
Hội nghị đối thoại các bài học kinh nghiệm trong việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài, hòa giải và đề xuất hoàn thiện pháp luật
Ngày 12/8/2023, tại Hà Nội, trên cơ sở phê duyệt của Bộ Tư pháp (Ban Quản lý Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp giai đoạn 2021 - 2025), Trung tâm Trọng tài giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế Khu vực châu Á - Thái Bình Dương (PACC) phối hợp với Trường Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội (FBU) và Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị đối thoại các bài học kinh nghiệm trong việc giải quyết tranh chấp thương mại được giải quyết bằng trọng tài, hòa giải thương mại và đề xuất, kiến nghị hoàn thiện pháp luật. TS. Trương Hồng Hải - Viện trưởng Viện Pháp luật Kinh tế, FBU và TS. Nguyễn Hồng Thái - Phó Chủ tịch PACC đồng chủ trì Hội nghị.
TS. Trương Hồng Hải - Viện trưởng Viện Pháp luật Kinh tế, FBU phát biểu khai mạc Hội nghị
Phát biểu khai mạc Hội nghị, TS. Trương Hồng Hải - Viện trưởng Viện Pháp luật Kinh tế, FBU cho hay, kể từ trước khi Luật Trọng tài thương mại năm 2010 được ban hành và có hiệu lực cho tới nay, số lượng trung tâm trọng tài cũng như số lượng trọng tài viên ở Việt Nam đã tăng đáng kể, điều đó góp phần đáp ứng tốt các yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu, rộng trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, hiện tại, Luật Trọng tài thương mại năm 2010 đã dần bộc lộ một số bất cập cần được nghiên cứu, đánh giá một cách toàn diện thực trạng pháp luật về trọng tài thương mại, hòa giải hiện hành, qua đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật.
TS. Nguyễn Hồng Thái - Phó Chủ tịch PACC phát biểu tại Hội nghị
Tại Hội nghị, TS. Nguyễn Hồng Thái - Phó Chủ tịch PACC chia sẻ, theo thống kê sơ bộ, trong 10 năm (2011 - 2020), các Trung tâm trọng tài đã giải quyết được khoảng 2.900 vụ tranh chấp. Không những số lượng vụ việc trọng tài thụ lý tăng lên mà các lĩnh vực tranh chấp ngày càng đa dạng, phong phú hơn, tuy nhiên chủ yếu vẫn xuất phát từ các giao dịch mua bán hàng hóa. Bên cạnh đó, phương thức giải quyết tranh chấp bằng hòa giải cũng chưa được nhiều doanh nghiệp chú ý bởi họ cho rằng, hòa giải không có quy định và cơ chế ràng buộc thi hành đối với các bên.
Toàn cảnh Hội nghị
Một số vấn đề lớn được thảo luận, thống nhất tại Hội nghị bao gồm: Thống nhất khẳng định và làm rõ thêm về phương diện lí luận và thực tiễn về vai trò, ưu điểm của việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, hòa giải; đánh giá những điểm tiến bộ cùng các bất cập, tồn tại trong quy định pháp luật hiện hành về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, hòa giải; làm rõ những khó khăn, bất cập và nguyên nhân vấn đề trong thực tiễn áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, hòa giải.
Tại phiên thảo luận của Hội nghị, các chuyên gia, đại biểu thảo luận về quy định pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, hòa giải, từ đó rút ra các bất cập, hạn chế còn tồn đọng cũng như bài học kinh nghiệm trong công tác giải quyết tranh chấp. Bên cạnh đó, một số vấn đề nghiên cứu, tham mưu cụ thể được đưa ra tại Hội thảo như: Vấn đề giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại trực tuyến trong lĩnh vực thương mại điện tử; nghiên cứu, so sánh Luật Trọng tài thương mại 2010 với Luật mẫu Uncitral về hòa giải thương mại và các khuyến nghị cho Việt Nam...
Từ đó, các đại biểu đề xuất một số khuyến nghị để hoàn thiện pháp luật, nâng cao tính khả thi trong quá trình thực thi pháp luật, tạo sự thuận lợi cho các bên trong quan hệ tranh chấp cũng như các trung tâm trọng tài và cơ quan liên quan, tạo khung hành lang pháp lý vững chắc, đồng bộ, thống nhất và phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra.
Hội nghị đã đem đến góc nhìn đa dạng về phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài, hòa giải; các đề xuất, kiến nghị được tổng hợp từ Hội nghị sẽ là cơ sở để các tham mưu, góp ý hoàn thiện chính sách pháp luật nhằm góp phần nâng cao năng lực hoạt động trong việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài, hòa giải.
Một số hình ảnh tại Hội nghị:
Hương Linh
Tin bài khác


Thúc đẩy tín dụng xanh mở đường cho khu công nghiệp xanh

Những thách thức về biến đổi khí hậu và hàm ý chính sách đối với nợ công

Gợi mở hướng đi cho ngân hàng Việt vươn ra thế giới trong kỷ nguyên số

Thủ tướng: Năm 2025, dự kiến quy mô kinh tế Việt Nam trên 500 tỷ USD

Thư chúc mừng của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhân dịp kỷ niệm 74 năm thành lập ngành Ngân hàng Việt Nam

Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Bức thư gửi về quá khứ

Ổn định kinh tế vĩ mô khi tăng trưởng cao tại Việt Nam

Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Cấp thiết hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon

Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Chiến lược của các nhà đầu tư toàn cầu: Con đường gập ghềnh đến “xanh hóa”

Sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại châu Á: Vai trò của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và kinh tế vĩ mô

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam
