
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng tiếp Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Hàn Quốc tại Việt Nam
Ngày 28/02/2023, tại trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), Thống đốc Nguyễn Thị Hồng đã có buổi tiếp và làm việc với bà Oh Youngju, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Hàn Quốc tại Việt Nam cùng đoàn công tác.
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng và Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Hàn Quốc tại Việt Nam Oh Youngju (Ảnh: ĐK)
Chào mừng Đại sứ Oh Youngju cùng đoàn công tác đến thăm và làm việc tại NHNN, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng chúc mừng bà đã được Chính phủ Hàn Quốc đề cử đảm nhận cương vị Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Hàn Quốc tại Việt Nam và tin tưởng trong nhiệm kỳ của mình, bà Oh Youngju sẽ tiếp tục có những đóng góp tích cực cho sự phát triển tốt đẹp của quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hàn Quốc.
Thống đốc đánh giá quan hệ đối tác hợp tác chiến lược Hàn Quốc và Việt Nam đang phát triển không ngừng trên mọi mặt. Hàn Quốc là một trong những đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam trên cả phương diện thương mại và đầu tư. Tương xứng với mối quan hệ tốt đẹp giữa hai quốc gia, quan hệ hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc trong lĩnh vực ngân hàng thời gian qua cũng đã được tăng cường mạnh mẽ trên cơ sở sự quan tâm sâu sắc của Chính phủ hai nước.
Các ngân hàng, tổ chức tài chính Hàn Quốc tại Việt Nam đang hoạt động hiệu quả và tuân thủ luật pháp Việt Nam, đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư song phương Việt Nam - Hàn Quốc. Trong quá trình hợp tác với các đối tác Hàn Quốc, NHNN đánh giá cao vai trò của Văn phòng Cơ quan Dịch vụ Giám sát Tài chính Hàn Quốc (FSS) tại Hà Nội đã thực hiện tốt vai trò là cầu nối giữa các cơ quan quản lý hai nước, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, đảm bảo tính hiệu quả trong công tác thanh tra, giám sát các hiện diện xuyên biên giới của tổ chức tín dụng Hàn Quốc.
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng và Đại sứ Oh Youngju cùng đoàn làm việc của hai bên (Ảnh: ĐK)
Trao đổi về lĩnh vực chuyển đổi số, Thống đốc cho biết Đại hội lần thứ XIII của Đảng diễn ra vừa qua đã đặt mục tiêu hướng tới xã hội số, kinh tế số, ngân hàng là một trong những ngành được yêu cầu thúc đẩy nhanh chuyển đổi số. Thời gian qua, NHNN đã nhanh chóng có nhiều hành động quyết liệt như hoàn thiện hành lang pháp lý, ban hành Thông tư 16 về e-KYC, phối hợp với Bộ Công an triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia (Đề án 06)… NHNN được đánh giá là một trong những bộ, ngành đi đầu trong công cuộc chuyển đổi số.
Thống đốc đánh giá cao Hàn Quốc là một trong những quốc gia dẫn đầu châu Á trong lĩnh vực ngân hàng số, với nhiều chính sách tạo thuận lợi, thúc đẩy hoạt động này như cấp phép hoạt động ngân hàng số từ năm 2016; ban hành đạo luật về ngân hàng số; cơ chế thử nghiệm có kiểm soát; xây dựng hệ thống ngân hàng mở; xây dựng nền tảng chia sẻ dữ liệu tài chính… Đồng thời cho biết, đây cũng là những lĩnh vực Việt Nam đang rất quan tâm và cần học hỏi kinh nghiệm từ phía Hàn Quốc.
Cảm ơn Thống đốc Nguyễn Thị Hồng đã dành thời gian tiếp đoàn, Đại sứ Oh Youngju khẳng định sẵn sàng làm cầu nối giữa NHNN và các đối tác Hàn Quốc nhằm tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực liên quan, đặc biệt là các lĩnh vực mà Hàn Quốc có thế mạnh như công nghệ tài chính, chuyển đổi số ngành ngân hàng… đồng thời bày tỏ mong muốn tiếp tục nhận được ủng hộ, tạo điều kiện đối với hiện diện của các ngân hàng, tổ chức tài chính Hàn Quốc tại Việt Nam.
Ghi nhận ý kiến của Đại sứ Oh Youngju, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng đánh giá cao vai trò của các định chế tài chính nước ngoài, trong đó có Hàn Quốc, đối với sự phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Thống đốc khẳng định, NHNN luôn sẵn sàng hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các ngân hàng Hàn Quốc hoạt động hiệu quả, hỗ trợ tích cực cho quan hệ thương mại và đầu tư song phương, cũng như góp phần phát triển hơn nữa quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam - Hàn Quốc.
Theo sbv.gov.vn
Tin bài khác


Kinh tế tư nhân: Động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Thúc đẩy sức mạnh nội sinh từ phong trào thi đua

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết số 66 và Nghị quyết số 68

Trí tuệ nhân tạo sẽ tạo nên đột phá gì cho Báo cáo Phát triển bền vững trong ngành Ngân hàng?

Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Thúc đẩy tín dụng xanh mở đường cho khu công nghiệp xanh

Những thách thức về biến đổi khí hậu và hàm ý chính sách đối với nợ công

Một số phương pháp lập dự toán và lợi ích của việc lập dự toán trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Định vị lại vai trò của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu: Phân tích từ góc độ chuyển dịch dòng vốn FDI giai đoạn 2021 - 2025

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng 2024: Khắc phục các hạn chế, bất cập trong việc xử lý tài sản bảo đảm và nợ xấu

Một số phương pháp lập dự toán và lợi ích của việc lập dự toán trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng 2024: Khắc phục các hạn chế, bất cập trong việc xử lý tài sản bảo đảm và nợ xấu

Xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền gắn với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực tài chính, ngân hàng

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý sớm đưa Việt Nam ra khỏi “Danh sách Xám”

Chính sách tín chỉ xe điện kép để giải quyết ô nhiễm không khí ở Việt Nam

Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Chiến lược của các nhà đầu tư toàn cầu: Con đường gập ghềnh đến “xanh hóa”
