Lạm phát và xu hướng điều hành của các ngân hàng trung ương trên thế giới

Nghiên cứu - Trao đổi
Cùng với đà phục hồi các hoạt động kinh tế, lạm phát toàn cầu đã tăng trở lại và có thể tiếp tục leo thang trong những tháng cuối năm 2021, đặt ra nhiều thách thức chính sách đối với các ngân hàng tr...
aa

Cùng với đà phục hồi các hoạt động kinh tế, lạm phát toàn cầu đã tăng trở lại và có thể tiếp tục leo thang trong những tháng cuối năm 2021, đặt ra nhiều thách thức chính sách đối với các ngân hàng trung ương (NHTW) trên toàn cầu. Để giảm bớt rủi ro lạm phát, các NHTW đang có xu hướng bắt đầu thắt chặt chính sách tiền tệ, chấm dứt thời gian dài thực hiện các biệnpháp nới lỏng chưa có tiền lệ.

Khái quát về tình hình lạm phát trên thế giới

Trước đại dịch, lạm phát toàn cầu giảm từ 16,9% vào năm 1974 xuống mức đáy 1,8% vào năm 2015 cùng với xu hướng giảm giá dầu và tăng trở lại lên 2,3% vào năm 2019. Tại các nước đang phát triển và mới nổi (EMDEs), lạm phát giảm từ đỉnh cao 17,5% vào năm 1974 xuống 2,9% vào năm 2019, xu hướng giảm lạm phát bắt đầu từ giữa những năm 1980 tại các nước phát triển (AEs) và từ giữa những năm 1990 tại EMDEs. Tại các nước thu nhập thấp (LICs), lạm phát giảm từ 25,2% vào năm 1994 xuống 3,5% vào năm 2019.

Năm 2020, đại dịch Covid-19 đã đẩy kinh tế toàn cầu vào tình trạng suy thoái trầm trọng nhất kể từ sau Thế chiến II, với mặt bằng giá cả giảm tới 0,9% trong thời gian từ tháng 01/2020 đến tháng 03/2020. Trong đó, lạm phát tại AEs và EMDEs lần lượt giảm 1,2% và 1,6%. Từ tháng 5/2020, lạm phát bắt đầu tăng tốc và vượt mức giá cả trước đại dịch, cả tại AEs và EMDEs. Cũng từ tháng 5/2020, giá thực phẩm bắt đầu tăng cao, giá dầu thế giới và lạm phát lõi bật tăng trở lại. Tuy nhiên, diễn biến lạm phát có sự khác biệt giữa các nhóm quốc gia, nhất là tại EMDEs với mức tăng tới 1% trong giai đoạn từ tháng 5/2020 đến tháng 3/2021, trước khi thu hẹp từ tháng 4/2021 khi lạm phát tăng trên diện rộng. Tính đến tháng 4/2021, lạm phát đã tăng 0,3-0,6% so với trước đại dịch, cả tại AEs và EMDEs.

Trong năm 2021, GDP toàn cầu được kỳ vọng tăng trên 5% và giá dầu sẽ tăng cao hơn năm trước, lạm phát toàn cầu được dự báo tăng từ 2,5% trong năm 2020 lên 3,9% vào năm 2021, tương đương với mức lạm phát trung bình trong giai đoạn 2011-2013 sau khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tại AEs, GDP và giá dầu cùng tăng theo mức lạm phát 1,8% trong năm 2021, thấp hơn mục tiêu đề ra tại nhiều nước, nhưng cao hơn tỷ lệ trung bình 1,4% trong thập kỷ trước. Tại EMDEs, GDP và giá dầu được dự báo tăng theo mức lạm phát 4,6% trong năm 2021 từ mức 3,21% trong năm 2020, khá cao so với mức lạm phát trung bình 3,8% trong thập kỷ trước, nhưng thấp xa lạm phát mục tiêu 5,1%.

Trái với lạm phát ngắn hạn, lạm phát kỳ vọng trong dài hạn được dự báo sẽ ổn định ở mức thấp 2,3% với tỷ lệ lần lượt tại AEs và EMDEs là 1,8% và 3,7%, bằng một nửa mức lạm phát trong thập kỷ trước. Lạm phát kỳ vọng ổn định ở mức thấp phần nào bắt nguồn từ các nỗ lực của EMDEs trong việc cải thiện khung khổ chính sách kinh tế vĩ mô như mục tiêu lạm phát, các quy định về tài khóa, và cơ chế tỷ giá linh hoạt hơn. Tuy nhiên, một khi lạm phát kỳ vọng bắt đầu tách khỏi lạm phát mục tiêu của các NHTW, lạm phát có thể tăng quá mức trong giai đoạn trung hạn.

Trong những tháng gần đây, áp lực lạm phát tăng cao, nổi bật là đối với các mặt hàng lương thực - thực phẩm, nguyên nhân là do tình trạng gián đoạn nguồn cung, lượng tiền tiết kiệm tăng cao, thiệt hại chồng chất do bão, lũ, cháy rừng gây ra tại nhiều nơi trên thế giới. Trong đó, hạn hán kéo dài tại Mỹ đã đẩy giá nông nghiệp, thực phẩm đầu vào leo thang với mức tăng lên tới 15% trong tháng 8/2021. Những yếu tố này đã tiếp thêm áp lực tăng giá thực phẩm, vốn đã cao do giá hàng hóa và chi phí vận chuyển tăng, thậm chí có nguy cơ tiếp tục tăng cao hơn. Thêm vào đó, hoạt động đầu cơ, tích trữ hàng hóa chiến lược trong thời gian gần đây trên phạm vi toàn cầu đang gia tăng đã đẩy giá cả các mặt hàng chiến lược, thiết yếu tăng cao, ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế thế giới.

Theo đánh giá của Tổ chức Nông nghiệp và Thực phẩm thuộc Liên hợp quốc (FAO), chỉ số giá thực phẩm trong tháng 8/2021 tăng 38% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng cao nhất kể từ năm 2011. Sau khi tăng 4,6% trong năm 2019, lạm phát giá thực phẩm tăng 6,3% trong năm 2020, chủ yếu là do dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến các chuỗi cung ứng toàn cầu, bao gồm các chuỗi cung ứng và phân phối thực phẩm. Trầm trọng nhất là tại Nam Mỹ với mức tăng 21%, tiếp đến là châu Phi và Nam Á (12%), châu Đại Dương (8%). FAO cảnh báo, giá thực phẩm sẽ tăng cao trong những tháng cuối năm 2021 và sẽ tác động nghiêm trọng đến các nước nghèo.

Nhóm chuyên gia thuộc Berstein dự báo, giá cả hàng tiêu dùng tại Mỹ sẽ tăng 6,1% trong năm nay, vượt xa mức tăng 0,7% trong năm 2020. Liên đoàn Bán lẻ Anh cũng dự báo, giá thực phẩm tại châu Âu sẽ tiếp tục tăng cao trong những tháng cuối năm 2021. Theo Boston Consulting Group, an ninh lương thực là vấn đề nhạy cảm tại nhiều nơi trên thế giới, và lợi nhuận thấp đồng nghĩa với các động thái chuyển phần chi phí tăng thêm sang người mua.

Đại dịch Covid-19 cũng tác động đến thị trường thương mại điện tử. Theo báo cáo gần đây của Tập đoàn công nghệ Adobe đăng tải trên trang Vietstock, giá cả hàng hóa mua sắm trực tuyến đã tăng 2,3% trong giai đoạn 12 tháng tính đến cuối tháng 6/2021. Đà tăng này tiếp tục củng cố trong tháng 7 với mức tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2020, trái ngược hoàn toàn với xu hướng trước đại dịch. Trong giai đoạn từ 2015-2019, giá cả mua sắm trực tuyến đã giảm trung bình 3,9%/năm. Phát biểu trên kênh CNN, nguyên Chủ tịch Hội đồng cố vấn kinh tế Nhà Trắng thời Chính quyền Obama - Austan Goolsbee cho rằng, lạm phát tăng cao trên thị trường internet có thể cho thấy, các báo cáo lạm phát hàng tháng sắp tới của Chính phủ Mỹ không có dấu hiệu giảm nhiệt, đòi hỏi Cục Dữ trữ liên bang (Fed) phải theo dõi sát sao những gì đang diễn ra trên thị trường trực tuyến.

Áp lực tăng lạm phát có thể dẫn đến những lo ngại về nguy cơ lạm phát tăng cao và kéo dài tại AEs, buộc NHTW phải bù đắp chênh lệch lãi suất để chia sẻ rủi ro và giảm chi phí vay vốn. Những rối loạn tài chính này sẽ gây tổn thương rất lớn cho các EMDEs, nhất là đối với những nước có nợ nần ở mức cao và kinh tế phục hồi chậm chạp. Những khó khăn trên thị trường tài chính (như tỷ giá giảm sâu và dòng vốn ra tăng cao) có thể sẽ buộc các EMDEs phải nhanh chóng thắt chặt chính sách tiền tệ, những động thái này sẽ cản trở tiến trình phục hồi kinh tế.

Hiện tại, thị trường kỳ vọng lạm phát dài hạn tiếp tục ổn định ở mức thấp. Tuy nhiên, một vài yếu tố mang tính cơ cấu (thay đổi nhân chủng học, các chuỗi cung ứng toàn cầu) vốn đã gây áp lực giảm lạm phát trong 5 thập kỷ qua bắt đầu suy yếu dần trong bối cảnh căng thẳng thương mại, dân số già hóa, đầu tư và năng suất yếu ớt. Khi những tác động của những yếu tố này giảm dần, lạm phát cao trong ngắn hạn có thể kéo dài, làm tăng kỳ vọng lạm phát dài hạn.

Cho tới nay, các báo cáo của các tổ chức kinh tế - tài chính quốc tế đều dự báo, lạm phát tại AEs sẽ dao động trong biên độ (lạm phát mục tiêu) do các NHTW đề ra. Tuy nhiên, áp lực lạm phát tại EMDEs có thể tăng cao và vượt quá mục tiêu đề ra, gây khó khăn cho việc lựa chọn chính sách, nhất là tại những nước có lạm phát tăng cao triền miên.

Động thái chính sách của các NHTW

Để kiểm soát lạm phát, các NHTW chủ chốtđang cân nhắc rút dần chính sách tiền tệ nới lỏng theo hướng cắt giảm dần các gói hỗ trợ tài chính, nhưng có vẻ vẫn duy trì chính sách lãi suất thấp thêm một thời gian. Trong khi đó, một số NHTW tại các nước mới nổi bắt đầu rút dần các gói hỗ trợ và tăng lãi suất, và nhiều EMDEs sẽ có động thái tương tự vào cuối năm nay.

Tại Mỹ, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2021 tăng 0,9% - mức tăng cao nhất trong 13 năm qua; tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2020 - mức tăng cao nhất kể từ tháng 8/2008. Trong tháng 7/2021, đà tăng CPI tại Mỹ đã chững lại, phát tín hiệu về khả năng lạm phát đã đạt đỉnh. Tại cuộc họp diễn ra trong hai ngày 27-28/8/2021, Fed tiếp tục nhận định, áp lực lạm phát sẽ giảm dần, và cơ quan này đang cân nhắc khả năng rút dần chính sách tiền tệ nới lỏng từ cuối năm nay, nhưng không đưa ra mốc thời gian cụ thể và chưa tăng lãi suất. Theo nhận định của các chuyên gia, Fed có thể quyết định cắt giảm quy mô chương trình mua trái phiếu (hiện đang ở mức 120 tỷ USD/tháng) tại cuộc họp trong hai ngày 21-22/9/2021, qua đó sẽ kiểm soát được lạm phát.

Từ đầu năm đến nay, NHTW châu Âu (ECB) phải liên tiếp điều chỉnh nâng dự báo lạm phát trong năm 2021 từ 1,2% lên 1,5% và gần đây lên 1,9%. Tại cuộc họp tháng 7/2021, ECB đưa ra dự báo lạm phát năm 2021 lên 2%, nhưng hiện nay đã vượt ngưỡng mục tiêu này. Theo ước tính công bố ngày 31/8/2021, sau khi tăng 2,2% trong tháng 7/2021, CPI trong tháng 8/2021 tại khu vực đồng Euro đã tăng 3% so với cùng kỳ năm trước và là mức lạm phát cao nhất trong 10 năm qua, chất thêm áp lực lên ECB. Ngày 09/9/2021, ECB đã bước đầu điều chỉnh gói kích thích kinh tế trong đại dịch nhưng vẫn đảm bảo sẽ tiếp tục hỗ trợ các thị trường trong bối cảnh sự lây lan nhanh chóng của biến thể Delta đang phủ bóng đen lên bức tranh phục hồi kinh tế Eurozone.Theo đó, ECB quyết định sẽ giảm nhịp độ mua trái phiếu hàng tháng khi các hoạt động kinh tế đang dần phục hồi và lạm phát tăng cao.Theo dự báo mới của ECB, kinh tế Eurozone sẽ tăng trưởng 5% trong năm 2021, cao hơn mức 4,6% được đưa ra trong dự báo trước đó.

Dữ liệu của NHTW Nhật Bản (BoJ) cho thấy, chỉ số giá hàng hóa doanh nghiệp (CGPI) - đo lường mức giá mà các công ty tính phí cho hàng hóa và dịch vụ, đã tăng 5,6% trong tháng 7/2021 so với cùng kỳ năm trước, cao hơn so với dự báo trung bình của thị trường là tăng 5%. Chỉ số này tăng tốc từ mức tăng 5% trong tháng 6/2021 và đánh dấu tốc độ tăng nhanh nhất kể từ tháng 9/2008, khi chỉ số này tăng 6,9%. So với tháng trước, giá bán buôn đã tăng 1,1% trong tháng 7/2021 sau khi tăng 0,6% trong tháng 6/2021, mức tăng lớn nhất kể từ tháng 10/2019. Mặc dù kinh tế có dấu hiệu cải thiện, BoJ chưa có ý định thắt chặt chính sách tiền tệ, nguyên nhân chủ yếu là do biến thể Delta lan rộng tại quốc gia này.

Trong thời kỳ đại dịch, nhiều NHTW tại AEs đã tái thực hiện hoặc mở rộng chương trình mua tài sản quy mô lớn, nhiều nước thuộc nhóm EMDEs cũng bắt đầu triển khai chương trình mua tài sản. Ngoài ra, nhiều nước tung ra các chương trình hỗ trợ tài khóa chưa có tiền lệ. Nếu không kịp rút lui những chương trình hỗ trợ này trước khi nhu cầu tăng cao hơn khả năng cung ứng tiềm năng, lạm phát có thể sẽ tăng tốc. Để kiềm chế áp lực tăng lạm phát, nhiều nước EMDEs trên thế giới có xu hướng ổn định mặt bằng lãi suất hiện hành và cân nhắc tăng lãi suất nhằm đảm bảo lạm phát tăng trong giới hạn mục tiêu đề ra và kỳ vọng của thị trường. Do triển vọng kinh tế lạc quan và có dấu hiệu phục hồi vững chắc, một số NHTW quyết định tăng lãi suất. Trái lại, hầu hết các nền kinh tế yếu liên tiếp tăng lãi suất, thậm chí cao hơn kỳ vọng, mà không ngoài mục tiêu là để kiềm chế lạm phát. Nhằm kiềm chế lạm phát trong tầm kiểm soát, một số thị trường mới nổi hàng đầu đã tăng mạnh lãi suất trong năm nay. Vào trung tuần tháng 6/2021, hai NHTW lớn gồm Brazil và Nga cũng đều nâng lãi suất lần thứ ba trong năm nay, với tổng mức tăng sau ba đợt lần lượt là 2,25% và 1,25%, lên mức tương ứng 4,25% và 5,5%. Cả hai quốc gia này cũng phát đi tín hiệu, tiếp tục tăng lãi suất trong những tháng tới. Đáng lưu ý, Brazil đối mặt với mức lạm phát 8%, trong khi lạm phát của Nga ở mức 6% trong tháng 6/2021.

Tại Trung Quốc, điều kiện thời tiết khắc nghiệt và các đợt bùng dịch Covid-19 đã làm gián đoạn hoạt động sản xuất và vận tải tại nhiều khu vực trong nền kinh tế. Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 7/2021 chỉ tăng 6,4% so với cùng kỳ năm 2020, mức thấp nhất trong vòng 11 tháng qua; tình trạng thất nghiệp cũng tăng tốc lên tỷ lệ 16,2% - mức cao nhất trong vòng một năm qua. Ngày 16/8/2021, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBC) đã bơm hàng tỷ nhân dân tệ (CNY) thông qua các khoản cho vay trung hạn (MLF) vào hệ thống tài chính trong nước, trong khi giữ nguyên lãi suất chủ chốt và lãi suất đối với các khoản MLF trị giá 600 tỷ CNY (gần 93 tỷ USD) đối với một số tổ chức tài chính ở mức 2,95%. Trong tháng trước, PBC đã bất ngờ cắt giảm dự trữ bắt buộc của các ngân hàng. Một số chuyên gia kinh tế cho rằng, sự bùng phát trở lại của Covid-19 kèm theo các điều kiện thời tiết khắc nghiệt và đà giảm tốc của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đòi hỏi phải áp dụng các giải pháp chính sách nới lỏng hơn nữa.

Lạm phát tại Việt Nam và điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước

Sự bùng phát mạnh của làn sóng Covid-19 lần thứ tư cùng với các đợt giãn cách liên tiếp đã khiến cho tình hình kinh tế - xã hội tháng 8/2021 gặp nhiều khó khăn, giá lương thực, thực phẩm tăng chủ yếu tại các địa phương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19, là nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2021 tăng 0,25% so với tháng trước, tăng 2,51% so với tháng 12/2020 và tăng 2,82% so với tháng 8/2020. Tuy nhiên, tính chung 8 tháng năm 2021, CPI tăng 1,79% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016; lạm phát cơ bản 8 tháng chỉ tăng 0,9% - mức thấp nhất kể từ năm 2011.Thời gian qua, các chính sách, biện pháp kiểm soát lạm phát, giá cả hàng hóa của Chính phủ đã được thực hiện tốt. Cho đến nay, với mức lạm phát ở mức thấp như vậy, Việt Nam vẫn còn dư địa để điều hành giá cả thị trường những tháng cuối năm. Nếu không có biến động lớn, lạm phát trong năm nay sẽ chỉ dao động dưới 4% như mục tiêu đề ra.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng (TCTD) giảm lãi suất cho vay nhằm chia sẻ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân. Trong năm 2020, NHNN đã điều chỉnh giảm 3 lần các mức lãi suất điều hành, tổng mức giảm 1,5-2,0%/năm, giảm 0,6-1,0%/năm trần lãi suất tiền gửi các kỳ hạn dưới 6 tháng; giảm trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên của TCTD đối với khách hàng với tổng mức giảm là 1,5%/năm (hiện ở mức 4,5%/năm). Cho đến nay, NHNN giữ nguyên các mức lãi suất điều hành, sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản và tạo điều kiện cho TCTD tiếp cận nguồn vốn từ NHNN với chi phí thấp, làm cơ sở để tiếp tục giảm lãi suất cho vay. Đồng thời, NHNN đã xem xét và linh hoạt điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng theo đề nghị của các TCTD và diễn biễn thị trường. Ngày 07/9/2021, Thống đốc NHNN ban hành Thông tư số 14/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020quy định về việc TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 đãkéo dài thời gian cơ cấu lại nợ thêm 6 tháng (đến ngày 30/6/2022).

Bên cạnh đó, NHNN đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các TCTD triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch, như: Tiếp tục cắt giảm chi phí hoạt động, điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, giảm chỉ tiêu lợi nhuận, không chia cổ tức bằng tiền mặt năm 2021 để tập trung giảm lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp và người dân, nhất là đối với các khoản cho vay cũ và các khoản cho vay trung và dài hạn; chủ động thực hiện hệ thống các giải pháp hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn do dịch Covid-19 và kịp thời xây dựng, triển khai các giải pháp mới trên cơ sở bám sát diễn biến thực tế của đại dịch.Cho đến nay, mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm tổng cộng khoảng 1,4%/năm (trong năm 2020 giảm 1%/năm), và tiếp tục được hệ thống ngân hàng triển khai quyết liệt trong thời gian tới.

Trong điều kiện lạm phát được dự báo ở mức thấp hơn mục tiêu, kinh tế tiếp tục bị tác động nặng nề từ dịch Covid-19, chính sách tiền tệ sẽ định hướng tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh. Cụ thể là, NHNN cần tiếp tục điều hành chủ động, linh hoạt chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát bình quân khoảng 4%; theo dõi chặt chẽ diễn biến lạm phát, thị trường trong và ngoài nước để chuẩn bị phương án điều hành, nếu lạm phát tăng nhanh hơn dự kiến; điều hành lãi suất phù hợp với điều hành cân đối vĩ mô, lạm phát, diễn biến thị trường và mục tiêu chính sách tiền tệ tạo điều kiện để giảm chi phí vốn cho người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế; điều hành tỷ giá chủ động, linh hoạt, phối hợp đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ đảm bảo phù hợp với diễn biến thị trường, cân đối vĩ mô, tiền tệ và mục tiêu chính sách tiền tệ; tăng dự trữ ngoại hối nhà nước khi điều kiện thị trường thuận lợi; ưu tiên tháo gỡ khó khăn cho các ngành bị ảnh hưởng nặng bởi Covid-19, đồng thời, đảm bảo an toàn nguồn vốn, không gây áp lực tăng nợ xấu. Chủ động triển khai các giải pháp tiền tệ và tín dụng để thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế, tập trung vốn tín dụng cho các dự án, các lĩnh vực có sức lan tỏa, tạo động lực cho phát triển kinh tế.

Có thể nói, đại dịch Covid-19, thời tiết bất lợi và các gói kích thích kinh tế, các gói nới lỏng định lượng, nhất là tại Mỹ đã gây áp lực tăng lạm phát. Tuy nhiên, hầu hết các NHTW trên thế giới đều nhận thức rõ thách thức này và có xu hướng bắt đầu thắt chặt chính sách, chấm dứt thời gian dài thực hiện các biện pháp nới lỏng chưa có tiền lệ.


Nguồn tham khảo: IMF, NDH, Ngân hàng Thế giới, Website NHNN, Tin nhanh chứng khoán, Tổng cục Thống kê, Vietstock.

ThS.Vũ Xuân Thanh (NHNN)


https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Quỹ phát triển nhà ở quốc gia: Giải pháp tạo nguồn vốn bền vững cho phát triển nhà ở xã hội

Quỹ phát triển nhà ở quốc gia: Giải pháp tạo nguồn vốn bền vững cho phát triển nhà ở xã hội

Từ thời điểm Luật Nhà ở năm 2005 ra đời, Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế thông thoáng để huy động các nguồn vốn cho phát triển nhà ở để bán, cho thuê như: Thành lập Quỹ phát triển nhà ở của các địa phương; huy động vốn của các tổ chức tín dụng; huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân có khả năng tài chính, có nhu cầu mua nhà ở; huy động vốn thông qua các hình thức hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh hoặc liên doanh liên kết...
Quản trị rủi ro tín dụng và hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Quản trị rủi ro tín dụng và hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Bài viết phân tích tác động của quản trị rủi ro tín dụng đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2014 - 2023, qua đó, đưa ra các khuyến nghị chính sách nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng.
Quan điểm Hồ Chí Minh về quản lý xã hội và sự vận dụng của Nhà nước trong kỷ nguyên mới

Quan điểm Hồ Chí Minh về quản lý xã hội và sự vận dụng của Nhà nước trong kỷ nguyên mới

Quản lý xã hội luôn là vấn đề quan trọng, cần thiết đối với mỗi quốc gia, dân tộc, nhà nước nào cũng phải quan tâm, chăm lo, thực hiện một cách hiệu quả. Bởi lẽ, có quản lý tốt xã hội thì nhà nước mới vận hành, phát triển một cách trật tự, ổn định và bền vững, giúp cho đất nước phát triển lành mạnh, ổn định, vững chắc, từ đó mới nâng cao được chất lượng đời sống của Nhân dân trên các mặt, các lĩnh vực. Theo Hồ Chí Minh, để quản lý xã hội - xã hội mới, chúng ta phải tiến hành nhiều nội dung, lĩnh vực khác nhau; tính chất quản lý phải toàn diện, rộng khắp trên tất cả các mặt của xã hội; yêu cầu quản lý thật chặt chẽ, hiệu quả, hiệu lực và hiệu năng; cách thức quản lý phải đa dạng, phong phú, linh hoạt.
Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và  quyền làm chủ của Nhân dân trong tinh giản biên chế ở Việt Nam

Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và quyền làm chủ của Nhân dân trong tinh giản biên chế ở Việt Nam

Trong giai đoạn hiện nay, tinh giản biên chế trở thành một nhiệm vụ chính trị mang tính cấp thiết; cần phát huy mạnh mẽ vai trò, sức mạnh, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; nhất là vai trò lãnh đạo của Đảng; sự quản lý, điều hành sáng tạo của Nhà nước và sự đoàn kết, đồng thuận của Nhân dân để mang lại hiệu quả thiết thực.
Quyền tiếp cận thông tin của nhà đầu tư trong hoạt động ngân hàng - Bất cập và một số giải pháp hoàn thiện

Quyền tiếp cận thông tin của nhà đầu tư trong hoạt động ngân hàng - Bất cập và một số giải pháp hoàn thiện

Quyền tiếp cận thông tin của nhà đầu tư là một trong những quyền quan trọng nhằm bảo đảm tính minh bạch, công bằng và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhà đầu tư trong các hoạt động kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực ngân hàng.
Nguyễn Thị Định - Vị nữ tướng huyền thoại suốt đời phấn đấu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam

Nguyễn Thị Định - Vị nữ tướng huyền thoại suốt đời phấn đấu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam

Thiếu tướng Nguyễn Thị Định - vị nữ tướng huyền thoại với những dấu ấn chiến công lừng lẫy gắn liền với phong trào Đồng Khởi, với “Đội quân tóc dài”, với phương thức đánh địch bằng “Ba mũi giáp công”, vị thuyền trưởng chỉ huy tàu “không số” đầu tiên chở 12 tấn vũ khí từ miền Bắc để chi viện cho chiến trường miền Nam, góp phần quan trọng vào công cuộc giải phóng đất nước, giải phóng dân tộc…, tên tuổi và sự nghiệp của bà luôn sống mãi trong lòng nhân dân Việt Nam.
Hoạt động truyền thông của ngân hàng trung ương: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý chính sách cho Việt Nam

Hoạt động truyền thông của ngân hàng trung ương: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý chính sách cho Việt Nam

Trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế, sự gia tăng của các cú sốc kinh tế và tài chính, cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, mạng xã hội… đã làm gia tăng tính phức tạp và tầm quan trọng của hoạt động truyền thông ngân hàng trung ương (NHTW). Truyền thông hiệu quả có thể giúp NHTW xây dựng lòng tin của công chúng, tăng cường uy tín và nâng cao khả năng ứng phó với các thách thức kinh tế.
Quy trình đánh giá nội bộ về mức đủ thanh khoản tại các ngân hàng thương mại - Điều kiện để triển khai

Quy trình đánh giá nội bộ về mức đủ thanh khoản tại các ngân hàng thương mại - Điều kiện để triển khai

Quy trình đánh giá nội bộ về mức đủ thanh khoản đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm thanh khoản ổn định, giúp ngân hàng tránh tình trạng mất khả năng thanh toán có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như phá sản hoặc tổn thất lớn. Ngoài ra, quy trình đánh giá nội bộ về mức đủ thanh khoản còn đóng vai trò hỗ trợ ngân hàng tuân thủ các chỉ số thanh khoản như: Tỉ lệ bao phủ thanh khoản, tỉ lệ nguồn vốn ổn định ròng... giúp ngân hàng hoạt động an toàn và bền vững.
Xem thêm
Ổn định kinh tế vĩ mô khi tăng trưởng cao tại Việt Nam

Ổn định kinh tế vĩ mô khi tăng trưởng cao tại Việt Nam

Tăng trưởng cao không nhất thiết đi kèm với lạm phát cao, bong bóng tài sản, nợ xấu gia tăng và đồng nội tệ mất giá. Nhưng các yếu tố này vẫn tiềm ẩn như các rủi ro kinh tế vĩ mô, tạo nguy cơ đối với sự ổn định vĩ mô tại Việt Nam trong thời gian tới. Bài viết này đề xuất một số giải pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô trong giai đoạn tăng trưởng cao, với trọng tâm là phát huy điểm mạnh và hạn chế hiệu ứng tiêu cực từ vận hành chính sách tài khóa và tiền tệ.
Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Ngày 4/5, Tổng Bí thư Ban Chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Tô Lâm đã có bài viết, trong đó nêu rõ các yêu cầu mục tiêu; những nhiệm vụ, giải pháp cơ bản để đưa Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/04/2025 của Bộ Chính trị vào cuộc sống, mang lại những kết quả thiết thực trong đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 94/2025/NĐ-CP quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng.
Cấp thiết hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon

Cấp thiết hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số và quá trình chuyển đổi xanh, vấn đề đặt ra hiện nay là liệu các loại tài sản mới như tài sản số, tín chỉ carbon có thể và sẽ được chấp nhận như thế nào với vai trò là tài sản bảo đảm cho khoản vay tại các tổ chức tín dụng ở Việt Nam. Các chuyên gia trong nước và quốc tế đều cùng chung nhận định đó là cần sớm hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon tại Hội thảo “Tài sản bảo đảm ngân hàng - Những vấn đề quan tâm hiện nay” do Thời báo Ngân hàng tổ chức ngày 28/4/2025.
Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, để đạt được sự phát triển bền vững và hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, việc chuyển đổi mô hình kinh tế từ tuyến tính truyền thống sang nền kinh tế tuần hoàn là hướng đi đúng đắn, phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Việt Nam đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên, nhằm tạo nền tảng vững chắc cho giai đoạn tăng trưởng hai con số từ năm 2026. Đây là một mục tiêu đầy thách thức, khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất định và tăng trưởng khu vực đang có xu hướng chậm lại, cùng với việc Hoa Kỳ thực hiện áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại, trong đó có Việt Nam. Mặc dù vậy, mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8% năm 2025 vẫn có thể đạt được, với điều kiện phải có sự điều hành chính sách linh hoạt, đồng bộ và cải cách thể chế đủ mạnh để khơi thông các điểm nghẽn về đầu tư, năng suất và thị trường…
Chiến lược của các nhà đầu tư toàn cầu: Con đường gập ghềnh đến “xanh hóa”

Chiến lược của các nhà đầu tư toàn cầu: Con đường gập ghềnh đến “xanh hóa”

Bài viết phân tích chiến lược của các ngân hàng toàn cầu, sự rút lui của một số ngân hàng lớn khỏi các liên minh khí hậu và xu hướng chuyển đổi sang “tài trợ xanh” và "tài trợ chuyển đổi", trên cơ sở đó đề xuất một số hàm ý đối với Việt Nam.
Sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại châu Á: Vai trò của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và kinh tế vĩ mô

Sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại châu Á: Vai trò của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và kinh tế vĩ mô

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá tác động của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và các yếu tố kinh tế vĩ mô tới sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại tại châu Á. Nhóm nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu bảng gồm 43.232 quan sát từ 1.093 ngân hàng thương mại ở các nước châu Á trong giai đoạn quý I/2008 đến quý I/2024. Bằng cách tiếp cận theo phương pháp hồi quy 2SLS, nghiên cứu đã khắc phục được vấn đề nội sinh trong mô hình và mang lại các kết quả ước lượng vững. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa chỉ số Lerner và Z-score hay cạnh tranh thị trường có ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại.
Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đối với Việt Nam, CBDC có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống thanh toán, tăng cường tài chính toàn diện và nâng cao hiệu quả giám sát tiền tệ. Tuy nhiên, để triển khai thành công, cần có một chiến lược rõ ràng, bao gồm: Xác định rõ mục tiêu của CBDC, xây dựng khung pháp lý toàn diện, đầu tư vào hạ tầng công nghệ, thử nghiệm các mô hình triển khai phù hợp và thúc đẩy hợp tác quốc tế để đảm bảo tính tương thích với hệ thống tài chính toàn cầu.
Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực  truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Chuyển đổi số mang lại cơ hội cũng như thách thức lớn đối với hoạt động truyền thông, báo chí ngành Ngân hàng Việt Nam. Việc áp dụng công nghệ không chỉ giúp báo chí gia tăng khả năng truyền tải thông tin, mà còn làm thay đổi phương thức quản lý, sản xuất và phân phối tin tức. Điều này đòi hỏi báo chí ngành Ngân hàng phải đổi mới mô hình tổ chức, bảo đảm tính linh hoạt và sáng tạo.

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng

Thông tư số 64/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 56/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc