CIC là trụ cột quan trọng của hạ tầng tài chính

Kinh tế - xã hội
CIC đã khẳng định được là một trụ cột quan trọng của cơ sở hạ tầng tài chính quốc gia, đóng góp tích cực vào sự phát triển an toàn, lành mạnh của hệ thống ngân hàng Việt Nam nói riêng và nền kinh tế ...
aa

CIC đã khẳng định được là một trụ cột quan trọng của cơ sở hạ tầng tài chính quốc gia, đóng góp tích cực vào sự phát triển an toàn, lành mạnh của hệ thống ngân hàng Việt Nam nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Ngày 9/1/2020, CIC tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2019 và triển khai nhiệm vụ năm 2020. Tới dự và chỉ đạo Hội nghị có Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh cùng đại diện lãnh đạo các vụ, cục, đơn vị trực thuộc NHNN Việt Nam.

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh nhấn mạnh: CIC đã khẳng định được là một trụ cột quan trọng của cơ sở hạ tầng tài chính quốc gia, đóng góp tích cực vào sự phát triển an toàn, lành mạnh của hệ thống ngân hàng Việt Nam nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Theo Phó Thống đốc, CIC đã làm tốt chức năng, vai trò của một đơn vị sự nghiệp thuộc NHNN. Trong đó, nhiệm vụ hàng đầu là cung cấp thông tin kịp thời phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của Ban Lãnh đạo NHNN, hỗ trợ công tác tham mưu và hoạch định chính sách.

CIC cũng đã nỗ lực trong việc mở rộng kho dữ liệu và nâng cao chất lượng và độ bao phủ thông tin tín dụng. Thông qua việc mở rộng các nguồn dữ liệu thay thế từ các công ty bán lẻ, CIC đã mở rộng cơ sở dữ liệu về thông tin tín dụng, bao gồm cả thông tin truyền thống và thông tin phi truyền thống, nâng cao tính minh bạch, độ chính xác của thông tin, đáp ứng được các yêu cầu đặt ra tại Kế hoạch hành động của NHNN triển khai Nghị quyết 01 và 02/NQ-CP của Chính phủ trong những năm gần đây. Kết quả này đã được ghi nhận trong việc nâng hạng chỉ số tiếp cận tín dụng của Việt Nam trong báo cáo môi trường kinh doanh năm 2020.

Cùng với đó, chất lượng sản phẩm, dịch vụ thông tin tín dụng cũng như chất lượng phục vụ của CIC ngày càng được cải thiện theo xu thế phát triển của thị trường và tiệm cận với các tiêu chuẩn quốc tế. Chính sách giảm giá của CIC cũng đã một phần nào đó hỗ trợ các ngân hàng giảm chi phí hoạt động, góp phần giảm lãi suất cho vay, tạo điều kiện để các doanh nghiệp và cá nhân được tiếp cận nguồn vốn tín dụng công bằng, minh bạch từ các tổ chức tín dụng.

Đặc biệt, trong năm 2019, CIC đã triển khai, mở rộng kênh cung cấp thông tin tín dụng mới (kết nối theo chuẩn API) với 8 TCTD, nâng tổng số TCTD được kết nối trực tiếp lên 10 TCTD. Theo đó, giao diện kết nối này cho phép trao đổi thông tin giữa TCTD và CIC được nhanh chóng, thuận tiện, giảm thiểu sự can thiệp của con người, góp phần tăng tính bảo mật, an toàn và nâng cao hiệu quả trao đổi thông tin tín dụng.



Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh phát biểu tại hội nghị

Phó Thống đốc cũng cho rằng, để CIC thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình theo đúng định hướng của Ban Lãnh đạo NHNN, CIC cần triển khai quyết liệt và đồng bộ các nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2020 như: Triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Chỉ thị của Thống đốc NHNN, thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2020; Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ về tiếp tục thực nhiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020 và định hướng đến năm 2021.

CIC là một đơn vị sự nghiệp thuộc cơ cấu tổ chức của NHNN, là kênh thông tin không thể thiếu phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành, thanh tra, giám sát và hoạch địch chính sách của NHNN. Vì vậy, CIC cần tiếp tục phối hợp với các Vụ, Cục liên quan của NHNN sớm hoàn thiện các cơ chế, chính sách liên quan, đảm bảo khuyến khích và nâng cao hiệu quả công việc phù hợp với các quy định của pháp luật.

CIC cũng cần tiếp tục mở rộng kho dữ liệu, vừa duy trì các nguồn thông tin trong ngành, vừa đẩy mạnh thu thập các thông tin phi truyền thống từ các bộ, ngành có liên quan, các tổ chức tự nguyện.

Cụ thể, CIC cần tiếp tục mở rộng độ bao phủ của thông tin tín dụng, nâng mức bao phủ lên trên 60% dân số trưởng thành và tiếp tục duy trì điểm số về chiều sâu thông tin tín dụng theo đánh giá trong Báo cáo Môi trường kinh doanh của Nhóm Ngân hàng Thế giới. CIC cũng cần tiếp tục khai thác triệt để công năng sử dụng và hiệu quả hoạt động của hệ thống công nghệ thông tin hiện nay. Đồng thời, tổ chức triển khai có hiệu quả kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin giai đoạn 2018-2023 đã được NHNN phê duyệt. Trong đó, cần đẩy mạnh nghiên cứu các xu hướng mới về công nghệ như xử lý dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, công nghệ chuỗi khối… vào các hoạt động xây dựng cơ sở dữ liệu, nghiệp vụ xử lý, cung cấp thông tin và Hỗ trợ khách hàng.

Tuy nhiên, việc phát triển CNTT đồng bộ cần gắn với việc triển khai đảm bảo an toàn thông tin mạng, an toàn bảo mật thông tin tín dụng, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các bên tham gia vào hệ sinh thái thông tin tín dụng quốc gia.



Tổng giám đốc CIC, ông Đỗ Hoàng Phong phát biểu tại Hội nghị

Theo ông Đỗ Hoàng Phong, Tổng giám đốc CIC, trong năm 2019 vừa qua, CIC đã tích cực triển khai các giải pháp nhằm nâng cao độ phủ TTTD, cải thiện chỉ số chiều sâu TTTD (một trong hai chỉ số để đánh giá mức độ tiếp cận tín dụng). Trong đó, CIC đã thực hiện nghiêm chỉ đạo của NHNN để nâng cao chất lượng cơ sở dữ liệu TTTD quốc gia cả chiều rộng và chiều sâu, mở rộng nguồn dữ liệu thay thế. Kết quả là, CIC đã thu thập được khá lớn dữ liệu không chỉ trong hệ thống ngân hàng mà còn từ các nguồn dữ liệu thay thế như các bộ ngành liên quan, các tổ chức tự nguyện, các doanh nghiệp bán lẻ.

Theo báo cáo đánh giá Môi trường kinh doanh năm 2020 của Nhóm Ngân hàng thế giới, khả năng “Tiếp cận tín dụng” của Việt Nam xếp hạng 25/190 nước và vùng lãnh thổ, tăng 07 bậc so với 2019, xếp thứ 2 trong khu vực ASEAN sau Brunei và thứ 7 khu vực Châu Á. Trong đó, chỉ số chiều sâu TTTD đã cải thiện từ 7 lên 8/8 điểm nhờ cải cách hoạt động thu thập và cung cấp thông tin với các tổ chức bán lẻ (điểm số này cao hơn bình quân khu vực Đông Á TBD và OECD là 4,5 và 6,8/8 điểm). Độ phủ thông tin của CIC đạt 59,4%/dân số trưởng thành (tăng 4,6% so với năm trước), cao hơn khu vực Đông Á TBD và OECD (16,6% và 24,4%).



Toàn cảnh Hội nghị

Cùng với đó, để góp phần thực hiện mục tiêu định hướng của NHNN về thúc đẩy tiếp cận tín dụng của người dân và doanh nghiệp, đảm bảo các khách hàng được tiếp cận với các sản phẩm tín dụng một cách công bằng, minh bạch và góp phần hạn chế tín dụng đen. Trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình, CIC đã xây dựng và vận hành Cổng thông tin kết nối khách hàng vay mới với nhiều tiện ích trên cả giao diện web và ứng dụng điện thoại thông minh từ tháng 6/2019. Trong 6 tháng triển khai thử nghiệm, CIC đã ghi nhận một lượng lớn khách hàng đăng ký thông tin qua cổng (với khoảng gần 100.000 tài khoản đăng ký); trên 500 sản phẩm tín dụng của TCTD được quảng bá; gần 2.000 tài khoản của các cán bộ tín dụng đăng ký. Tỉ lệ kết nối nhu cầu vay tại các địa phương thông qua cổng thông tin có chiều hướng tăng lên. Trong đó, có những tỉnh, thành phố có số khách hàng vay đăng ký lớn và có tỷ lệ kết nối cao như TP.HCM (71%), Hà Nội (61%), Đồng Nai (75%)...

Mặt khác, để tạo thuận lợi cho TCTD trong việc khai thác thông tin phục vụ hoạt động kinh doanh và quản trị rủi ro, năm 2019 CIC tiếp tục triển khai kênh cung cấp TTTD mới Host-to-host (theo chuẩn API) với 8 TCTD, nâng tổng số TCTD được kết nối qua kênh mới này lên 10 TCTD. Phương thức này cho phép kết nối thông tin trực tiếp 2 chiều giữa hệ thống CIC với hệ thống quản trị rủi ro, đánh giá tín dụng của TCTD được nhanh chóng, thuận tiện, giảm thiểu sự can thiệp của con người, góp phần tăng tính bảo mật, an toàn, minh bạch và giảm chi phí. Hiện tại, CIC đang khẩn trương hoàn thiện xây dựng một giải pháp chuẩn để triển khai tới 100% các TCTD trong hệ thống ngân hàng trong năm 2020. Kết quả trong năm 2019, số lượng báo cáo cung cấp qua phương thức này đạt hơn 348.000 báo cáo, tăng trưởng gấp gần 3 lần so với năm trước. Đặc biệt, trong năm 2019 CIC tiếp tục giảm giá dịch vụ 2 lần, tháng 4/2019 giảm 10%, và tháng 9/2019 giảm tiếp 15%. Đây là những hành động thiết thực của CIC để đồng hành cùng TCTD hướng tới mục tiêu giảm chi phí hoạt động, lãi suất cho vay và thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững theo chủ trương của Chính phủ.

Trong năm 2020 này, CIC sẽ triển khai nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết 02 năm 2020 của Chính phủ; Chỉ thị số 01 của Thống đốc NHNN về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của ngành năm 2020; Chương trình hành động của ngành ngân hàng thực hiện chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến 2030. Cũng sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng cơ sở dữ liệu TTTD quốc gia, phấn đấu duy trì điểm chiều sâu TTTD là 8/8 điểm, nâng độ phủ của TTTD lên trên 61% dân số trưởng thành theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới. Phấn đấu mức tăng trưởng số lượng cung cấp sản phẩm dịch vụ từ 15-20%. Đẩy nhanh tiến độ triển khai Kế hoạch ứng dụng CNTT giai đoạn 2018-2023, trong đó tập trung vào các dự án xây dựng trung tâm dự phòng, Trung tâm dữ liệu, phòng máy chủ Chi nhánh TPHCM và các phần mềm ứng dụng. Hoàn thành và triển khai mô hình cung cấp thông tin trực tiếp (Host to Host) chuẩn tới tất cả các TCTD có nhu cầu. Đẩy mạnh triển khai Cổng thông tin kết nối với khách hàng vay trên toàn quốc. Hoàn thành dự án xây dựng mô hình chấm điểm tín dụng thể nhân mới 2.0.

Thanh Thuỷ

Nguồn: https://thoibaonganhang.vn/cic-la-tru-cot-quan-trong-cua-ha-tang-tai-chinh-97003.html

https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Định vị lại vai trò của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu: Phân tích từ góc độ chuyển dịch dòng vốn FDI giai đoạn 2021 - 2025

Định vị lại vai trò của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu: Phân tích từ góc độ chuyển dịch dòng vốn FDI giai đoạn 2021 - 2025

Trước bối cảnh tái cấu trúc mạnh mẽ của chuỗi giá trị toàn cầu, Việt Nam cần định vị lại vai trò của mình thông qua việc tận dụng FDI như một công cụ chiến lược để nâng cấp vị thế. Nghiên cứu cho thấy FDI đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch sang công nghệ cao và tạo lan tỏa công nghệ, nhưng vẫn còn hạn chế do phụ thuộc vào gia công và thị trường xuất khẩu. Việt Nam cần ưu tiên thu hút FDI vào R&D, đa dạng hóa thị trường và nâng cấp hạ tầng để đạt được vị thế bền vững hơn trong GVCs.
Kinh tế tư nhân: Động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Kinh tế tư nhân: Động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập và chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường hiện đại, khu vực kinh tế tư nhân được xác định là động lực quan trọng nhất cho sự phát triển đất nước. Bài viết phân tích quá trình nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam và thực tiễn phát triển kinh tế tư nhân thời gian qua, đồng thời đưa ra khuyến nghị chính sách nhằm thúc đẩy khu vực này phát triển mạnh mẽ hơn trong giai đoạn mới.
Thúc đẩy sức mạnh nội sinh từ phong trào thi đua

Thúc đẩy sức mạnh nội sinh từ phong trào thi đua

Với quyết tâm chính trị cao cùng sự thấm nhuần sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác thi đua là yêu nước, càng khó khăn thì càng phải thi đua, toàn hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội đoàn kết, linh hoạt, sáng tạo, quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được Đảng và Nhà nước giao.
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết số 66 và Nghị quyết số 68

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết số 66 và Nghị quyết số 68

Ngày 18/5/2025 đã diễn ra Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân. Tổng Bí thư Tô Lâm có phát biểu quan trọng chỉ đạo Hội nghị. Trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Trí tuệ nhân tạo sẽ tạo nên đột phá gì cho Báo cáo Phát triển bền vững trong ngành Ngân hàng?

Trí tuệ nhân tạo sẽ tạo nên đột phá gì cho Báo cáo Phát triển bền vững trong ngành Ngân hàng?

Tất cả sẽ được trao đổi, chia sẻ tại Tọa đàm “Thực hành Báo cáo Phát triển bền vững trong lĩnh vực ngân hàng với giải pháp AI” do Thời báo Ngân hàng phối hợp với Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh quốc (ACCA) tổ chức tại Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, số 504 Xã Đàn, Phường Nam Đồng, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, ngày 21/5/2025 (thứ Tư).
Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Việt Nam đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên, nhằm tạo nền tảng vững chắc cho giai đoạn tăng trưởng hai con số từ năm 2026. Đây là một mục tiêu đầy thách thức, khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất định và tăng trưởng khu vực đang có xu hướng chậm lại, cùng với việc Hoa Kỳ thực hiện áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại, trong đó có Việt Nam. Mặc dù vậy, mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8% năm 2025 vẫn có thể đạt được, với điều kiện phải có sự điều hành chính sách linh hoạt, đồng bộ và cải cách thể chế đủ mạnh để khơi thông các điểm nghẽn về đầu tư, năng suất và thị trường…
Thúc đẩy tín dụng xanh mở đường cho khu công nghiệp xanh

Thúc đẩy tín dụng xanh mở đường cho khu công nghiệp xanh

Ngân hàng và doanh nghiệp luôn là mối quan hệ cộng sinh mật thiết. Ngân hàng và doanh nghiệp phải cùng nhận thức, cùng hành động, đồng hành để tiến tới mục tiêu chuyển đổi xanh đang rất cấp bách hiện nay. Muốn chuyển đổi xanh cần có một hệ sinh thái hỗ trợ đồng bộ từ phía Nhà nước, ngân hàng và bản thân doanh nghiệp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh một cách hiệu quả và bền vững tại Việt Nam. Đây là nhận định của các chuyên gia tại Diễn đàn “Kết nối Tín dụng Xanh - Khu công nghiệp Xanh” ngày 09/5/2025 do Thời báo Ngân hàng tổ chức tại Thành phố Đà Nẵng.
Những thách thức về biến đổi khí hậu và hàm ý chính sách đối với nợ công

Những thách thức về biến đổi khí hậu và hàm ý chính sách đối với nợ công

Biến đổi khí hậu là thách thức toàn cầu, đòi hỏi đầu tư tài chính lớn, đặc biệt từ ngân sách nhà nước và sự hỗ trợ của các nước phát triển. Việc cân bằng giữa mục tiêu khí hậu và tính bền vững nợ công là vấn đề phức tạp. Bài viết phân tích những hạn chế tài chính mà các nhà hoạch định chính sách gặp phải và đề xuất một số hàm ý chính sách.
Xem thêm
Một số phương pháp lập dự toán và lợi ích của việc lập dự toán trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Một số phương pháp lập dự toán và lợi ích của việc lập dự toán trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Trong quá trình phát triển kinh tế của lĩnh vực công cũng như lĩnh vực tư nhân, việc giới hạn nguồn lực luôn là một vấn đề nan giải đối với các nhà quản lý. Để giải quyết vấn đề này, một trong các biện pháp được áp dụng phổ biến là lập dự toán. Việc nghiên cứu, sử dụng biện pháp lập dự toán một cách hiệu quả sẽ giúp các nhà quản lý kiểm soát nguồn lực tài chính thuận lợi hơn để đạt được mục tiêu đã đề ra và xa hơn nữa có thể đạt được mục tiêu tiết kiệm, chống lãng phí.
Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng 2024: Khắc phục các hạn chế, bất cập trong việc xử lý tài sản bảo đảm và nợ xấu

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng 2024: Khắc phục các hạn chế, bất cập trong việc xử lý tài sản bảo đảm và nợ xấu

Dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Các tổ chức tín dụng là một bước tiến quan trọng trong việc hoàn thiện khung pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng xử lý tài sản và giảm thiểu nợ xấu. Những quy định mới tại Dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng không chỉ giúp cải thiện hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng mà còn góp phần thúc đẩy sự ổn định và phát triển của nền kinh tế Việt Nam.
Xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền gắn với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực tài chính, ngân hàng

Xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền gắn với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực tài chính, ngân hàng

(Chinhphu.vn) - Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Công điện số 67/CĐ-TTg ngày 19/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu triển khai thực hiện Kế hoạch xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền gắn với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý sớm đưa Việt Nam ra khỏi “Danh sách Xám”

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý sớm đưa Việt Nam ra khỏi “Danh sách Xám”

Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 và Thông tư số 09/2023/TT-NHNN ngày 28/7/2023 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) hướng dẫn một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền có vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn thực hiện các nghĩa vụ của đối tượng báo cáo. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai đã cho thấy một số nội dung cần được điều chỉnh, cập nhật để bảo đảm phù hợp hơn với thực tế, đồng thời đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quốc tế. Đây là nội dung được trao đổi, thảo luận tích cực tại Hội thảo "Lấy ý kiến đối với Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 09/2023/TT-NHNN và cập nhật, phổ biến kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền, tài trợ khủng bố" do NHNN tổ chức ngày 15/5/2025.
Chính sách tín chỉ xe điện kép để giải quyết ô nhiễm không khí ở Việt Nam

Chính sách tín chỉ xe điện kép để giải quyết ô nhiễm không khí ở Việt Nam

Nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng chính sách tín chỉ hiệu suất năng lượng và tín chỉ xe không phát thải để giảm ô nhiễm không khí. Mô hình này tạo động lực đầu tư vào xe điện, công nghệ tiết kiệm năng lượng và hạ tầng xanh. Việt Nam cần xây dựng hệ thống đánh giá tiêu thụ năng lượng và phát thải khí nhà kính của các dòng xe; quy định về cấp và giao dịch tín chỉ để hỗ trợ quá trình chuyển dịch xanh và đạt mục tiêu Net Zero.
Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Bài viết phân tích vai trò của hiểu biết tài chính trong việc truyền dẫn chính sách tiền tệ, dựa trên khảo sát của Ngân hàng Trung ương châu Âu; đồng thời, đề xuất tăng cường giáo dục và truyền thông tài chính để hỗ trợ chính sách tiền tệ và phát triển kinh tế bền vững.
Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Bài viết này tổng hợp bài học từ các nền kinh tế đã thành công vượt qua "bẫy thu nhập trung bình" như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia và Trung Quốc. Trên cơ sở đó, tác giả nêu một số khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam nhằm duy trì đà tăng trưởng, tránh rơi vào “bẫy” và hướng tới mục tiêu thu nhập cao vào năm 2045.
Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Việt Nam đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên, nhằm tạo nền tảng vững chắc cho giai đoạn tăng trưởng hai con số từ năm 2026. Đây là một mục tiêu đầy thách thức, khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất định và tăng trưởng khu vực đang có xu hướng chậm lại, cùng với việc Hoa Kỳ thực hiện áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại, trong đó có Việt Nam. Mặc dù vậy, mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8% năm 2025 vẫn có thể đạt được, với điều kiện phải có sự điều hành chính sách linh hoạt, đồng bộ và cải cách thể chế đủ mạnh để khơi thông các điểm nghẽn về đầu tư, năng suất và thị trường…
Chiến lược của các nhà đầu tư toàn cầu: Con đường gập ghềnh đến “xanh hóa”

Chiến lược của các nhà đầu tư toàn cầu: Con đường gập ghềnh đến “xanh hóa”

Bài viết phân tích chiến lược của các ngân hàng toàn cầu, sự rút lui của một số ngân hàng lớn khỏi các liên minh khí hậu và xu hướng chuyển đổi sang “tài trợ xanh” và "tài trợ chuyển đổi", trên cơ sở đó đề xuất một số hàm ý đối với Việt Nam.
Sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại châu Á: Vai trò của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và kinh tế vĩ mô

Sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại châu Á: Vai trò của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và kinh tế vĩ mô

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá tác động của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và các yếu tố kinh tế vĩ mô tới sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại tại châu Á. Nhóm nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu bảng gồm 43.232 quan sát từ 1.093 ngân hàng thương mại ở các nước châu Á trong giai đoạn quý I/2008 đến quý I/2024. Bằng cách tiếp cận theo phương pháp hồi quy 2SLS, nghiên cứu đã khắc phục được vấn đề nội sinh trong mô hình và mang lại các kết quả ước lượng vững. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa chỉ số Lerner và Z-score hay cạnh tranh thị trường có ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại.

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng

Thông tư số 64/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 56/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc