
BIDV tiếp tục giảm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19
Thực hiện chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về việc triển khai các giải pháp hỗ trợ khách hàng nhằm phục hồi, duy trì, phát triển sản xuất kinh doanh trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch Covid-19 đang diễn biến ngày càng phức tạp; từ ngày 15/7/2021 đến ngày 31/12/2021, Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) thực hiện giảm lãi suất cho vay đối với dư nợ hiện hữu bình quân 1%/năm, một số nhóm khách hàng khó khăn mức giảm tối đa là 2%/năm so với lãi suất hiện hành.
Cụ thể, BIDV giảm lãi suất cho vay trên số dư hiện hữu đối với:
(i) Các khách hàng chịu ảnh hưởng trực tiếp của dịch Covid-19 (lĩnh vực lưu trú, dịch vụ nhà hàng, resort, khách sạn, vận tải….);
(ii) Các khách hàng tại các chi nhánh thuộc vùng dịch, doanh nghiệp sản xuất thiết yếu cho nền kinh tế, doanh nghiệp có lực lượng lao động lớn;
(iii) Các khách hàng suy giảm trong hoạt động kinh doanh.
Trong 6 tháng đầu năm 2021, BIDV đã triển khai các gói tín dụng lãi suất ưu đãi với tổng quy mô lên đến 368 nghìn tỷ đồng và đã chủ động giảm thu nhập 2.500 tỷ đồng để hỗ trợ khách hàng.
Trong 6 tháng cuối năm 2021, BIDV dự kiến tiếp tục hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 với tổng nguồn lực hỗ trợ lên đến 3.600 tỷ đồng, trong đó hỗ trợ giảm lãi suất cho vay 2.000 tỷ đồng đối với dư nợ hiện hữu và 1.600 tỷ đồng đối với dư nợ cho vay mới.
Như vậy, tổng nguồn lực BIDV dự kiến hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 trong năm 2021 lên tới 6.100 tỷ đồng.
Với việc điều chỉnh giảm lãi suất lần này, BIDV kỳ vọng đây là hành động thiết thực để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân và nền kinh tế trước tác động của đại dịch Covid-19; thể hiện vai trò, trách nhiệm của ngân hàng thương mại Nhà nước trong việc thực thi chủ trương, chính sách điều hành của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.
MT
Tin bài khác


Gợi mở hướng đi cho ngân hàng Việt vươn ra thế giới trong kỷ nguyên số

Thủ tướng: Năm 2025, dự kiến quy mô kinh tế Việt Nam trên 500 tỷ USD

Thư chúc mừng của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhân dịp kỷ niệm 74 năm thành lập ngành Ngân hàng Việt Nam

Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Bức thư gửi về quá khứ

Một số giải pháp chính sách thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội tại Việt Nam

Thực thi ESG: Chiến lược phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Cấp thiết hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon

Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại châu Á: Vai trò của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và kinh tế vĩ mô

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ
