
Công đoàn Ngân hàng Việt Nam tổ chức Hội nghị với đại diện các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam
![]() |
Phó Thống đốc thường trực Đào Minh Tú - Chủ tịch Công đoàn NHVN chủ trì Hội nghị. |
Tại Hội nghị, đại diện các tổ chức tín dụng nước ngoài cho biết thời gian qua, hoạt động của các ngân hàng này tại Việt Nam đã nhận được nhiều sự hỗ trợ của Công đoàn NHVN, tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của các đơn vị đang hoạt động tại Việt Nam phải xin ý kiến của ngân hàng mẹ hoặc ngân hàng khu vực ở quốc tế, trong khi luật pháp công đoàn giữa các quốc gia có sự khác biệt.
Bên cạnh đó, một số đại biểu cũng cho biết thách thức chung của các ngân hàng nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hiện nay khi thành lập tổ chức công đoàn là không có nguồn nhân lực. Các ngân hàng nước ngoài tối đa hóa hiệu quả hoạt động nên tiết giảm tối đa các chi phí, chỉ tuyển dụng nhân sự làm chuyên môn là chủ yếu. Trong trường hợp sử dụng nhân sự chuyên môn, kiêm nhiệm hoạt động công đoàn, người lao động ngại va chạm nếu xảy ra các vụ việc không đồng thuận và kỷ luật lao động…
Đại diện một số đơn vị cho biết thêm, việc thành lập tổ chức công đoàn trong ngân hàng này sẽ cần thêm thời gian do phải thuê luật sư để thực hiện các thủ tục, tuân thủ các quy định pháp luật Việt Nam.
Theo số liệu thống kê, hiện có 60 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, trong đó có 5 đơn vị đã thành lập tổ chức công đoàn, còn lại chưa có tổ chức công đoàn với số lượng khoảng 8.250 người lao động.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thống đốc Thường trực Đào Minh Tú - Chủ tịch Công đoàn NHVN biểu dương các tổ chức tín dụng nước ngoài thời gian qua đã tích cực tuân thủ pháp luật Việt Nam. Trong đó có những ngân hàng hoạt động có hiệu quả cao, làm đa dạng các sản phẩm và kênh cung ứng dịch vụ ngân hàng cho nhà đầu nước ngoài và người dân Việt Nam.
Phó Thống đốc Thường trực thông tin, Công đoàn Việt Nam là một tổ chức chính trị - xã hội, là một bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị Việt Nam, được thiết lập từ Trung ương đến địa phương và vào đến từng đơn vị. Theo đó, trong các chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam có những chính sách cho công đoàn, người lao động và người lao động tham gia tự nguyện.
Trên cơ sở này, các ngân hàng nước ngoài nên tham gia vào tổ chức Công đoàn Việt Nam để bảo vệ quyền lợi cho người lao động, ngược lại người lao động có tổ chức sinh hoạt, chung chuyên môn sẽ có trách nhiệm đóng góp cho chính tổ chức đang phục vụ. Tất cả các tổ chức tín dụng có vốn nhà nước và tư nhân của Việt Nam hiện nay đều đã có tổ chức công đoàn đứng bên cạnh người lao động trong các thỏa ước về lao động, tiền lương, thu nhập…
Người lao động trong các tổ chức tín dụng nước ngoài hiện nay phần lớn là người Việt Nam đang sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam. Phó Thống đốc Thường trực Đào Minh Tú yêu cầu, những người có vị trí trong các tổ chức tín dụng nước ngoài tham gia tư vấn cho người có trách nhiệm ở ngân hàng mẹ, đại diện khu vực ở quốc tế cho phép thành lập tổ chức công đoàn và người lao động tham gia tổ chức Công đoàn Việt Nam.
Trường hợp không tăng được nhân sự chuyên trách làm công đoàn, có thể sử dụng nhân lực chuyên môn kiêm nhiệm công đoàn, để bảo vệ quyền lợi và trách nhiệm cho người lao động. Đặc biệt là để các ngân hàng mẹ cũng nắm được các đơn vị kinh doanh tại Việt Nam đang được cơ quan quản lý tiền tệ triển khai hoạt động bảo vệ người lao động đến ngân hàng mình. Qua đó, các tổ chức này đóng góp vào các hoạt động an sinh xã hội và có trách nhiệm với cộng đồng.
Tin bài khác


Thủ tướng: Năm 2025, dự kiến quy mô kinh tế Việt Nam trên 500 tỷ USD

Thư chúc mừng của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhân dịp kỷ niệm 74 năm thành lập ngành Ngân hàng Việt Nam

Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Thực thi ESG: Chiến lược phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Hội nghị Trung ương 11: Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử

Môi trường đầu tư kinh doanh an toàn, minh bạch: Sức hút để 'tăng tốc' dòng vốn FDI

Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Cấp thiết hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon

Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại châu Á: Vai trò của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và kinh tế vĩ mô

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ
