Tiết kiệm, chống lãng phí - nhìn từ góc độ thể chế

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Trong bài viết “Chống lãng phí”, Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định: Trước yêu cầu tăng cường nguồn lực, khơi dậy sức dân đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác phòng, chống lãng phí đang đứng trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới rất khẩn trương, cấp bách...
aa

Lãng phí là bạn đồng hành của tham nhũng. Một quốc gia, ngay cả một cá nhân cũng không thể giàu hoặc giàu bền vững khi mà mặc sức lãng phí, không biết tiết kiệm!

Sinh thời, V.I. Lênin đã căn dặn: “Chúng ta phải thực hành tiết kiệm tột mức trong bộ máy nhà nước của chúng ta”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh thì nhấn mạnh: “Tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân dân, của bộ đội và của Chính phủ…; Tham ô có hại, nhưng lãng phí có khi còn hại nhiều hơn!”

Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí sớm được Đảng, Nhà nước quan tâm chỉ đạo với hàng loạt chỉ thị, nghị quyết, kết luận của các cấp lãnh đạo và luật định về phòng, chống lãng phí, tiêu biểu như Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 21/8/2006 của Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/5/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba, Ban Chấp hành Trung ương (khóa X); Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 21/12/2012 của Ban Bí thư về việc đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 25/12/2023 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 1998 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa X; Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2005 và năm 2013 của Quốc hội. Hiến pháp năm 2013 quy định: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng trong hoạt động kinh tế - xã hội và quản lý nhà nước”.

Trong bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với nhan đề “Chống lãng phí” đã khẳng định: Trước yêu cầu tăng cường nguồn lực, khơi dậy sức dân đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác phòng, chống lãng phí đang đứng trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới rất khẩn trương, cấp bách...

1. Nhận diện biểu hiện, nguyên nhân và hệ lụy lãng phí

Lãng phí là việc sử dụng không hiệu quả của cải, vật chất xã hội vào một công việc, bất kể đó là việc công hay việc riêng.

Lãng phí là việc “làm tốn kém, hao tổn một cách vô ích” (từ điển tiếng Việt thông dụng), hoặc là “làm một cách vô ích tiền tài, sức lực, thời gian” (từ điển Hán Việt).

Theo Điều 3 Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2013, lãng phí là việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản, lao động, thời gian lao động và tài nguyên không hiệu quả. Đối với lĩnh vực đã có định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thì lãng phí là việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, vốn nhà nước, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước và tài nguyên vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ hoặc không đạt mục tiêu đã định.

Trong kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu răn dạy lối sống cần kiệm: Bát ăn bát để (phải biết dè sẻn, tích lũy); Thắt lưng buộc bụng (tiết kiệm, không tiêu xài hoang phí); Bóp mồm, bóp miệng (hạn chế hết mức việc chi tiêu chưa cấp thiết); Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm (biết chi tiêu hợp lý, làm ăn có kế hoạch thì sẽ được no đủ); Làm khi lành để dành khi đau (khi trẻ, khỏe phải biết dành dụm phòng khi già, yếu); Tích tiểu thành đại (kiên trì dành dụm thì sẽ đủ đầy); Ở đây một hạt cơm rơi, ngoài kia bao hạt mồ hôi thấm đồng (kiếm tiền khó khăn nên phải biết chi tiêu hợp lý)…

Lối sống tiết kiệm xuất phát từ triết lý sống của người Việt rằng, mỗi người phải có trách nhiệm với mình, gia đình, xã hội và các thế hệ mai sau. Mặc dù vậy, người Việt xưa chú ý tiết kiệm trong tiêu dùng hơn là tiết kiệm trong sản xuất, tiết kiệm trong sinh hoạt cá nhân hơn là tiết kiệm trong các sinh hoạt khác liên quan đến cộng đồng, nhất là không có thói quen tiết kiệm thời gian...

Ngày nay, lối sống tiết kiệm trong truyền thống của dân tộc ta cần được kế thừa gắn với đổi mới trong quan niệm về tiết kiệm cho phù hợp với đời sống của xã hội hiện đại và điều kiện phát triển của đất nước. Trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế hiện nay, việc nâng cao ý thức tiết kiệm, tích lũy để mở rộng sản xuất vẫn đóng vai trò tích cực với việc nâng cao năng suất lao động, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu cuộc sống đa dạng của con người.

Tiết kiệm không phải là khuyến khích giảm thiểu nhu cầu, mà chính là nâng cao khả năng thỏa mãn nhu cầu hợp lý của con người với cùng một khoản chi phí. Tiết kiệm theo quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh là “không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi” chứ không phải là bủn xỉn. “Khi có việc đáng làm, việc ích lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì dù bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của, cũng vui lòng. Như thế mới đúng là kiệm. Việc đáng tiêu mà không tiêu, là bủn xỉn, chứ không phải là kiệm”.

Ngày 25/12/2023, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 27-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Theo đó, Chỉ thị yêu cầu: Quán triệt, nâng cao nhận thức; thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là văn hóa ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Tuy vậy, thực tế Việt Nam cho thấy, lãng phí vẫn còn diễn ra khá phổ biến, dưới nhiều dạng thức khác nhau, phức tạp và ngày càng tinh vi, gây bức xúc trong xã hội, trực tiếp và gián tiếp ảnh hưởng nghiêm trọng cho sự phát triển của đất nước, nổi bật là:

Thứ nhất, lãng phí trong quá trình xây dựng và thực thi pháp luật

Trong tiến trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật còn có một số biểu hiện và căn nguyên gây lãng phí, như: Tiến độ và chất lượng văn bản quy định pháp lý cũng như một số hệ thống tiêu chuẩn, định mức, chế độ chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, thậm chí chất lượng thấp, chậm ban hành và chậm được sửa đổi, bổ sung; thủ tục hành chính rườm rà, dịch vụ công trực tuyến chưa thuận tiện và thông suốt, bộ máy nhà nước có nơi, có lúc hoạt động kém hiệu năng, thiếu phối hợp, còn một bộ phận cán bộ nhũng nhiễu, thiếu năng lực, sợ trách nhiệm, né tránh, đùn đẩy công việc…

Sự chậm trễ ban hành văn bản và tháo gỡ các vướng mắc cần thiết, hoặc chậm điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung các văn bản đã không còn phù hợp với thực tế đều có thể gây ra các lãng phí xã hội và gây tăng chi phí cơ hội lớn đối với doanh nghiệp và người dân, đồng thời, làm giảm hiệu quả điều hành của Chính phủ.

Một bộ phận cán bộ mắc bệnh thành tích, tư duy nhiệm kỳ, tư duy chủ quan, tâm lý coi nhẹ việc chống lãng phí, coi lãng phí là hành vi cần khắc phục, chưa phải là hành vi nguy hiểm cho xã hội, hoặc chỉ chú ý chống lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước, mà không đánh giá hết sự lãng phí về cơ hội và thời gian...

Cần nhấn mạnh rằng, việc tuyển dụng và bổ nhiệm một cán bộ thiếu năng lực và trách nhiệm công vụ sẽ mang lại sự lãng phí ghê gớm trong nhiều thập kỷ khó tính được bằng tiền, mà quy mô sẽ tỉ lệ thuận với độ cao, độ dài trong cương vị và thời gian mà cán bộ đó nắm giữ trong bộ máy công quyền.

Thứ hai, lãng phí trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên và tài sản công

Sự lãng phí còn gắn với tình trạng không ít dự án đầu tư công được xây dựng vội vàng, thiếu căn cứ khoa học, thực tiễn hoặc chất lượng thấp, chậm triển khai cả trong khâu lập chủ trương đầu tư, chuẩn bị đầu tư, thiết kế kỹ thuật và xây dựng, lỏng lẻo trong quản lý và khai thác sử dụng sau hoàn thành làm đội vốn hoặc tăng chi phí bảo dưỡng, bảo trì; với việc trì trệ, không tính đúng, tính đủ trong cổ phần hóa, xử lý thoái vốn của các doanh nghiệp nhà nước; với tình trạng bỏ hoang hoặc sử dụng sai mục đích trong quá trình sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước, các dự án sử dụng nhiều tài nguyên đất và nước; với tình trạng đầu tư và thực hiện các chương trình, mục tiêu quốc gia, các gói tín dụng hỗ trợ phát triển an sinh xã hội không đồng bộ, còn chậm và thiếu giám sát.

Hơn nữa, sự lãng phí còn biểu hiện ở tính không tuân thủ quy trình xây dựng, biểu hiện rõ nhất ở cảnh “kẻ đào - người lấp” khi làm hè, đường giao thông và trong quản lý đô thị diễn ra kéo dài, phổ biến, đúng quy trình riêng lẻ ở các cấp và địa phương, mà không có ai chịu trách nhiệm…

Thứ ba, lãng phí trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng của nhân dân diễn ra dưới nhiều hình thức

Trong nhiều hoạt động tiêu dùng, sản xuất và đời sống sinh hoạt xã hội, còn quá nhiều biểu hiện hoang phí các nguồn tài nguyên đất đai, nguyên liệu, năng lượng, tài chính vì lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm, hoặc để chạy theo thành tích hoặc phô trương, hình thức, bất chấp hiệu quả…

Căn nguyên sâu xa của việc lãng phí của công và trong xã hội chính là quán tính cơ chế xin - cho, lối sống thực dụng, ích kỷ và tâm lý “cha chung không ai khóc”, dẫn đến việc mỗi người chỉ quan tâm nhất đến quyền lợi vật chất của cá nhân mình, bất chấp lợi ích tập thể và lợi ích chung quốc gia. Đồng thời, thiếu các chế tài đủ mạnh, cơ chế quản lý đủ hấp dẫn để phòng, chống lãng phí, đề cao tiết kiệm.

Tất cả những bất cập thể chế trên đây đã, đang và sẽ tiếp tục làm suy giảm năng lực, hiệu lực và hiệu quả thể chế; làm tăng chi phí cơ hội cả về thời gian, công sức và tài chính, cũng như tạo khó khăn, cản trở việc thực thi, gây thất thoát, lãng phí các nguồn lực xã hội, lãng phí cơ hội đầu tư và cơ hội phát triển, giảm hiệu quả sản xuất của người dân, doanh nghiệp, địa phương và của đất nước; làm tăng cơ hội tham nhũng và suy kiệt nguồn lực xã hội, cả tài chính và tài nguyên, gia tăng khoảng cách giàu nghèo, tạo rào cản vô hình trong thu hút đầu tư nước ngoài, bỏ lỡ thời cơ phát triển của đất nước, hạn chế sức cạnh tranh cả vi mô và vĩ mô, làm suy giảm lòng tin của người dân với Đảng, Nhà nước và chế độ…

Còn nhiều khu “đất vàng” bị bỏ hoang gây lãng phí tài nguyên đất đai
Còn nhiều khu “đất vàng” bị bỏ hoang gây lãng phí tài nguyên đất đai

2. Những đột phá thể chế cần có để thúc đẩy tiết kiệm, phòng, chống lãng phí

Thực tiễn đòi hỏi công tác phòng, chống lãng phí cần được triển khai quyết liệt, đồng bộ với những trọng tâm sau đây:

Thứ nhất, thống nhất nhận thức và xây dựng văn hóa phòng, chống lãng phí

Thực hiện đồng bộ các giải pháp xây dựng văn hóa tiết kiệm, ý thức tiết kiệm chống lãng phí trong từng cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và gia đình; đẩy mạnh công tác giáo dục tư tưởng và tuyên truyền, nâng cao nhận thức, củng cố ý thức, trách nhiệm từng cán bộ, đảng viên và người lao động, nhất là người đứng đầu cả khu vực công, khu vực tư, tạo dư luận rộng rãi đồng thuận, ủng hộ và tự giác, tự nguyện thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, coi chống lãng phí gắn với phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thực sự là cuộc chiến chống “giặc nội xâm”, là hành động yêu nước của công dân và cán bộ, doanh nghiệp và cơ quan nhà nước, coi việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là nhiệm vụ hằng ngày, tự nhiên và bắt buộc, là trách nhiệm và đạo đức xã hội gắn với thực hiện nghiêm kỷ cương, kỷ luật.

Tiết kiệm, chống lãng phí phải được thể hiện rõ nét qua những quy chế, cam kết, kế hoạch, có lãnh đạo, có chỉ tiêu cụ thể, tiến hành thường xuyên, triệt để và cần được đưa vào yêu cầu đánh giá hoàn thành nhiệm vụ và là mục tiêu cho các cuộc vận động, phong trào thi đua về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tạo khí thế thi đua sôi nổi, rộng khắp trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân.

Đưa nội dung cụ thể chống lãng phí đối với từng ngành, từng lĩnh vực, từng cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức... vào trong các cuộc sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề, trong quá trình triển khai nhiệm vụ chính trị của chính cơ quan, tổ chức, ngành, lĩnh vực. Đồng thời, tổ chức kiểm tra, giám sát thường xuyên, đặc biệt là kiểm tra, giám sát kịp thời khi có ý kiến phản ánh của người dân về tình trạng lãng phí. Đặc biệt, nội dung thực hành tiết kiệm cần trở thành một trong những tiêu chí đánh giá, xếp loại quan trọng nhất của năm ở mỗi cơ quan, đơn vị; có hình thức xử lý kịp thời theo mức độ đối với tình trạng lãng phí…

Kịp thời biểu dương, khen thưởng, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong thực hiện tốt công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đồng thời, xử lý nghiêm các cá nhân, tập thể gây thất thoát, lãng phí tài sản công.

Đặc biệt, cần sớm ban hành quy định của Đảng nhận diện cụ thể những biểu hiện lãng phí trong thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, đảng viên; quy định vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác phòng, chống lãng phí; xây dựng và tổ chức thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống lãng phí.

Tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo hướng tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, đồng bộ cho giám sát, kiểm tra, phát hiện, xử lý mạnh, có tính răn đe cao đối với các hành vi lãng phí; xây dựng cơ chế thực sự hữu hiệu cho giám sát, phát hiện lãng phí của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và nhân dân. Đẩy mạnh phát hiện, xử lý nghiêm minh các vi phạm gây lãng phí lớn tài sản công theo tinh thần “xử lý một vụ cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”.

Thứ hai, nâng cao chất lượng thể chế, xây dựng Nhà nước, Chính phủ hiệu quả

Đổi mới mạnh mẽ và nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện và thực thi pháp luật, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khơi thông nguồn lực, giải quyết, khắc phục điểm nghẽn, mở rộng không gian, tạo đà cho phát triển.

Thường xuyên đánh giá hiệu quả, chất lượng chính sách sau ban hành để kịp thời điều chỉnh bất cập, mâu thuẫn, giảm tối đa thủ tục hành chính, chi phí tuân thủ của người dân, doanh nghiệp, chống bệnh quan liêu và giảm thiểu thất thoát, lãng phí các nguồn lực. Rà soát, bổ sung các quy định về cơ chế quản lý, các định mức kinh tế - kỹ thuật không còn phù hợp với thực tiễn phát triển của đất nước. Hoàn thiện các quy định về quản lý, sử dụng tài sản công; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ thực tài và hiệu quả.

Đặc biệt, trong quản lý nhà nước, không chỉ coi trọng tiết kiệm chi tiêu thường xuyên, đầu tư công hiệu quả, mà còn cần nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp trên cơ sở chủ động tham chiếu và vận dụng kinh nghiệm quốc tế về tổ chức bộ máy của Chính phủ; làm rõ và phân định rõ địa vị pháp lý, trách nhiệm, phân cấp, phân quyền, yêu cầu, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, quan hệ từng vị trí công tác trong từng đơn vị và giữa các cơ quan, bộ phận thật đồng bộ, hợp lý, liên thông, gắn kết nhau; làm rõ phạm vi quản lý đa ngành, đa lĩnh vực của một số bộ, ngành, nhất là những bộ, ngành có chức năng, nhiệm vụ tương đồng, trùng lắp; kiên quyết cắt bỏ sự cồng kềnh, các tầng nấc, đầu mối và các khâu trung gian “ăn theo” không cần thiết, bảo đảm tính đảng, tính hợp lý, tính hợp pháp, tính tổng thể, đồng bộ, liên thông, một cơ quan thực hiện nhiều việc, một việc chỉ giao một cơ quan chủ trì và chịu trách nhiệm chính; vừa phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo và vai trò tự quản của địa phương, đơn vị, vừa khắc phục triệt để tình trạng chồng chéo và song trùng về chức năng, nhiệm vụ, chia cắt về địa bàn, lĩnh vực; giảm thiểu tính ôm đồm, bao biện làm thay; tập trung hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong bộ máy nhà nước, bảo đảm sự phân biệt rõ cấp ban hành chủ trương, chính sách, pháp luật với cấp tổ chức thực hiện, gắn tinh thần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền với phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”, Trung ương, Chính phủ, Quốc hội tăng cường hoàn thiện thể chế, giữ vai trò kiến tạo và tăng cường kiểm tra, giám sát, cải cách tối đa thủ tục hành chính. Có cơ chế kiểm soát hiệu quả việc thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng thành pháp luật của Nhà nước; quy trình xây dựng pháp luật chặt chẽ, khoa học, dân chủ để chính sách, pháp luật thể hiện được đầy đủ ý chí, nguyện vọng của nhân dân, bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân, khuyến khích đổi mới sáng tạo, thu hút mọi nguồn lực cho sự phát triển; nhưng cũng phải linh hoạt để kịp thời phản ứng chính sách, có giải pháp xử lý kịp thời các vấn đề thực tiễn phát sinh làm chậm sự phát triển theo nguyên tắc bảo vệ, bảo đảm lợi ích của quốc gia, dân tộc là trước hết và trên hết; phân công “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ sản phẩm, rõ hiệu quả” trong quy trình công tác, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể; thường xuyên đánh giá hiệu quả, chất lượng chính sách sau ban hành để kịp thời điều chỉnh bất cập, mâu thuẫn, giảm thiểu thất thoát, lãng phí các nguồn lực; tăng cường kiểm soát quyền lực trong xây dựng pháp luật, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm, nhất là trách nhiệm người đứng đầu, kiên quyết chống tiêu cực, “lợi ích nhóm”; tăng cường đồng thời 2 yếu tố: Đức trị và pháp trị; đẩy mạnh phòng, chống lãng phí tương đương với phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; gắn tinh gọn bộ máy với tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, chuẩn hóa chức danh và xác định vị trí việc làm theo khung tiêu chuẩn, tiêu chí ở từng cấp, từ Trung ương tới cơ sở, từng loại hình; tuyển dụng, đào tạo, đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển, điều động, đánh giá cán bộ theo hướng thực chất, “vì việc tìm người”; coi trọng sử dụng người có năng lực nổi trội, chủ động, sáng tạo và trách nhiệm công vụ cao; coi trọng chất lượng tham mưu, đề xuất và năng lực điều phối, hướng dẫn, tổ chức thực hiện; thanh lọc kịp thời những người không đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong đánh giá cán bộ. Nâng cao chất lượng, tinh thần trách nhiệm và kỷ cương công vụ, khắc phục tình trạng né tránh, sợ trách nhiệm; tăng cường phân cấp quản lý và sự phối hợp giữa và ngay trong nội bộ các cơ quan, cấp, ngành và địa phương theo tinh thần trên - dưới đồng lòng, dọc - ngang thông suốt, đảm bảo rõ người, rõ việc, rõ quy trình, rõ thời gian và mục tiêu, kết quả nhiệm vụ được giao; xóa bỏ các rào cản chính sách, các biện pháp hành chính can thiệp trực tiếp vào thị trường và sản xuất kinh doanh, sự chồng chéo, mâu thuẫn, thiếu ổn định, nhất quán và các biểu hiện lợi ích cục bộ trong xây dựng và thực thi chính sách, xóa bỏ sự bất bình đẳng trong tiếp cận và tạo bước đột phá trong huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực nguồn lực xã hội; bảo đảm hài hòa lợi ích và sự gắn kết các mục tiêu ngắn hạn, trung và dài hạn, biết tạo lập môi trường, sử dụng đồng bộ, linh hoạt và thành thạo các công cụ chính sách, sự tôn trọng, bảo hộ pháp lý, tạo thuận lợi, giảm thiểu mọi chi phí kinh doanh và tuân thủ, bảo đảm sự đầy đủ, thông suốt, minh bạch của thông tin, các dịch vụ đầu tư và sự cạnh tranh lành mạnh thị trường; tạo môi trường đầu tư cởi mở, thân thiện, phục vụ thuận lợi, an toàn, bình đẳng, giảm thiểu mọi chi phí cơ hội cho doanh nhân, doanh nghiệp phát triển và cống hiến, bảo đảm quyền đầu tư, kinh doanh của người dân, lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ, không hình sự hóa các quan hệ kinh tế; tạo điều kiện thuận lợi và giải quyết kịp thời các vướng mắc, khiếu nại, kiến nghị của doanh nghiệp, người dân trong đời sống kinh tế - xã hội.

Thực tế cho thấy, sự lãng phí trong công tác hành chính quá bé nhỏ nếu so với lãng phí của sự trì trệ, thiếu năng lực và trách nhiệm, gây ách tắc làm cho một bộ phận lực lượng sản xuất lớn đóng băng, không tạo ra của cải cho xã hội hoặc bỏ lỡ cơ hội đầu tư, tăng chi phí tuân thủ, chi phí thị trường của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp. Đó mới là điều cần cải tổ trong cuộc cách mạng Chính phủ hiệu quả.

Thực tế đã, đang và sẽ chứng tỏ, không thể có Chính phủ hiệu quả chỉ với mệnh lệnh cắt giảm nhân sự, giao việc cho cán bộ đương nhiệm nhiều hơn, nhưng không có cải thiện đáng kể về chính sách đãi ngộ và sử dụng người tài trong bộ máy quản lý Nhà nước các cấp, các lĩnh vực. Với mức lương của cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước quá thấp thì Chính phủ khó chọn và giữ chân được người tài, khó ngăn nạn chảy máu chất xám và sẽ xảy ra tình trạng "ăn cắp" thời gian hoặc dễ nhũng nhiễu, tiêu cực. Bởi vậy, cần gắn kế hoạch cắt giảm nhân sự bộ máy với lộ trình nâng mức lương theo vị trí việc làm và kết quả công tác theo tương quan tỉ lệ nghịch, càng ít cán bộ thì lương càng cao để cán bộ nhà nước yên tâm làm việc, có đủ lương để trang trải cuộc sống.

Cần nhấn mạnh rằng, nâng cao chất lượng và bảo đảm sự minh bạch, lành mạnh của hệ thống pháp luật, tạo niềm tin cho cán bộ nhà nước làm việc cũng là điểm tiên quyết và kiên quyết phải làm để khắc phục tình trạng né tránh, sợ và đánh bóng trách nhiệm kéo dài và khá phổ biến thời gian qua.

Đồng thời, nên nghiên cứu xây dựng, áp dụng KPI như doanh nghiệp khi triển khai chủ trương xây dựng vị trí việc làm và tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ cho từng vị trí công tác, cho từng bộ, ngành, từng địa phương trong hệ thống chính trị gắn trách nhiệm chính trị và thực hiện chế độ thưởng, phạt nghiêm minh, thậm chí đưa vào Bộ luật Hình sự đối với những cán bộ làm chậm tiến độ giải quyết công việc. Lấy việc hoàn thành nhiệm vụ KPI làm tiêu chí để đề bạt, bổ nhiệm cán bộ.

Ngoài ra, chú ý lựa chọn các lãnh đạo doanh nghiệp xuất sắc vào bộ máy chính trị hoặc tham gia tổ tư vấn cho Chính phủ. Sử dụng thuế đất và thuế lũy tiến cao, cả những biện pháp hành chính phù hợp để buộc những người muốn giữ nhiều đất, những dự án, quỹ đất “lười”, không sinh lời phải nộp thuế, nhanh chóng đưa đất vào kinh doanh, hoặc phải chuyển nhượng, chống sự đầu cơ, chây ỳ, tăng khả năng sinh lời cho quốc gia. Trên thực tế lãng phí từ nguồn lực đất đai này cũng lớn gấp rất nhiều lần lãng phí hành chính.

Chính phủ hiệu quả là chính phủ điều hành đất nước bằng những hệ thống chính sách kinh tế, chính trị, văn hóa và ngoại giao... đồng bộ, phù hợp, làm cho nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, bền vững, chính trị ổn định, niềm tin của người dân vào chính quyền lớn, đồng lòng, đoàn kết và quan hệ ngoại giao tốt.

Cuộc cách mạng tinh gọn về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tạo hứng khởi và niềm tin cho doanh nghiệp vừa là mục tiêu, nhiệm vụ, vừa là giải pháp tạo động lực thể chế quan trọng để mọi người dân Việt Nam, trăm triệu người như một, dưới sự lãnh đạo của Đảng, tranh thủ tối đa thời cơ, thuận lợi, đẩy lùi nguy cơ, thách thức, đưa đất nước phát triển toàn diện, mạnh mẽ, bứt phá và cất cánh, với mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước xã hội chủ nghĩa phát triển, có thu nhập cao (trên 12.050 USD/năm theo chuẩn hiện nay của thế giới), mọi người dân đều có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, được hỗ trợ phát triển, làm giàu; đóng góp ngày càng nhiều cho hòa bình, ổn định, phát triển của khu vực và thế giới, cho hạnh phúc của nhân loại và văn minh toàn cầu; xây dựng thành công một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, hiện thực hóa khát vọng hùng cường, sánh vai với các cường quốc năm châu theo di nguyện thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm và Chính phủ hiệu quả, cộng đồng doanh nghiệp và toàn dân có nhiều cơ sở để kỳ vọng và dốc lòng, dốc sức góp phần kiên quyết phá bỏ những rào cản, sự trì trệ để phát triển đất nước giàu mạnh, nâng vị thế quốc gia trên trường quốc tế./.

Tài liệu tham khảo:

1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t.7, tr.357; t.11, tr.110.

2. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t1, tr.92, 93.

3. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2013, tr.12.

4. V.I.Lênin: Toàn tập, NXB Tiến bộ, Mátxcơva, 1979, t.45, tr.458, 459.

5.https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/media-story/-/asset_publisher/V8hhp4dK31Gf/content/ky-nguyen-moi-ky-nguyen-vuon-minh-cua-dan-toc-ky-nguyen-phat-trien-giau-manh-duoi-su-lanh-dao-cam-quyen-cua-dang-cong-san-xay-dung-thanh-cong-nuoc-vie

6. https://www.xaydungdang.org.vn/van-kien-tu-lieu/bai-viet-cua-tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-to-lam-phat-huy-tinh-dang-trong-xay-dung-nha-nuoc-phap-quyen-xa-hoi-chu-21847

7. https://baotintuc.vn/thoi-su/khac-phuc-tinh-trang-lang-phi-trong-bo-may-cong-quyen-20241104115127512.htm

TS. Nguyễn Minh Phong
Hà Nội

Tin bài khác

Vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế bảo đảm quyền con người

Vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế bảo đảm quyền con người

Trong giai đoạn hiện tại, không một quốc gia nào có thể bỏ qua vấn đề nhân quyền mà có thể thiết lập quan hệ tốt đẹp với nước khác và không gặp phải sự phản kháng của nhân dân.
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục dẫn dắt, soi sáng cho công tác xây dựng Đảng

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục dẫn dắt, soi sáng cho công tác xây dựng Đảng

55 năm đã trôi qua, Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn vẹn nguyên giá trị và tầm vóc thời đại. Di chúc của Người luôn là những chỉ dẫn quý báu, động lực tinh thần giúp toàn Đảng, toàn Dân vượt qua khó khăn, tận dụng thời cơ, vững bước trên con đường phát triển.
“Tư tưởng DÂN” trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

“Tư tưởng DÂN” trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

“Tư tưởng DÂN” đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận thức và đã trở thành lý tưởng trong cuộc đời hoạt động cách mạng và Người luôn tâm niệm để phấn đấu hết mình cho hạnh phúc của nhân dân và sự trường tồn của dân tộc...
Xem thêm
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dự Diễn đàn "Kinh doanh và Pháp luật" năm 2025

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dự Diễn đàn "Kinh doanh và Pháp luật" năm 2025

Ngày 09 10, tại Hà Nội, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương đã tổ chức Diễn đàn Kinh doanh và Pháp luật năm 2025 với chủ đề Chung tay giải quyết các vấn đề pháp lý, góp phần tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp”.
Vai trò của chính sách tín dụng xanh đối với chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam

Vai trò của chính sách tín dụng xanh đối với chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam

Tín dụng xanh là một công cụ tài chính được thiết kế để hỗ trợ các dự án và hoạt động có lợi cho môi trường. Chuyển đổi xanh trong doanh nghiệp là quá trình mà các công ty áp dụng những phương pháp và chiến lược bền vững nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường và thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.
"Dòng chảy" tín dụng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bứt tốc cuối năm

"Dòng chảy" tín dụng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bứt tốc cuối năm

Những tháng cuối năm, doanh nghiệp tập trung tăng cường sản xuất, kinh doanh để đạt mục tiêu tăng trưởng nên nhu cầu tín dụng cũng sẽ tăng theo.
Điều hành chính sách tiền tệ tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát

Điều hành chính sách tiền tệ tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát

Trong những tháng đầu năm 2024, dù kinh tế toàn cầu đối mặt với nhiều biến động khó lường như xung đột địa chính trị kéo dài, lạm phát duy trì ở mức cao, cùng những thách thức nội tại của nền kinh tế trong nước và ảnh hưởng nặng nề của thiên tai...
Tăng cường hiểu biết tài chính cho cộng đồng nhằm bảo vệ quyền lợi người gửi tiền

Tăng cường hiểu biết tài chính cho cộng đồng nhằm bảo vệ quyền lợi người gửi tiền

Tầm quan trọng của hệ thống tiền gửi tại Việt Nam ngày càng được khẳng định thông qua sự an toàn và ổn định; từ đó, mang lại niềm tin đối với người gửi tiền.
Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam và một số hàm ý chính sách

Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam và một số hàm ý chính sách

Bài viết thông qua phân tích nhanh các cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam giai đoạn 2020 - 2023 và trên cơ sở số liệu nghiên cứu kinh tế vĩ mô, nhận diện những hạn chế, bất cập, từ đó đề xuất một số hàm ý về chính sách cho mục tiêu tăng trưởng ổn định và bền vững...
Tại sao khu vực châu Á tránh được lạm phát cao?

Tại sao khu vực châu Á tránh được lạm phát cao?

Lạm phát gia tăng toàn cầu sau đại dịch Covid-19, vốn đã ảnh hưởng đến cả các nền kinh tế phát triển và đang phát triển, nhưng dường như đã “bỏ qua” châu Á. Một trong những lý do chính là sự phục hồi chậm của các nền kinh tế châu Á do các đợt “đóng cửa”, “phong tỏa”, “cách ly”, “giãn cách” kéo dài và lặp đi lặp lại.
Tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương Bahamas và kinh nghiệm đối với Việt Nam

Tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương Bahamas và kinh nghiệm đối với Việt Nam

Với mục tiêu tăng cường khả năng tiếp cận tài chính, giảm chi phí giao dịch, hỗ trợ phát triển kinh tế bền vững tại vùng đảo xa xôi, năm 2020, Bahamas trở thành quốc gia tiên phong trên toàn thế giới trong việc phát hành, lưu thông tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (NHTW) - CBDC với hệ thống Sand Dollar - tiền kỹ thuật số do NHTW Bahamas phát hành.
Sáng kiến về Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và lợi ích tham gia của Việt Nam

Sáng kiến về Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và lợi ích tham gia của Việt Nam

Chiếm tới 60% dân số thế giới và đóng góp khoảng 40% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, IPEF do Mỹ khởi xướng từ tháng 5/2022, bao gồm một số nền kinh tế phát triển nhanh, năng động trên thế giới và có thể đóng góp lớn vào tăng trưởng toàn cầu trong 3 thập kỷ tới (2020 - 2050)...
Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp xanh: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị chính sách

Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp xanh: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị chính sách

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp toàn cầu đang có sự phát triển mạnh mẽ, trong đó có sự tăng trưởng đáng kể của thị trường trái phiếu xanh, xã hội, bền vững và liên kết bền vững (Green, Social, Sustainable, and Sustainability-Linked Bonds - GSSSB).

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 56/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc

Thông tư số 54/2024/TT-NHNN ngày 17/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2021/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn giao dịch ngoại tệ giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối

Thông tư số 53/2024/TT-NHNN ngày 04/12/2024 Quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3, ngập lụt, lũ, sạt lở đất sau bão số 3

Thông tư số 52/2024/TT-NHNN ngày 29/11/2024 Quy định việc ngân hàng thương mại có cổ đông, cổ đồng và người có liên quan sở hữu cổ phần vượt tỷ lệ quy định tại Điều 55 của Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 17/2017/QH14 xây dựng và thực hiện lộ trình để bảo đảm tuân thủ các quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15