Ngân hàng Nhà nước kiện toàn bộ máy, nhân sự theo chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức mới

Sự kiện
Sáng ngày 25/02/2025, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Nguyễn Thị Hồng đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc công bố Quyết định về thành lập Đảng bộ NHNN và các Quyết định về tổ chức bộ máy, nhiệm vụ của NHNN.
aa
Ngân hàng Nhà nước kiện toàn bộ máy, nhân sự theo chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức mới
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng phát biểu chỉ đạo Hội nghị

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng chúc mừng sự kiện đặc biệt thành lập Đảng bộ NHNN cũng như những kết quả bước đầu trong công cuộc rà soát sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức, bộ máy của NHNN, đồng thời cảm ơn sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo hỗ trợ của các Bộ, ban ngành TW trong suốt thời gian NHNN tổ chức thực hiện rà soát sắp xếp tinh gọn bộ máy và công tác tổ chức.

Thống đốc nhấn mạnh, chỉ trong chưa đầy 3 tháng, Ban Lãnh đạo và toàn ngành Ngân hàng, với đồng thuận và quyết tâm cao, việc rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy đã được hoàn thành: 63 Chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố được sắp xếp tổ chức lại thành 15 NHNN khu vực, đáp ứng nhu cầu nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động. Đây là kết quả của sự nỗ lực nghiêm túc, quyết liệt của Ban Cán sự Đảng, Ban Lãnh đạo NHNN thực hiện các chỉ đạo xuyên suốt của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về triển khai cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy và là nhiệm vụ trọng tâm cấp bách, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của đất nước trong tình hình mới.

Thống đốc đánh giá cao và biểu dương, ghi nhận những cố gắng, nỗ lực vượt bậc trong một thời gian rất ngắn của Ban Chỉ đạo, Bộ phận thường trực cùng các đơn vị liên quan trong hệ thống, đã không quản ngày đêm hoàn thành khối lượng công việc rất lớn và quan trọng này, đạt hiệu quả cao với cách làm khoa học, dân chủ, khẩn trương, quyết liệt, đúng chủ trương, đúng định hướng, đúng nguyên tắc; có tính chất kế thừa, đảm bảo hoạt động an toàn, ổn định của hệ thống.

Theo Thống đốc, ngành Ngân hàng có đặc thù khác biệt với các ngành khác, khi có sự kết nối qua hệ thống thanh toán, công tác quản lý về lưu thông tiền tệ… Song với sự chỉ đạo, quyết tâm của toàn Ngành, dự kiến bộ máy mới có thể bắt đầu đi vào vận hành, hoạt động từ đầu tháng 3 tới đây, đảm bảo thực hiện đúng tinh thần của Nghị định 26/2025/NĐ-CP Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của NHNN.

Ban Thường vụ, Ban Lãnh đạo NHNN ghi nhận, biểu dương toàn thể đội ngũ công chức, viên chức, người lao động trong toàn hệ thống, đã thống nhất cao về nhận thức và hành động, triển khai quyết liệt, có trách nhiệm, đồng thuận rất cao.

Trước đó, bà Trần Thu Huyền – Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, NHNN đã báo cáo về phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của NHNN theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương và Ban chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW. Theo đó, về chức năng của NHNN giữ nguyên theo quy định của Luật NHNN năm 2010. Về nhiệm vụ, trước khi thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, NHNN thực hiện 35 nhiệm vụ (theo quy định tại Nghị định số 156/2013/NĐ-CP). Sau khi thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, NHNN thực hiện 37 nhiệm vụ, tăng 02 nhiệm vụ theo quy định tại Nghị định số 16/2017/NĐ-CP và Nghị định số 102/2022/NĐ-CP.

Về cơ cấu tổ chức, số lượng đầu mối đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của NHNN, đã thực hiện rà soát, giảm 02 đầu mối từ 27 đơn vị xuống 25 đơn vị. Số lượng đầu mối đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng (đơn vị tương đương Tổng cục), đã giảm 04 đầu mối, từ 11 đơn vị xuống 07 đơn vị. Về số lượng tổ chức bên trong của các đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của NHNN (cấp phòng) đã thực hiện rà soát, giảm từ 514 phòng xuống 391 phòng, giảm 123 phòng (tương đương giảm 23,9%).

Số lượng công chức của các đơn vị thuộc NHNN đã giảm từ 5.491 người xuống 4.963 người, giảm 528 người, (tương đương giảm 9,62%). Trong đó, số lượng lãnh đạo, quản lý (từ cấp phòng trở lên) giảm 372 người (tương đương giảm 22,7%).

Ngân hàng Nhà nước kiện toàn bộ máy, nhân sự theo chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức mới
Thống đốc trao Quyết định điều động, bổ nhiệm 5 đồng chí cấp trưởng đơn vị thuộc NHNN

Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Ban chỉ đạo Trung ương và Ban chỉ đạo của Chính phủ, trên cơ sở ý kiến thẩm định của Bộ Nội vụ và Bộ Tư pháp, NHNN đã xây dựng, hoàn thiện Phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của NHNN và có Tờ trình báo cáo Chính phủ xem xét, ban hành Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của NHNN. Theo đó, ngày 24/02/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 26/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của NHNN, có hiệu lực kể từ ngày 01/3/2025 và thay thế Nghị định số 102/2022/NĐ-CP ngày 12/12/2022 của Chính phủ được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 146/2024/NĐ-CP ngày 6/11/2024.

Tổ chức bộ máy của NHNN được rà soát, sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị thuộc NHNN cho phù hợp với định hướng tại Kế hoạch số 141/KH-BCĐTKNQ18. Theo đó, tổ chức bộ máy của NHNN từ 25 đơn vị đầu mối quy định tại Nghị định 102 xuống 20 đơn vị đầu mối quy định tại Nghị định 26 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của NHNN, tương đương tỷ lệ giảm 20%. Trường hợp tính cả các NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố thì NHNN giảm 52 đầu mối tương đương tỷ lệ giảm 60%.

NHNN đã thực hiện nghiêm túc giảm mạnh số lượng phòng (123 phòng) trong các đơn vị thuộc NHNN trong quá trình xây dựng trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của NHNN từ năm 2017 đến nay và gần đây nhất là Nghị định số 146/2024/NĐ-CP ngày 06/11/2024 của Chính phủ. NHNN tiếp tục rà soát và đề xuất giảm số lượng phòng trong các đơn vị thuộc NHNN như sau: Giảm từ 391 phòng xuống 212 phòng, giảm 179 phòng tương ứng tỷ lệ giảm là 46% tổng số phòng hiện nay của toàn hệ thống NHNN.

Ngân hàng Nhà nước kiện toàn bộ máy, nhân sự theo chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức mới
Thống đốc trao Quyết định điều động, bổ nhiệm Phó Vụ trưởng và tương đương tại các đơn vị thuộc NHNN

Có thể khẳng định, trong thời gian qua, thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Ban chỉ đạo Trung ương, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, Ban Cán sự Đảng và Ban chỉ đạo của NHNN, đứng đầu là đồng chí Bí thư Ban Cán sự Đảng, Thống đốc NHNN đã tổ chức nhiều cuộc họp để quyết định phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của NHNN và thống nhất cách thức triển khai công việc để đạt hiệu quả cao nhất và đáp ứng lộ trình theo quy định.

Đối với các đơn vị thực hiện giải thể, sáp nhập, tổ chức lại, NHNN đã thành lập các Ban Trù bị và phân công nhiệm vụ cho Ban trù bị để làm đầu mối triển khai thực hiện; điều này góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng các Phương án sắp xếp, tổ chức lại và quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của đơn vị đảm bảo đơn vị mới đi vào hoạt động ngay, không để ngắt quãng công việc, không để khoảng trống về thời gian.

Ngoài ra, để thực hiện chủ trương của Đảng và tạo sự đồng thuận trong các cán bộ, đảng viên, Ban Cán sự Đảng NHNN đã tập trung, kịp thời tuyên truyền, phổ biến đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động về chủ trương, định hướng sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Ban Chỉ đạo trung ương và chính sách, chế độ của Chính phủ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.

Để triển khai đồng bộ các biện pháp, giải pháp về công nghệ thông tin, kho quỹ, tài chính - kế toán, thanh toán, nhân sự… đảm bảo các đơn vị thuộc NHNN đi vào hoạt động ngay sau khi Nghị định mới được ban hành, nhất là đối với các NHNN khu vực, Ban Cán sự Đảng NHNN đã kịp thời tổ chức nhiều cuộc họp hoặc có ý kiến thống nhất bằng văn bản đối với các Kế hoạch triển khai, danh mục các nhiệm vụ, công việc trọng tâm cần triển khai đối với từng Ban trù bị và đơn vị; đồng thời, có văn bản hướng dẫn cụ thể để các Ban trù bị, đơn vị thực hiện đảm bảo tiến độ công việc.

Ngân hàng Nhà nước kiện toàn bộ máy, nhân sự theo chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức mới
Thống đốc trao Quyết định điều động, bổ nhiệm Giám đốc NHNN Khu vực

Tại Hội nghị đã công bố Quyết định điều động, bổ nhiệm 5 đồng chí cấp trưởng đơn vị thuộc NHNN; Quyết định điều động, bổ nhiệm 15 đồng chí giữ chức Phó Vụ trưởng và tương đương tại các đơn vị thuộc NHNN; Quyết định điều động, bổ nhiệm 8 đồng chí giữ chức vụ Giám đốc NHNN Khu vực; Quyết định điều động, bổ nhiệm 7 đồng chí giữ chức vụ Phó Giám đốc và giao quyền Giám đốc NHNN Khu vực; vinh danh các cán bộ lãnh đạo nghỉ hưu trước tuổi…

Xúc động chia sẻ tại Hội nghị, ông Nguyễn Xuân Hiền - Giám đốc NHNN chi nhánh Tây Ninh cho biết, đã tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi theo diện tự nguyện trong sắp xếp tinh gọn bộ máy. Với vai trò tiên phong, gương mẫu của người đứng đầu đơn vị và là một đảng viên, ông rất đồng tình ủng hộ, hưởng ứng và có niềm tin mạnh mẽ vào cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy của Đảng ta nhằm đạt tới mục tiêu “tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả”. Cuộc cách mạng mà mỗi người dân đều hiểu và nhận thức được là rất cấp bách, quan trọng và có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển của đất nước. “Về nghỉ hưu trong tâm thế vui vẻ, phấn khởi và sẽ luôn quan tâm, theo dõi, giúp đỡ cho các đồng nghiệp với kinh nghiệm, tâm huyết, tình cảm của 34 năm gắn bó với NHNN” - ông Hiền bày tỏ.

Ngân hàng Nhà nước kiện toàn bộ máy, nhân sự theo chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức mới
Thống đốc trao Quyết định điều động, bổ nhiệm Giám đốc/Phó Giám đốc NHNN Khu vực

Đến thời điểm hiện tại, NHNN có 653 cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đăng ký xin nghỉ việc, nghỉ hưu và thực hiện theo chế độ tinh giảm biên chế (tương đương khoảng 12,93% biên chế của NHNN. Số cán bộ xin nghỉ hưu, thôi việc từ ngày 01/03/2025 có 316 trường hợp, trong đó có 45 đồng chí đang giữ chức vụ Lãnh đạo cấp vụ.

Phát biểu tại Hội nghị, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng bày tỏ sự trân trọng, tri ân và lời cảm ơn tới các cán bộ, công chức, người lao động đã gương mẫu, trách nhiệm đối với công cuộc tinh gọn bộ máy, sẵn sàng, tự nguyện, chủ động xin nghỉ sớm để tạo điều kiện cho các cán bộ, công chức trẻ có năng lực, có đủ điều kiện, tiêu chuẩn tại đơn vị đảm đương vị trí thay mình. Những đóng góp cống hiến cộng to lớn của các đồng chí trong suốt thời gian qua đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần không nhỏ vào thành công chung của ngành Ngân hàng.

Ngân hàng Nhà nước kiện toàn bộ máy, nhân sự theo chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức mới
Thống đốc tặng hoa vinh danh Lãnh đạo nghỉ hưu trước tuổi

Thống đốc nhấn mạnh, Ban Lãnh đạo NHNN cam kết tiếp tục quan tâm, kịp thời phát hiện, ghi nhận, tôn vinh và bố trí sử dụng các đồng chí có năng lực, phẩm chất, trong thời gian tới với lộ trình phù hợp. Tinh thần của công cuộc sắp xếp tinh gọn của bộ máy phải gắn với công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, kiến thức của người lao động trong ngành Ngân hàng để đáp ứng những yêu cầu trong tình hình mới, nền kinh tế mới hội nhập sâu rộng, nhiều khó khăn thách thức cho ngành Ngân hàng.

Theo sbv.gov.vn

Tin bài khác

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Trân trọng giới thiệu bài viết "CHUNG TAY MỞ RA KỶ NGUYÊN PHÁT TRIỂN MỚI CỦA QUAN HỆ HỮU NGHỊ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC" của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hội nghị Trung ương 11: Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử

Hội nghị Trung ương 11: Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử

Sau ba ngày làm việc khẩn trương với tinh thần trách nhiệm cao, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra và bế mạc chiều 12/4.
Môi trường đầu tư kinh doanh an toàn, minh bạch: Sức hút để

Môi trường đầu tư kinh doanh an toàn, minh bạch: Sức hút để 'tăng tốc' dòng vốn FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là dòng vốn đặc biệt quan trọng cho tăng trưởng, hội nhập kinh tế quốc tế của quốc gia và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) mạnh mẽ hơn nữa thì xây dựng và bảo đảm một môi trường kinh doanh ổn định, minh bạch, thuận lợi sẽ là điểm mạnh để các nhà đầu FDI hướng đến Việt Nam.
Tương lai cho thế hệ vươn mình

Tương lai cho thế hệ vươn mình

Trân trọng giới thiệu bài viết "TƯƠNG LAI CHO THẾ HỆ VƯƠN MÌNH" của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm.
Dòng vốn ngân hàng hỗ trợ kinh tế tư nhân phát huy thế mạnh vai trò huyết mạch của nền kinh tế

Dòng vốn ngân hàng hỗ trợ kinh tế tư nhân phát huy thế mạnh vai trò huyết mạch của nền kinh tế

Xác định phát triển kinh tế tư nhân là chiến lược, chính sách lâu dài của quốc gia; thời gian qua, ngành Ngân hàng đã tích cực thực hiện đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng khu vực này. Đây cũng là vấn đề được các chuyên gia thảo luận tại Hội thảo “Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân” do Thời báo Ngân hàng tổ chức ngày 21/3.
Đẩy mạnh các giải pháp nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam

Đẩy mạnh các giải pháp nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam

Theo lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), cơ quan này đã và đang triển khai nhiều chính sách cải cách, điều chỉnh pháp lý và hợp tác với tổ chức xếp hạng quốc tế đều hướng đến mục tiêu nâng hạng TTCK từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi.
Chủ động thích ứng linh hoạt, hiệu quả với tình hình thế giới, khu vực để đạt được các mục tiêu tăng trưởng

Chủ động thích ứng linh hoạt, hiệu quả với tình hình thế giới, khu vực để đạt được các mục tiêu tăng trưởng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 10/3/2025 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để chủ động thích ứng linh hoạt, kịp thời, phù hợp, hiệu quả với tình hình thế giới, khu vực nhằm đạt được các mục tiêu tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong năm 2025 và những năm tiếp theo.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tri ân các đơn vị và cán bộ nghỉ hưu trước tuổi

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tri ân các đơn vị và cán bộ nghỉ hưu trước tuổi

Chiều 8/3, tại trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã diễn ra Lễ tri ân các đơn vị trong sắp xếp bộ máy và khen thưởng cán bộ nghỉ hưu trước tuổi. Tham dự và chủ trì buổi lễ có đồng chí Nguyễn Thị Hồng, Bí thư Đảng ủy, Thống đốc NHNN; các đồng chí Phó Thống đốc; các đồng chí đại diện lãnh đạo các tổ chức đảng, đoàn thể, đơn vị tại NHNN; lãnh đạo các chi nhánh, Vụ, Cục đã nghỉ hưu từ ngày 1/3; lãnh đạo các NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trước khi thành lập NHNN khu vực; lãnh đạo các đơn vị giải thể, hợp nhất, sáp nhập tại NHNN; đại diện lãnh đạo các ngân hàng thương mại nhà nước, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội…
Xem thêm
Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, để đạt được sự phát triển bền vững và hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, việc chuyển đổi mô hình kinh tế từ tuyến tính truyền thống sang nền kinh tế tuần hoàn là hướng đi đúng đắn, phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Trong bối cảnh các chính sách thuế quan và các biện pháp thương mại quốc tế đang thay đổi nhanh chóng, doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những chiến lược linh hoạt và kịp thời để đối phó với những thách thức, đồng thời tận dụng các cơ hội từ thị trường nội địa và quốc tế.
Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Để xây dựng hành lang pháp lý cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng, đồng thời tạo sự tương thích đối với Luật Giao dịch điện tử năm 2023, pháp luật Việt Nam đã có những quy định về nghĩa vụ của tổ chức tín dụng (TCTD) trong việc bảo đảm an toàn cho giao dịch điện tử. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai vẫn còn nhiều bất cập, đặt ra yêu cầu cần tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật để tăng cường tính an toàn, minh bạch và hiệu quả trong hoạt động giao dịch điện tử.
Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 75/2025/NĐ-CP ngày 01/4/2025 quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 171/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Khung pháp lý cho phát triển ngân hàng bền vững - Cơ hội và thách thức

Khung pháp lý cho phát triển ngân hàng bền vững - Cơ hội và thách thức

Nghiên cứu này đã hệ thống hóa khung pháp lý toàn cầu và thực tiễn Việt Nam về phát triển ngân hàng bền vững, qua đó làm nổi bật xu hướng hội tụ giữa tiêu chuẩn quốc tế và nỗ lực địa phương hóa. Nghiên cứu cũng khẳng định xu hướng tất yếu là hài hòa hóa tiêu chuẩn toàn cầu, đồng thời nhấn mạnh yêu cầu cấp thiết về minh bạch hóa thông tin và hợp tác đa bên để cân bằng giữa lợi ích kinh tế và trách nhiệm môi trường.
Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đối với Việt Nam, CBDC có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống thanh toán, tăng cường tài chính toàn diện và nâng cao hiệu quả giám sát tiền tệ. Tuy nhiên, để triển khai thành công, cần có một chiến lược rõ ràng, bao gồm: Xác định rõ mục tiêu của CBDC, xây dựng khung pháp lý toàn diện, đầu tư vào hạ tầng công nghệ, thử nghiệm các mô hình triển khai phù hợp và thúc đẩy hợp tác quốc tế để đảm bảo tính tương thích với hệ thống tài chính toàn cầu.
Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực  truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Chuyển đổi số mang lại cơ hội cũng như thách thức lớn đối với hoạt động truyền thông, báo chí ngành Ngân hàng Việt Nam. Việc áp dụng công nghệ không chỉ giúp báo chí gia tăng khả năng truyền tải thông tin, mà còn làm thay đổi phương thức quản lý, sản xuất và phân phối tin tức. Điều này đòi hỏi báo chí ngành Ngân hàng phải đổi mới mô hình tổ chức, bảo đảm tính linh hoạt và sáng tạo.
Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Chính quyền Mỹ cho biết, khi xác định mức thuế quan đối ứng cho mỗi quốc gia, họ không chỉ xem xét thuế nhập khẩu mà còn các hoạt động khác mà họ cho là không công bằng, bao gồm thuế giá trị gia tăng, trợ cấp của chính phủ, chiến lược thao túng tiền tệ, chuyển nhượng công nghệ và các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hòa cùng xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đã từng bước tiếp cận và áp dụng các Hiệp ước vốn Basel. Hiện nay, Việt Nam đã có hơn 20 NHTM áp dụng Basel II và 10 NHTM tiên phong áp dụng Basel III. Đây là bước tiến quan trọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam nhằm đáp ứng các chuẩn mực và quy định quốc tế.

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng

Thông tư số 64/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 56/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc