
Xuất khẩu phục hồi và tăng nhẹ, đạt hơn 147 tỷ USD
Tính đến hết tháng 7, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 147,61 tỷ USD, tăng 1,5% tương ứng tăng 2,11 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2019.
Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 7 (từ ngày 16-31/7) đạt 25,51 tỷ USD, tăng 19,3% (tương ứng tăng 4,12 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong nửa đầu tháng này.
Kết quả đạt được trong nửa cuối tháng 7/2020 đã đưa tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước 7 tháng đầu năm 2020 đạt 286,82 tỷ USD, nhưng vẫn giảm 0,8%, tương ứng giảm 2,19 tỷ USD về số tuyệt đối so với cùng kỳ năm 2019.
Trong đó, tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 172,86 tỷ USD, giảm 5,1% (tương ứng giảm 9,28 tỷ USD); trị giá xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp trong nước là 113,96 tỷ USD, tăng 6,6% (tương ứng tăng 7,1 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2019.
Trong kỳ 2 tháng 7, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 2,34 tỷ USD đưa mức thặng dư thương mại hàng hóa của của Việt Nam trong năm 7 tháng đầu năm đạt 8,39 tỷ USD.
Nửa cuối tháng 7, xuất khẩu đạt 13,92 tỷ USD, tăng 27,6% (tương ứng tăng 3,01 tỷ USD về số tuyệt đối) so với kỳ 1 tháng 7/2020.
Các mặt hàng có mức tăng biến động như: điện thoại các loại và linh kiện tăng 757 triệu USD, tương ứng tăng 42,9%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 645 triệu USD, tương ứng tăng 37,8%; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng tăng 370 triệu USD, tương ứng tăng 38,7%; hàng dệt may tăng 198 triệu USD, tương ứng tăng 14%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 101 triệu USD, tương ứng tăng 19,7%; hàng thủy sản tăng 90 triệu USD, tương ứng tăng 25,2%...
Tính đến hết tháng 7, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 147,61 tỷ USD, tăng 1,5% tương ứng tăng 2,11 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2019.
Về nhập khẩu trong nửa cuối tháng 7, tổng trị giá đạt 11,58 tỷ USD, tăng 10,6% (tương ứng tăng 1,11 tỷ USD về số tuyệt đối) so với kết quả thực hiện trong nửa đầu tháng 7/2020.
Các nhóm hàng nhập khẩu tăng mạnh như: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 391 triệu USD, tương ứng tăng 15%; máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng tăng 201 triệu USD, tương ứng tăng 13,5%; điện thoại các loại và linh kiện tăng 126 triệu USD, tương ứng tăng 24%...
Hết tháng 7/2020, tổng trị giá nhập khẩu của cả nước đạt 139,21 tỷ USD, giảm 3% (tương ứng giảm 4,3 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2019.
Thành Đạt
Theo: baochinhphu.vn
Tin bài khác


Thúc đẩy tín dụng xanh mở đường cho khu công nghiệp xanh

Những thách thức về biến đổi khí hậu và hàm ý chính sách đối với nợ công

Gợi mở hướng đi cho ngân hàng Việt vươn ra thế giới trong kỷ nguyên số

Thủ tướng: Năm 2025, dự kiến quy mô kinh tế Việt Nam trên 500 tỷ USD

Thư chúc mừng của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhân dịp kỷ niệm 74 năm thành lập ngành Ngân hàng Việt Nam

Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Bức thư gửi về quá khứ

Ổn định kinh tế vĩ mô khi tăng trưởng cao tại Việt Nam

Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Cấp thiết hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon

Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Chiến lược của các nhà đầu tư toàn cầu: Con đường gập ghềnh đến “xanh hóa”

Sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại châu Á: Vai trò của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và kinh tế vĩ mô

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam
