CIC nâng cao chất lượng hoạt động thông tin tín dụng

Sự kiện
Ngày 14/02/2025, Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) đã tổ chức “Hội nghị tổng kết hoạt động thông tin tín dụng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025” nhằm đánh giá những kết quả đạt được, ghi nhận những đóng góp tích cực của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD) và trao đổi, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của các đơn vị. Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.
aa

CIC nâng cao chất lượng hoạt động thông tin tín dụng
Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng phát biểu chỉ đạo Hội nghị

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng ghi nhận những nỗ lực của CIC trong năm vừa qua như việc đa dạng hóa danh mục sản phẩm, giảm phí khai thác dịch vụ, cung cấp TTTD tức thời và đối soát thông tin với cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư,… đảm bảo khắc phục được các vấn đề tồn đọng.

Phó Thống đốc đề nghị CIC cần tập trung triển khai nghiêm túc, có hiệu quả một số nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2025 như sau:

Thứ nhất, tiếp tục hỗ trợ các TCTD thực hiện Thông tư 15/2023/TT-NHNN và Quyết định 573/QĐ-NHNN; phối hợp với Cơ quan Thanh tra, Giám sát Ngân hàng (CQTTGSNH) chấn chỉnh, thực hiện kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm.

Phó Thống đốc cũng yêu cầu các Vụ, Cục, đơn vị thuộc NHNN nghiên cứu cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động TTTD. Về phía các TCTD, Phó Thống đốc yêu cầu nghiêm túc thực hiện Thông tư 15 và Quyết định 573.

Thứ hai, mở rộng thu thập bổ sung thông tin từ các nguồn dữ liệu ngoài ngành như bảo hiểm xã hội, dữ liệu thuế,… để làm giàu cơ sở dữ liệu TTTD Quốc gia.

Thứ ba, nghiên cứu phương án thuê tư vấn từ các chuyên gia nước ngoài có trình độ chuyên môn cao để xây dựng các mô hình dữ liệu mới, cải thiện chất lượng sản phẩm dịch vụ TTTD và đầu tư phát triển hệ thống dự phòng, đảm bảo các yêu cầu bảo mật, an toàn, an ninh thông tin, phù hợp với xu hướng phát triển chung của thế giới.

Thứ tư, trong thời gian vừa qua, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 57 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, đây là giải pháp căn cơ, động lực để đưa đất nước ta vươn mình. Vì vậy, Phó Thống đốc đề nghị Ban Lãnh đạo CIC tích cực nghiên cứu và triển khai Nghị quyết này. “Chúng ta sẽ không thể phát triển mạnh mẽ nếu không có năng suất lao động tổng hợp và năng suất lao động chỉ tốt nếu áp dụng công nghệ”, Phó Thống đốc nhấn mạnh.

Thứ năm, rà soát, đánh giá tác động của Luật Dữ liệu, dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, và các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động TTTD.

Thứ sáu, tiếp tục nghiên cứu về giá cả sản phẩm, tiết giảm chi phí, đưa ra các gói sản phẩm hợp lý để hỗ trợ các TCTD.

CIC nâng cao chất lượng hoạt động thông tin tín dụng
Ông Cao Văn Bình, Chủ tịch Hội đồng quản lý CIC phát biểu khai mạc Hội nghị

Phát biểu khai mạc tại Hội nghị, ông Cao Văn Bình - Chủ tịch Hội đồng quản lý CIC cho biết, trong năm 2024, Ban Lãnh đạo CIC đã bám sát Chỉ thị số 01 của Thống đốc NHNN về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2024; chỉ đạo của Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng tại Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 và các mục tiêu, nhiệm vụ trong Đề án phát triển CIC đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, gồm 05 nhiệm vụ trọng tâm được triển khai hiệu quả:

Thứ nhất, phối hợp với CQTTGSNH hoàn thiện và trình Thống đốc NHNN ban hành Quyết định số 573/QĐ-NHNN ngày 29/3/2024 về hệ thống chỉ tiêu TTTD, đảm bảo xây dựng cơ sở dữ liệu TTTD Quốc gia đáp ứng đầy đủ các tiêu chí “đúng, đủ, sạch, sống”;

Thứ hai, tăng cường kiểm soát hoạt động báo cáo của các TCTD, kịp thời đề xuất, phối hợp với CQTTGSNH trong công tác thanh tra, kiểm tra tại các TCTD, góp phần nâng cao chất lượng TTTD.

Thứ ba, tập trung nâng cấp và hoàn thiện cơ sở hạ tầng CNTT, đảm bảo luôn duy trì hệ thống hoạt động an toàn, an ninh, liên tục, thông suốt, duy trì việc cung cấp sản phẩm/dịch vụ 24/7 ngay cả trong các dịp lễ, Tết.

Thứ tư, hoàn thiện hệ thống sản phẩm, dịch vụ, đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin nhanh chóng của các TCTD, đặc biệt là nhu cầu phục vụ cho vay bằng phương thức điện tử.

Thứ năm, ban hành các chính sách giá phù hợp, khuyến khích các TCTD khai thác hiệu quả dữ liệu TTTD phục vụ hoạt động kinh doanh, góp phần giảm lãi suất cho vay, hạn chế hoạt động tín dụng đen.

CIC nâng cao chất lượng hoạt động thông tin tín dụng
Ông Lê Anh Tuấn - Phó Tổng Giám đốc CIC phát biểu tại Hội nghị

Trong báo cáo tổng kết hoạt động TTTD năm 2024, ông Lê Anh Tuấn, Phó Tổng Giám đốc CIC khẳng định cơ sở dữ liệu TTTD quốc gia do CIC quản lý đã đảm bảo hoạt động an toàn, ổn định, đáp ứng kịp thời nhu cầu khai thác dữ liệu của các đối tác trong và ngoài ngành, góp phần vào sự phát triển của hệ thống ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, CIC vẫn còn gặp một số các khó khăn trong công tác triển khai các quy định mới về hoạt động TTTD; hoạt động đầu tư, nâng cấp hạ tầng CNTT còn nhiều vướng mắc; rào cản về khuôn khổ pháp lý trong cơ chế chia sẻ thông tin làm hạn chế việc mở rộng, kết nối cơ sở dữ liệu ngoài ngành.

Hội nghị được lắng nghe thảo luận, chia sẻ thực tiễn, các kiến nghị trong công tác phối hợp với CIC nói riêng và trong hoạt động TTTD nói chung của các đại biểu là đại diện lãnh đạo đến từ một số Vụ, Cục, đơn vị của NHNN và đại diện các TCTD.

CIC nâng cao chất lượng hoạt động thông tin tín dụng
Ông Trần Trung Dũng - Quyền Tổng Giám đốc CIC

Phát biểu bế mạc tại Hội nghị, ông Trần Trung Dũng, Quyền Tổng Giám đốc CIC chia sẻ, “chúng ta đã được lắng nghe Báo cáo tổng kết hoạt động TTTD năm 2024 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2025, tham gia phiên thảo luận, trao đổi ý kiến. Thông qua Hội nghị tổng kết ngày hôm nay, CIC tiếp thu ý kiến chỉ đạo của đồng chí Phó Thống đốc, các ý kiến đóng góp của các đơn vị Vụ, Cục NHNN, các TCTD và hy vọng rằng các đơn vị đã nắm bắt được đầy đủ các thông tin chính về hoạt động TTTD, từ đó các bên cùng có sự phối hợp tốt nhất để sẵn sàng triển khai trong thời gian tới.”

Tại Hội nghị, CIC cũng công bố Quyết định vinh danh cho các TCTD thực hiện tốt hoạt động TTTD trong năm 2024, bao gồm:

CIC nâng cao chất lượng hoạt động thông tin tín dụng
05 TCTD xuất sắc trong hoạt động TTTD

CIC nâng cao chất lượng hoạt động thông tin tín dụng
10 TCTD tiêu biểu trong hoạt động báo cáo TTTD
CIC nâng cao chất lượng hoạt động thông tin tín dụng
08 TCTD tiêu biểu trong hoạt động khai thác TTTD
Theo sbv.gov.vn

Tin bài khác

Tương lai cho thế hệ vươn mình

Tương lai cho thế hệ vươn mình

Trân trọng giới thiệu bài viết "TƯƠNG LAI CHO THẾ HỆ VƯƠN MÌNH" của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm.
Dòng vốn ngân hàng hỗ trợ kinh tế tư nhân phát huy thế mạnh vai trò huyết mạch của nền kinh tế

Dòng vốn ngân hàng hỗ trợ kinh tế tư nhân phát huy thế mạnh vai trò huyết mạch của nền kinh tế

Xác định phát triển kinh tế tư nhân là chiến lược, chính sách lâu dài của quốc gia; thời gian qua, ngành Ngân hàng đã tích cực thực hiện đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng khu vực này. Đây cũng là vấn đề được các chuyên gia thảo luận tại Hội thảo “Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân” do Thời báo Ngân hàng tổ chức ngày 21/3.
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng

Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng

Trân trọng giới thiệu bài viết: "Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng" của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm.
Đẩy mạnh các giải pháp nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam

Đẩy mạnh các giải pháp nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam

Theo lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), cơ quan này đã và đang triển khai nhiều chính sách cải cách, điều chỉnh pháp lý và hợp tác với tổ chức xếp hạng quốc tế đều hướng đến mục tiêu nâng hạng TTCK từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi.
Chủ động thích ứng linh hoạt, hiệu quả với tình hình thế giới, khu vực để đạt được các mục tiêu tăng trưởng

Chủ động thích ứng linh hoạt, hiệu quả với tình hình thế giới, khu vực để đạt được các mục tiêu tăng trưởng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 10/3/2025 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để chủ động thích ứng linh hoạt, kịp thời, phù hợp, hiệu quả với tình hình thế giới, khu vực nhằm đạt được các mục tiêu tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong năm 2025 và những năm tiếp theo.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tri ân các đơn vị và cán bộ nghỉ hưu trước tuổi

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tri ân các đơn vị và cán bộ nghỉ hưu trước tuổi

Chiều 8/3, tại trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã diễn ra Lễ tri ân các đơn vị trong sắp xếp bộ máy và khen thưởng cán bộ nghỉ hưu trước tuổi. Tham dự và chủ trì buổi lễ có đồng chí Nguyễn Thị Hồng, Bí thư Đảng ủy, Thống đốc NHNN; các đồng chí Phó Thống đốc; các đồng chí đại diện lãnh đạo các tổ chức đảng, đoàn thể, đơn vị tại NHNN; lãnh đạo các chi nhánh, Vụ, Cục đã nghỉ hưu từ ngày 1/3; lãnh đạo các NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trước khi thành lập NHNN khu vực; lãnh đạo các đơn vị giải thể, hợp nhất, sáp nhập tại NHNN; đại diện lãnh đạo các ngân hàng thương mại nhà nước, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội…
Chủ động cung ứng vốn tín dụng cho sản xuất, chế biến và xuất khẩu gạo vùng ĐBSCL

Chủ động cung ứng vốn tín dụng cho sản xuất, chế biến và xuất khẩu gạo vùng ĐBSCL

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện 21/CĐ-TTg ngày 04/3/2025 về điều hành đảm bảo cân đối cung cầu lúa gạo trước diễn biến thị trường thế giới và trong nước, để kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng phục vụ sản xuất, chế biến, thu mua tạm trữ và xuất khẩu gạo, nhất là thu mua lúa hàng hóa vụ Đông Xuân 2025 tại các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có Công văn số 1595/NHNN-TD đề nghị các NHNN chi nhánh Khu vực 13, 14, 15 thực hiện một số nội dung quan trọng.
Đảng ủy NHNN làm việc với Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương tại TP. Hồ Chí Minh

Đảng ủy NHNN làm việc với Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương tại TP. Hồ Chí Minh

Ngày 6/3/2025, tại trụ sở NHNN, Thường trực Đảng ủy Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tổ chức tiếp Đoàn công tác của Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương tại TP. Hồ Chí Minh ra thăm, cảm ơn Ban Cán sự đảng NHNN trước khi đơn vị kết thúc hoạt động để thực hiện sắp xếp lại, tinh gọn tổ chức bộ máy theo Nghị quyết số 18 - NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
Xem thêm
Sửa quy định về nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam

Sửa quy định về nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 69/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 01/2014/NĐ-CP ngày 3/1/2014 về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam.
Giải pháp cho quyền tiếp cận đất đai của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Giải pháp cho quyền tiếp cận đất đai của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Quyền tiếp cận đất đai của các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế và hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, quá trình này vẫn gặp phải nhiều bất cập do những hạn chế về pháp lý, thủ tục hành chính phức tạp, thời hạn sử dụng đất ngắn và thiếu sự minh bạch trong quản lý đất đai. Các rào cản này không chỉ làm giảm sức hút của môi trường đầu tư Việt Nam mà còn cản trở sự phát triển bền vững của các dự án FDI. Để nâng cao hiệu quả quyền tiếp cận đất đai của các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp...
Vận dụng “Binh pháp Tôn Tử” vào trong hoạt động của ngân hàng trung ương

Vận dụng “Binh pháp Tôn Tử” vào trong hoạt động của ngân hàng trung ương

Chính sách tiền tệ đòi hỏi sự linh hoạt và sự kết hợp của nhiều biện pháp khác nhau, tương tự như nghệ thuật chiến tranh được mô tả trong chuyên luận nổi tiếng của Tôn Tử. Các ngân hàng trung ương (NHTW) có thể học được điều gì đó từ một chiến lược gia người Trung Quốc sống cách đây hơn 2.500 năm. Bài viết giới thiệu sáu nguyên tắc chiến lược được vận dụng tư tưởng của Tôn Tử dành cho các NHTW, được đề xuất bởi Giáo sư Kristin Forbes - Trường Quản lý Sloan thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), nhằm qua đó, giúp họ quản lý hiệu quả các khủng hoảng và duy trì sự ổn định kinh tế.
Bảo đảm an toàn trong việc kết nối và xử lý dữ liệu của khách hàng khi triển khai Open API

Bảo đảm an toàn trong việc kết nối và xử lý dữ liệu của khách hàng khi triển khai Open API

Thông tư số 64/2024/TT-NHNN góp phần tạo cơ sở pháp lý rõ ràng, đặc biệt trong việc kết nối và xử lý dữ liệu của khách hàng một cách an toàn, tạo ra những sản phẩm, dịch vụ sáng tạo mới, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của khách hàng; cho phép bên thứ ba truy cập thuận tiện và an toàn dữ liệu của khách hàng khi được sự đồng ý của chủ sở hữu dữ liệu.
Tài chính xanh doanh nghiệp - Giải pháp phát triển bền vững tại Việt Nam

Tài chính xanh doanh nghiệp - Giải pháp phát triển bền vững tại Việt Nam

Tại Việt Nam, tài chính xanh là tiền đề trong việc triển khai chiến lược tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.
Xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc và chiến lược ứng phó của ngành Ngân hàng

Xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc và chiến lược ứng phó của ngành Ngân hàng

Viễn cảnh về làn sóng thứ hai của xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc được dự báo trong năm 2025, không chỉ là một sự kiện kinh tế đơn lẻ mà là một yếu tố cấu trúc định hình lại bối cảnh hoạt động của ngân hàng toàn cầu. Bài viết xác định và phân tích sâu các cơ chế truyền dẫn quan trọng, bao gồm biến động thị trường tài chính, gián đoạn chuỗi cung ứng, sự chuyển hướng dòng chảy thương mại, biến động tiền tệ và rủi ro ngành cụ thể. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự thành công của ngành Ngân hàng trong việc duy trì sự ổn định và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh xung đột thương mại leo thang phụ thuộc vào khả năng kết hợp hài hòa giữa các biện pháp ứng phó ngắn hạn và điều chỉnh chiến lược dài hạn.
Phát triển kinh tế tuần hoàn: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị đối với Việt Nam

Phát triển kinh tế tuần hoàn: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị đối với Việt Nam

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng, mô hình kinh tế truyền thống “tuyến tính” - khai thác, sản xuất, tiêu thụ và loại bỏ đang bộc lộ nhiều hạn chế. Các thách thức như khan hiếm tài nguyên, ô nhiễm môi trường và suy giảm đa dạng sinh học đòi hỏi các quốc gia phải chuyển đổi sang một mô hình kinh tế bền vững hơn. Kinh tế tuần hoàn nổi lên như một giải pháp khả thi với mục tiêu tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên, giảm thiểu chất thải và tái tạo các hệ sinh thái tự nhiên.
Tài sản ảo: Nhìn từ góc độ pháp lý tại các quốc gia trên thế giới và Việt Nam

Tài sản ảo: Nhìn từ góc độ pháp lý tại các quốc gia trên thế giới và Việt Nam

Theo Tổ chức quốc tế về Tiêu chuẩn hóa (ISO), tài sản ảo là biểu hiện của tài sản trong không gian mạng - môi trường phức hợp được hình thành bởi sự tương tác của người sử dụng, phần mềm và các dịch vụ trên Internet thông qua thiết bị kỹ thuật và mạng lưới được kết nối. Tài sản ảo không có dạng vật chất và là đại diện kỹ thuật số của giá trị có thể được giao dịch, chuyển nhượng hoặc sử dụng cho mục đích thanh toán hoặc đầu tư.
Sự kết hợp tối ưu giữa các chính sách: An toàn vĩ mô, tiền tệ, tài khóa trong nền kinh tế mới nổi - Kinh nghiệm từ NHTW Brazil và bài học đối với  Việt Nam

Sự kết hợp tối ưu giữa các chính sách: An toàn vĩ mô, tiền tệ, tài khóa trong nền kinh tế mới nổi - Kinh nghiệm từ NHTW Brazil và bài học đối với Việt Nam

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 xảy ra với nhiều hệ lụy đã buộc các tổ chức quốc tế, cơ quan hoạch định chính sách phải đánh giá lại những chính sách kinh tế vĩ mô hiện hành.
Vận dụng “Binh pháp Tôn Tử” vào trong hoạt động của ngân hàng trung ương

Vận dụng “Binh pháp Tôn Tử” vào trong hoạt động của ngân hàng trung ương

Chính sách tiền tệ đòi hỏi sự linh hoạt và sự kết hợp của nhiều biện pháp khác nhau, tương tự như nghệ thuật chiến tranh được mô tả trong chuyên luận nổi tiếng của Tôn Tử. Các ngân hàng trung ương (NHTW) có thể học được điều gì đó từ một chiến lược gia người Trung Quốc sống cách đây hơn 2.500 năm. Bài viết giới thiệu sáu nguyên tắc chiến lược được vận dụng tư tưởng của Tôn Tử dành cho các NHTW, được đề xuất bởi Giáo sư Kristin Forbes - Trường Quản lý Sloan thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), nhằm qua đó, giúp họ quản lý hiệu quả các khủng hoảng và duy trì sự ổn định kinh tế.

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng

Thông tư số 64/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 56/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc