Kinh nghiệm phát hành tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc

Công nghệ & ngân hàng số
Tháng 8/2019, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) công bố tại Diễn đàn Tài chính 40 (China Finance 40 Forum) của Trung Quốc là chuẩn bị phát hành đồng tiền kỹ thuật số riêng (Central Bank Digital ...
aa

Tháng 8/2019, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) công bố tại Diễn đàn Tài chính 40 (China Finance 40 Forum) của Trung Quốc là chuẩn bị phát hành đồng tiền kỹ thuật số riêng (Central Bank Digital Curency -CBDC), tiến tới việc trở thành quốc gia phát hành đồng tiền kỹ thuật số riêng đầu tiên trên thế giới.

Bằng việc phát hành đồng tiền kỹ thuật số của riêng mình, PBoC có thể sử dụng đồng tiền để toàn cầu hóa đồng Nhân dân tệ, đặc biệt là trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung tiếp tục diễn ra hiện nay. Ngoài ra, việc phát hành CBDC còn hướng đến mục tiêu tăng cường hiệu quả cho Chính sách tiền tệ trong khi vẽ lên bức tranh toàn cảnh về kinh tế số trên lãnh thổ Trung Quốc.

Các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam có thể nghiên cứu về việc phát hành đồng tiền kỹ thuật số riêng quốc gia Trung quốc, từ đó rút ra giải pháp riêng cho mỗi quốc gia.

Tìm hiểu về CBDC

Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS), tiền kỹ thuật số bao gồm nhiều loại được thể hiện trong một biểu đồ gọi là “money flower”. Biểu đồ bao gồm 4 phân vùng có thể giao nhau, định nghĩa bản chất của đồng tiền (như tiền gửi, token kỹ thuật số và tiền mặt) dựa trên 4 trục. Việc phân chia biểu đồ được dựa trên 4 thuộc tính là nhà phát hành (Ngân hàng Trung ương hoặc các tổ chức khác); hình thái (kỹ thuật số hay vật lý); khả năng tiếp cận (rộng rãi hay hạn chế) và công nghệ (token hay account-based). Tiền mặt và nhiều đồng tiền kỹ thuật số thuộc về loại token-based [1] và số dư tài trong các tài khoản tại các ngân hàng thương mại và Ngân hàng Trung ương là loại dựa trên tài khoản (account-based [2]).

Dựa trên định nghĩa của BIS, 3 phân vùng màu xám có thể được coi như tiền nằm trong định nghĩa của CBDC:

(i) Central Bank Accounts (General Purpose): Một hình thái phổ biến rộng rãi (wide accessible) của CBDC, trong đó mỗi tài khoản Ví của người dùng cuối được mở tại Ngân hàng Trung ương.

(ii) Central Bank Digital Tokens (General Purpose): Một hình thái phổ biến rộng rãi khác của CBDC, tuy nhiên loại hình này được phát hành dựa trên mô hình token-based hay còn gọi là tiền kỹ thuật số. Loại hình CBDC này có cách thức phân phối và thực thi giao dịch khác biệt so với mạng lưới ngân hàng truyền thống.

(iii) Central Bank Digital Tokes (Wholesale Only): Loại hình thứ ba này là loại tiền tệ kỹ thuật số được phát hành trong một phạm vi giới hạn với mục đích để thanh toán theo lô (ví dụ như dùng trong hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, hệ thống quyết toán chứng khoán,…).

Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu tiền kỹ thuật số của PBoC - Di Gang đã tuyên bố, loại tiền kỹ thuật số đang được phát triển sẽ rơi vào loại 1 và 2 thuộc sơ đồ (Hình 1). Qua đó có thể nhận thấy, đồng CBDC của PBoC sẽ mang 2 tính chất quan trọng là được phát hành bởi Ngân hàng Trung ương và phát hành rộng rãi.

Cấu trúc vận hành

Để đảm bảo quyền lực phát hành tiền tệ và khả năng thi hành hiệu quả chính sách tiền tệ, CBDC sẽ chỉ được phát hành bởi Ngân hàng Trung ương, qua đó cho phép tính pháp lý của CBDC như một đồng tiền pháp định. Khác với Libra hay phần lớn các đồng tiền kỹ thuật số khác (được quản lý và vận hành bởi các cộng đồng phân tán), Ngân hàng Trung ương Trung Quốc có sự kiểm soát tuyệt đối đối với đồng tiền kỹ thuật số của mình. (Hình 2)

PBoC sẽ phê duyệt các yêu cầu về CBDC của các ngân hàng thương mại dựa trên khoản dự trữ bắt buộc. Mô hình phát hành CBDC tương đồng với mô hình cấp hạn mức trên các hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng, chỉ khác ở điểm thay vì là đồng tiền pháp định (legal tender), mô hình này cấp vốn dưới dạng tiền kỹ thuật số.

Đồng CBDC của Trung Quốc được dự đoán sẽ hoạt động với cấu trúc 2 cấp, bao gồm 2 lớp như sau:

- Lớp thứ nhất: Thể hiện sự tương tác trực tiếp giữa các ngân hàng thương mại và PBoC. PBoC sẽ chỉ phát hành CBDC thông qua các tổ chức này. Trước mắt, các tổ chức này bao gồm: China Construction Bank, The Industrial and Commercial Bank of China, The Bank of China, The Agricultural Bank of China và 3 công ty là Union Pay, Alibaba và Tencent.

- Lớp thứ hai: Thể hiện sự tương tác giữa các tổ chức trung gian và người dùng cuối (người dân và doanh nghiệp). Các tổ chức trung gian có trách nhiệm phân phối và đảm bảo lưu hành CBDC trong xã hội. Quy trình nộp và rút CBDC cũng sẽ tương tự như quy trình nộp, rút tiền của các ngân hàng thương mại. (Hình 3)


Bằng việc thực hiện cấu trúc 2 cấp như trên, PBoC sẽ đạt được mục tiêu thay thế tiền giấy mà không làm ảnh hưởng đến nghiệp vụ phát hành tiền tệ và hệ thống lưu hành tiền tệ hiện tại (cũng dựa trên cấu trúc 2 cấp - ngân hàng thương mại nhận vốn từ NHTW).

Các tính chất tài chính

1. Đồng CBDC với mục tiêu thay thế tiền mặt

Hiện nay có thể dự đoán PBoC đang đặt mục tiêu thay thế số cung tiền M0 (tổng lượng tiền mặt) bằng đồng CBDC với 3 ứng dụng (i) thanh toán bán lẻ; (ii) bù trừ liên ngân hàng và (iii) thanh toán xuyên biên giới (đồng CBDC có thể tăng cường tốc độ và giảm chi phí đáng kể cho các giao dịch thanh toán xuyên biên giới.

Ngoài ra, hệ thống CBDC có (i) chi phí vận hành thấp hơn nhiều so với hệ thống dựa trên tiền mặt (bao gồm các chi phí in, đúc tiền, vận hành, duy trì,..) và (ii) khả năng phòng chống rửa tiền và giảm thiểu hành vi vi phạm pháp luật tốt hơn do việc xác minh toàn bộ người dùng cuối và khả năng truy soát tất cả mọi giao dịch. Phó Vụ trưởng Vụ Thanh và Quyết toán của PBoC cũng đã nêu: “rủi ro của tiền mặt trong rửa tiền và các hoạt động phi pháp khác là cao”.

Tóm lại, PBoC coi thiết kế của đồng CBDC của Trung Quốc là một phiên bản nâng cấp của số cung tiền M0 với nhiều chức năng hơn và khả năng phòng chống rửa tiền, giao dịch bất hợp pháp tốt hơn.

2. Hệ thống dự trữ toàn bộ (full-reserve system)

Khác với mô hình “dự trữ một phần” trong hệ thống ngân hàng truyền thống, đồng CBDC của Trung Quốc sẽ yêu cầu các tổ chức tín dụng duy trì tỷ lệ dữ trự 100% (thông qua cơ chế chuyển đổi từ tiền pháp định sang CBDC như đã nêu ở mục trên). Do đó, đồng CBDC sẽ không có số nhân tiền mà chỉ đóng vai trò là trung gian giữa (i) PBoC và các ngân hàng thương mại; (ii) giữa các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp, người dùng cuối.

Do đồng CBDC có mục tiêu là thay thế M0, đồng tiền này sẽ không bị phát hành quá mức (over-issued) mà chỉ được phát hành đúng theo quy trình phát hành tiền giấy với hệ thống ngân hàng thương mại phải duy trì giấy tờ có giá tại NHTW.

Do đó, các công cụ chính sách tiền tệ sẽ không bị tác động và đồng tiền kỹ thuật số này sẽ không có tác động xấu đến chính sách tiền tệ của PBoC. Thêm nữa, đồng CBDC còn làm tăng thêm sức ảnh hưởng của PBoC trên thị trường tài chính.

3. Tính chất mang lãi suất (interest-bearing)

Đồng CBDC sẽ không phát sinh bất kỳ khoản lãi nào của NHTW khi không nằm trong các tổ chức tín dụng. Bằng cách này, đồng CBDC không cạnh tranh với tiền gửi ngân hàng và sẽ không có tác động đến mặt này của nền kinh tế. Lý do cho việc này là tài sản có thanh khoản tốt nhất và rủi ro thấp nhất ngoài tiền mặt là tiền gửi ngân hàng, trường hợp NHTW chi trả lãi suất cho người nắm giữ CBDC thì sẽ gây nên các biến động phát sinh đối với thị trường tài chính (ví dụ như người dân không gửi tiền vào ngân hàng thương mại mà giữ trong Ví riêng) do CBDC có thanh khoản tốt hơn tiền gửi ngân hàng.

Mô hình kỹ thuật

Nội dung này thu thập từ các đề xuất thiết kế ban đầu cùng tài liệu nghiên cứu của PBoC và một số viện nghiên cứu độc lập khác.

a. Cơ chế ẩn danh có kiểm soát (Manageable anonymity mechanism)

Đồng CBDC của Trung Quốc sẽ được thiết kế cho phép chuyển tiền trực tiếp giữa hai đối tác mà không cần tài khoản ngân hàng (khác so với các hệ thống thanh toán và chuyển khoản truyền thống tài các quốc gia khác).

Mục tiêu cuối cùng của CBDC là thay thế giao dịch của tiền mặt trong khi vẫn giữ tính chất “ẩn danh có kiểm soát”. Cụ thể là tại lớp thứ 1 của mạng lưới CBDC, các tổ chức tín dụng cần phải đăng ký quản lý trong khi các giao dịch tại lớp thứ 2 sẽ có thể ẩn danh dưới góc nhìn của người sử dụng. Quan chức của PBoC tin rằng việc này sẽ có lợi cho việc lưu hành và giao dịch quốc tế của đồng Nhân dân tệ.

b. Ứng dụng thuật toán mã hóa

Trong báo cáo nghiên cứu Viện nghiên cứu tiền tệ kỹ thuật số của PBoC năm 2018, đồng CBDC của Trung Quốc sẽ được lưu trữ trong các ví kỹ thuật số dưới dạng sổ cái phân tán và được phê duyệt bởi các thuật toán mã hóa và đồng thuận (consensus).

Mô hình được đề xuất của đồng CBDC được thể hiện theo:

EXPCBDC=Sign(Crypto(ATTR))

ATTR ∈ {id,value,owner,issuer, ExtSet}.

EXPCBDC là biểu thức mã hóa của CBDC.

ATTR thể hiện bộ thuộc tính trong biểu thức, bao gồm id của người sử dụng, value = giá trị số tiền, owner = thông tin chủ sở hữu, issuer = thông tin của nhà phát hành, ExtSet = thuộc tính phụ (có khả năng mở rộng).

Crypto là hàm mã hóa của bộ thuộc tính.

Sign là hàm ký.

Quy trình cơ bản là mã hóa thông tin metadata, sau đó thực hiện ký điện tử và xuất ra chuỗi mã hóa đầu ra của đồng CBDC.

Liên quan đến Ví kỹ thuật số của đồng CBDC, hiện tại chưa có thông tin nào liên quan đến vận hành của Ví. Tuy nhiên có thể dự đoán được là Ví của đồng CBDC có thể sẽ được sử dụng trên các thiết bị di động, máy tính hay thẻ vật lý.

c. Chưa có lộ trình kỹ thuật cụ thể, blockchain sẽ là một trong những phương án

Theo Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán và Quyết toán của PBoC, lớp thứ nhất của mạng lưới sẽ được vận hành trên mạng lưới với công nghệ sổ cái phân tán. Tuy nhiên, chưa rõ lớp thứ hai sẽ được xây dựng trên nền tảng blockchain hay không. Do nhiệm vụ vận hành lớp thứ hai được giao cho các tổ chức tín dụng, có khả năng đồng CBDC của Trung Quốc có thể được chạy trên nhiều mạng lưới cùng một lúc.

Mục tiêu của mạng lưới 2 lớp hỗ trợ cho nền tảng CBDC là đạt được tốc độ xử lý ít nhất 300.000 giao dịch mỗi giây. Hiện tại, chưa có hệ thống blockchain đã hoạt động thực tế nào đạt được yêu cầu xử lý như trên. Tuy nhiên, tốc độ xử lý này có thể đạt được với cơ chế “chuyển tiếp ngoài chuỗi, hạch toán trên chuỗi” (cơ chế luân chuyển tin điện giữa các node bằng một hệ thống khác song song với blockchain, sau đó các node đẩy hạch toán lên chain).

d. Khả năng tích hợp Hợp đồng thông minh

PBoC tiết lộ rằng đồng CBDC của mình có thể được vận hành với hợp đồng thông minh, nhưng sẽ không áp dụng các hợp đồng mà cung cấp các chức năng vượt quá “các yêu cầu cơ bản về tiền tệ” (basic monetary requirements). Điều này có thể do các lo ngại rằng, các chức năng vượt quá sẽ thêm các giá trị bổ sung cho đồng CBDC và làm biển đổi tính chất đồng CBDC thành một loại chứng khoán hay giấy tờ có giá, từ đó làm giảm tính ổn định và thanh khoản của nó.


Tuy nhiên, định nghĩa về “các yêu cầu cơ bản về tiền tệ” chưa được ban hành. Trong nghiên cứu năm 2017 của Yao Qian (cựu giám đốc của Viện nghiên cứu tiền kỹ thuật số của PBoC) đã nêu: “tiền kỹ thuật số của NHTW phải có khả năng lập trình và mở rộng”. Thêm nữa, nếu đồng tiền kỹ thuật số được tích hợp thêm hợp đồng thông minh giúp cho việc thanh toán tự động và tin cậy hơn, thì điều này sẽ định hướng rõ ràng cho việc phát triển một đồng tiền kỹ thuật số pháp định.

e. Cách tiếp cận “một đồng tiền, hai trung tâm lưu ký và ba trung tâm”

Trong nghiên cứu năm 2018 của mình, Yao Qian mô tả rằng tiền kỹ thuật số của NHTW sẽ được xây dựng theo cách tiếp cận “một đồng tiền, hai trung tâm lưu ký và ba trung tâm”, cơ chế tiếp cận này có thể được giải thích như sau:

(i) “Một đồng tiền”: Là đồng CBDC của Trung Quốc.

(ii) “Hai trung tâm lưu ký”: Là cơ sở dữ liệu phát hành của Ngân hàng Trung ương và cơ sở dữ liệu của Ngân hàng thương mại, bao gồm cả các Ví kỹ thuật số được sử dụng bởi các cá nhân và doanh nghiệp.

(iii) “Ba trung tâm”: Là ba trung tâm phê duyệt, đăng ký và phân tích dữ liệu lớn:

- Trung tâm phê duyệt: PBoC sẽ xây dựng một trung tâm quản lý thông tin tổ chức tín dụng và người dùng cuối [3]. Tuy nhiên trong giai đoạn đầu của hệ thống, PBoC có thể sẽ chỉ phê duyệt và vận hành thông tin của các tổ chức tín dụng. Trong tương lại, việc phê duyệt người dùng cuối có thể được xây dựng dựa trên các công nghệ như IBC (identification-based cryptography).

- Trung tâm đăng ký: Ghi nhận thông tin định danh của mỗi đơn vị đồng CBDC và người sở hữu tương ứng; hoàn thiện đăng ký CBDC đối với các nghiệp vụ: phát hành, chuyển khoản và mua lại.

- Trung tâm phân tích dữ liệu lớn: hoạt động với mục tiêu phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố, phân tích hành vi thanh toán, theo dõi thời gian thực các chỉ số quản lý,… (Hình 4)

f. Bảo mật và riêng tư

Ba trung tâm được thiết kế để đảm bảo các giao dịch CBDC của Trung Quốc được ẩn danh đối với góc nhìn của người sử dụng, trong khi vẫn phòng chống được rửa tiền, tài trợ khủng bố và trốn thuế. Các tổ chức tín dụng tài lớp thứ 2 sẽ có khả năng đóng băng ngay lập tức bất kỳ đồng CBDC hay tài khoản nào nếu liên quan đến các giao dịch đáng ngờ trên mạng lưới.

Theo phiên bản năm 2018 của Yao Qian, trong biểu thức của đồng CBDC chứa User Id và thông tin về chủ sở hữu, theo mô tả này thì mỗi khi phát sinh một giao dịch CBDC, hệ thống sẽ sinh ra một chuỗi CBDC mới chứa thông tin định danh của chủ sở hữu mới.

Kể cả khi giao dịch được ẩn danh ở mức người dùng cuối, nhà quản trị vẫn có thể truy xuất ra toàn bộ lịch sử giao dịch của mỗi đồng CBDC đơn lẻ.

Lợi ích đồng tiền kỹ thuật số riêng của một quốc gia đem lại

Theo nghiên cứu về đồng CBDC của Trung Quốc, đồng tiền pháp định kỹ thuật số được phát hành bởi một quốc gia đảm bảo 1:1 bởi dữ trữ của các ngân hàng thương mại, nó hướng đến mục tiêu thay thế cung tiền M0 thông qua việc số hóa tiền mặt. Một số tính năng chủ yếu của đồng tiền phát hành riêng của quốc gia này này là khả năng ẩn danh, mã hóa và khả năng chuyển tiền không cần thông qua tài khoản ngân hàng (nhưng vẫn cần KYC).

Theo góc nhìn của PBoC, đồng tiền kỹ thuật số này sẽ đem lại các lợi ích như:

(i) Khả năng tính toán chính xác hơn các chỉ tiêu như tỷ lệ lạm phát và các tiêu chí kinh tế vĩ mô khác.

(iii) Tăng khả năng thu thập dữ liệu thời gian thực như việc phát hành, ghi sổ và lưu hành của tiền, góp phần làm tăng sức mạnh cho các công cụ chính sách tiền tệ và hỗ trợ nhà hoạch định chính sách.

(iii) Nâng cao khả năng phòng chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và trốn thuế thông qua hoạt động của Trung tâm dữ liệu lớn.

(iv) Giảm bớt việc cung cấp thông tin, báo cáo giữa các tổ chức tín dụng và nhà quản lý (do các thông tin đã được minh bạch và các hệ thống được tích hợp).

Về tổng thể, đồng tiền riêng của mỗi quốc gia sẽ có khả năng thực thi chính sách tiền tệ hiệu quả hơn và nắm quyền kiểm soát tốt hơn trên toàn bộ nền kinh tế số. Tuy nhiên, báo cáo này mới chỉ nằm ở mức độ khái quát, còn rất nhiều vấn đề cần tìm hiểu sâu hơn như việc quản lý và vận hành các giao dịch xuyên biên giới.

[1]. Mô hình tiền tệ hay các hệ thống thanh toán token-based dựa vào các bên tham gia để xác thực tính hợp lệ của giao dịch thanh toán hay chuyển tiền. Mô hình này thường được xây dựng kèm với công nghệ Sổ cái phân tán (DLT) hoặc/ và Chuỗi khối (Blockchain).

[2].Trong các mô hình dựa trên tài khoản, danh tính của mỗi người chủ sở hữu tài khoản được xác minh bởi các tổ chức tín dụng.

[3]. Các ngân hàng thương mại sẽ là đơn vị ghi nhận thông tin của người dùng cuối. Tuy nhiên theo Fan Yifei (Phó Thống đốc PBoC) tuyên bố rằng cơ sở dữ liệu của Ngân hàng Trung Ương cũng sẽ lưu trữ toàn bộ thông tin của người sử dụng. Để giảm thiểu áp lực cho các hệ thống của Ngân hàng thương mại, việc đồng bộ dữ liệu có thể được thực hiện theo cơ chế bất đồng bộ (asynchronous).

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

- Central bank digital currencies, BIS, Tháng 3/2018.

- https://www.chainnews.com/articles/176343895374.htm.

- https://www.chainnews.com/articles/761536251153.htm.

- https://www.chainnews.com/articles/761536251153.htm.

ThS. Trần Linh

Nguồn: Chuyên đề THNH số 7/2019

https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong xu hướng chuyển đổi số ngành Ngân hàng

Pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong xu hướng chuyển đổi số ngành Ngân hàng

Chuyển đổi số mang lại cơ hội phát triển cho ngành Ngân hàng nhưng cũng làm gia tăng rủi ro xâm phạm dữ liệu cá nhân. Dù pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân đã có cải thiện, nhưng vẫn tồn tại nhiều bất cập. Bài viết phân tích thực trạng pháp lý hiện nay và đề xuất giải pháp hoàn thiện phù hợp với xu hướng chuyển đổi số.
Đề xuất xây dựng các mô hình tài chính phi tập trung trong trung tâm tài chính Thành phố Hồ Chí Minh

Đề xuất xây dựng các mô hình tài chính phi tập trung trong trung tâm tài chính Thành phố Hồ Chí Minh

Bài viết nghiên cứu tổng quan về tài chính phi tập trung và các mô hình phổ biến, phân tích lợi ích, thách thức, đồng thời đề xuất mô hình phù hợp để phát triển Thành phố Hồ Chí Minh thành trung tâm tài chính quốc tế có sức cạnh tranh khu vực và toàn cầu.
Siêu ứng dụng trong ngành Ngân hàng: Cơ hội và thách thức

Siêu ứng dụng trong ngành Ngân hàng: Cơ hội và thách thức

Siêu ứng dụng và hệ sinh thái ngân hàng không chỉ là xu hướng công nghệ mà đang tái định hình căn bản ngành tài chính - ngân hàng, với mục tiêu mang lại trải nghiệm tích hợp, cá nhân hóa và bao trùm. Mặc dù mở ra tiềm năng lớn trong việc mở rộng khả năng tiếp cận dịch vụ và thúc đẩy đổi mới, tuy nhiên, sự kết hợp này cũng đặt ra những câu hỏi quan trọng trong tương lai.
Chuyển đổi số ngân hàng và bài toán an ninh, an toàn thông tin

Chuyển đổi số ngân hàng và bài toán an ninh, an toàn thông tin

Thời gian qua, ngành Ngân hàng đã nỗ lực không ngừng và phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan trong công cuộc chuyển đổi số và đã đạt được nhiều thành quả quan trọng. Bên cạnh đó, ngành Ngân hàng cũng gặp những thách thức không nhỏ trong việc đảm bảo an ninh, an toàn thông tin và bảo mật dữ liệu. Thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tiếp tục hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật theo hướng thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đồng thời tăng cường hợp tác các tổ chức tài chính quốc tế trong nghiên cứu, thử nghiệm và áp dụng các công nghệ mới.
GenAI - Tương lai cá nhân hóa dịch vụ khách hàng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

GenAI - Tương lai cá nhân hóa dịch vụ khách hàng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

GenAI đang mở ra những cơ hội chưa từng có trong việc cá nhân hóa dịch vụ khách hàng tại các ngân hàngViệt Nam. Mặc dù vẫn còn nhiều thách thức trong việc triển khai GenAI, tuy nhiên, các ngân hàng Việt Nam đang dần vượt qua những rào cản này để tận dụng tiềm năng to lớn của GenAI trong cung cấp các sản phẩm, dịch vụ. Với sự phát triển của công nghệ và sự chuyển đổi số mạnh mẽ trong ngành Ngân hàng, GenAI hứa hẹn sẽ mang lại những trải nghiệm khách hàng cá nhân hóa tiên tiến, góp phần nâng cao sự hài lòng của khách hàng, tăng cường lòng trung thành và thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho các ngân hàng trong kỷ nguyên số.
Nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và ảnh hưởng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, khách hàng ngày càng mong muốn nhiều hơn sự cách tân, đổi mới đến từ các ngân hàng. Do đó, đổi mới sáng tạo không chỉ là yếu tố cần thiết để các ngân hàng thương mại Việt Nam nâng cao hiệu quả hoạt động và cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng, mà còn là chìa khóa để duy trì năng lực cạnh tranh trong nước và quốc tế, từ đó nâng cao vị thế của ngành Ngân hàng Việt Nam trong nền kinh tế số.
AI Agent: Xu hướng công nghệ mới, thực tiễn quốc tế và giải pháp áp dụng trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam

AI Agent: Xu hướng công nghệ mới, thực tiễn quốc tế và giải pháp áp dụng trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam

AI Agent không chỉ là một xu hướng công nghệ mà còn là động lực quan trọng để các ngân hàng thích nghi và phát triển trong thời đại số hóa.
Chuyển đổi số tại các ngân hàng thương mại - Kinh nghiệm một số nước và khuyến nghị cho Việt Nam

Chuyển đổi số tại các ngân hàng thương mại - Kinh nghiệm một số nước và khuyến nghị cho Việt Nam

Chuyển đổi số trong ngành Ngân hàng không chỉ đơn thuần là việc tích hợp công nghệ số vào mọi khía cạnh của hoạt động, mà còn là quá trình thúc đẩy sự thay đổi và cải thiện toàn diện. Qua đó, ngân hàng không chỉ tạo ra các phương pháp mới hoặc điều chỉnh các quy trình kinh doanh, mà còn tạo điều kiện cho việc thay đổi văn hóa tổ chức và cải thiện trải nghiệm của khách hàng.
Xem thêm
Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Ngày 4/5, Tổng Bí thư Ban Chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Tô Lâm đã có bài viết, trong đó nêu rõ các yêu cầu mục tiêu; những nhiệm vụ, giải pháp cơ bản để đưa Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/04/2025 của Bộ Chính trị vào cuộc sống, mang lại những kết quả thiết thực trong đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 94/2025/NĐ-CP quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng.
Cấp thiết hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon

Cấp thiết hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số và quá trình chuyển đổi xanh, vấn đề đặt ra hiện nay là liệu các loại tài sản mới như tài sản số, tín chỉ carbon có thể và sẽ được chấp nhận như thế nào với vai trò là tài sản bảo đảm cho khoản vay tại các tổ chức tín dụng ở Việt Nam. Các chuyên gia trong nước và quốc tế đều cùng chung nhận định đó là cần sớm hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon tại Hội thảo “Tài sản bảo đảm ngân hàng - Những vấn đề quan tâm hiện nay” do Thời báo Ngân hàng tổ chức ngày 28/4/2025.
Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, để đạt được sự phát triển bền vững và hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, việc chuyển đổi mô hình kinh tế từ tuyến tính truyền thống sang nền kinh tế tuần hoàn là hướng đi đúng đắn, phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Trong bối cảnh các chính sách thuế quan và các biện pháp thương mại quốc tế đang thay đổi nhanh chóng, doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những chiến lược linh hoạt và kịp thời để đối phó với những thách thức, đồng thời tận dụng các cơ hội từ thị trường nội địa và quốc tế.
Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đối với Việt Nam, CBDC có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống thanh toán, tăng cường tài chính toàn diện và nâng cao hiệu quả giám sát tiền tệ. Tuy nhiên, để triển khai thành công, cần có một chiến lược rõ ràng, bao gồm: Xác định rõ mục tiêu của CBDC, xây dựng khung pháp lý toàn diện, đầu tư vào hạ tầng công nghệ, thử nghiệm các mô hình triển khai phù hợp và thúc đẩy hợp tác quốc tế để đảm bảo tính tương thích với hệ thống tài chính toàn cầu.
Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực  truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Chuyển đổi số mang lại cơ hội cũng như thách thức lớn đối với hoạt động truyền thông, báo chí ngành Ngân hàng Việt Nam. Việc áp dụng công nghệ không chỉ giúp báo chí gia tăng khả năng truyền tải thông tin, mà còn làm thay đổi phương thức quản lý, sản xuất và phân phối tin tức. Điều này đòi hỏi báo chí ngành Ngân hàng phải đổi mới mô hình tổ chức, bảo đảm tính linh hoạt và sáng tạo.
Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Chính quyền Mỹ cho biết, khi xác định mức thuế quan đối ứng cho mỗi quốc gia, họ không chỉ xem xét thuế nhập khẩu mà còn các hoạt động khác mà họ cho là không công bằng, bao gồm thuế giá trị gia tăng, trợ cấp của chính phủ, chiến lược thao túng tiền tệ, chuyển nhượng công nghệ và các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hòa cùng xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đã từng bước tiếp cận và áp dụng các Hiệp ước vốn Basel. Hiện nay, Việt Nam đã có hơn 20 NHTM áp dụng Basel II và 10 NHTM tiên phong áp dụng Basel III. Đây là bước tiến quan trọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam nhằm đáp ứng các chuẩn mực và quy định quốc tế.

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng

Thông tư số 64/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 56/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc