
BIDV - Ngân hàng đối tác tiêu biểu của NAPAS năm 2021
Với những kết quả tích cực trong quá trình hợp tác phát triển, Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (Napas) vinh danh là Ngân hàng đối tác tiêu biểu năm 2021 và được trao 02 giải thưởng “Bank with The Best POS Network” và “Dynamic Bank”.
BIDV được vinh danh giải thưởng “Bank with The Best POS Network”
Chương trình được Napas tổ chức ngày 17/12/2021 tại Hà Nội để vinh danh BIDV và các ngân hàng thành viên tiêu biểu có nhiều đóng góp cho hoạt động của hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử, góp phần thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt theo định hướng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.
Giải thưởng “Bank with The Best POS Network” được Napas đánh giá dựa trên 04 tiêu chí về: (i) Số lượng giao dịch trên mỗi POS; (ii) Mức tăng trưởng về số lượng giao dịch POS chiều ngân hàng thanh toán; (iii) Tỷ trọng POS active; (iv) Ngân hàng đã triển khai các dòng POS dual (chấp nhận thẻ chip contact và contactless). Trong năm 2021, BIDV đã hoàn thành triển khai POS dual theo tiêu chuẩn kỹ thuật VCCS của Napas, với trung bình 445 giao dịch/POS, tổng số lượng giao dịch chiều ngân hàng thanh toán qua POS tăng 16% so với năm 2020; với 72% số lượng POS phát sinh giao dịch qua Napas.
Giải thưởng “Dynamic Bank” là giải thưởng dành cho các ngân hàng đã tích cực đồng hành và triển khai cùng Napas các dự án trọng điểm cũng như các dự án thí điểm, chính thức cung cấp dịch vụ tới khách hàng. Trong năm 2021, BIDV đã tích cực phối hợp hoàn thành triển khai các dự án nổi bật cùng Napas bao gồm QR Thái Lan; VietQR; kết nối quốc tế với DFS và NSPK; thẻ trả trước; Vinbus và kết nối Topup.
BIDV được vinh danh giải thưởng “Dynamic Bank”
Vượt qua những ảnh hưởng nặng nề do đại dịch Covid-19, năm 2021, BIDV và các tổ chức thành viên đã phối hợp cùng Napas cung cấp ra thị trường nhiều dự án, sản phẩm mới như chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip đa ứng dụng tích hợp thanh toán trong giao thông; mở rộng kết nối hạ tầng thanh toán trực tuyến tại Cổng dịch vụ công Quốc gia với 63 bộ, ngành, địa phương; kết nối thanh toán liên thông sử dụng mã QR tương thích giữa Việt Nam và Thái Lan; giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt trên tuyến xe buýt điện đầu tiên của Vinbus…
Cũng trong năm 2021, Napas đã phối hợp cùng BIDV và các đối tác triển khai 20 chương trình marketing, ưu đãi, cũng như phối hợp chặt chẽ với các cơ quan truyền thông triển khai các chương trình góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi tiêu dùng, qua đó thúc đẩy thói quen thanh toán không dùng tiền mặt.
Trong khuôn khổ sự kiện, Napas cũng chia sẻ với BIDV và các tổ chức thành viên kế hoạch và các dự án chiến lược sẽ được triển khai trong năm 2022, tầm nhìn đến 2025 và vinh danh những đóng góp của các ngân hàng thành viên trong nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau.
KD
Tin bài khác


Kinh tế tư nhân: Động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Thúc đẩy sức mạnh nội sinh từ phong trào thi đua

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết số 66 và Nghị quyết số 68

Trí tuệ nhân tạo sẽ tạo nên đột phá gì cho Báo cáo Phát triển bền vững trong ngành Ngân hàng?

Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Thúc đẩy tín dụng xanh mở đường cho khu công nghiệp xanh

Những thách thức về biến đổi khí hậu và hàm ý chính sách đối với nợ công

Một số phương pháp lập dự toán và lợi ích của việc lập dự toán trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Định vị lại vai trò của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu: Phân tích từ góc độ chuyển dịch dòng vốn FDI giai đoạn 2021 - 2025

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng 2024: Khắc phục các hạn chế, bất cập trong việc xử lý tài sản bảo đảm và nợ xấu

Một số phương pháp lập dự toán và lợi ích của việc lập dự toán trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng 2024: Khắc phục các hạn chế, bất cập trong việc xử lý tài sản bảo đảm và nợ xấu

Xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền gắn với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực tài chính, ngân hàng

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý sớm đưa Việt Nam ra khỏi “Danh sách Xám”

Chính sách tín chỉ xe điện kép để giải quyết ô nhiễm không khí ở Việt Nam

Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Chiến lược của các nhà đầu tư toàn cầu: Con đường gập ghềnh đến “xanh hóa”
