Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị Ngân hàng ASEAN lần thứ 47

Kinh tế - xã hội
Trong 2 ngày 23-24/11/2017, Hội nghị Hội đồng Hiệp hội Ngân hàng ASEAN (ABA) lần thứ 47 được diễn ra tại Đà Nẵng. Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) là chủ nhà đăng cai tổ chức hội nghị lần này. Hội ...
aa

Trong 2 ngày 23-24/11/2017, Hội nghị Hội đồng Hiệp hội Ngân hàng ASEAN (ABA) lần thứ 47 được diễn ra tại Đà Nẵng. Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) là chủ nhà đăng cai tổ chức hội nghị lần này.

Hội nghị Hội đồng Hiệp hội Ngân hàng ASEAN (ABA) lần thứ 47
ABA lần thứ 47 là thường niên của cộng đồng các ngân hàng trong khu vực, với sự tham dự của các đoàn đại biểu đến từ các nước ASEAN đại diện cho các ngân hàng thuộc khối ASEAN, gồm Hiệp hội Ngân hàng Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Phillippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
Tại hội nghị, các thành viên ABA tập trung thảo luận, bàn bạc nhiều chủ đề, nội dung nhận được nhiều sự quan tâm của ngân hàng các nước trong khu vực. Trong đó, có phát triển tài chính bền vững, tài chính toàn diện, ứng dụng công nghệ hiện đại, đào tạo nguồn nhân lực ngân hàng… và đưa ra các sáng kiến hợp tác cùng với kế hoạch hành động triển khai.
Phát biểu tại hội nghị, ông Lê Lương Minh, Tổng thư ký ASEAN cho rằng, trong quá trình hội nhập và việc hình thành Công động kinh tế ASEAN (AEC), nhằm xây dựng một t hị trường và cơ sở duy nhất, đồng thời đưa ASEAN hội nhập với hệ thông thương mại toàn cầu, ASEAN đã tiến hành các sáng kiến cụ thể ở cả cấp quốc gia và cấp khu vực, từ việc loại bỏ thuế nhập khẩu trong nội bộ khối ASEAN.
Đồng thời, mở cửa dần khu vực dịch vụ, đến việc đơn giản hóa các quy trình thương mại qua biên giới, hợp nhấp các quy định kỹ thuật và công nhận chung. Môi trường kinh doanh và đầu tư trong khu vực ASEAN cũng được cải thiện thông qua việc thực hiện các khuôn khổ chung, các sáng kiến thúc đẩy đổi mới và hợp tác trong các vấn đề như chính sách cạnh tranh, quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ người tiêu dùng. Sự phát triển của chuỗi giá trị toàn cầu cũng được hỗ trợ nhiều hơn thông qua việc tăng cường khả năng kết nối, bao gồm cảu thiện về vận chuyển và các mạnh lưới cơ sở hạ tầng khác…
Theo ông Minh, trong những thành tựu mà ASEAN đạt được trong những năm qua. Đặc biệt là thành tựu trong lĩnh vực thương mại và đầu tư, luôn nhận được hỗ trợ bởi hội nhập tài chính, là một thành phần thiết yếu của chương trình nghị sự hội nhập kinh tế ASEAN như được quy định rõ trong kế hoạch tổng thể xây dựng kinh tế ASEAN. Hội nhập trong lĩnh vực tài chính được thể hiện ở đặc trưng đầu tiên của AEC định hướng đến 2025 là nền kinh tế ASEAN hội nhập sâu và gắn kết cao nhằm hỗ trợ cho vận chuyển hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động có kỹ năng trong khu vực ASEAN. Từ đó, tăng cường mạng lưới sản xuất và thương mại để thiết lập thị trường thống nhất hơn cho các DN và người tiêu dùng trong khu vực. ASEAN đã xây dựng Kế hoạch hành động Chiến lược ASEAN 2016-2025 về hội nhập tài chính, nêu bật ba trụ cột chính gồm hội nhập tài chính, toàn diện tài chính và ổn định tài chính.

Phó Thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Thị Hồng tham dự Hội nghị

Ông Nguyễn Toàn Thắng – Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (bàn trên, ngoài cùng bên phải)

Nhằm định hướng phát triển tài chính toàn diện trong khu vực, Cộng đồng ASEAN đã thông qua Khuôn khổ tài chính toàn diện ASEAN. Tài chính toàn diện số được coi là yêu tố then chốt mà các nước thành viên ASEAN thuẩn luận kỹ lưỡng về sự phát triển và ảnh hưởng của các giải pháp đối với bối cảnh tài chính trong khu vực.
Theo các chuyên gia, hệ thống ngân hàng của các thành viên ASEAN có sự phát triển vượt bậc, bắt kịp với sự phát triển và hội nhập toàn cầu. Nhiều chuẩn mực tài chính ngân hàng đã được hình thành và áp dụng. Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng các nước trong khu vực cũng cần hoàn thiện để hội nhập, bắt kịp thời kỳ công nghiệp 4.0 để đáp ứng các dịch vụ của khách hàng như dịch vụ vốn, tiền gửi, thanh toán…
Đặc biệt, thách thức lớn đối với các ngân hàng là rủi ro về địa chính trị. Theo đại diện Moody’s, môi trường kinh doanh của các ngân hàng khu vực ASEAN có nhiều sự tương đồng nhau. Do đó, thách thức lớn nhất là đối mặt với rủi ro về địa chính trị, sự dịch chuyển chính sách trong trung và ngắn hạn. Các mối quan hệ song phương sẽ bị gián đoạn, làm ảnh hưởng để hệ thống ngân hàng khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Do đó, hệ thống các ngân hàng trong khu vực cần có sự chủ động trong hoạch định chiến lược kinh doanh, cần tăng cường ổn định hệ thống và tích cực hợp tác giữa các ngân hàng trong khu vực.
Với tư cách là thành viên chủ trì hội nghị, Phó thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Thị Hồng đã có bài phát biểu trước hội nghị chính thức. Theo Phó thống đốc Nguyễn Thị Hồng, kinh tế toàn cầu đã chứng kiến những tăng trưởng đáng kể trên diện rộng kể từ đầu thập kỷ và khu vực ASEAN cũng nằm trong xu hướng phục hồi kinh tế chung của thế giới.

Phó thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Thị Hồng phát biểu

Tuy nhiên, Phó thống đốc cho rằng, quá trình phục hồi mới chỉ bắt đầu và để vượt qua khủng hoảng là không dễ dàng. Thời gian tới, động lực phục hồi kinh tế sẽ hứa hẹn mang lại nhiều việc làm hơn. Song song với đó, vẫn tồn tài nhiều bất ổn và rủi ro hậu khủng hoảng cần quan tâm như việc dừng triển khai các chính sách kích cầu từ các NHTW sẽ tạo biến động trong giá tài sản và việc luân chuyển vốn giữa các quốc gia có mức độ phát triển khác nhau; chủ nghĩa bảo hộ thương mại gia tăng sẽ khiến viễn cảnh xuất khẩu kém tích cực, luồng vốn FDI giảm cũng như gia tăng nguy cơ gây đổ vỡ các mô hình thương mại đa phương…
Với diễn biến như vậy, Phó thống đốc Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh, để bước tiếp chặng đường mới, vai trò ngành ngân hàng trong khu vực ASEAN càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Bởi lẽ, ngành ngân hàng sẽ vừa đảm nhiệm trọng trách làm cầu nối trong các nên kinh tế để thúc đẩy tăng trưởng trong bối cảnh mới. Đồng thời, vừa phải đảm bảo lĩnh vực ngân hàng tiếp tục hoạt động trên cơ sở lành mạnh, quản trị tốt và bền vững để đối phó với mọi rủi ro tiềm năng.
Để phát huy hiệu quả hợp tác, Phó thống đốc cũng kêu gọi sự liên kết mạnh mẽ hơn nữa giữa khu vực tư nhân với Chính phủ và giữa các ngân hàng với doanh nghiệp trong khu vực ASEAN. Qua đó, cùng nhau đồng hành kiếm tìm các cơ hội mới; tạo liên kết khu vực trong lĩnh vực tài chính ngân hàng hướng tới hiện thực hóa các mục tiêu dài hạn về tăng trưởng bền vững và hiệu quả trong khu vực.

Theo sbv.gov.vn

https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Định vị lại vai trò của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu: Phân tích từ góc độ chuyển dịch dòng vốn FDI giai đoạn 2021 - 2025

Định vị lại vai trò của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu: Phân tích từ góc độ chuyển dịch dòng vốn FDI giai đoạn 2021 - 2025

Trước bối cảnh tái cấu trúc mạnh mẽ của chuỗi giá trị toàn cầu, Việt Nam cần định vị lại vai trò của mình thông qua việc tận dụng FDI như một công cụ chiến lược để nâng cấp vị thế. Nghiên cứu cho thấy FDI đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch sang công nghệ cao và tạo lan tỏa công nghệ, nhưng vẫn còn hạn chế do phụ thuộc vào gia công và thị trường xuất khẩu. Việt Nam cần ưu tiên thu hút FDI vào R&D, đa dạng hóa thị trường và nâng cấp hạ tầng để đạt được vị thế bền vững hơn trong GVCs.
Kinh tế tư nhân: Động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Kinh tế tư nhân: Động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập và chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường hiện đại, khu vực kinh tế tư nhân được xác định là động lực quan trọng nhất cho sự phát triển đất nước. Bài viết phân tích quá trình nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam và thực tiễn phát triển kinh tế tư nhân thời gian qua, đồng thời đưa ra khuyến nghị chính sách nhằm thúc đẩy khu vực này phát triển mạnh mẽ hơn trong giai đoạn mới.
Thúc đẩy sức mạnh nội sinh từ phong trào thi đua

Thúc đẩy sức mạnh nội sinh từ phong trào thi đua

Với quyết tâm chính trị cao cùng sự thấm nhuần sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác thi đua là yêu nước, càng khó khăn thì càng phải thi đua, toàn hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội đoàn kết, linh hoạt, sáng tạo, quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được Đảng và Nhà nước giao.
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết số 66 và Nghị quyết số 68

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết số 66 và Nghị quyết số 68

Ngày 18/5/2025 đã diễn ra Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân. Tổng Bí thư Tô Lâm có phát biểu quan trọng chỉ đạo Hội nghị. Trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Trí tuệ nhân tạo sẽ tạo nên đột phá gì cho Báo cáo Phát triển bền vững trong ngành Ngân hàng?

Trí tuệ nhân tạo sẽ tạo nên đột phá gì cho Báo cáo Phát triển bền vững trong ngành Ngân hàng?

Tất cả sẽ được trao đổi, chia sẻ tại Tọa đàm “Thực hành Báo cáo Phát triển bền vững trong lĩnh vực ngân hàng với giải pháp AI” do Thời báo Ngân hàng phối hợp với Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh quốc (ACCA) tổ chức tại Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, số 504 Xã Đàn, Phường Nam Đồng, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, ngày 21/5/2025 (thứ Tư).
Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Việt Nam đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên, nhằm tạo nền tảng vững chắc cho giai đoạn tăng trưởng hai con số từ năm 2026. Đây là một mục tiêu đầy thách thức, khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất định và tăng trưởng khu vực đang có xu hướng chậm lại, cùng với việc Hoa Kỳ thực hiện áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại, trong đó có Việt Nam. Mặc dù vậy, mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8% năm 2025 vẫn có thể đạt được, với điều kiện phải có sự điều hành chính sách linh hoạt, đồng bộ và cải cách thể chế đủ mạnh để khơi thông các điểm nghẽn về đầu tư, năng suất và thị trường…
Thúc đẩy tín dụng xanh mở đường cho khu công nghiệp xanh

Thúc đẩy tín dụng xanh mở đường cho khu công nghiệp xanh

Ngân hàng và doanh nghiệp luôn là mối quan hệ cộng sinh mật thiết. Ngân hàng và doanh nghiệp phải cùng nhận thức, cùng hành động, đồng hành để tiến tới mục tiêu chuyển đổi xanh đang rất cấp bách hiện nay. Muốn chuyển đổi xanh cần có một hệ sinh thái hỗ trợ đồng bộ từ phía Nhà nước, ngân hàng và bản thân doanh nghiệp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh một cách hiệu quả và bền vững tại Việt Nam. Đây là nhận định của các chuyên gia tại Diễn đàn “Kết nối Tín dụng Xanh - Khu công nghiệp Xanh” ngày 09/5/2025 do Thời báo Ngân hàng tổ chức tại Thành phố Đà Nẵng.
Những thách thức về biến đổi khí hậu và hàm ý chính sách đối với nợ công

Những thách thức về biến đổi khí hậu và hàm ý chính sách đối với nợ công

Biến đổi khí hậu là thách thức toàn cầu, đòi hỏi đầu tư tài chính lớn, đặc biệt từ ngân sách nhà nước và sự hỗ trợ của các nước phát triển. Việc cân bằng giữa mục tiêu khí hậu và tính bền vững nợ công là vấn đề phức tạp. Bài viết phân tích những hạn chế tài chính mà các nhà hoạch định chính sách gặp phải và đề xuất một số hàm ý chính sách.
Xem thêm
Một số phương pháp lập dự toán và lợi ích của việc lập dự toán trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Một số phương pháp lập dự toán và lợi ích của việc lập dự toán trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Trong quá trình phát triển kinh tế của lĩnh vực công cũng như lĩnh vực tư nhân, việc giới hạn nguồn lực luôn là một vấn đề nan giải đối với các nhà quản lý. Để giải quyết vấn đề này, một trong các biện pháp được áp dụng phổ biến là lập dự toán. Việc nghiên cứu, sử dụng biện pháp lập dự toán một cách hiệu quả sẽ giúp các nhà quản lý kiểm soát nguồn lực tài chính thuận lợi hơn để đạt được mục tiêu đã đề ra và xa hơn nữa có thể đạt được mục tiêu tiết kiệm, chống lãng phí.
Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng 2024: Khắc phục các hạn chế, bất cập trong việc xử lý tài sản bảo đảm và nợ xấu

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng 2024: Khắc phục các hạn chế, bất cập trong việc xử lý tài sản bảo đảm và nợ xấu

Dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Các tổ chức tín dụng là một bước tiến quan trọng trong việc hoàn thiện khung pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng xử lý tài sản và giảm thiểu nợ xấu. Những quy định mới tại Dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng không chỉ giúp cải thiện hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng mà còn góp phần thúc đẩy sự ổn định và phát triển của nền kinh tế Việt Nam.
Xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền gắn với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực tài chính, ngân hàng

Xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền gắn với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực tài chính, ngân hàng

(Chinhphu.vn) - Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Công điện số 67/CĐ-TTg ngày 19/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu triển khai thực hiện Kế hoạch xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền gắn với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý sớm đưa Việt Nam ra khỏi “Danh sách Xám”

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý sớm đưa Việt Nam ra khỏi “Danh sách Xám”

Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 và Thông tư số 09/2023/TT-NHNN ngày 28/7/2023 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) hướng dẫn một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền có vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn thực hiện các nghĩa vụ của đối tượng báo cáo. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai đã cho thấy một số nội dung cần được điều chỉnh, cập nhật để bảo đảm phù hợp hơn với thực tế, đồng thời đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quốc tế. Đây là nội dung được trao đổi, thảo luận tích cực tại Hội thảo "Lấy ý kiến đối với Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 09/2023/TT-NHNN và cập nhật, phổ biến kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền, tài trợ khủng bố" do NHNN tổ chức ngày 15/5/2025.
Chính sách tín chỉ xe điện kép để giải quyết ô nhiễm không khí ở Việt Nam

Chính sách tín chỉ xe điện kép để giải quyết ô nhiễm không khí ở Việt Nam

Nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng chính sách tín chỉ hiệu suất năng lượng và tín chỉ xe không phát thải để giảm ô nhiễm không khí. Mô hình này tạo động lực đầu tư vào xe điện, công nghệ tiết kiệm năng lượng và hạ tầng xanh. Việt Nam cần xây dựng hệ thống đánh giá tiêu thụ năng lượng và phát thải khí nhà kính của các dòng xe; quy định về cấp và giao dịch tín chỉ để hỗ trợ quá trình chuyển dịch xanh và đạt mục tiêu Net Zero.
Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Bài viết phân tích vai trò của hiểu biết tài chính trong việc truyền dẫn chính sách tiền tệ, dựa trên khảo sát của Ngân hàng Trung ương châu Âu; đồng thời, đề xuất tăng cường giáo dục và truyền thông tài chính để hỗ trợ chính sách tiền tệ và phát triển kinh tế bền vững.
Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Bài viết này tổng hợp bài học từ các nền kinh tế đã thành công vượt qua "bẫy thu nhập trung bình" như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia và Trung Quốc. Trên cơ sở đó, tác giả nêu một số khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam nhằm duy trì đà tăng trưởng, tránh rơi vào “bẫy” và hướng tới mục tiêu thu nhập cao vào năm 2045.
Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Việt Nam đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên, nhằm tạo nền tảng vững chắc cho giai đoạn tăng trưởng hai con số từ năm 2026. Đây là một mục tiêu đầy thách thức, khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất định và tăng trưởng khu vực đang có xu hướng chậm lại, cùng với việc Hoa Kỳ thực hiện áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại, trong đó có Việt Nam. Mặc dù vậy, mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8% năm 2025 vẫn có thể đạt được, với điều kiện phải có sự điều hành chính sách linh hoạt, đồng bộ và cải cách thể chế đủ mạnh để khơi thông các điểm nghẽn về đầu tư, năng suất và thị trường…
Chiến lược của các nhà đầu tư toàn cầu: Con đường gập ghềnh đến “xanh hóa”

Chiến lược của các nhà đầu tư toàn cầu: Con đường gập ghềnh đến “xanh hóa”

Bài viết phân tích chiến lược của các ngân hàng toàn cầu, sự rút lui của một số ngân hàng lớn khỏi các liên minh khí hậu và xu hướng chuyển đổi sang “tài trợ xanh” và "tài trợ chuyển đổi", trên cơ sở đó đề xuất một số hàm ý đối với Việt Nam.
Sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại châu Á: Vai trò của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và kinh tế vĩ mô

Sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại châu Á: Vai trò của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và kinh tế vĩ mô

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá tác động của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và các yếu tố kinh tế vĩ mô tới sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại tại châu Á. Nhóm nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu bảng gồm 43.232 quan sát từ 1.093 ngân hàng thương mại ở các nước châu Á trong giai đoạn quý I/2008 đến quý I/2024. Bằng cách tiếp cận theo phương pháp hồi quy 2SLS, nghiên cứu đã khắc phục được vấn đề nội sinh trong mô hình và mang lại các kết quả ước lượng vững. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa chỉ số Lerner và Z-score hay cạnh tranh thị trường có ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại.

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng

Thông tư số 64/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 56/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc