thi đua như: Phong trào thi đua “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở” giai đoạn 2019 - 2025; phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021 - 2025; phong trào thi đua “Đẩy mạnh kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”; phong trào thi đua “Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023 - 2030”…

Ban Giám đốc phối hợp chặt chẽ với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở trong việc tổ chức triển khai phong trào thi đua của Chi nhánh; động viên công chức và người lao động tham gia tích cực các phong trào văn hóa, thể thao. Nội dung và phương thức tổ chức các phong trào thi đua bảo đảm tính phù hợp, khả thi, gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; thi đua lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước, ngày thành lập Ngành… Kết thúc mỗi phong trào thi đua đều tổ chức sơ kết, tổng kết để kịp thời khen thưởng, biểu dương những tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc…

Đại biểu tham gia Hội nghị tuyên dương điển hình tiên tiến giai đoạn 2020 - 2025 của NHNN Chi nhánh Khu vực 10
Đại biểu tham gia Hội nghị tuyên dương điển hình tiên tiến giai đoạn 2020 - 2025 của NHNN Chi nhánh Khu vực 10

Đơn cử, đối với Phong trào thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ngành Ngân hàng, ngay từ đầu năm, đơn vị đã triển khai, quán triệt và tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các cơ chế, chính sách của Ngành trong hệ thống Ngân hàng. Trọng tâm là các Chỉ thị của NHNN về tổ chức thực hiện nhiệm vụ trọng tâm ngành Ngân hàng; các Quyết định của UBND tỉnh về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; Chương trình hành động của NHNN thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về hoạt động ngân hàng; các Thông tư, Quyết định, Thông báo, văn bản chỉ đạo của NHNN về tiền tệ, tín dụng, ngoại hối, hoạt động ngân hàng… Đồng thời, kịp thời tham mưu lãnh đạo chính quyền địa phương chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến tiền tệ, tín dụng, ngân hàng trên địa bàn.

Qua đó, hoạt động của các TCTD trên địa bàn tiếp tục an toàn và tăng trưởng. Huy động vốn tăng 65,63%; đầu tư tín dụng tăng 58,53% so với cuối năm 2019; nợ xấu được kiểm soát ở mức 1,98% so với tổng dư nợ; thực hiện tốt các chương trình tín dụng chính sách với dư nợ cho vay đạt 25.771 tỷ đồng, tăng 79,09% so với cuối năm 2019; tích cực tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, chuyển đổi số...

Tặng biểu trưng tuyên dương các điển hình tiên tiến giai đoạn 2020 - 2025 của NHNN Chi nhánh Khu vực 10
Tặng biểu trưng tuyên dương các điển hình tiên tiến giai đoạn 2020 - 2025 của NHNN Chi nhánh Khu vực 10

Trong thời gian tới, ông Bùi Huy Thọ cho biết thêm, đơn vị sẽ tiếp tục triển khai thực hiện Luật Thi đua, Khen thưởng, các Nghị định, Thông tư, Chỉ thị về công tác thi đua khen thưởng; các văn bản phát động thi đua của Ngành. Tiếp tục thực hiện phong trào thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ do Thống đốc NHNN phát động.

Đơn vị sẽ động viên công chức, người lao động trong cơ quan hăng hái thi đua, nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao hằng năm, phong trào thi đua “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; thực hiện tốt văn hóa công sở và “Bộ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử của cán bộ Ngân hàng” theo Quyết định số 11/QĐ-HHNH ngày 25/02/2019 của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam; phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”…

Đồng thời, tăng cường đoàn kết, xây dựng cơ quan, đoàn thể trong sạch, vững mạnh, khẳng định vị thế, sự đóng góp của ngành Ngân hàng trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế địa phương, phát huy vai trò đầu tàu của NHNN Chi nhánh Khu vực 10 đối với các TCTD trên địa bàn…

Trong khuôn khổ hội nghị, đại diện Ban lãnh đạo NHNN Chi nhánh Khu vực 10 đã trao tặng biểu trưng vinh danh thành tích của các cá nhân đạt nhiều thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua giai đoạn 2020 - 2025. Chi nhánh cũng đã phát động phong trào thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, kế hoạch công tác năm 2025 và giai đoạn 2025 - 2030 nhằm tạo khí thế sôi nổi, quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị và kế hoạch công tác giai đoạn 2025 - 2030.
Theo Nghi Lộc/thoibaonganhang.vn

Tin bài khác

Thúc đẩy sức mạnh nội sinh từ phong trào thi đua

Thúc đẩy sức mạnh nội sinh từ phong trào thi đua

Với quyết tâm chính trị cao cùng sự thấm nhuần sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác thi đua là yêu nước, càng khó khăn thì càng phải thi đua, toàn hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội đoàn kết, linh hoạt, sáng tạo, quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được Đảng và Nhà nước giao.
Xem thêm
Xử lý tài sản thế chấp là nhà ở hình thành trong tương lai tại các tổ chức tín dụng

Xử lý tài sản thế chấp là nhà ở hình thành trong tương lai tại các tổ chức tín dụng

Trong những năm gần đây, chế định pháp lý về thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ tại các tổ chức tín dụng (TCTD) ngày càng được các cơ quan có thẩm quyền chú trọng xây dựng và hoàn thiện. Tuy nhiên, hiện nay, các quy định pháp luật hiện hành về vấn đề này vẫn chưa thực sự đầy đủ và còn những bất cập, gây khó khăn trong việc áp dụng, bởi đây là một loại tài sản mang tính chất đặc thù và tiềm ẩn nhiều rủi ro so với các loại tài sản hiện hữu. Vì vậy, cần có cơ chế rõ ràng, hướng dẫn cụ thể để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, giảm thiểu những rủi ro cho các TCTD trong việc nhận thế chấp loại hình tài sản này.
Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát - Bước ngoặt chiến lược thúc đẩy Fintech và chuyển đổi số ngành Ngân hàng

Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát - Bước ngoặt chiến lược thúc đẩy Fintech và chuyển đổi số ngành Ngân hàng

Ngày 29/4/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 94/2025/NĐ-CP về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng. Đây là Nghị định đầu tiên tại Việt Nam thiết lập khuôn khổ pháp lý cho việc thử nghiệm các sản phẩm, mô hình, dịch vụ tài chính mới ứng dụng công nghệ, đồng thời là bước tiến quan trọng trong quá trình thể chế hóa đổi mới sáng tạo tài chính tại Việt Nam. Không chỉ góp phần hiện thực hóa chiến lược tài chính toàn diện quốc gia và chuyển đổi số ngành Ngân hàng, Nghị định này còn tạo ra các tác động sâu rộng đối với cả hệ thống ngân hàng thương mại và nền kinh tế.
Góc độ pháp lý về rào cản của thủ tục thông báo tập trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh đối với hoạt động của doanh nghiệp

Góc độ pháp lý về rào cản của thủ tục thông báo tập trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh đối với hoạt động của doanh nghiệp

Thủ tục thông báo tập trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh năm 2018, dù đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các hành vi hạn chế cạnh tranh nhưng lại đang tạo ra những rào cản đáng kể cho doanh nghiệp do thời gian thẩm định kéo dài, yêu cầu hồ sơ phức tạp, đòi hỏi nhiều tài liệu chuyên sâu như mô tả giao dịch và phân tích thị trường. Những yếu tố này không chỉ làm tăng chi phí tuân thủ, rủi ro pháp lý, nguy cơ rò rỉ thông tin, mà còn cản trở doanh nghiệp tận dụng cơ hội kinh doanh, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng gia tăng.
Kinh nghiệm thế giới về sử dụng tín chỉ các-bon làm tài sản bảo đảm ngân hàng  và khuyến nghị đối với Việt Nam

Kinh nghiệm thế giới về sử dụng tín chỉ các-bon làm tài sản bảo đảm ngân hàng và khuyến nghị đối với Việt Nam

Phát triển các sản phẩm tài chính mới gắn với tín chỉ các-bon là chiến lược then chốt để thu hút dòng vốn tư nhân vào lĩnh vực giảm phát thải. Các sản phẩm như trái phiếu xanh được gắn với việc phát hành hoặc mua tín chỉ các-bon có thể tạo ra các dòng tiền ổn định và hấp dẫn cho nhà đầu tư bền vững (Asian Development Bank, 2019). Các khoản vay xanh thế chấp bằng tín chỉ các-bon cho phép doanh nghiệp tiếp cận vốn với chi phí thấp hơn nếu cam kết tạo ra lượng giảm phát thải xác thực. Việc đa dạng hóa các sản phẩm tài chính gắn với tín chỉ các-bon không chỉ tạo thêm động lực kinh tế cho các dự án xanh mà còn giúp thị trường các-bon phát triển theo hướng tích hợp sâu rộng với hệ sinh thái tài chính quốc gia.
Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, chủ động, thích ứng với tình hình mới

Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, chủ động, thích ứng với tình hình mới

Sáng 09/7/2025, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Tham dự Hội nghị có Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng và các đồng chí trong Ban Lãnh đạo NHNN, lãnh đạo các vụ, cục, đơn vị thuộc NHNN, các ngân hàng thương mại (NHTM) và điểm cầu trực tuyến tới NHNN các khu vực trên cả nước.
Vị thế của đô la Mỹ trên thị trường tài chính toàn cầu

Vị thế của đô la Mỹ trên thị trường tài chính toàn cầu

Tháng 4/2025 chứng kiến cuộc khủng hoảng niềm tin nghiêm trọng đối với đồng USD, bất chấp lợi suất trái phiếu Mỹ tăng. Bài viết phân tích những bất thường trên thị trường tài chính toàn cầu sau các biện pháp thuế quan gây tranh cãi của Mỹ, đồng thời chỉ ra nguyên nhân từ sự thay đổi cấu trúc tài chính, phi toàn cầu hóa và biến động địa chính trị. Nếu xu hướng này tiếp diễn, USD có nguy cơ mất dần vị thế, đe dọa sự ổn định của hệ thống tài chính thế giới.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III  trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hiệp ước vốn Basel III là khuôn khổ nâng cao với sự sửa đổi và củng cố cả ba trụ cột của Basel II, đây là công cụ hỗ trợ đắc lực để nâng cao chất lượng quản trị rủi ro và năng lực cạnh tranh của các ngân hàng. Bài viết phân tích tình hình áp dụng các Hiệp ước vốn Basel của hệ thống ngân hàng trên thế giới, cùng với kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam trong việc áp dụng Hiệp ước vốn Basel III, tác giả đưa ra một số đề xuất giải pháp chính sách cho hệ thống ngân hàng...
Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Bài viết phân tích vai trò của hiểu biết tài chính trong việc truyền dẫn chính sách tiền tệ, dựa trên khảo sát của Ngân hàng Trung ương châu Âu; đồng thời, đề xuất tăng cường giáo dục và truyền thông tài chính để hỗ trợ chính sách tiền tệ và phát triển kinh tế bền vững.
Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Bài viết này tổng hợp bài học từ các nền kinh tế đã thành công vượt qua "bẫy thu nhập trung bình" như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia và Trung Quốc. Trên cơ sở đó, tác giả nêu một số khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam nhằm duy trì đà tăng trưởng, tránh rơi vào “bẫy” và hướng tới mục tiêu thu nhập cao vào năm 2045.
Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Việt Nam đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên, nhằm tạo nền tảng vững chắc cho giai đoạn tăng trưởng hai con số từ năm 2026. Đây là một mục tiêu đầy thách thức, khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất định và tăng trưởng khu vực đang có xu hướng chậm lại, cùng với việc Hoa Kỳ thực hiện áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại, trong đó có Việt Nam. Mặc dù vậy, mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8% năm 2025 vẫn có thể đạt được, với điều kiện phải có sự điều hành chính sách linh hoạt, đồng bộ và cải cách thể chế đủ mạnh để khơi thông các điểm nghẽn về đầu tư, năng suất và thị trường…

Thông tư số 14/2025/TT-NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 10/2025/TT-NHNN quy định về tổ chức lại, thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân

Thông tư số 07/2025/TT-NHNN Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2024/TT-NHNN ngày 01 tháng 7 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng

Thông tư số 08/2025/TT-NHNN Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 43/2015/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về tổ chức và hoạt động của phòng giao dịch bưu điện trực thuộc Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt, Thông tư số 29/2024/TT-NHNN ngày 28 tháng 6 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về quỹ tín dụng nhân dân và Thông tư số 32/2024/TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nướ

Nghị định số 94/2025/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2025 của Chính phủ quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng