Agribank - Đồng hành phát triển cùng cộng đồng

Sự kiện
Những nỗ lực không ngừng nghỉ này chính là minh chứng rõ nét cho tinh thần trách nhiệm xã hội mà Agribank luôn đề cao, hướng đến một tương lai thịnh vượng và tốt đẹp cho người dân Việt Nam trên khắp mọi miền đất nước...
aa

Trong hành trình 36 năm phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) đã khẳng định vị thế một ngân hàng thương mại lớn mạnh, đồng thời là một tổ chức luôn gắn kết với trách nhiệm xã hội và sự phát triển của cộng đồng. Trong năm 2024, phát huy truyền thống, trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp lớn, Agribank đã triển khai nhiều chương trình ý nghĩa, góp phần cải thiện đời sống người dân, hỗ trợ cộng đồng và xây dựng nền tảng phát triển bền vững cho nhiều địa phương khó khăn trên cả nước.

Một trong những hoạt động an sinh xã hội nổi bật nhất của Agribank là chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát và xây dựng nhà tình nghĩa cho người nghèo tại các vùng khó khăn trên cả nước. Những căn nhà tạm bợ, thiếu an toàn đã trở thành nỗi lo lớn của nhiều hộ gia đình nghèo, đặc biệt tại các khu vực vùng sâu, vùng xa.

Trên tinh thần “không để ai bỏ lại phía sau” theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ gắn với chủ trương hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát, Agribank đã dành gần 300 tỉ đồng thực hiện Chương trình “Mái ấm cho đồng bào tôi” xóa nhà tạm, nhà dột nát và xây dựng nhà tình nghĩa, nhà ở kiên cố cho các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Từ tỉnh Hà Giang nơi địa đầu Tổ quốc đến các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi khúc ruột miền Trung, tỉnh Bình Thuận là tỉnh ven biển cực nam của vùng duyên hải Nam Trung Bộ cho tới tỉnh Cà Mau ven biển cực nam của Việt Nam và nhiều địa phương khác, hàng trăm gia đình đã nhận được sự hỗ trợ kịp thời, giúp họ có một mái ấm vững chắc, ổn định cuộc sống và vượt qua những thách thức trong cuộc sống hằng ngày. Đây không chỉ là sự giúp đỡ vật chất mà còn mang ý nghĩa tinh thần sâu sắc, tạo động lực để các hộ gia đình vươn lên thoát nghèo.

Agribank ủng hộ kinh phí 100 tỉ đồng cho Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên toàn quốc
Agribank ủng hộ kinh phí 100 tỉ đồng cho Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên toàn quốc

Không chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ nhà ở, Agribank còn đồng hành với người dân và doanh nghiệp trong việc khắc phục hậu quả thiên tai với tổng kinh phí gần 60 tỉ đồng. Đặc biệt, khi cơn bão số 3 (Yagi) đổ bộ vào miền Bắc tháng 9/2024, gây thiệt hại nặng nề tại các vùng ven biển, đồng bằng và đặc biệt là trung du và miền núi, Agribank đã triển khai hàng loạt hoạt động cứu trợ khẩn cấp. Tại những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất như các tỉnh Quảng Ninh, Yên Bái, Lào Cai, Agribank đã trao tặng hàng nghìn phần quà gồm nhu yếu phẩm và hỗ trợ tài chính đến các hộ gia đình. Song song đó, Agribank còn phối hợp với chính quyền địa phương khôi phục các công trình hạ tầng thiết yếu giúp người dân sớm ổn định sinh hoạt và sản xuất.

Để hỗ trợ lâu dài, Agribank triển khai các gói tín dụng ưu đãi, cung cấp vốn vay lãi suất thấp giúp người dân, doanh nghiệp tái đầu tư vào chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản và các hoạt động sản xuất, kinh doanh khác. Những chương trình này không chỉ giúp ổn định kinh tế địa phương mà còn khẳng định vai trò của Agribank trong việc đồng hành cùng sự phát triển của cộng đồng.

Bên cạnh các hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai, giáo dục cũng là một trong những lĩnh vực được Agribank đặc biệt chú trọng trong năm 2024. Agribank tài trợ 160 tỉ đồng xây dựng và sửa chữa nhiều trường học, lớp học tại các vùng sâu, vùng xa, mang lại môi trường học tập an toàn, hiện đại cho hàng nghìn học sinh. Tại các huyện nghèo ở các tỉnh Lào Cai, Yên Bái… những ngôi trường mới đã được xây dựng, giúp các em học sinh có điều kiện tiếp cận giáo dục tốt hơn. Ngoài việc xây dựng trường, Agribank còn hỗ trợ sửa chữa các lớp học tạm bợ, cung cấp bàn ghế, thiết bị học tập và sách vở. Không chỉ đầu tư vào cơ sở vật chất, ngân hàng còn triển khai các chương trình trao học bổng cho học sinh nghèo vượt khó, khích lệ các em tiếp tục hành trình học tập và phát triển bản thân. Những nỗ lực này không chỉ giúp cải thiện giáo dục tại các khu vực khó khăn mà còn góp phần tạo dựng một thế hệ trẻ đầy triển vọng cho tương lai đất nước.

Agribank phối hợp với trung tâm y tế địa phương thăm khám, tư vấn sức khoẻ và phát thuốc miễn phí cho 60 người thuộc đối tượng chính sách, người có công, người có hoàn cảnh khó khăn
Agribank phối hợp với trung tâm y tế địa phương thăm khám, tư vấn sức khỏe và phát thuốc miễn phí cho 60 người thuộc đối tượng chính sách, người có công, người có hoàn cảnh khó khăn

Năm 2024, Agribank tổ chức Chương trình “Tết vì người nghèo” trên khắp cả nước. Chương trình không chỉ giúp các gia đình khó khăn đón Tết đủ đầy hơn mà còn lan tỏa thông điệp yêu thương, sẻ chia giữa ngân hàng và cộng đồng. Cùng với Chương trình “Tết vì người nghèo”, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa và an sinh xã hội khác được cán bộ và người lao động Agribank chung tay chia sẻ. Với tổng kinh phí 115 tỉ đồng, Agribank đã trao tặng hàng chục nghìn phần quà và hỗ trợ tài chính đến tận tay các hộ gia đình nghèo, gia đình chính sách. Những phần quà tuy nhỏ bé nhưng mang giá trị tinh thần sâu sắc, góp phần mang đến “mùa xuân” ấm áp và trọn vẹn hơn cho mọi nhà.

Với tổng kinh phí trên 500 tỉ đồng dành cho các hoạt động an sinh xã hội trong năm 2024, Agribank mong muốn tiếp tục chung tay cùng cộng đồng, san sẻ khó khăn với những hoàn cảnh không may mắn trong xã hội. Các hoạt động an sinh của Agribank không chỉ cải thiện đời sống của hàng triệu người dân, mà còn xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững tại nhiều địa phương. Agribank tiếp tục khẳng định vai trò “Ngân hàng vì cộng đồng”, góp phần cùng Đảng, Nhà nước, Chính phủ hiện thực khát vọng xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội phát triển công bằng và nhân ái hơn. Những nỗ lực không ngừng nghỉ này chính là minh chứng rõ nét cho tinh thần trách nhiệm xã hội mà Agribank luôn đề cao, hướng đến một tương lai thịnh vượng và tốt đẹp cho người dân Việt Nam trên khắp mọi miền đất nước.

Hồ Nguyệt

Tin bài khác

Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố

Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố

Sáng 30/6/2025, các tỉnh, thành phố trên cả nước sẽ đồng thời tổ chức "Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương".
Sức mạnh của đoàn kết

Sức mạnh của đoàn kết

Trân trọng giới thiệu bài viết: "Sức mạnh của đoàn kết" của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Kinh doanh báo chí không thể đứng ngoài dòng chảy đổi mới sáng tạo

Kinh doanh báo chí không thể đứng ngoài dòng chảy đổi mới sáng tạo

Báo chí được coi là “người dẫn đường” cho xã hội về thông tin, nhận thức và định hướng dư luận. Tuy nhiên, giữa kỷ nguyên số, vai trò ấy đang bị thách thức bởi một câu hỏi rất thực tế: Báo chí sống bằng gì? Nếu coi báo chí là một nghề, thì như mọi nghề khác, nó phải tự nuôi được chính mình. Báo chí không thể sống mãi bằng lý tưởng hay tồn tại nếu không có dòng tiền.
Thực hành tiết kiệm

Thực hành tiết kiệm

Trân trọng giới thiệu bài viết "THỰC HÀNH TIẾT KIỆM” của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thanh toán không dùng tiền mặt tạo lập thói quen chi tiêu của người dân

Thanh toán không dùng tiền mặt tạo lập thói quen chi tiêu của người dân

Theo Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng và trung gian thanh toán đã đáp ứng tốt dịch vụ thanh toán và bắt đầu tạo lập thói quen của người dân thanh toán không dùng tiền mặt.
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Ngành Ngân hàng quyết tâm đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển khu vực kinh tế tư nhân

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Ngành Ngân hàng quyết tâm đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển khu vực kinh tế tư nhân

Phát biểu tại Tọa đàm của Thủ tướng Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp nhằm thực hiện hiệu quả Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân ngày 31/5, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng khẳng định, đây là sự kiện thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc hiện thực hóa chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước đối với khu vực kinh tế tư nhân.
Ngành Ngân hàng quyết tâm xây dựng hệ sinh thái tài chính số thông minh trong kỷ nguyên mới

Ngành Ngân hàng quyết tâm xây dựng hệ sinh thái tài chính số thông minh trong kỷ nguyên mới

Sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng với chủ đề “Hệ sinh thái số thông minh trong kỷ nguyên mới” sắp diễn ra vào chiều 29/5/2025 tại Văn phòng Chính phủ. Sự kiện hứa hẹn sẽ tạo dấu ấn mạnh mẽ, không chỉ mang đến trải nghiệm thiết thực cho doanh nghiệp và người dân mà còn khẳng định quyết tâm đổi mới và vai trò tiên phong của ngành Ngân hàng trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia.
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết số 66 và Nghị quyết số 68

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết số 66 và Nghị quyết số 68

Ngày 18/5/2025 đã diễn ra Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân. Tổng Bí thư Tô Lâm có phát biểu quan trọng chỉ đạo Hội nghị. Trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Xem thêm
Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát - Bước ngoặt chiến lược thúc đẩy Fintech và chuyển đổi số ngành Ngân hàng

Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát - Bước ngoặt chiến lược thúc đẩy Fintech và chuyển đổi số ngành Ngân hàng

Ngày 29/4/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 94/2025/NĐ-CP về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng. Đây là Nghị định đầu tiên tại Việt Nam thiết lập khuôn khổ pháp lý cho việc thử nghiệm các sản phẩm, mô hình, dịch vụ tài chính mới ứng dụng công nghệ, đồng thời là bước tiến quan trọng trong quá trình thể chế hóa đổi mới sáng tạo tài chính tại Việt Nam. Không chỉ góp phần hiện thực hóa chiến lược tài chính toàn diện quốc gia và chuyển đổi số ngành Ngân hàng, Nghị định này còn tạo ra các tác động sâu rộng đối với cả hệ thống ngân hàng thương mại và nền kinh tế.
Góc độ pháp lý về rào cản của thủ tục thông báo tập trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh đối với hoạt động của doanh nghiệp

Góc độ pháp lý về rào cản của thủ tục thông báo tập trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh đối với hoạt động của doanh nghiệp

Thủ tục thông báo tập trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh năm 2018, dù đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các hành vi hạn chế cạnh tranh nhưng lại đang tạo ra những rào cản đáng kể cho doanh nghiệp do thời gian thẩm định kéo dài, yêu cầu hồ sơ phức tạp, đòi hỏi nhiều tài liệu chuyên sâu như mô tả giao dịch và phân tích thị trường. Những yếu tố này không chỉ làm tăng chi phí tuân thủ, rủi ro pháp lý, nguy cơ rò rỉ thông tin, mà còn cản trở doanh nghiệp tận dụng cơ hội kinh doanh, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng gia tăng.
Kinh nghiệm thế giới về sử dụng tín chỉ các-bon làm tài sản bảo đảm ngân hàng  và khuyến nghị đối với Việt Nam

Kinh nghiệm thế giới về sử dụng tín chỉ các-bon làm tài sản bảo đảm ngân hàng và khuyến nghị đối với Việt Nam

Phát triển các sản phẩm tài chính mới gắn với tín chỉ các-bon là chiến lược then chốt để thu hút dòng vốn tư nhân vào lĩnh vực giảm phát thải. Các sản phẩm như trái phiếu xanh được gắn với việc phát hành hoặc mua tín chỉ các-bon có thể tạo ra các dòng tiền ổn định và hấp dẫn cho nhà đầu tư bền vững (Asian Development Bank, 2019). Các khoản vay xanh thế chấp bằng tín chỉ các-bon cho phép doanh nghiệp tiếp cận vốn với chi phí thấp hơn nếu cam kết tạo ra lượng giảm phát thải xác thực. Việc đa dạng hóa các sản phẩm tài chính gắn với tín chỉ các-bon không chỉ tạo thêm động lực kinh tế cho các dự án xanh mà còn giúp thị trường các-bon phát triển theo hướng tích hợp sâu rộng với hệ sinh thái tài chính quốc gia.
Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, chủ động, thích ứng với tình hình mới

Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, chủ động, thích ứng với tình hình mới

Sáng 09/7/2025, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Tham dự Hội nghị có Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng và các đồng chí trong Ban Lãnh đạo NHNN, lãnh đạo các vụ, cục, đơn vị thuộc NHNN, các ngân hàng thương mại (NHTM) và điểm cầu trực tuyến tới NHNN các khu vực trên cả nước.
Sử dụng tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm ngân hàng và một số gợi mở về mặt pháp lý

Sử dụng tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm ngân hàng và một số gợi mở về mặt pháp lý

Việc sử dụng tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm trong hoạt động tín dụng ngân hàng không chỉ mở ra một hướng tiếp cận vốn mới cho các doanh nghiệp xanh, mà còn góp phần thúc đẩy phát triển thị trường carbon và thực hiện hiệu quả các cam kết giảm phát thải khí nhà kính của Việt Nam.
Vị thế của đô la Mỹ trên thị trường tài chính toàn cầu

Vị thế của đô la Mỹ trên thị trường tài chính toàn cầu

Tháng 4/2025 chứng kiến cuộc khủng hoảng niềm tin nghiêm trọng đối với đồng USD, bất chấp lợi suất trái phiếu Mỹ tăng. Bài viết phân tích những bất thường trên thị trường tài chính toàn cầu sau các biện pháp thuế quan gây tranh cãi của Mỹ, đồng thời chỉ ra nguyên nhân từ sự thay đổi cấu trúc tài chính, phi toàn cầu hóa và biến động địa chính trị. Nếu xu hướng này tiếp diễn, USD có nguy cơ mất dần vị thế, đe dọa sự ổn định của hệ thống tài chính thế giới.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III  trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hiệp ước vốn Basel III là khuôn khổ nâng cao với sự sửa đổi và củng cố cả ba trụ cột của Basel II, đây là công cụ hỗ trợ đắc lực để nâng cao chất lượng quản trị rủi ro và năng lực cạnh tranh của các ngân hàng. Bài viết phân tích tình hình áp dụng các Hiệp ước vốn Basel của hệ thống ngân hàng trên thế giới, cùng với kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam trong việc áp dụng Hiệp ước vốn Basel III, tác giả đưa ra một số đề xuất giải pháp chính sách cho hệ thống ngân hàng...
Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Bài viết phân tích vai trò của hiểu biết tài chính trong việc truyền dẫn chính sách tiền tệ, dựa trên khảo sát của Ngân hàng Trung ương châu Âu; đồng thời, đề xuất tăng cường giáo dục và truyền thông tài chính để hỗ trợ chính sách tiền tệ và phát triển kinh tế bền vững.
Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Bài viết này tổng hợp bài học từ các nền kinh tế đã thành công vượt qua "bẫy thu nhập trung bình" như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia và Trung Quốc. Trên cơ sở đó, tác giả nêu một số khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam nhằm duy trì đà tăng trưởng, tránh rơi vào “bẫy” và hướng tới mục tiêu thu nhập cao vào năm 2045.
Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Việt Nam đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên, nhằm tạo nền tảng vững chắc cho giai đoạn tăng trưởng hai con số từ năm 2026. Đây là một mục tiêu đầy thách thức, khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất định và tăng trưởng khu vực đang có xu hướng chậm lại, cùng với việc Hoa Kỳ thực hiện áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại, trong đó có Việt Nam. Mặc dù vậy, mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8% năm 2025 vẫn có thể đạt được, với điều kiện phải có sự điều hành chính sách linh hoạt, đồng bộ và cải cách thể chế đủ mạnh để khơi thông các điểm nghẽn về đầu tư, năng suất và thị trường…

Thông tư số 10/2025/TT-NHNN quy định về tổ chức lại, thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân

Thông tư số 07/2025/TT-NHNN Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2024/TT-NHNN ngày 01 tháng 7 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng

Thông tư số 08/2025/TT-NHNN Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 43/2015/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về tổ chức và hoạt động của phòng giao dịch bưu điện trực thuộc Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt, Thông tư số 29/2024/TT-NHNN ngày 28 tháng 6 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về quỹ tín dụng nhân dân và Thông tư số 32/2024/TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nướ

Nghị định số 94/2025/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2025 của Chính phủ quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng