Về nơi nguồn cội của ngành Ngân hàng

Kỷ niệm 70 năm thành lập Ngân hàng Việt Nam
Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết: Nhận thức ý nghĩa quan trọng của Khu di tích trong lịch sử cách mạng của đất nước nói chung và lịch sử phát triển ngành Ngân hàng nói riêng, các thế hệ lãnh đạo và cán bộ ngân hàng vẫn luôn luôn hướng về nơi ra đời của Ngân hàng Quốc gia đầu tiên bằng những hoạt động thiết thực.
aa

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết: Nhận thức ý nghĩa quan trọng của Khu di tích trong lịch sử cách mạng của đất nước nói chung và lịch sử phát triển ngành Ngân hàng nói riêng, các thế hệ lãnh đạo và cán bộ ngân hàng vẫn luôn luôn hướng về nơi ra đời của Ngân hàng Quốc gia đầu tiên bằng những hoạt động thiết thực.


Nghi Lễ cắt băng khánh thành Di tích lịch sử ngành Ngân hàng Việt Nam - Ảnh: Đức Khanh

Hướng tới Kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Ngân hàng Việt Nam, hòa trong không khí cả nước tưng bừng kỷ niệm 46 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và sôi nổi thi đua lập thành tích chào mừng thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026, ngày 24/4/ 2021, trên quê hương Tuyên Quang lịch sử, ngành Ngân hàng Việt Nam tổ chức các hoạt động về nguồn. Đồng thời tổ chức Lễ khánh thành công trình tôn tạo, mở rộng khu di tích lịch sử ngành Ngân hàng tại thôn Tân Thành, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương.

Đây là dịp để toàn Ngành ôn lại chặng đường lịch sử truyền thống vẻ vang cũng như tri ân những công lao, cống hiến của các thế hệ đi trước và là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng để toàn Ngành phát huy truyền thống, không ngừng nỗ lực, rèn luyện, phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao phó.

Tới dự buổi Lễ có Đồng chí Nguyễn Văn Bình - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, nguyên Thống đốc NHNN Việt Nam; Đồng chí Huỳnh Tấn Việt - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương; Đồng chí Chẩu Văn Lâm - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang; các đồng chí Lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Tuyên Quang...

Về phía ngành Ngân hàng có đồng chí Nguyễn Thị Hồng, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Thống đốc NHNN; các đồng chí nguyên Lãnh đạo ngành Ngân hàng qua các thời kỳ, các đồng chí cán bộ vào ngành Ngân hàng năm 1951 – công tác tại An toàn khu (ATK), các đồng chí trong Ban liên lạc hưu trí Ngân hàng Trung ương; các cán bộ đại diện Ban liên lạc Ban K…cùng lãnh đạo các đơn vị vụ, cục, chi nhánh NHNN, NHTMCP và đông đảo các công chức, viên chức ngành Ngân hàng...

Phát biểu tại buổi Lễ khánh thành Khu di tích, đồng chí Nguyễn Thị Hồng đã thay mặt Ban Cán sự Đảng, Ban lãnh đạo NHNN Việt Nam đã dành những lời chúc tốt đẹp nhất tới các đồng chí lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang, các đồng chí cán bộ lão thành ngành Ngân hàng; các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo NHNN Việt Nam, đại diện lãnh đạo các Ban, Bộ, Ngành trung ương cùng toàn thể đại biểu về tham dự các hoạt động kỷ niệm.



Các đồng chí Lãnh đạo, nguyên Lãnh đạo ngành Ngân hàng và Lãnh đạo các đơn vị vụ, cục, một số ngân hàng chụp ảnh lưu niệm tại khu di tích - Ảnh: Đức Khanh

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết: Nhận thức ý nghĩa quan trọng của Khu di tích trong lịch sử cách mạng của đất nước nói chung và lịch sử phát triển ngành Ngân hàng nói riêng, các thế hệ lãnh đạo và cán bộ ngân hàng vẫn luôn luôn hướng về nơi ra đời của Ngân hàng Quốc gia đầu tiên bằng những hoạt động thiết thực. Trải qua nhiều lần tu bổ, sửa chữa, đến nay Khu di tích đã được mở rộng với diện tích trên 14.000 m2 với nhiều công trình mới như Khu trung tâm, Nhà truyền thống, Quảng trường, sân vườn,... với hy vọng nơi đây sẽ là điểm hẹn về nguồn, là nơi giáo dục truyền thống không chỉ của ngành Ngân hàng mà còn dành cho cán bộ, đảng viên và nhân dân cả nước.

Nhân dịp này, Thống đốc đã thay mặt Ban lãnh đạo NHNN Việt Nam, chân thành cảm ơn sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Tuyên Quang, sự hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi của các Sở, Ngành chức năng có liên quan và cấp ủy, chính quyền huyện Sơn Dương; cấp ủy, chính quyền xã Minh Thanh, cảm ơn bà con nhân dân thôn Tân Thành đã tạo điều kiện thuận lợi để ngành Ngân hàng triển khai quy hoạch mở rộng khu di tích.

Cách đây tròn 70 năm, ngày 06/5/1951 tại lán hang Bòng, xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, Bác Hồ đã ký sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, tiền thân của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay, đánh dấu sự khởi đầu của hệ thống tiền tệ quốc gia độc lập – mở ra một trang sử mới cho sự nghiệp xây dựng, phát triển rất vẻ vang và tự hào của ngành Ngân hàng.

Từ khi được thành lập đến tháng 3/1952, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam do đồng chí Nguyễn Lương Bằng làm Tổng Giám đốc làm việc tại xóm Bó Tảng, bản Niếng (nay là thôn Quang Hải), xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. Từ tháng 4/1952, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam chuyển về làm việc tại làng Cảy, xã Minh Khai (nay là thôn Tân Thành, xã Minh Thanh), huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, đến khi về tiếp quản nhà băng Đông Dương tháng 10/1954.

Những ngày đầu mới đi vào hoạt động, trong điều kiện khó khăn chung của cả nước, ngành Ngân hàng Việt Nam cũng gặp không ít những khó khăn, gian khổ, nhưng với sự cố gắng, nỗ lực của tập thể cán bộ, nhân viên ngân hàng và đặc biệt là sự đùm bọc giúp đỡ của bà con nhân dân, sự ủng hộ, phối hợp, tạo điều kiện của chính quyền địa phương thôn Tân Thành, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương đã giúp hoạt động của ngành Ngân hàng dần đi vào ổn định.


(Phát biểu của Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng tại buổi Lễ khánh thành khu di tích)





Thống đốc Nguyễn Thị Hồng và Ban lãnh đạo NHNN đón nhận hoa chúc mừng của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh Tuyên Quang - Ảnh: Đức Khanh

Trình bày Báo cáo về kết quả đầu tư giai đoạn II, Khu di tích ngành Ngân hàng, đồng chí Nguyễn Văn Tân, Phó Chủ tịch thường trực Công đoàn Ngân hàng Việt Nam cho biết thêm: Sau ngày khánh thành, để giữ gìn truyền thống ngành NH và phát huy tính hiệu quả của Khu di tích, Công trình sẽ được Công đoàn Ngân hàng Việt Nam bàn giao cho chính quyền địa phương để phối hợp tiếp quản, quản lí‎ và khai thác sử dụng cho các sinh hoạt cộng đồng, làm Nhà Văn hóa và Khu vui chơi thể thao của người dân địa phương. Hy vọng chính quyền và nhân dân địa phương sẽ phối hợp quản l‎í và khai thác hiệu quả thiết thực, đúng mục đích, đồng thời nâng cao í thức giữ gìn, bảo vệ di tích.

Sau chương trình Lễ cắt băng khánh thành công trình Khu di tích, các vị Lãnh đạo, đại biểu đã làm Lễ dâng hoa và dâng hương tại Bia di tích và trên đỉnh Thông Thiên để tri ân thành kính công ơn to lớn của các thế hệ cha anh đi trước, tự hứa với lòng mình về sự nỗ lực, rèn luyện tu dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng và chuyên môn nghiệp vụ, không ngừng phấn đấu phụng sự cho sự nghiệp phát triển, lớn mạnh của Ngành và đất nước nói chung.



Phó Thống đốc Đào Minh Tú và Tổng giám đốc NHCSXH Dương Quyết Thắng trao quà an sinh xã hội cho 130 hộ nghèo tại xã Minh Thanh - Ảnh: Đức Khanh


Ngay tại buổi lễ Khánh thành Khu di tích, đồng chí Đào Minh Tú, Phó Bí thư Ban cán sự Đảng, Phó Thống đốc thường trực NHNN, Chủ tịch Công đoàn Ngân hàng Việt Nam, đại diện Lãnh đạo NHNN đã trao quà an sinh xã hội của ngành Ngân hàng cho tỉnh Tuyên Quang nói chung và huyện Sơn Dương nói riêng số tiền 5 tỷ đồng để xây dựng nhà tình nghĩa cho các hộ nghèo.

Chương trình trồng cây lưu niệm hưởng ứng thông điệp “Vì một Việt Nam xanh” do Thủ tướng Chính phủ phát động góp phần tạo một môi trường sống xanh sạch đẹp cũng là hoạt động cuối cùng trong chuỗi hoạt động Về nguồn của Đoàn cán bộ NHNN Việt Nam. Khép lại một ngày đáng nhớ, một ngày đặc biệt trên dấu tích thiêng liêng năm xưa. Mang về theo trên mỗi gương mặt, trong mỗi lòng người là sự phấn khởi, tươi vui và chút bùi ngùi, lưu luyến khi chia tay nguồn cội. Cùng với Lán Hang Bòng đã đi vào lịch sử, giờ đây, với công trình tôn tạo, mở rộng khang trang và hoành tráng này, thêm một lần cái tên thôn Tân Thành, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương sẽ trở thành địa chỉ đỏ đối với mỗi cán bộ Ngân hàng nói riêng và người dân nói chung mỗi khi nhớ về nguồn cội.

Sơn Nam

Theo thoibaonganhang.vn

https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Công tác xây dựng Đảng góp phần quan trọng hoàn thành nhiệm vụ chính trị ngành Ngân hàng năm 2024

Công tác xây dựng Đảng góp phần quan trọng hoàn thành nhiệm vụ chính trị ngành Ngân hàng năm 2024

Ở trong nước, mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn nhưng tăng trưởng kinh tế trên đà phục hồi, các tổ chức quốc tế tiếp tục đánh giá cao triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2024.
Agribank góp phần đưa nông nghiệp Việt Nam vươn lên những tầm cao mới

Agribank góp phần đưa nông nghiệp Việt Nam vươn lên những tầm cao mới

Agribank là ngân hàng tiên phong dành nguốn vốn 50.000 tỉ đồng để triển khai chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch.
Thấm nhuần lời Bác Hồ dạy để xây dựng ngành Ngân hàng phát triển bền vững

Thấm nhuần lời Bác Hồ dạy để xây dựng ngành Ngân hàng phát triển bền vững

Ngày 6/5/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 15-SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Ngay từ khi ra đời, cùng với việc thực hiện nhiệm vụ chung của toàn dân tộc tiến hành cuộc kháng chiến,...
Ký ức không quên về Dự án Hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán

Ký ức không quên về Dự án Hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán

Chiều một ngày cuối năm 1994, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Đỗ Quế Lượng chủ trì một cuộc họp. Tham gia cuộc họp là đại diện một số vụ, cục thuộc NHNN, gồm: Cục Công nghệ tin học; ...
Những ngày đầu tham gia xây dựng Nhà máy In tiền Quốc gia

Những ngày đầu tham gia xây dựng Nhà máy In tiền Quốc gia

Tôi luôn có những cảm xúc sâu sắc, thiêng liêng, xen lẫn tự hào khi bồi hồi nhớ lại những năm tháng làm việc trong ngành Ngân hàng. Trong quãng thời gian ấy, tôi đã có những kỷ niệm không thể nào quên khi cùng với các anh chị em, các cán bộ, kỹ sư tham gia làm việc tại Ban Quản lý xây dựng công trình K84 (Nhà máy In tiền Quốc gia). Ôn lại những kỷ niệm đã qua thấy thật vinh dự, tự hào là một trong những cán bộ đã từng tham gia xây dựng công trình K84.
Hệ thống ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh - Dấu ấn 30 năm đổi mới và phát triển

Hệ thống ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh - Dấu ấn 30 năm đổi mới và phát triển

Ngày 23/5/1990, Hội đồng Nhà nước ban hành hai Pháp lệnh về ngân hàng (Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam và Pháp lệnh về Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính)... Trụ sở NHNN...
Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng - Điểm nhấn trong 70 năm xây dựng và phát triển Ngân hàng Việt Nam

Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng - Điểm nhấn trong 70 năm xây dựng và phát triển Ngân hàng Việt Nam

Năm 2021, ngành Ngân hàng Việt Nam kỷ niệm 70 năm thành lập (6/5/1951 - 6/5/2021). Trong 70 năm xây dựng và phát triển, toàn Ngành luôn nỗ lực, vượt qua nhiều gian nan, thử thách, đạt được nhiều thành...
35 năm cải cách Ngân hàng: Thành quả, hạn chế và thách thức, gợi mở các giải pháp

35 năm cải cách Ngân hàng: Thành quả, hạn chế và thách thức, gợi mở các giải pháp

Quá trình cải cách khu vực ngân hàng đi liền với sự đổi mới thể chế kinh tế, chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đến năm 2021, ngành Ngân hàng...
Xem thêm
Xử lý tài sản thế chấp là nhà ở hình thành trong tương lai tại các tổ chức tín dụng

Xử lý tài sản thế chấp là nhà ở hình thành trong tương lai tại các tổ chức tín dụng

Trong những năm gần đây, chế định pháp lý về thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ tại các tổ chức tín dụng (TCTD) ngày càng được các cơ quan có thẩm quyền chú trọng xây dựng và hoàn thiện. Tuy nhiên, hiện nay, các quy định pháp luật hiện hành về vấn đề này vẫn chưa thực sự đầy đủ và còn những bất cập, gây khó khăn trong việc áp dụng, bởi đây là một loại tài sản mang tính chất đặc thù và tiềm ẩn nhiều rủi ro so với các loại tài sản hiện hữu. Vì vậy, cần có cơ chế rõ ràng, hướng dẫn cụ thể để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, giảm thiểu những rủi ro cho các TCTD trong việc nhận thế chấp loại hình tài sản này.
Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát - Bước ngoặt chiến lược thúc đẩy Fintech và chuyển đổi số ngành Ngân hàng

Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát - Bước ngoặt chiến lược thúc đẩy Fintech và chuyển đổi số ngành Ngân hàng

Ngày 29/4/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 94/2025/NĐ-CP về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng. Đây là Nghị định đầu tiên tại Việt Nam thiết lập khuôn khổ pháp lý cho việc thử nghiệm các sản phẩm, mô hình, dịch vụ tài chính mới ứng dụng công nghệ, đồng thời là bước tiến quan trọng trong quá trình thể chế hóa đổi mới sáng tạo tài chính tại Việt Nam. Không chỉ góp phần hiện thực hóa chiến lược tài chính toàn diện quốc gia và chuyển đổi số ngành Ngân hàng, Nghị định này còn tạo ra các tác động sâu rộng đối với cả hệ thống ngân hàng thương mại và nền kinh tế.
Góc độ pháp lý về rào cản của thủ tục thông báo tập trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh đối với hoạt động của doanh nghiệp

Góc độ pháp lý về rào cản của thủ tục thông báo tập trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh đối với hoạt động của doanh nghiệp

Thủ tục thông báo tập trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh năm 2018, dù đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các hành vi hạn chế cạnh tranh nhưng lại đang tạo ra những rào cản đáng kể cho doanh nghiệp do thời gian thẩm định kéo dài, yêu cầu hồ sơ phức tạp, đòi hỏi nhiều tài liệu chuyên sâu như mô tả giao dịch và phân tích thị trường. Những yếu tố này không chỉ làm tăng chi phí tuân thủ, rủi ro pháp lý, nguy cơ rò rỉ thông tin, mà còn cản trở doanh nghiệp tận dụng cơ hội kinh doanh, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng gia tăng.
Kinh nghiệm thế giới về sử dụng tín chỉ các-bon làm tài sản bảo đảm ngân hàng  và khuyến nghị đối với Việt Nam

Kinh nghiệm thế giới về sử dụng tín chỉ các-bon làm tài sản bảo đảm ngân hàng và khuyến nghị đối với Việt Nam

Phát triển các sản phẩm tài chính mới gắn với tín chỉ các-bon là chiến lược then chốt để thu hút dòng vốn tư nhân vào lĩnh vực giảm phát thải. Các sản phẩm như trái phiếu xanh được gắn với việc phát hành hoặc mua tín chỉ các-bon có thể tạo ra các dòng tiền ổn định và hấp dẫn cho nhà đầu tư bền vững (Asian Development Bank, 2019). Các khoản vay xanh thế chấp bằng tín chỉ các-bon cho phép doanh nghiệp tiếp cận vốn với chi phí thấp hơn nếu cam kết tạo ra lượng giảm phát thải xác thực. Việc đa dạng hóa các sản phẩm tài chính gắn với tín chỉ các-bon không chỉ tạo thêm động lực kinh tế cho các dự án xanh mà còn giúp thị trường các-bon phát triển theo hướng tích hợp sâu rộng với hệ sinh thái tài chính quốc gia.
Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, chủ động, thích ứng với tình hình mới

Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, chủ động, thích ứng với tình hình mới

Sáng 09/7/2025, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Tham dự Hội nghị có Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng và các đồng chí trong Ban Lãnh đạo NHNN, lãnh đạo các vụ, cục, đơn vị thuộc NHNN, các ngân hàng thương mại (NHTM) và điểm cầu trực tuyến tới NHNN các khu vực trên cả nước.
Vị thế của đô la Mỹ trên thị trường tài chính toàn cầu

Vị thế của đô la Mỹ trên thị trường tài chính toàn cầu

Tháng 4/2025 chứng kiến cuộc khủng hoảng niềm tin nghiêm trọng đối với đồng USD, bất chấp lợi suất trái phiếu Mỹ tăng. Bài viết phân tích những bất thường trên thị trường tài chính toàn cầu sau các biện pháp thuế quan gây tranh cãi của Mỹ, đồng thời chỉ ra nguyên nhân từ sự thay đổi cấu trúc tài chính, phi toàn cầu hóa và biến động địa chính trị. Nếu xu hướng này tiếp diễn, USD có nguy cơ mất dần vị thế, đe dọa sự ổn định của hệ thống tài chính thế giới.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III  trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hiệp ước vốn Basel III là khuôn khổ nâng cao với sự sửa đổi và củng cố cả ba trụ cột của Basel II, đây là công cụ hỗ trợ đắc lực để nâng cao chất lượng quản trị rủi ro và năng lực cạnh tranh của các ngân hàng. Bài viết phân tích tình hình áp dụng các Hiệp ước vốn Basel của hệ thống ngân hàng trên thế giới, cùng với kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam trong việc áp dụng Hiệp ước vốn Basel III, tác giả đưa ra một số đề xuất giải pháp chính sách cho hệ thống ngân hàng...
Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Bài viết phân tích vai trò của hiểu biết tài chính trong việc truyền dẫn chính sách tiền tệ, dựa trên khảo sát của Ngân hàng Trung ương châu Âu; đồng thời, đề xuất tăng cường giáo dục và truyền thông tài chính để hỗ trợ chính sách tiền tệ và phát triển kinh tế bền vững.
Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Bài viết này tổng hợp bài học từ các nền kinh tế đã thành công vượt qua "bẫy thu nhập trung bình" như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia và Trung Quốc. Trên cơ sở đó, tác giả nêu một số khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam nhằm duy trì đà tăng trưởng, tránh rơi vào “bẫy” và hướng tới mục tiêu thu nhập cao vào năm 2045.
Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Việt Nam đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên, nhằm tạo nền tảng vững chắc cho giai đoạn tăng trưởng hai con số từ năm 2026. Đây là một mục tiêu đầy thách thức, khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất định và tăng trưởng khu vực đang có xu hướng chậm lại, cùng với việc Hoa Kỳ thực hiện áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại, trong đó có Việt Nam. Mặc dù vậy, mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8% năm 2025 vẫn có thể đạt được, với điều kiện phải có sự điều hành chính sách linh hoạt, đồng bộ và cải cách thể chế đủ mạnh để khơi thông các điểm nghẽn về đầu tư, năng suất và thị trường…

Thông tư số 10/2025/TT-NHNN quy định về tổ chức lại, thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân

Thông tư số 07/2025/TT-NHNN Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2024/TT-NHNN ngày 01 tháng 7 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng

Thông tư số 08/2025/TT-NHNN Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 43/2015/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về tổ chức và hoạt động của phòng giao dịch bưu điện trực thuộc Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt, Thông tư số 29/2024/TT-NHNN ngày 28 tháng 6 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về quỹ tín dụng nhân dân và Thông tư số 32/2024/TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nướ

Nghị định số 94/2025/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2025 của Chính phủ quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng