
Hội thảo giới thiệu Bộ công cụ giám sát trên cơ sở rủi ro về rửa tiền và tài trợ khủng bố trong khuôn khổ dự án hỗ trợ kỹ thuật của IMF
![]() |
Toàn cảnh Hội thảo |
Hội thảo thứ nhất dành cho NHNN và các cơ quan quản lý nhà nước liên quan trong lĩnh vực phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố (PCRT/TTKB), có sự tham gia trực tiếp của gần 50 đại biểu đến từ các Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng (TTGSNH) – NHNN; đại diện Thanh tra các Bộ, ngành liên quan gồm: Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Xây dựng và sự tham dự trực tuyến của cán bộ thuộc Cơ quan TTGSNH tại 63 chi nhánh tỉnh, thành phố.
Hội thảo thứ hai dành cho đối tượng báo cáo là các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, có sự tham dự của gần 130 đại biểu.
Công tác PCRT/TTKB hiện là một nhiệm vụ trọng tâm được Chính phủ và các bộ ngành hết sức quan tâm và dành ưu tiên, trong đó hoạt động thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro về PCRT/TTKB phù hợp với các yêu cầu và chuẩn mực quốc tế là một nội dung cấp bách. Đối với lĩnh vực quản lý của NHNN, các ngân hàng thương mại (NHTM) là nhóm đối tượng báo cáo trọng yếu, lĩnh vực ngân hàng liên tục được đánh giá có rủi ro cao về rửa tiền qua hai Báo cáo đánh giá rủi ro quốc gia về PCRT/TTKB giai đoạn 2012 - 2017 và 2018 - 2022. Trong bối cảnh đó và với vai trò là đơn vị đầu mối về PCRT của Việt Nam, NHNN đã tích cực nghiên cứu và thông qua tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật của các tổ chức quốc tế như IMF và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) trong lĩnh vực thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro về PCRT/TTKB, đã trở thành đơn vị đi đầu triển khai thanh tra giám sát trên cơ sở rủi ro về PCRT/TTKB của Việt Nam.
![]() |
Các đại biểu chụp ảnh kỷ niệm |
Trong khuôn khổ triển khai hỗ trợ kỹ thuật trong hai năm vừa qua, cán bộ NHNN (CQTTGSNH và Cục PCRT) đã cùng các chuyên gia IMF nghiên cứu, phối hợp xây dựng bộ công cụ thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro về PCRT/TTKB, đồng thời tiếp nhận hướng dẫn và đào tạo về sử dụng bộ công cụ. Trên cơ sở bước đầu hoàn thiện bộ công cụ, NHNN đã yêu cầu 100 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam cung cấp thông tin và đến nay, NHNN đã hoàn tất về cơ bản công tác chấm điểm đánh giá rủi ro đối với các tổ chức báo cáo.
Việc tổ chức hai hội thảo giới thiệu Bộ công cụ đến các đối tượng liên quan là bước tiếp theo trong kế hoạch triển khai dự án hỗ trợ kỹ thuật của IMF. Các hội thảo đã nhận được sự quan tâm và tham dự đông đủ, tích cực của cả cơ quan quản lý và đối tượng báo cáo. Trên cơ sở bài trình bày giới thiệu về Bộ công cụ và hướng dẫn áp dụng của NHNN và các chuyên gia IMF, đại diện của các cơ quan quản lý và các đối tượng báo cáo đã chia sẻ kinh nghiệm trong sử dụng Bộ công cụ và đặt các câu hỏi về các vấn đề còn vướng mắc nhằm mục tiêu đi đến cách hiểu và áp dụng thống nhất Bộ công cụ cũng như đảm bảo hiệu quả của quá trình triển khai. Các chuyên gia IMF đánh giá cao nỗ lực của NHNN trong quá trình phối hợp xây dựng và triển khai Bộ công cụ và nhấn mạnh, việc các NHTM và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam khẩn trương báo cáo theo yêu cầu của NHNN và tham gia tích cực vào hội thảo phục vụ việc triển khai Bộ công cụ là đáng ghi nhận, sẽ là cơ sở cho việc triển khai hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát trên cơ sở rủi ro về RT/TTKB tại Việt Nam trong thời gian tới.
Tin bài khác


Thủ tướng: Năm 2025, dự kiến quy mô kinh tế Việt Nam trên 500 tỷ USD

Thư chúc mừng của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhân dịp kỷ niệm 74 năm thành lập ngành Ngân hàng Việt Nam

Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Thực thi ESG: Chiến lược phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Hội nghị Trung ương 11: Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử

Môi trường đầu tư kinh doanh an toàn, minh bạch: Sức hút để 'tăng tốc' dòng vốn FDI

Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Cấp thiết hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon

Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại châu Á: Vai trò của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và kinh tế vĩ mô

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ
