Thực trạng cán cân thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và một số biện pháp điều chỉnh

Nghiên cứu - Trao đổi
Cán cân thương mại, đặc biệt là cán cân hàng hóa thâm hụt là vấn đề không mới đối với nền kinh tế Hoa Kỳ... Tóm tắt: Cán cân thương mại, đặc biệt là cán cân hàng hóa thâm hụt là vấn đề không mới đối ...
aa

Cán cân thương mại, đặc biệt là cán cân hàng hóa thâm hụt là vấn đề không mới đối với nền kinh tế Hoa Kỳ...

Tóm tắt: Cán cân thương mại, đặc biệt là cán cân hàng hóa thâm hụt là vấn đề không mới đối với nền kinh tế Hoa Kỳ. Phân tích dưới góc độ kinh tế vĩ mô và phân tích ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, có thể thấy, cán cân thương mại của Hoa Kỳ thâm hụt hoàn toàn là yếu tố tất yếu do các lý do khách quan. Tuy nhiên, thời gian gần đây, cán cân thương mại hàng hóa của Hoa Kỳ đã ghi nhận mức thâm hụt cao nhất lịch sử. Vì vậy, để cân bằng được cán cân thương mại, Chính phủ Hoa Kỳ cần xúc tiến việc sản xuất đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, thúc đẩy xuất khẩu, đồng thời với việc giảm thâm hụt ngân sách nhà nước. Về phía Việt Nam, để tăng cường xuất khẩu sang Hoa Kỳ, thì Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý quy tắc cạnh tranh công bằng, minh bạch và bảo đảm chất lượng sản phẩm xuất khẩu sang Hoa Kỳ.

Từ khóa: Cán cân thương mại, thâm hụt cán cân thương mại, Hoa Kỳ, Việt Nam.

Abstract: The trade deficit, especially the trade deficit on goods, is not a new problem for the US economy. Analyzing from the perspective of macroeconomics and analyzing the effects of the Covid-19 epidemic, it can be seen that the US trade deficit is inevitable due to objective reasons. However, recently, the US merchandise trade balance has recorded the highest deficit in history. Therefore, in order to get back the balance of trade, the US government needs to promote production to meet domestic consumption needs, promote exports, and reduce the federal budget deficit at the same time. In terms of Vietnamese government actions, this is an opportunity to increase exports to the US. However, the Vietnamese government and enterprises need to pay attention to the rules of fair competition, transparency and ensure the quality of products exported to the US.

Keywords: Trade balance, trade deficit, USA, Vietnam.

1. Đặt vấn đề

Từ những năm 1970, cán cân thương mại của Hoa Kỳ nói chung và cán cân thương mại hàng hóa nói riêng luôn ở trong tình trạng thâm hụt. Từ năm 2014 đến nay, khoảng cách giữa nhập khẩu và xuất khẩu của Hoa Kỳ có xu hướng ngày càng gia tăng. Tính đến tháng 10 năm 2021, cán cân thương mại (hàng hóa và dịch vụ) của Hoa Kỳ chạm mốc thâm hụt 80,9 tỷ USD lần đầu tiên trong lịch sử, tăng 10,36% so với mức kỷ lục nhập siêu 73,2 tỷ USD vào tháng 6 năm 2021. Trước đó, vào tháng 9 năm 2021, theo số liệu của Cục Phân tích kinh tế Hoa Kỳ (BEA), cán cân thương mại hàng hóa Hoa Kỳ cũng đạt mức thâm hụt kỷ lục 96,3 tỷ USD. Trên thực tế, thâm hụt cán cân thương mại không phải là vấn đề quá mới đối với quốc gia này (Hình 1). Việc duy trì cán cân thương mại thâm hụt không chỉ khiến cho các nhà chức trách của Hoa Kỳ phải đau đầu mà cũng khiến cho các quốc gia đối tác bị ảnh hưởng. Ví dụ rõ ràng nhất là vào năm 2020, Chính phủ Hoa Kỳ cho rằng, các quốc gia có thặng dư thương mại đã thực hiện thao túng tiền tệ như trường hợp của Thụy Sĩ và Việt Nam mà trong đó, cán cân thương mại song phương thâm hụt là một trong những tiêu chí được xét đến trong quá trình điều tra. Do vậy, việc nghiên cứu hiện trạng thâm hụt cán cân thương mại Hoa Kỳ là yếu tố cần thiết nhằm đưa ra các định hướng chính sách đối với chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam.



Bài viết tập trung làm rõ hai vấn đề chính: (i) Tại sao cán cân thương mại Hoa Kỳ liên tục duy trì trạng thái thâm hụt và thâm hụt kỷ lục từ cuối năm 2020 đến nay?

(ii) Thực trạng cán cân thương mại Hoa Kỳ - Việt Nam và các biện pháp điều chỉnh nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững cán cân thương mại giữa hai nước.

2. Nguyên nhân dẫn đến thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ

Để có thể trả lời cho câu hỏi đầu tiên, tác giả sẽ tiến hành rà soát lại lý thuyết kinh tế vĩ mô và các bài nghiên cứu liên quan đến cán cân thương mại Hoa Kỳ nhằm đưa ra lý giải hợp lý nhất. Theo đó, cán cân thương mại Hoa Kỳ duy trì sự thâm hụt là do các yếu tố khách quan và việc đạt kỷ lục thâm hụt vào năm 2021 là do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Thứ nhất, dưới góc nhìn của lý thuyết kinh tế vĩ mô, cán cân thương mại của Hoa Kỳ thâm hụt là do USD là phương tiện thanh toán và cất trữ giá trị toàn cầu.

Thật vậy, sử dụng lý thuyết kinh tế vĩ mô, ta có công thức:

Y = C + I + G + NX (1)

Trong đó:

Y là tổng sản phẩm nội địa (GDP).

C là tiêu dùng.

I là đầu tư.

G là tiêu dùng chính phủ.

NX là xuất khẩu ròng, hay chính là hiệu số giữa xuất khẩu và nhập khẩu của một nền kinh tế. Nói cách khác, chính là cán cân thương mại của một quốc gia.

Bên cạnh đó, tổng tiết kiệm quốc gia (S) là hiệu số giữa GDP của quốc gia đó trừ đi tiêu dùng (C) và tiêu dùng chính phủ (G).

S = Y - C - G (2)

Biến đổi công thức (1) và (2), ta có mối quan hệ giữa cán cân thương mại, tiết kiệm quốc gia và đầu tư quốc gia như sau:

NX = S - I (3)

Từ công thức (3) cho thấy, một quốc gia có cán cân thương mại thâm hụt nếu tiết kiệm nhỏ hơn đầu tư. Với việc hệ thống Bretton Woods sụp đổ vào đầu những năm 1970, USD và trái phiếu Chính phủ Hoa Kỳ đã trở thành phương tiện trao đổi và cất trữ giá trị trên toàn thế giới. Do đó, các quốc gia khác trên thế giới luôn có nhu cầu cao trong việc nắm giữ USD và trái phiếu Chính phủ Hoa Kỳ. Từ đó, khoảng cách giữa tiết kiệm quốc gia và đầu tư của Hoa Kỳ ngày càng tăng. Hay nói cách khác, cán cân thương mại của Hoa Kỳ luôn thâm hụt vì lý do khách quan.

Thứ hai, việc thâm hụt ngân sách nhà nước cũng là một lý do dẫn đến việc tăng thâm hụt cán cân thương mại. Thật vậy, theo lý thuyết kinh tế vĩ mô, ta có công thức sau:

Thâm hụt thương mại = Thâm hụt ngân sách - Tiết kiệm tư nhân + Đầu tư (4)

Theo công thức (4), thâm hụt thương mại tỷ lệ thuận với thâm hụt ngân sách. Hoa Kỳ tính năm tài chính bắt đầu từ ngày 01 tháng 10 hàng năm, Theo đó, trong 05 năm tài chính trở lại đây, từ năm tài chính 2017 đến hết năm tài chính 2021, thâm hụt ngân sách Hoa Kỳ luôn ở mức cao. Đặc biệt, cuối năm tài chính 2020, chứng kiến mức thâm hụt ngân sách cao đột biến so với cùng kỳ các năm 2017, 2018 và 2019. (Hình 2)


Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát vào năm 2020 và kéo dài cho đến hiện tại, rõ ràng, tiết kiệm cá nhân sẽ giảm do các chính sách cắt giảm nhân công và tiền lương. Theo khảo sát của MagnifyMoney (2020), hơn một phần ba nhân công toàn thời gian tại Hoa Kỳ bị cắt giảm lương, thưởng. Bên cạnh đó, theo báo cáo của Bộ Tài chính Hoa Kỳ, đầu tư từ Mỹ cuối năm 2020 đã tăng 6,15 nghìn tỷ USD so với cùng kỳ năm 2019.

Như vậy, trong khoảng thời gian ngân sách nhà nước bị thâm hụt nặng nề, tiết kiệm tư nhân giảm và đầu tư tăng, thì cán cân thương mại Hoa Kỳ cũng sẽ chứng kiến sự thâm hụt nặng nề.

Thứ ba, khi nghiên cứu các nhóm nước khác nhau, các nhà nghiên cứu đều đồng tình rằng, những yếu tố khách quan đang khiến cho Hoa Kỳ có cán cân thương mại thâm hụt đối với các nhóm nước khác nhau. Cụ thể, Ferrero (2010) đã chỉ ra rằng, sự tăng trưởng năng suất và các yếu tố nhân khẩu học là tác nhân chính khiến cho Hoa Kỳ có cán cân thương mại âm với các quốc gia trong G6, bao gồm Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật và Anh. Bên cạnh đó, với sự vươn lên của Trung Quốc trong thế kỷ 21, cùng với các lợi thế của nhân công giá rẻ, trở thành quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới, càng khiến cho cán cân thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc bị thâm hụt (Kapustina và cộng sự, 2020).

Thứ tư, dưới sự tác động của dịch Covid-19 và việc tung ra các gói kích thích kinh tế trong bối cảnh đại dịch, Chính phủ Hoa Kỳ đã thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng của người dân trong hoàn cảnh giãn cách, kèm theo dư âm của các chính sách phong tỏa đã khiến người dân Hoa Kỳ chuyển hướng từ mua hàng hóa sản xuất trong nước sang tiêu thụ hàng nhập khẩu. Điều này càng khiến cho cán cân thương mại, đặc biệt là cán cân thương mại hàng hóa của Hoa Kỳ bị thâm hụt nặng nề.

Như vậy, bằng những lý giải trên, có thể thấy, việc cán cân thương mại, đặc biệt là cán cân thương mại hàng hóa của Hoa Kỳ liên tục thâm hụt và đạt mức thâm hụt kỷ lục thời gian gần đây hoàn toàn là do các yếu tố khách quan. (Hình 3)


3. Cán cân thương mại hàng hóa song phương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam

Vào năm 2020, Hoa Kỳ đã đưa Việt Nam vào danh sách điều tra với các dấu hiệu liên quan đến thao túng tiền tệ. Một trong những tiêu chí phía Hoa Kỳ đưa ra đó là thặng dư thương mại hàng hóa của Việt Nam với Hoa Kỳ đạt 58 tỷ USD trong 4 quý liên tục từ tháng 6 năm 2019 đến tháng 6 năm 2020.

Tuy nhiên, theo Phạm và Nguyễn (2021), cán cân thương mại hàng hóa Hoa Kỳ - Việt Nam thâm hụt hoàn toàn là bởi các yếu tố khách quan. Cụ thể, do chiến tranh thương mại Mỹ - Trung năm 2020 đạt đỉnh căng thẳng, các nhà máy sản xuất từ Trung Quốc có xu hướng dịch chuyển sang Việt Nam để có thể tránh mức thuế mà Hoa Kỳ áp dụng với các mặt hàng có xuất xứ từ Trung Quốc. Việc chuyển dịch này tạo ra hiện tượng giá trị xuất khẩu hàng hóa tính cho Việt Nam nhưng thực chất là hàng có xuất xứ từ Trung Quốc.

Bên cạnh đó, phương pháp tính toán cán cân thương mại song phương cũng là nguyên do trực tiếp dẫn đến thặng dư cán cân thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ. Trên thực tế, các nhà máy sản xuất hàng tiêu dùng của Hoa Kỳ không có trụ sở tại Hoa Kỳ mà được đặt tại nhiều quốc gia trên thế giới, đã khiến cho phương pháp tính cán cân thương mại song phương tổng (Gross bilateral trade balance) không phản ánh con số nhập khẩu thực tế từ Hoa Kỳ vào Việt Nam. Đặc biệt, trong bối cảnh các quốc gia đang nỗ lực tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, mỗi một công đoạn được thực hiện ở một quốc gia khác nhau, thì phương pháp tính này chỉ phản ánh sản phẩm cuối cùng mà Việt Nam nhập tại quốc gia lắp ráp cuối cùng, thay vì chỉ rõ xuất xứ hàng hóa. Hiện tại, Hoa Kỳ chủ yếu tập trung phát triển các công đoạn có giá trị gia tăng cao như thiết kế hoặc chăm sóc khách hàng và chuyển dịch các công đoạn có giá trị gia tăng thấp sang các quốc gia khác. Do vậy, mặc dù người tiêu dùng Việt Nam ưa thích và tiêu thụ nhiều sản phẩm của Hoa Kỳ, nhưng giá trị những mặt hàng này lại không được phản ánh trong cán cân thương mại song phương giữa hai nước.

Cuối cùng, đó là do tác động của dịch Covid-19. Để đối phó với sự lây lan của đại dịch Covid-19, Hoa Kỳ và các đối tác lớn, đặc biệt là Trung Quốc, đã phải đóng cửa nhiều cơ sở sản xuất và thực hiện nhiều biện pháp phong tỏa. Trong khi đó, vào năm 2020, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia khống chế dịch Covid-19 thành công và vẫn tiến hành sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng thiết yếu. Đến năm 2021, mặc dù đã khống chế tương đối thành công dịch Covid-19 do đã triển khai tiêm vắc-xin diện rộng, nhưng dư âm từ các gói cứu trợ cùng nền kinh tế phục hồi đã khiến người dân Hoa Kỳ có nhu cầu cao về hàng hóa nhập khẩu (Oshin, 2021). Trong 10 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu từ Việt Nam vào Hoa Kỳ đã tăng 21,9% so với cùng kỳ năm 2020, đạt giá trị 76 tỷ USD (Ngọc Quỳnh, 2021).

Đến tháng 7 năm 2021, sau khi đánh giá cao những cam kết của Việt Nam về việc giải quyết các mối quan ngại của Hoa Kỳ đối với hoạt động tiền tệ, Chính phủ Hoa Kỳ chính thức đưa ra thông báo về việc không áp dụng bất cứ biện pháp trừng phạt hoặc có điều chỉnh chính sách thương mại đối với Việt Nam. Do đó, trong tương lai gần, Việt Nam vẫn là đối tác thương mại quan trọng của Hoa Kỳ. (Hình 4)


Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của doanh nghiệp Việt Nam, với giá trị nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam lên đến 77,07 tỷ USD, chiếm 27,38% giá trị xuất khẩu của Việt Nam năm 2020. Tính đến tháng 10 năm 2021, con số này chạm mốc 76,75 tỷ USD, chiếm 28,45% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam. Theo Tổng cục Hải quan, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam vào Hoa Kỳ là hàng dệt may (chiếm 18%), máy móc, thiết bị và dụng cụ (chiếm 16%), linh kiện điện tử và linh kiện điện thoại lần lượt chiếm 14% và 11%. Ở chiều ngược lại, Hoa Kỳ là quốc gia đứng thứ 5 trong số những quốc gia xuất khẩu hàng hóa nhiều nhất sang Việt Nam, với giá trị xuất khẩu năm 2020 là 13,7 tỷ USD. Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là mặt hàng được các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ Hoa Kỳ với giá trị đạt 4,72 tỷ USD vào năm 2020, tương đương 34,5%. Tính đến tháng 10 năm 2021, giá trị xuất khẩu từ Hoa Kỳ vào Việt Nam giảm nhẹ, xuống còn 12,85 tỷ USD, chiếm 4,77% tổng giá trị nhập khẩu của Việt Nam từ Hoa Kỳ.

Các con số này phản ánh hoàn toàn chính xác năng lực sản xuất giữa hai quốc gia và cách thức tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của hai quốc gia đối với các mặt hàng này. Trong khi Hoa Kỳ là quốc gia hàng đầu về công nghệ sản xuất, luôn tập trung vào các công đoạn có giá trị cao như thiết kế hoặc chăm sóc khách hàng thì ở chiều ngược lại, Việt Nam đang nỗ lực tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu bằng việc thực hiện các công đoạn có giá trị gia tăng thấp như gia công. Do vậy, linh kiện là mặt hàng đứng đầu trong tỷ trọng xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam đối với Hoa Kỳ là điều không đáng ngạc nhiên do các doanh nghiệp Việt Nam cần nhập khẩu linh kiện để tiến hành lắp ráp, gia công trước khi xuất khẩu mặt hàng linh kiện sang Hoa Kỳ. Song song với đó, với cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, các nhà sản xuất lớn như Apple, Foxconn đều đồng loạt chuyển dịch nhà máy sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam càng khiến cho nhu cầu xuất nhập khẩu giữa hai quốc gia tăng cao. (Hình 5 - 6)



4. Một số biện pháp điều chỉnh

Mặc dù sự mất cân bằng cán cân thương mại giữa Hoa Kỳ và Việt Nam hoàn toàn đến từ các lý do khách quan, nhưng trong dài hạn, chính phủ hai nước cần nhanh chóng đưa ra các giải pháp hiệu quả nhằm giải quyết tình trạng mất cân bằng này, hướng tới phát triển bền vững lâu dài là điều kiện cần thiết nhằm phát triển kinh tế ở cả hai quốc gia.

4.1. Về phía Chính phủ Việt Nam

Thứ nhất, cần trang bị cho các doanh nghiệp xuất khẩu các kiến thức cần thiết về thị trường và luật cạnh tranh quốc tế, tránh để rơi vào các vụ kiện gây tổn hại đến lợi ích kinh tế của cả hai bên. Theo đó, các hội thảo, chương trình định hướng là vô cùng cần thiết trong bối cảnh hội nhập như hiện nay. Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt Nam cũng cần chủ động tiếp cận tìm hiểu các nguồn luật về cạnh tranh quốc tế để tránh bị điều tra từ chính phủ các quốc gia nhập khẩu, đặc biệt là Hoa Kỳ.

Thứ hai, Chính phủ Việt Nam cần có chính sách, chiến lược thu hút đầu tư trực tiếp từ Hoa Kỳ. Trong bối cảnh mối quan hệ Mỹ - Trung vẫn hiện hữu nhiều căng thẳng, các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang có động thái chuyển dịch dây chuyền sản xuất sang Việt Nam. Nếu dây chuyền sản xuất được chuyển dịch, cán cân thương mại hai bên sẽ được cân bằng do Việt Nam cần thúc đẩy nhập khẩu nguyên vật liệu cần thiết từ Hoa Kỳ và vẫn đảm bảo được công đoạn có giá trị gia tăng thấp được thực hiện tại quốc gia đang phát triển với ưu thế về nhân công rẻ như tại Việt Nam.

Thứ ba, tiếp tục tập trung xuất khẩu các mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh như dệt may, máy móc, thiết bị, phụ kiện và linh kiện điện tử vào thị trường Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Hoa Kỳ là thị trường khó tính và đòi hỏi cao, nhất là với mặt hàng tiêu dùng. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam cần lên kế hoạch kỹ lưỡng, kiểm soát và nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu. Chính phủ Việt Nam cần hoàn thiện cơ chế, chuẩn bị đón đầu làn sóng chuyển dịch nhà máy sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam để có thể tận dụng cơ hội trở thành nhà sản xuất chính của các doanh nghiệp Hoa Kỳ.

4.2. Về phía Hoa Kỳ

Thứ nhất, cần đẩy mạnh sản xuất trong nước nhằm đáp ứng nhu cầu nội địa, đặc biệt là hàng hóa tiêu dùng. Hiện tại, Hoa Kỳ đang quá phụ thuộc vào hàng hóa tiêu dùng nhập khẩu, đặc biệt là trong bối cảnh nhu cầu người dân tăng cao sau khi đại dịch Covid-19 được khống chế. Bên cạnh đó, việc quá tập trung vào các công đoạn mang lại giá trị gia tăng cao cũng khiến cho hàng hóa tiêu dùng không được đầu tư sản xuất trong nước. Do đó, Chính phủ Hoa Kỳ cần tích cực kêu gọi đầu tư phát triển khả năng sản xuất trong nước, từ đó có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh về giá so với hàng hóa nhập khẩu. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh, năng lực sản xuất trong nước hay rộng hơn là khả năng thu hẹp chuỗi cung ứng của sản phẩm sẽ khiến cho nền kinh tế của quốc gia không bị rơi vào tình trạng trì trệ.

Thứ hai, cải thiện thâm hụt ngân sách thông qua việc điều chỉnh chính sách nhập cư. Theo lý thuyết được trình bày ở trên, việc thâm hụt ngân sách là một trong những yếu tố dẫn đến việc thâm hụt cán cân thương mại. Bên cạnh đó, chính sách nhập cư của Hoa Kỳ lại đang tạo ra một lực lượng lao động không có chuyên môn cao, mức lương cơ sở cao so với trình độ và thất nghiệp dẫn đến hệ quả tất yếu là thâm hụt ngân sách và các doanh nghiệp có xu hướng đặt nhà máy sản xuất ở các quốc gia khác có trình độ nhân công rẻ cùng chất lượng sản xuất được đảm bảo. Do đó, việc điều chỉnh chính sách nhập cư có thể có tác động gián tiếp cân bằng được cán cân thương mại.

5. Kết luận

Cán cân thương mại, đặc biệt là cán cân hàng hóa bị thâm hụt là hiện tượng kinh tế không còn lạ lẫm đối với chính phủ Hoa Kỳ từ năm 1970. Tuy nhiên, Chính phủ Hoa Kỳ cần cân nhắc thu hút đầu tư vào sản xuất hàng tiêu dùng trong nước và cải thiện thâm hụt ngân sách để từ đó cải thiện được cán cân thương mại. Về phía Việt Nam, việc đại dịch Covid-19 được kiểm soát và ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang khiến cho Việt Nam đứng trước cơ hội mở rộng khả năng xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam cần cân nhắc, cẩn trọng với những can thiệp vào thị trường gây tác động tiêu cực đến các quy tắc cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu.

Trong khuôn khổ của bài viết, tác giả chưa lý giải cụ thể về cơ chế ảnh hưởng gián tiếp giữa chính sách nhập cư và cán cân thương mại. Do đó, đây cũng là gợi ý mở ra hướng nghiên cứu mới cho các nghiên cứu sau này.


Tài liệu tham khảo:

1. Doan, V.H (2021) "Quan hệ hợp tác thương mại Việt Nam và Hoa Kỳ: Một số vấn đề cần lưu ý". Tạp chí Kinh tế và Dự báo.

2. Ferrero, A. (2010) "A structural decomposition of the US trade balance: Productivity, demographics and fiscal policy", Journal of Monetary Economics, 57(4), pp. 478–490.

3. Kapustina, L. Lipková, L., Silin, Y., Drevalev, A. (2020) "S-China trade war: Causes and outcomes", in SHS Web of Conferences. EDP Sciences, p. 01012.

4. "More Than a Third of Working Americans Experienced a Pandemic Pay Cut" (2020) MagnifyMoney, 1 December. Available at: https://www.magnifymoney.com/blog/banking/coronavirus-pay-cut-survey/

5. Ngoc Quynh (2021) "Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ: Sẽ sớm “cán mốc” 100 tỷ USD". Available at: https://congthuong.vn/thuong-mai-viet-nam-hoa-ky-se-som-can-moc-100-ty-usd-167464.html

6. Pham, M.H. và Nguyen, V.T. (2021) "Một số đánh giá về cáo buộc thao túng tiền tệ của hoa kỳ đối với Việt Nam". Tạp chí Kinh tế và Phát triển.

7. U.S. Bureau of Economic Analysis (BEA) (2021) ‘‘More Than a Third of Working Americans Experienced a Pandemic Pay Cut’ (2020) MagnifyMoney, 1 December. Available at: https://www.magnifymoney.com/blog/banking/coronavirus-pay-cut-survey/

8. Oshin, O. (2021) US trade deficit hits record $80.9 billion, TheHill. Available at: https://thehill.com/policy/finance/economy/

580079-us-trade-deficit-hits-record-809-billion

9. Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 10 và 10 tháng năm 2021 - TinHoatDong : Hải quan Việt Nam (no date). Available at: https://www.customs.gov.vn/Lists/TinHoatDong/ViewDetails.aspx?ID=31168&Category=Th%E1%BB%91ng%20k%C3%AA%20H%E1%BA%A3i%20quan

10. Xuất nhập khẩu Việt Nam và Mỹ tháng 12/2020: Xuất siêu sang Mỹ hơn 6,4 tỷ USD (no date). Available at: http://www.lefaso.org.vn/chi-tiet-tin-tuc/26177/xuat-nhap-khau-viet-nam-va-my-thang-12-2020:-xuat-sieu-sang-my-hon-64-ty-usd



ThS. Đỗ Phú Đông

Khoa Kinh doanh quốc tế, Học viện Ngân hàng

https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Quan điểm Hồ Chí Minh về quản lý xã hội và sự vận dụng của Nhà nước trong kỷ nguyên mới

Quan điểm Hồ Chí Minh về quản lý xã hội và sự vận dụng của Nhà nước trong kỷ nguyên mới

Quản lý xã hội luôn là vấn đề quan trọng, cần thiết đối với mỗi quốc gia, dân tộc, nhà nước nào cũng phải quan tâm, chăm lo, thực hiện một cách hiệu quả. Bởi lẽ, có quản lý tốt xã hội thì nhà nước mới vận hành, phát triển một cách trật tự, ổn định và bền vững, giúp cho đất nước phát triển lành mạnh, ổn định, vững chắc, từ đó mới nâng cao được chất lượng đời sống của Nhân dân trên các mặt, các lĩnh vực. Theo Hồ Chí Minh, để quản lý xã hội - xã hội mới, chúng ta phải tiến hành nhiều nội dung, lĩnh vực khác nhau; tính chất quản lý phải toàn diện, rộng khắp trên tất cả các mặt của xã hội; yêu cầu quản lý thật chặt chẽ, hiệu quả, hiệu lực và hiệu năng; cách thức quản lý phải đa dạng, phong phú, linh hoạt.
Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và  quyền làm chủ của Nhân dân trong tinh giản biên chế ở Việt Nam

Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và quyền làm chủ của Nhân dân trong tinh giản biên chế ở Việt Nam

Trong giai đoạn hiện nay, tinh giản biên chế trở thành một nhiệm vụ chính trị mang tính cấp thiết; cần phát huy mạnh mẽ vai trò, sức mạnh, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; nhất là vai trò lãnh đạo của Đảng; sự quản lý, điều hành sáng tạo của Nhà nước và sự đoàn kết, đồng thuận của Nhân dân để mang lại hiệu quả thiết thực.
Quyền tiếp cận thông tin của nhà đầu tư trong hoạt động ngân hàng - Bất cập và một số giải pháp hoàn thiện

Quyền tiếp cận thông tin của nhà đầu tư trong hoạt động ngân hàng - Bất cập và một số giải pháp hoàn thiện

Quyền tiếp cận thông tin của nhà đầu tư là một trong những quyền quan trọng nhằm bảo đảm tính minh bạch, công bằng và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhà đầu tư trong các hoạt động kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực ngân hàng.
Nguyễn Thị Định - Vị nữ tướng huyền thoại suốt đời phấn đấu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam

Nguyễn Thị Định - Vị nữ tướng huyền thoại suốt đời phấn đấu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam

Thiếu tướng Nguyễn Thị Định - vị nữ tướng huyền thoại với những dấu ấn chiến công lừng lẫy gắn liền với phong trào Đồng Khởi, với “Đội quân tóc dài”, với phương thức đánh địch bằng “Ba mũi giáp công”, vị thuyền trưởng chỉ huy tàu “không số” đầu tiên chở 12 tấn vũ khí từ miền Bắc để chi viện cho chiến trường miền Nam, góp phần quan trọng vào công cuộc giải phóng đất nước, giải phóng dân tộc…, tên tuổi và sự nghiệp của bà luôn sống mãi trong lòng nhân dân Việt Nam.
Hoạt động truyền thông của ngân hàng trung ương: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý chính sách cho Việt Nam

Hoạt động truyền thông của ngân hàng trung ương: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý chính sách cho Việt Nam

Trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế, sự gia tăng của các cú sốc kinh tế và tài chính, cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, mạng xã hội… đã làm gia tăng tính phức tạp và tầm quan trọng của hoạt động truyền thông ngân hàng trung ương (NHTW). Truyền thông hiệu quả có thể giúp NHTW xây dựng lòng tin của công chúng, tăng cường uy tín và nâng cao khả năng ứng phó với các thách thức kinh tế.
Quy trình đánh giá nội bộ về mức đủ thanh khoản tại các ngân hàng thương mại - Điều kiện để triển khai

Quy trình đánh giá nội bộ về mức đủ thanh khoản tại các ngân hàng thương mại - Điều kiện để triển khai

Quy trình đánh giá nội bộ về mức đủ thanh khoản đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm thanh khoản ổn định, giúp ngân hàng tránh tình trạng mất khả năng thanh toán có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như phá sản hoặc tổn thất lớn. Ngoài ra, quy trình đánh giá nội bộ về mức đủ thanh khoản còn đóng vai trò hỗ trợ ngân hàng tuân thủ các chỉ số thanh khoản như: Tỉ lệ bao phủ thanh khoản, tỉ lệ nguồn vốn ổn định ròng... giúp ngân hàng hoạt động an toàn và bền vững.
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: HỌC TẬP SUỐT ĐỜI

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: HỌC TẬP SUỐT ĐỜI

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Học tập suốt đời". Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Vận dụng “Binh pháp Tôn Tử” vào trong hoạt động của ngân hàng trung ương

Vận dụng “Binh pháp Tôn Tử” vào trong hoạt động của ngân hàng trung ương

Chính sách tiền tệ đòi hỏi sự linh hoạt và sự kết hợp của nhiều biện pháp khác nhau, tương tự như nghệ thuật chiến tranh được mô tả trong chuyên luận nổi tiếng của Tôn Tử. Các ngân hàng trung ương (NHTW) có thể học được điều gì đó từ một chiến lược gia người Trung Quốc sống cách đây hơn 2.500 năm. Bài viết giới thiệu sáu nguyên tắc chiến lược được vận dụng tư tưởng của Tôn Tử dành cho các NHTW, được đề xuất bởi Giáo sư Kristin Forbes - Trường Quản lý Sloan thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), nhằm qua đó, giúp họ quản lý hiệu quả các khủng hoảng và duy trì sự ổn định kinh tế.
Xem thêm
Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, để đạt được sự phát triển bền vững và hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, việc chuyển đổi mô hình kinh tế từ tuyến tính truyền thống sang nền kinh tế tuần hoàn là hướng đi đúng đắn, phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Trong bối cảnh các chính sách thuế quan và các biện pháp thương mại quốc tế đang thay đổi nhanh chóng, doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những chiến lược linh hoạt và kịp thời để đối phó với những thách thức, đồng thời tận dụng các cơ hội từ thị trường nội địa và quốc tế.
Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Để xây dựng hành lang pháp lý cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng, đồng thời tạo sự tương thích đối với Luật Giao dịch điện tử năm 2023, pháp luật Việt Nam đã có những quy định về nghĩa vụ của tổ chức tín dụng (TCTD) trong việc bảo đảm an toàn cho giao dịch điện tử. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai vẫn còn nhiều bất cập, đặt ra yêu cầu cần tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật để tăng cường tính an toàn, minh bạch và hiệu quả trong hoạt động giao dịch điện tử.
Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 75/2025/NĐ-CP ngày 01/4/2025 quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 171/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Khung pháp lý cho phát triển ngân hàng bền vững - Cơ hội và thách thức

Khung pháp lý cho phát triển ngân hàng bền vững - Cơ hội và thách thức

Nghiên cứu này đã hệ thống hóa khung pháp lý toàn cầu và thực tiễn Việt Nam về phát triển ngân hàng bền vững, qua đó làm nổi bật xu hướng hội tụ giữa tiêu chuẩn quốc tế và nỗ lực địa phương hóa. Nghiên cứu cũng khẳng định xu hướng tất yếu là hài hòa hóa tiêu chuẩn toàn cầu, đồng thời nhấn mạnh yêu cầu cấp thiết về minh bạch hóa thông tin và hợp tác đa bên để cân bằng giữa lợi ích kinh tế và trách nhiệm môi trường.
Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đối với Việt Nam, CBDC có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống thanh toán, tăng cường tài chính toàn diện và nâng cao hiệu quả giám sát tiền tệ. Tuy nhiên, để triển khai thành công, cần có một chiến lược rõ ràng, bao gồm: Xác định rõ mục tiêu của CBDC, xây dựng khung pháp lý toàn diện, đầu tư vào hạ tầng công nghệ, thử nghiệm các mô hình triển khai phù hợp và thúc đẩy hợp tác quốc tế để đảm bảo tính tương thích với hệ thống tài chính toàn cầu.
Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực  truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Chuyển đổi số mang lại cơ hội cũng như thách thức lớn đối với hoạt động truyền thông, báo chí ngành Ngân hàng Việt Nam. Việc áp dụng công nghệ không chỉ giúp báo chí gia tăng khả năng truyền tải thông tin, mà còn làm thay đổi phương thức quản lý, sản xuất và phân phối tin tức. Điều này đòi hỏi báo chí ngành Ngân hàng phải đổi mới mô hình tổ chức, bảo đảm tính linh hoạt và sáng tạo.
Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Chính quyền Mỹ cho biết, khi xác định mức thuế quan đối ứng cho mỗi quốc gia, họ không chỉ xem xét thuế nhập khẩu mà còn các hoạt động khác mà họ cho là không công bằng, bao gồm thuế giá trị gia tăng, trợ cấp của chính phủ, chiến lược thao túng tiền tệ, chuyển nhượng công nghệ và các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hòa cùng xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đã từng bước tiếp cận và áp dụng các Hiệp ước vốn Basel. Hiện nay, Việt Nam đã có hơn 20 NHTM áp dụng Basel II và 10 NHTM tiên phong áp dụng Basel III. Đây là bước tiến quan trọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam nhằm đáp ứng các chuẩn mực và quy định quốc tế.

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng

Thông tư số 64/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 56/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc