Tác động của minh bạch và công bố thông tin trách nhiệm xã hội đến hiệu quả tài chính tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

Nghiên cứu - Trao đổi
Nghiên cứu này tập trung tìm hiểu tác động của tính minh bạch và công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate social responsibility - CSR) đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng.
aa

Tóm tắt: Nghiên cứu này tập trung tìm hiểu tác động của tính minh bạch và công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate social responsibility - CSR) đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng. Nghiên cứu sử dụng phân tích hồi quy, dữ liệu được thu thập từ báo cáo tài chính của 27 ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2016 - 2022, nhằm làm rõ mối quan hệ giữa công bố thông tin trách nhiệm xã hội trên 03 khía cạnh: Lao động, cộng đồng, môi trường và hiệu quả tài chính các ngân hàng (đo lường bằng tỉ suất sinh lời trên tổng tài sản - ROA). Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ công bố thông tin trên 02 khía cạnh: Cộng đồng và môi trường tỉ lệ thuận với hiệu quả tài chính của các ngân hàng. Trái lại, mối quan hệ tác động ngược chiều được rút ra trên phương diện người lao động.

Từ khóa: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, ngân hàng thương mại cổ phần, hiệu quả tài chính.

IMPACT OF TRANSPARENCY AND DISCLOSURE OF CORPORATE SOCIAL RESPONSIBILITY
ON THE FINANCIAL PERFORMANCE OF VIETNAMESE JOINT-STOCK COMMERCIAL BANKS


Abstract: This study focuses on exploring and clarifying the impact of transparency and disclosure of corporate social responsibility (CSR) on financial performances of 27 joint-stock commercial banks listed on the Vietnam stock market, from 2016 to 2022. Using multivariate regression analysis with GLS method, the study primarily concentrates on how bank’s publication of CSR related to employees, community and environment impacts on their financial performance (measured by ROA). The study results show that, contrary to the favourable relationship existing between the level of information disclosure in 2 aspects: Community, environment and bank’s financial performance, an adverse connection is found in occupational aspect.

Keywords: CSR, joint-stock commercial banks, financial performance.

1. Đặt vấn đề

Công bố thông tin trách nhiệm xã hội được coi là một công cụ để doanh nghiệp công bố những đóng góp đối với sự phát triển bền vững của xã hội (Nhung, 2021). Gần đây, tính minh bạch và mức độ công khai trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp, đặc biệt là các thực thể ngân hàng, ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm từ nhiều phía:

Thứ nhất, việc công bố thông tin liên quan đến trách nhiệm xã hội đang gần như bắt buộc trong báo cáo thường niên theo Thông tư số 155/2015/TT-BTC ngày 06/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán. Phụ lục IV của Thông tư số 155/2015/TT-BTC về báo cáo thường niên đã cung cấp hướng dẫn về cách lập báo cáo, cũng như đưa ra yêu cầu về cung cấp các thông tin thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Khoản 6, Phụ lục IV, Thông tư số 155/2015/TT-BTC).

Thứ hai, kết quả tổng hợp các nghiên cứu trong nước về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp khi đánh giá mối quan hệ giữa minh bạch và công bố thông tin trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính có nhiều ý kiến trái chiều. Trong đó, các nghiên cứu chỉ ra rằng, công bố trách nhiệm xã hội có tác động tích cực đến hiệu quả tài chính tại các ngân hàng ở Việt Nam (Hà, 2022; Thương, 2023; Thích và Hằng, 2023). Tuy nhiên, trên phương diện khía cạnh khách hàng và cộng đồng, kết quả cho thấy mối quan hệ ngược chiều với hiệu quả tài chính của ngân hàng (Hương và Thuận, 2019).

2. Tổng quan nghiên cứu

Thuật ngữ “trách nhiệm xã hội” lần đầu tiên được đề cập chính thức trong nghiên cứu của Bowen (1953), Carroll (1991) đã phát hiện ra khuôn khổ “Kim tự tháp trách nhiệm xã hội”, được coi là nền tảng của lí thuyết trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Đối với Buchanan, trách nhiệm xã hội là một định nghĩa, trong đó, các công ty tích hợp nỗ lực kinh doanh của họ với các mối quan hệ xã hội và môi trường, đồng thời, duy trì sự tương tác với các bên liên quan. Xác định tầm quan trọng của công bố và minh bạch thông tin trách nhiệm xã hội với các tổ chức và doanh nghiệp đã dần trở thành chủ đề được chú ý và nghiên cứu nhiều trong những năm gần đây tại Việt Nam và nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Nghiên cứu của Raza Ali Tunio và cộng sự (2020) đã tiến hành nghiên cứu về mối quan hệ giữa việc công bố trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và hiệu quả tài chính. Nghiên cứu sử dụng bốn khía cạnh làm thước đo cho việc đánh giá công bố và minh bạch thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, lần lượt là: Điểm công bố thông tin, điểm quản trị môi trường và xã hội, điểm công bố thông tin xã hội, điểm công bố thông tin chính phủ và nhiều biến liên quan làm các biến kiểm soát. Hiệu quả hoạt động ngân hàng được đo lường bằng ba chỉ số khác nhau, chẳng hạn như tỉ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và tỉ suất lợi nhuận biên danh nghĩa (NIMP). Kết quả thu được đã khẳng định sự tăng lên của công bố các thông tin liên quan đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp kéo theo sự tăng lên của hiệu quả tài chính. Nghiên cứu của Hardiningsih và cộng sự (2020) cũng đã chỉ ra việc công bố thông tin môi trường và công bố thông tin xã hội có tác động thuận chiều đáng kể đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp với các chỉ số đại diện là ROA, ROE, tỉ lệ giá trên thu nhập và Tobin’Q ở các doanh nghiệp tại Indonesia và Malaysia (Hardiningsih, 2020).

Ở Việt Nam cũng có nhiều bài nghiên cứu về mối quan hệ này: Nghiên cứu của Thương và cộng sự (2023) chỉ ra rằng, công bố trách nhiệm xã hội, môi trường có mối quan hệ tích cực đến hiệu quả tài chính được đo lường bởi các chỉ số ROA, ROE, NIM của các ngân hàng niêm yết trong giai đoạn 2009 - 2021 tại khu vực châu Á.

Thích và Hằng (2023) cũng sử dụng biến để đánh giá hiệu quả tài chính là NIM nhưng khác ở cách chia trách nhiệm xã hội gồm: Khía cạnh môi trường, nhân viên, cộng đồng và kết luận rằng, chỉ có mối quan hệ giữa chỉ số của trách nhiệm môi trường và NIM là có ý nghĩa thống kê, trong khi hai thành phần còn lại là trách nhiệm cộng đồng và trách nhiệm nhân viên với NIM không có mối quan hệ rõ ràng. Hà (2022) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính trong lĩnh vực ngân hàng và so sánh giữa Việt Nam với Australia. Kết quả cho thấy mối quan hệ tích cực giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính. Hơn thế nữa, mối quan hệ này tại các ngân hàng ở Việt Nam có biểu hiện rõ ràng hơn tại các ngân hàng ở Australia.

Sau khi nghiên cứu và tham khảo các tài liệu trước đây về chủ đề tác động của công bố và minh bạch thông tin trách nhiệm xã hội tác động tới hiệu quả tài chính, với đối tượng là các ngân hàng thương mại cổ phần được niêm yết trên sàn chứng khoán tại Việt Nam, nhóm tác giả quyết định chia thông tin trách nhiệm xã hội theo ba khía cạnh: Nguồn nhân lực, cộng đồng và môi trường; trong khi chỉ sử dụng một chỉ số là ROA làm đại diện cho hiệu quả tài chính của các ngân hàng.

Khía cạnh nguồn nhân lực: Việc tăng cường công bố thông tin về môi trường làm việc, phúc lợi việc làm và chính sách nhân sự của công ty được kì vọng sẽ giúp công ty thu hút nhân sự mới và tăng sự hài lòng của nhân viên, qua đó, nâng cao hiệu quả công việc và hiệu quả hoạt động của công ty. Nghiên cứu của Hương và Thuận (2019) chia trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thành năm khía cạnh (khách hàng, cổ đông, nguồn nhân lực, cộng đồng, đạo đức pháp lí). Trước đó, nghiên cứu của Pérez và Rodríguez-del-Bosque (2015) đã đưa đến kết luận rằng, việc công bố thông tin nguồn nhân lực có tác động tích cực đến hiệu quả tài chính.

Giả thuyết H1: Mức độ công bố trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về khía cạnh nguồn nhân lực tác động tích cực đến hiệu quả tài chính.

Khía cạnh cộng đồng: Việc công bố thông tin về đóng góp của ngân hàng cho an sinh xã hội và cộng đồng có thể giúp nâng cao ấn tượng tốt của công chúng. Nhiều nghiên cứu trước đây như Wu và Shen (2013); Maqbool và Zameer, (2018) sử dụng dữ liệu ngành Ngân hàng với các biến phụ thuộc ROA và ROE đo lường hiệu quả tài chính. Do vậy, nhóm tác giả kì vọng rằng, việc công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trên khía cạnh cộng đồng sẽ giúp cải thiện hiệu quả hoạt động tài chính của ngân hàng.

Giả thuyết H2: Mức độ công bố trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về khía cạnh cộng đồng tác động tích cực đến hiệu quả tài chính.

Khía cạnh môi trường: Việc áp dụng các thông lệ thân thiện với môi trường có thể giúp các ngân hàng thương mại cổ phần giảm chi phí hoạt động. Bătae (2021) với dữ liệu được thu thập từ cơ sở dữ liệu Refinitiv của 39 ngân hàng châu Âu trong giai đoạn 2010 - 2019 nhận thấy mối quan hệ giữa hiệu quả môi trường và hiệu quả tài chính doanh nghiệp là mối quan hệ tích cực. Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Siueia (2019).

Giả thuyết H3: Mức độ công bố trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về khía cạnh môi trường tác động tích cực đến hiệu quả tài chính.

3. Phương pháp nghiên cứu

3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu


Nghiên cứu sử dụng số liệu thứ cấp là những thông tin được sàng lọc từ báo cáo của 27 ngân hàng thương mại cổ phần đã niêm yết tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2022 để phân tích mối quan hệ giữa minh bạch và công bố thông tin trách nhiệm xã hội đến hiệu quả tài chính. Theo đó, biến độc lập là mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội trên ba khía cạnh: Môi trường, nhân viên và cộng đồng. Dữ liệu về biến được nhóm tác giả đo lường theo phương pháp chấm điểm báo cáo thường niên của các ngân hàng, dựa trên tiêu chí do nhóm tác giả tổng hợp và xây dựng tham khảo từ “Bộ tiêu chuẩn báo cáo phát triển bền vững - GRI” kết hợp “Bộ chỉ số phát triển bền vững - CSI”. Các biến phụ thuộc và biến kiểm soát bao gồm: ROA, quy mô (QMO), số năm niêm yết (LY), đòn bẩy tài chính (LEV) được thu thập từ báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của các ngân hàng trong khoảng thời gian được nghiên cứu.

3.2. Mô hình nghiên cứu

ROA=β01.CSR_EMP+ β2.CSR_COM+β3.CSR_ENV+ β4.LEV+β5.Ln(QMO)+β6.Ln(LY)

Trong đó:

β0 là hệ số chặn; β1,... β3 là các hệ số hồi quy riêng của các biến độc lập; β4,... β6 là các hệ số hồi quy riêng của các biến kiểm soát.

Biến phụ thuộc: ROA.

Biến độc lập:

CSR_EMP là công bố thông tin trách nhiệm xã hội về người lao động.

CSR_COM là công bố thông tin thực hiện trách nhiệm xã hội với cộng đồng.

CSR_ENV là công bố thông tin thực hiện trách nhiệm xã hội về bảo vệ môi trường.

LEV là đòn bẩy tài chính.

QMO là quy mô doanh nghiệp.

LY là số năm niêm yết của doanh nghiệp.

4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Kết quả nghiên cứu

4.1.1. Phân tích tương quan

Bảng 1: Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình

Nguồn: Tổng hợp kết quả từ phần mềm Stata 17


Số liệu ở Bảng 1 cho thấy, tất cả các biến bao gồm: CSR-EMP, CSR-COM, CSR-ENV, LEV, Ln(QMO), Ln(LY) đều có mối tương quan thuận chiều với ROA. Hầu hết các biến độc lập và các biến kiểm soát trong mô hình đều có hệ số tương quan nhỏ hơn 0,5, bên cạnh đó còn tồn tại một vài trường hợp có hệ số tương quan nằm trong khoảng từ 0,5 đến 0,7. Tuy nhiên, đây chỉ là tương quan cặp giữa các biến để đánh giá mức độ đa cộng tuyến nghiên cứu tiếp tục kiểm tra hệ số nhân tử phóng đại phương sai (VIF) với số liệu thu được từ Bảng 2.

Bảng 2: Kết quả nhân tử phóng đại phương sai

Nguồn: Tổng hợp kết quả từ phần mềm Stata 17

Từ kết quả ở Bảng 2, với biến phụ thuộc là ROA, tất cả các biến độc lập đều có hệ số phóng đại phương sai nhỏ hơn 10. Do đó, có thể kết luận rằng, mô hình không xảy ra hiện tượng đa cộng.

4.1.2. Kết quả kiểm định lựa chọn và xây dựng mô hình


Bảng 3: Kết quả hồi quy các mô hình

Nguồn: Tổng hợp kết quả từ phần mềm Stata 17

Để kiểm định sự phù hợp của mô hình, nghiên cứu sử dụng kiểm định F-test (p-value) cho ước lượng kết quả mô hình. Kết quả từ Bảng 3 cho thấy, giá trị của p-value = 0,000, chứng tỏ các mô hình này là phù hợp ở mức ý nghĩa 1%.

Sau đó, nghiên cứu tiếp tục thực hiện các kiểm định để chọn lựa và ước lượng kết quả của các mô hình hồi quy:

Một là, kiểm định F-test để so sánh giữa mô hình hồi quy OLS và mô hình tác động cố định (FEM). Theo kết quả ở Bảng 3, p-value của kiểm định bằng 0,000 cho thấy mô hình FEM là phù hợp hơn so với mô hình OLS.

Hai là, nghiên cứu tiến hành kiểm định bằng lệnh Hausman trong Stata để lựa chọn giữa hai mô hình tác động ngẫu nhiên REM và FEM. Kết quả chứng minh rằng, mô hình REM phù hợp hơn mô hình FEM.

Ba là, sau khi chọn ra được mô hình REM là mô hình phù hợp nhất, nghiên cứu tiếp tục sử dụng kiểm định tự tương quan (Wooldridge) và phương sai không đồng nhất (Breusch - Pagan Lagrangian) để kiểm tra khuyết tật của mô hình. Kết quả cho thấy rằng, mô hình được chọn REM vẫn tồn tại khuyết tật về hiện tượng phương sai không đồng nhất. Vì vậy, nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng GLS để khắc phục vấn đề này của mô hình REM.

4.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu

Từ kết quả phân tích hồi quy mô hình ban đầu, nhóm tác giả đi đến kết luận trái ngược với các nghiên cứu trước đó khi xác định mối quan hệ ngược chiều tồn tại giữa mức độ công bố thông tin về người lao động và hiệu quả tài chính của ngân hàng. Cụ thể, hệ số đánh giá tác động của biến độc lập CSR_EMP bằng -0,0265, p-value của kiểm định cho thấy hệ số có ý nghĩa thống kê ở khoảng tin cậy lên tới 99%, nghĩa là khi các ngân hàng thực hiện công bố thông tin về người lao động ở mức càng cao thì hiệu quả tài chính càng giảm. Kết luận này trái với nghiên cứu trước đó của Thương và cộng sự (2023), đồng thời bác bỏ giả thiết H1 về dấu kì vọng của nhóm tác giả.

Tương tự với kết quả nghiên cứu của Liu và cộng sự (2021), giả thuyết kì vọng H2 về dấu của mối quan hệ giữa CSR_COM và ROA trong mô hình đã được chấp nhận khi biến này có hệ số tác động dương đến hiệu quả tài chính ở mức ý nghĩa 5%. Kết quả rút ra hàm ý rằng, khi ngân hàng thực hiện việc công bố thông tin trách nhiệm đối với cộng đồng càng chi tiết, hiệu quả tài chính của họ sẽ càng được nâng cao.

Bên cạnh đó, nghiên cứu đồng thời chỉ ra rằng, công bố thông tin trách nhiệm xã hội ở khía cạnh môi trường có tác động tích cực tới hiệu quả tài chính của các ngân hàng. Ở mức ý nghĩa 1%, có thể thấy rằng, khi càng nhiều thông tin về các hoạt động đóng góp cho bảo vệ môi trường của ngân hàng được công bố, ROA càng tăng. Kết luận này đã góp phần khẳng định giả thuyết H3 và trùng khớp với một số nghiên cứu trước đó của Ha và cộng sự (2022); Szegedi và cộng sự (2020); Tunio và cộng sự (2020).

Đối với biến quy mô, kết quả khi nghiên cứu hồi quy theo Ln(QMO) cho thấy mối quan hệ tích cực với hiệu quả tài chính của ngân hàng. Điều này trái với mối quan hệ tiêu cực khi hồi quy lô-ga-rít số năm niêm yết. Mặt khác, nghiên cứu cũng đã chứng minh sự thay đổi của đòn bẩy tài chính không ảnh hưởng tới hiệu quả tài chính của các ngân hàng. Phát hiện này phù hợp với nghiên cứu của Schutte và cộng sự (2020); Thi và cộng sự (2020); Thu và cộng sự (2022).

5. Kết luận

Thông qua việc tìm hiểu các bài nghiên cứu trước đó và nghiên cứu phân tích hồi quy tập hợp dữ liệu được thu thập từ báo cáo tài chính của 27 ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2016 - 2022, nhóm tác giả kết luận rằng, công bố thông tin thực hiện trách nhiệm xã hội trên khía cạnh cộng đồng và môi trường mang lại những hiệu quả tích cực đến hoạt động tài chính. Mối quan hệ tích cực này tương đồng với kì vọng của nhóm tác giả trước đó và có thể được lí giải rằng, khi ngân hàng thực hiện công bố những thông tin về các hoạt động vì cộng đồng và môi trường một cách minh bạch và đầy đủ, công chúng sẽ ghi nhận những đóng góp tích cực của họ và tin tưởng thực hiện các giao dịch nhiều hơn tại ngân hàng, khiến hiệu quả hoạt động tài chính có xu hướng tăng. Như vậy, có thể đánh giá công bố chi tiết thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một biện pháp hữu hiệu để tăng cường hiệu quả tài chính thông qua việc xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp - mang lại lợi ích tốt đẹp để phát triển xã hội, tạo uy tín và niềm tin để có thể thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu, công bố thông tin trách nhiệm xã hội cũng đã bộc lộ mặt trái ở phương diện người lao động khi được chứng minh có tác động tiêu cực đến ROA của ngân hàng. Một giả định được nhóm tác giả đặt ra để lí giải cho việc công bố thông tin trách nhiệm xã hội ở phương diện này, thông tin được công bố cho thấy, mức chi phí cho hoạt động quản lí mảng nhân sự, phúc lợi người lao động lớn nhằm làm giảm lợi nhuận ngân hàng. Thêm vào đó, khi thông tin về lao động nội bộ được công bố quá rõ ràng và chi tiết (về giới tính, số tuổi, các hoạt động thường niên...) có thể sẽ khiến những đối tượng xấu lợi dụng những điểm yếu, từ đó, phóng đại và bôi nhọ, làm xấu đi hình ảnh và uy tín của ngân hàng, gián tiếp gây ra những tổn hại về mặt kinh tế.

Cuối cùng, nghiên cứu đã cho thấy được tầm quan trọng và tác động của công bố thông tin thực hiện trách nhiệm xã hội trong các ngân hàng, đặc biệt là khoảng thời gian từ sau khi Thông tư số số 155/2015/TT-BTC được ban hành và có hiệu lực. Đây cũng là một cơ sở để các nhà quản trị ngân hàng xem xét và chú trọng hơn trong việc công bố thông tin trách nhiệm xã hội. Việc cung cấp các thông tin trên một cách khách quan, trung thực và toàn diện chính là một biện pháp hữu hiệu giúp các ngân hàng có thể xây dựng hình ảnh, tạo uy tín và niềm tin cho những khách hàng tiềm năng trong tương lai, từ đó, mở rộng mạng lưới người dùng để khai thác, tạo hướng phát triển bền vững trong tương lai cho các ngân hàng, không chỉ tại Việt Nam mà còn nhiều nước trên thế giới.

Tài liệu tham khảo:

1. Bătae, O. M., Dragomir, V. D., & Feleagă, L. (2021). The relationship between environmental, social, and financial performance in the banking sector: A European study. Journal of Cleaner Production, 290, 125791. https://doi.org/https://doi.org/10.1016/j.jclepro.2021.125791

2. Bowen, H. R. (1953). Social responsibilities of the BusinessmanSocial responsibilities of the

Businessman. https://doi.org/https://doi.org/10.2307/j.ctt20q1w8f

3. Buchanan, B., Cao, C. X., & Chen, C. (2018). Corporate social responsibility, firm value, and influential institutional ownership. Journal of Corporate Finance, 52, pages 73-95.

4. Carroll, A. B. (1991). The pyramid of corporate social responsibility: Toward the moral management of organizational stakeholders. Business Horizons, 34, pages 39-48.

5. Ha, N. V., Phuc, V. T. D., Giang, P. H., Giang, P. T. H., & Khanh, L. G. (2022). Corporate social

responsibility and financial performance in the bank industry: a comparative study of Australian and Vietnam. Journal of International Economics and Management, 23(1), pages 70-90.

6. Hardiningsih, P., Januarti, I., Yuyetta, & N., E. (2020). The effect of sustainability information

disclosure on financial and market performance: empirical evidence from Indonesia and Malaysia.

International Journal of Energy Economics and Policy, 10 (2), pages 18 - 25.

7. Liu, Y., Saleem, S., Shabbir, R., Shabbir, M. S., Irshad, A., & Khan, S. (2021). The relationship

between corporate social responsibility and financial performance: a moderate role of fintech

technology. Environmental Science and Pollution Research 28, pages 20174-20187. https://doi.org/https://doi.org/10.1007/s11356-020-11822-9

8. Maqbool, S., & Zameer, M. N. (2018). Corporate social responsibility and financial performance: An empirical analysis of Indian banks. Future Business Journal, 4(1), pages 84-93. https://doi.org/https://

doi.org/10.1016/j.fbj.2017.12.002

9. Pérez, A., & Rodríguez-del-Bosque, I. (2015). Customer values and CSR image in the banking

industry. Journal of Financial Services Marketing, 20(1). https://doi.org/DOI:10.1057/fsm.2014.30

10. Schutte, D., Korera, P., C., Oberholzer, & M. (2020). The association between Zimbabwean listed firms’ financial performing and the quality of their corporate disclosure and transparency practices.

International Journal of business and management studies, 12(2), pages 388-402.

11. Siueia, T. T., Wang, J., & Deladem, T. G. (2019). Corporate Social Responsibility and financial

performance: A comparative study in the Sub-Saharan Africa banking sector. Journal of Cleaner

Production, 226, pages 658-668. https://doi.org/https://doi.org/10.1016/j.jclepro.2019.04.027

12. Szegedi, K., Khan, Y., Lentner, & C. (2020). Corporate Social Responsibility and Financial

Performance: Evidence from Pakistani Listed Banks. Sustainability, 12(10), 4080.

13. Thi, D. V., Hong, N. T., Linh, L. D., & Binh, N. H. (2020). The relationship between corporate social responsibility and corporate financial performance: a mediating effect of the award. Journal of Science and Technology, 18(8).

14. Thich, N. V., & Hang, B. T. T. (2023). Corporate Social Responsibility and Financial Performance: An Empirical Study on Vietnam Commercial Banks. International Journal of Management and Economics, 9(4), pages 2868-2878.

15. Tunio, R. A., Jamali, R. H., Mirani, A. A., Das, G., Laghari, M. A., & Xiao, J. (2020). The relationship between corporate social responsibility disclosures and financial performance: a mediating role of

employee productivity. Environmental Science and Pollution Research, 28, pages 10661-10677. https://doi.org/https://doi.org/10.1007/s11356-020-11247-4

16. Wu, M.-W., & Shen, C.-H. (2013). Corporate social responsibility in the banking industry: Motives and financial performance. Journal of Banking & Finance, 37(9), pages G3529-3547. https://doi.org/https://doi.org/10.1016/j.jbankfin.2013.04.023


PGS., TS. Nguyễn La Soa, Đỗ Thu Trang, Dương Minh Phượng,

Vũ Thị Huyền Trang, Phạm Gia Hân, Phạm Thị Vân Trang
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân

Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân

Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tiêu đề: "BÁC VẪN CÙNG CHÚNG CHÁU HÀNH QUÂN".
Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường và ý nghĩa trong phát triển bền vững giai đoạn hiện nay

Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường và ý nghĩa trong phát triển bền vững giai đoạn hiện nay

Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng trong việc bảo vệ môi trường, luôn nhấn mạnh vai trò của thiên nhiên đối với xã hội và con người. Người coi thiên nhiên như người bạn tri kỷ và là phần không thể tách rời của tài nguyên quốc gia.
Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý sớm đưa Việt Nam ra khỏi “Danh sách Xám”

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý sớm đưa Việt Nam ra khỏi “Danh sách Xám”

Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 và Thông tư số 09/2023/TT-NHNN ngày 28/7/2023 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) hướng dẫn một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền có vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn thực hiện các nghĩa vụ của đối tượng báo cáo. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai đã cho thấy một số nội dung cần được điều chỉnh, cập nhật để bảo đảm phù hợp hơn với thực tế, đồng thời đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quốc tế. Đây là nội dung được trao đổi, thảo luận tích cực tại Hội thảo "Lấy ý kiến đối với Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 09/2023/TT-NHNN và cập nhật, phổ biến kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền, tài trợ khủng bố" do NHNN tổ chức ngày 15/5/2025.
Quỹ phát triển nhà ở quốc gia: Giải pháp tạo nguồn vốn bền vững cho phát triển nhà ở xã hội

Quỹ phát triển nhà ở quốc gia: Giải pháp tạo nguồn vốn bền vững cho phát triển nhà ở xã hội

Từ thời điểm Luật Nhà ở năm 2005 ra đời, Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế thông thoáng để huy động các nguồn vốn cho phát triển nhà ở để bán, cho thuê như: Thành lập Quỹ phát triển nhà ở của các địa phương; huy động vốn của các tổ chức tín dụng; huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân có khả năng tài chính, có nhu cầu mua nhà ở; huy động vốn thông qua các hình thức hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh hoặc liên doanh liên kết...
Quản trị rủi ro tín dụng và hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Quản trị rủi ro tín dụng và hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Bài viết phân tích tác động của quản trị rủi ro tín dụng đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2014 - 2023, qua đó, đưa ra các khuyến nghị chính sách nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng.
Quan điểm Hồ Chí Minh về quản lý xã hội và sự vận dụng của Nhà nước trong kỷ nguyên mới

Quan điểm Hồ Chí Minh về quản lý xã hội và sự vận dụng của Nhà nước trong kỷ nguyên mới

Quản lý xã hội luôn là vấn đề quan trọng, cần thiết đối với mỗi quốc gia, dân tộc, nhà nước nào cũng phải quan tâm, chăm lo, thực hiện một cách hiệu quả. Bởi lẽ, có quản lý tốt xã hội thì nhà nước mới vận hành, phát triển một cách trật tự, ổn định và bền vững, giúp cho đất nước phát triển lành mạnh, ổn định, vững chắc, từ đó mới nâng cao được chất lượng đời sống của Nhân dân trên các mặt, các lĩnh vực. Theo Hồ Chí Minh, để quản lý xã hội - xã hội mới, chúng ta phải tiến hành nhiều nội dung, lĩnh vực khác nhau; tính chất quản lý phải toàn diện, rộng khắp trên tất cả các mặt của xã hội; yêu cầu quản lý thật chặt chẽ, hiệu quả, hiệu lực và hiệu năng; cách thức quản lý phải đa dạng, phong phú, linh hoạt.
Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và  quyền làm chủ của Nhân dân trong tinh giản biên chế ở Việt Nam

Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và quyền làm chủ của Nhân dân trong tinh giản biên chế ở Việt Nam

Trong giai đoạn hiện nay, tinh giản biên chế trở thành một nhiệm vụ chính trị mang tính cấp thiết; cần phát huy mạnh mẽ vai trò, sức mạnh, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; nhất là vai trò lãnh đạo của Đảng; sự quản lý, điều hành sáng tạo của Nhà nước và sự đoàn kết, đồng thuận của Nhân dân để mang lại hiệu quả thiết thực.
Quyền tiếp cận thông tin của nhà đầu tư trong hoạt động ngân hàng - Bất cập và một số giải pháp hoàn thiện

Quyền tiếp cận thông tin của nhà đầu tư trong hoạt động ngân hàng - Bất cập và một số giải pháp hoàn thiện

Quyền tiếp cận thông tin của nhà đầu tư là một trong những quyền quan trọng nhằm bảo đảm tính minh bạch, công bằng và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhà đầu tư trong các hoạt động kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực ngân hàng.
Xem thêm
Một số phương pháp lập dự toán và lợi ích của việc lập dự toán trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Một số phương pháp lập dự toán và lợi ích của việc lập dự toán trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Trong quá trình phát triển kinh tế của lĩnh vực công cũng như lĩnh vực tư nhân, việc giới hạn nguồn lực luôn là một vấn đề nan giải đối với các nhà quản lý. Để giải quyết vấn đề này, một trong các biện pháp được áp dụng phổ biến là lập dự toán. Việc nghiên cứu, sử dụng biện pháp lập dự toán một cách hiệu quả sẽ giúp các nhà quản lý kiểm soát nguồn lực tài chính thuận lợi hơn để đạt được mục tiêu đã đề ra và xa hơn nữa có thể đạt được mục tiêu tiết kiệm, chống lãng phí.
Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng 2024: Khắc phục các hạn chế, bất cập trong việc xử lý tài sản bảo đảm và nợ xấu

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng 2024: Khắc phục các hạn chế, bất cập trong việc xử lý tài sản bảo đảm và nợ xấu

Dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Các tổ chức tín dụng là một bước tiến quan trọng trong việc hoàn thiện khung pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng xử lý tài sản và giảm thiểu nợ xấu. Những quy định mới tại Dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng không chỉ giúp cải thiện hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng mà còn góp phần thúc đẩy sự ổn định và phát triển của nền kinh tế Việt Nam.
Xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền gắn với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực tài chính, ngân hàng

Xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền gắn với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực tài chính, ngân hàng

(Chinhphu.vn) - Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Công điện số 67/CĐ-TTg ngày 19/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu triển khai thực hiện Kế hoạch xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền gắn với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý sớm đưa Việt Nam ra khỏi “Danh sách Xám”

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý sớm đưa Việt Nam ra khỏi “Danh sách Xám”

Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 và Thông tư số 09/2023/TT-NHNN ngày 28/7/2023 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) hướng dẫn một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền có vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn thực hiện các nghĩa vụ của đối tượng báo cáo. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai đã cho thấy một số nội dung cần được điều chỉnh, cập nhật để bảo đảm phù hợp hơn với thực tế, đồng thời đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quốc tế. Đây là nội dung được trao đổi, thảo luận tích cực tại Hội thảo "Lấy ý kiến đối với Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 09/2023/TT-NHNN và cập nhật, phổ biến kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền, tài trợ khủng bố" do NHNN tổ chức ngày 15/5/2025.
Chính sách tín chỉ xe điện kép để giải quyết ô nhiễm không khí ở Việt Nam

Chính sách tín chỉ xe điện kép để giải quyết ô nhiễm không khí ở Việt Nam

Nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng chính sách tín chỉ hiệu suất năng lượng và tín chỉ xe không phát thải để giảm ô nhiễm không khí. Mô hình này tạo động lực đầu tư vào xe điện, công nghệ tiết kiệm năng lượng và hạ tầng xanh. Việt Nam cần xây dựng hệ thống đánh giá tiêu thụ năng lượng và phát thải khí nhà kính của các dòng xe; quy định về cấp và giao dịch tín chỉ để hỗ trợ quá trình chuyển dịch xanh và đạt mục tiêu Net Zero.
Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Bài viết phân tích vai trò của hiểu biết tài chính trong việc truyền dẫn chính sách tiền tệ, dựa trên khảo sát của Ngân hàng Trung ương châu Âu; đồng thời, đề xuất tăng cường giáo dục và truyền thông tài chính để hỗ trợ chính sách tiền tệ và phát triển kinh tế bền vững.
Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Bài viết này tổng hợp bài học từ các nền kinh tế đã thành công vượt qua "bẫy thu nhập trung bình" như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia và Trung Quốc. Trên cơ sở đó, tác giả nêu một số khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam nhằm duy trì đà tăng trưởng, tránh rơi vào “bẫy” và hướng tới mục tiêu thu nhập cao vào năm 2045.
Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Việt Nam đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên, nhằm tạo nền tảng vững chắc cho giai đoạn tăng trưởng hai con số từ năm 2026. Đây là một mục tiêu đầy thách thức, khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất định và tăng trưởng khu vực đang có xu hướng chậm lại, cùng với việc Hoa Kỳ thực hiện áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại, trong đó có Việt Nam. Mặc dù vậy, mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8% năm 2025 vẫn có thể đạt được, với điều kiện phải có sự điều hành chính sách linh hoạt, đồng bộ và cải cách thể chế đủ mạnh để khơi thông các điểm nghẽn về đầu tư, năng suất và thị trường…
Chiến lược của các nhà đầu tư toàn cầu: Con đường gập ghềnh đến “xanh hóa”

Chiến lược của các nhà đầu tư toàn cầu: Con đường gập ghềnh đến “xanh hóa”

Bài viết phân tích chiến lược của các ngân hàng toàn cầu, sự rút lui của một số ngân hàng lớn khỏi các liên minh khí hậu và xu hướng chuyển đổi sang “tài trợ xanh” và "tài trợ chuyển đổi", trên cơ sở đó đề xuất một số hàm ý đối với Việt Nam.
Sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại châu Á: Vai trò của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và kinh tế vĩ mô

Sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại châu Á: Vai trò của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và kinh tế vĩ mô

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá tác động của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và các yếu tố kinh tế vĩ mô tới sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại tại châu Á. Nhóm nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu bảng gồm 43.232 quan sát từ 1.093 ngân hàng thương mại ở các nước châu Á trong giai đoạn quý I/2008 đến quý I/2024. Bằng cách tiếp cận theo phương pháp hồi quy 2SLS, nghiên cứu đã khắc phục được vấn đề nội sinh trong mô hình và mang lại các kết quả ước lượng vững. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa chỉ số Lerner và Z-score hay cạnh tranh thị trường có ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại.

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng

Thông tư số 64/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 56/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc