Vietcombank công bố quyết định thành lập Khối Vận hành và một số quyết định nhân sự tại Trụ sở chính

Kinh tế - xã hội
Thực hiện việc kiện toàn cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và các đơn vị tại Trụ sở chính, ngày 01/7/2022, Vietcombank đã tổ chức Lễ công bố quyết định thành lập Khối Vận hành tại Trụ sở chính; quyết định nhân sự lãnh đạo của Phòng Quản lý chất lượng và Nhóm nghiên cứu Trụ sở chính.
aa

Thực hiện việc kiện toàn cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và các đơn vị tại Trụ sở chính, ngày 01/7/2022, Vietcombank đã tổ chức Lễ công bố quyết định thành lập Khối Vận hành tại Trụ sở chính; quyết định nhân sự lãnh đạo của Phòng Quản lý chất lượng và Nhóm nghiên cứu Trụ sở chính.

Tham dự buổi lễ, có ông Phạm Quang Dũng - Ủy viên Ban thường vụ Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT); các ông, bà là thành viên HĐQT, thành viên Ban Điều hành, Trưởng Ban Kiểm soát, Kế toán trưởng, các Giám đốc Khối và đại diện lãnh đạo các đơn vị liên quan tại Trụ sở chính Vietcombank.

Theo Quyết định số 1838/QĐ-VCB-TCNS ngày 21/6/2022 của Chủ tịch HĐQT Vietcombank, Khối Vận hành tại Trụ sở chính Vietcombank và Phòng Quản lý chất lượng Trụ sở chính thuộc Khối Vận hành được thành lập trên cơ sở nâng cấp từ Phòng Quản lý chất lượng dịch vụ bán lẻ trực thuộc Trung tâm Quản lý Vận hành bán lẻ.

Khối Vận hành có cơ cấu tổ chức gồm Giám đốc Khối, các Phó Giám đốc Khối và 6 đơn vị trực thuộc gồm: Trung tâm Hỗ trợ khách hàng, Trung tâm Tài trợ thương mại, Trung tâm Thanh toán, Trung tâm Quản lý vận hành bán lẻ, Trung tâm Dịch vụ khách hàng và Phòng Quản lý chất lượng.

Chủ tịch HĐQT Vietcombank cũng đã ký quyết định điều động và bổ nhiệm bà Thái Thị Thu Hằng - Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý vận hành bán lẻ kiêm Trưởng phòng Quản lý chất lượng dịch vụ bán lẻ thuộc Trung tâm Quản lý vận hành bán lẻ giữ chức vụ Phó Trưởng phòng Quản lý chất lượng Trụ sở chính Vietcombank và giao nhiệm vụ phụ trách phòng Quản lý chất lượng kể từ ngày 01/7/2022; ký quyết định tuyển dụng ông Nguyễn Thắng - nguyên Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng tư vấn chính sách kinh tế - xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam vào làm chuyên gia tại Ban Chiến lược, Tuyên giáo và Thư ký tổng hợp kể từ ngày 01/7/2022.


Ông Phạm Quang Dũng - Chủ tịch HĐQT Vietcombank (thứ tư từ phải sang) trao quyết định thành lập Khối Vận hành cho ông Trần Thanh Nam - Giám đốc Khối Vận hành và các trưởng đơn vị thuộc Khối Vận hành


Phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ, Chủ tịch HĐQT Vietcombank Phạm Quang Dũng cho biết: Lần đầu tiên Vietcombank có Khối Vận hành với 6 đơn vị trực thuộc. Đây là quyết định quan trọng được cân nhắc kỹ lưỡng, tham khảo thông lệ quốc tế, kinh nghiệm các ngân hàng đi trước, tham vấn các tổ chức quốc tế uy tín, giàu kinh nghiệm để lựa chọn một mô hình tối ưu, phù hợp với đặc thù của Vietcombank. Việc thành lập Khối Vận hành là cần thiết và tất yếu để góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ và trải nghiệm của khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ nội bộ và hiệu quả hoạt động. Dưới sự dẫn dắt của ông Trần Thanh Nam - một lãnh đạo dày dặn kinh nghiệm, Giám đốc Khối Vận hành vừa được Vietcombank tuyển dụng và đặc biệt với truyền thống đoàn kết, nhất trí, chung sức đồng lòng, nỗ lực lao động sáng tạo của tập thể cán bộ nhân viên, Ban Lãnh đạo tin tưởng và kỳ vọng Khối Vận hành sẽ hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, tạo ra đột phá về chất lượng dịch vụ, hiệu quả hoạt động, góp phần quan trọng giúp Vietcombank phát triển an toàn, hiệu quả và bền vững. Chủ tịch HĐQT Vietcombank Phạm Quang Dũng cũng yêu cầu Khối Vận hành trong thời gian tới tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm: (1) Nghiên cứu rà soát mô hình, cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, quy trình, quy chế để tinh chỉnh, tối ưu hóa, giúp nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động và cải thiện chất lượng dịch vụ cho toàn hệ thống; (2) Đẩy mạnh nghiên cứu, áp dụng các mô hình định lượng để theo dõi, giám sát, quản lý chất lượng dịch vụ; tự động hóa công tác vận hành; tối ưu hóa quy trình sử dụng các phương pháp tiên tiến; (3) Nghiên cứu ứng dụng mạnh mẽ các công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, qua đó giải phóng nguồn lực tại Trụ sở chính và các chi nhánh để tập trung cho công tác bán hàng; nâng cao chất lượng dịch vụ toàn hệ thống; (4) Chủ động và tích cực nghiên cứu, đề xuất, kiến nghị Ban Lãnh đạo các giải pháp để bồi dưỡng, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, thích ứng với chuyển đổi số, trước hết là cho Khối Vận hành.

Đối với hoạt động nghiên cứu của Vietcombank, Chủ tịch HĐQT Phạm Quang Dũng cũng nhấn mạnh chủ trương của Ban Lãnh đạo về việc kiện toàn cơ cấu tổ chức và nhân sự của Nhóm nghiên cứu để tương xứng với quy mô, vị thế và định hướng phát triển của Vietcombank.

Tại buổi lễ, Chủ tịch HĐQT Phạm Quang Dũng đã chỉ đạo và giao những nhiệm vụ cụ thể cho ông Nguyễn Thắng - Trưởng nhóm nghiên cứu Vietcombank. Chủ tịch HĐQT đánh giá tân Trưởng nhóm nghiên cứu Vietcombank - Tiến sỹ Nguyễn Thắng có gần 40 năm kinh nghiệm nghiên cứu về kinh tế - xã hội, đã trải qua nhiều vị trí quản lý khác nhau trong lĩnh vực kinh tế, phân tích và dự báo, tư vấn chính sách kinh tế - xã hội tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, đồng thời có quan hệ chặt chẽ với các đơn vị nghiên cứu, học thuật trong và ngoài nước. Với kinh nghiệm và mối quan hệ sẵn có, Ban Lãnh đạo Vietcombank tin tưởng Tiến sỹ Nguyễn Thắng sẽ đưa hoạt động nghiên cứu của Vietcombank lên một tầm cao mới, hỗ trợ đắc lực cho hoạt động kinh doanh, xây dựng và triển khai chiến lược của Vietcombank.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Trần Thanh Nam - Giám đốc Khối Vận hành bày tỏ cảm ơn Ban Lãnh đạo Vietcombank và cam kết cùng các cán bộ trong Khối Vận hành nhận nhiệm vụ với ưu tiên tập trung cao để đẩy mạnh việc đưa công cụ hiện đại hơn vào vận hành, tối ưu hóa quy trình, củng cố năng lực con người tiến đến việc nâng cao chất lượng dịch vụ của Vietcombank để trong thời gian không xa tới đây, các hoạt động sẽ từng bước chuyển biến và đưa Vietcombank trở thành ngân hàng đứng đầu và vững vàng ở vị trí số 1 như mục tiêu, nhiệm vụ đã xác định.

Phát biểu nhận nhiệm vụ, Tiến sỹ Nguyễn Thắng - tân Trưởng nhóm nghiên cứu Vietcombank bày tỏ niềm vinh dự khi được Ban Lãnh đạo Vietcombank tín nhiệm, được ra nhập hàng ngũ hơn 22.000 cán bộ, nhân viên của Vietcombank - Ngân hàng hàng đầu Việt Nam. Tiến sỹ Nguyễn Thắng cam kết sẽ đem hết nỗ lực và kinh nghiệm gần 40 năm nghiên cứu trong hệ thống của Nhà nước, kiến thức kinh tế vĩ mô, kinh tế ngành, các nghiên cứu trong các cơ quan của Chính phủ, của Đảng và các nghiên cứu trong doanh nghiệp nhằm cống hiến, chia sẻ để phục vụ tốt cho Vietcombank, Khối Vận hành nhằm đáp ứng tầm nhìn và định hướng chiến lược của ngân hàng.

Ban Lãnh đạo Vietcombank cùng Giám đốc Khối Vận hành và các trưởng đơn vị thuộc Khối Vận hành


Với việc thành lập Khối Vận hành và kiện toàn mô hình tổ chức của Khối cùng các nhiệm vụ trọng tâm rõ ràng của từng mảng hoạt động, Vietcombank đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu chiến lược và tầm nhìn đã xác định tới năm 2030 là trở thành một trong 100 ngân hàng lớn nhất khu vực châu Á, 300 tập đoàn ngân hàng tài chính lớn nhất thế giới, 1.000 doanh nghiệp niêm yết lớn nhất toàn cầu có đóng góp lớn cho sự phát triển bền vững của Việt Nam.

VH


https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố

Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố

Sáng 30/6/2025, các tỉnh, thành phố trên cả nước sẽ đồng thời tổ chức "Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương".
Sức mạnh của đoàn kết

Sức mạnh của đoàn kết

Trân trọng giới thiệu bài viết: "Sức mạnh của đoàn kết" của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Để đồng thuận xã hội chuyển đổi thuế hộ kinh doanh

Để đồng thuận xã hội chuyển đổi thuế hộ kinh doanh

Quán triệt Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân, Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi tạo động lực làm giàu trong toàn dân để phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Theo Nghị quyết, từ năm 2026, Việt Nam sẽ chấm dứt cơ chế thuế khoán với hộ kinh doanh, chuyển sang cơ chế tự kê khai và nộp thuế theo doanh thu thực tế, đồng thời đẩy mạnh thu thuế điện tử.
Kinh doanh báo chí không thể đứng ngoài dòng chảy đổi mới sáng tạo

Kinh doanh báo chí không thể đứng ngoài dòng chảy đổi mới sáng tạo

Báo chí được coi là “người dẫn đường” cho xã hội về thông tin, nhận thức và định hướng dư luận. Tuy nhiên, giữa kỷ nguyên số, vai trò ấy đang bị thách thức bởi một câu hỏi rất thực tế: Báo chí sống bằng gì? Nếu coi báo chí là một nghề, thì như mọi nghề khác, nó phải tự nuôi được chính mình. Báo chí không thể sống mãi bằng lý tưởng hay tồn tại nếu không có dòng tiền.
Chuyển đổi số ngành Ngân hàng Việt Nam: Bứt phá trong kỷ nguyên mới

Chuyển đổi số ngành Ngân hàng Việt Nam: Bứt phá trong kỷ nguyên mới

Bài viết đề cập đến vai trò then chốt của ngành Ngân hàng trong kỷ nguyên phát triển mới của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi số toàn diện và xu thế toàn cầu hóa. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tích cực triển khai nhiều chiến lược thúc đẩy chuyển đổi số, hiện đại hóa hoạt động toàn ngành. Bài viết đồng thời phân tích nhiệm vụ, thành tựu, khó khăn trong quá trình này và đề xuất giải pháp giúp ngành Ngân hàng thực hiện sứ mệnh phát triển trong thời kỳ mới.
Kiểm soát hành vi “tẩy xanh” hướng tới tăng trưởng bền vững - Góc nhìn từ khía cạnh pháp lý

Kiểm soát hành vi “tẩy xanh” hướng tới tăng trưởng bền vững - Góc nhìn từ khía cạnh pháp lý

Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề cấp bách toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ hiện nay, đòi hỏi sự chung tay hành động từ cả quốc gia và từng cá nhân. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp và tổ chức tài chính vẫn đặt lợi nhuận lên trên trách nhiệm xã hội, thể hiện qua hành vi “tẩy xanh”. Việc nhận diện và kiểm soát hành vi này là cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và thúc đẩy chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, hướng tới phát triển bền vững.
Tiến tới Hiệp ước Toàn cầu về chấm dứt ô nhiễm nhựa

Tiến tới Hiệp ước Toàn cầu về chấm dứt ô nhiễm nhựa

Ô nhiễm nhựa đang trở thành một trong những thách thức nghiêm trọng nhất đối với môi trường sống và sự phát triển bền vững của nhân loại. Theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), nếu không có biện pháp kiểm soát, đến năm 2040 lượng nhựa rò rỉ vào môi trường có thể tăng thêm 50%. Vi nhựa đã hiện diện trong thực phẩm, nguồn nước và không khí, tạo ra các rủi ro nghiêm trọng về y tế và môi trường.
Thực hành tiết kiệm

Thực hành tiết kiệm

Trân trọng giới thiệu bài viết "THỰC HÀNH TIẾT KIỆM” của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Xem thêm
Xử lý tài sản thế chấp là nhà ở hình thành trong tương lai tại các tổ chức tín dụng

Xử lý tài sản thế chấp là nhà ở hình thành trong tương lai tại các tổ chức tín dụng

Trong những năm gần đây, chế định pháp lý về thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ tại các tổ chức tín dụng (TCTD) ngày càng được các cơ quan có thẩm quyền chú trọng xây dựng và hoàn thiện. Tuy nhiên, hiện nay, các quy định pháp luật hiện hành về vấn đề này vẫn chưa thực sự đầy đủ và còn những bất cập, gây khó khăn trong việc áp dụng, bởi đây là một loại tài sản mang tính chất đặc thù và tiềm ẩn nhiều rủi ro so với các loại tài sản hiện hữu. Vì vậy, cần có cơ chế rõ ràng, hướng dẫn cụ thể để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, giảm thiểu những rủi ro cho các TCTD trong việc nhận thế chấp loại hình tài sản này.
Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát - Bước ngoặt chiến lược thúc đẩy Fintech và chuyển đổi số ngành Ngân hàng

Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát - Bước ngoặt chiến lược thúc đẩy Fintech và chuyển đổi số ngành Ngân hàng

Ngày 29/4/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 94/2025/NĐ-CP về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng. Đây là Nghị định đầu tiên tại Việt Nam thiết lập khuôn khổ pháp lý cho việc thử nghiệm các sản phẩm, mô hình, dịch vụ tài chính mới ứng dụng công nghệ, đồng thời là bước tiến quan trọng trong quá trình thể chế hóa đổi mới sáng tạo tài chính tại Việt Nam. Không chỉ góp phần hiện thực hóa chiến lược tài chính toàn diện quốc gia và chuyển đổi số ngành Ngân hàng, Nghị định này còn tạo ra các tác động sâu rộng đối với cả hệ thống ngân hàng thương mại và nền kinh tế.
Góc độ pháp lý về rào cản của thủ tục thông báo tập trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh đối với hoạt động của doanh nghiệp

Góc độ pháp lý về rào cản của thủ tục thông báo tập trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh đối với hoạt động của doanh nghiệp

Thủ tục thông báo tập trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh năm 2018, dù đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các hành vi hạn chế cạnh tranh nhưng lại đang tạo ra những rào cản đáng kể cho doanh nghiệp do thời gian thẩm định kéo dài, yêu cầu hồ sơ phức tạp, đòi hỏi nhiều tài liệu chuyên sâu như mô tả giao dịch và phân tích thị trường. Những yếu tố này không chỉ làm tăng chi phí tuân thủ, rủi ro pháp lý, nguy cơ rò rỉ thông tin, mà còn cản trở doanh nghiệp tận dụng cơ hội kinh doanh, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng gia tăng.
Kinh nghiệm thế giới về sử dụng tín chỉ các-bon làm tài sản bảo đảm ngân hàng  và khuyến nghị đối với Việt Nam

Kinh nghiệm thế giới về sử dụng tín chỉ các-bon làm tài sản bảo đảm ngân hàng và khuyến nghị đối với Việt Nam

Phát triển các sản phẩm tài chính mới gắn với tín chỉ các-bon là chiến lược then chốt để thu hút dòng vốn tư nhân vào lĩnh vực giảm phát thải. Các sản phẩm như trái phiếu xanh được gắn với việc phát hành hoặc mua tín chỉ các-bon có thể tạo ra các dòng tiền ổn định và hấp dẫn cho nhà đầu tư bền vững (Asian Development Bank, 2019). Các khoản vay xanh thế chấp bằng tín chỉ các-bon cho phép doanh nghiệp tiếp cận vốn với chi phí thấp hơn nếu cam kết tạo ra lượng giảm phát thải xác thực. Việc đa dạng hóa các sản phẩm tài chính gắn với tín chỉ các-bon không chỉ tạo thêm động lực kinh tế cho các dự án xanh mà còn giúp thị trường các-bon phát triển theo hướng tích hợp sâu rộng với hệ sinh thái tài chính quốc gia.
Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, chủ động, thích ứng với tình hình mới

Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, chủ động, thích ứng với tình hình mới

Sáng 09/7/2025, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Tham dự Hội nghị có Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng và các đồng chí trong Ban Lãnh đạo NHNN, lãnh đạo các vụ, cục, đơn vị thuộc NHNN, các ngân hàng thương mại (NHTM) và điểm cầu trực tuyến tới NHNN các khu vực trên cả nước.
Vị thế của đô la Mỹ trên thị trường tài chính toàn cầu

Vị thế của đô la Mỹ trên thị trường tài chính toàn cầu

Tháng 4/2025 chứng kiến cuộc khủng hoảng niềm tin nghiêm trọng đối với đồng USD, bất chấp lợi suất trái phiếu Mỹ tăng. Bài viết phân tích những bất thường trên thị trường tài chính toàn cầu sau các biện pháp thuế quan gây tranh cãi của Mỹ, đồng thời chỉ ra nguyên nhân từ sự thay đổi cấu trúc tài chính, phi toàn cầu hóa và biến động địa chính trị. Nếu xu hướng này tiếp diễn, USD có nguy cơ mất dần vị thế, đe dọa sự ổn định của hệ thống tài chính thế giới.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III  trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hiệp ước vốn Basel III là khuôn khổ nâng cao với sự sửa đổi và củng cố cả ba trụ cột của Basel II, đây là công cụ hỗ trợ đắc lực để nâng cao chất lượng quản trị rủi ro và năng lực cạnh tranh của các ngân hàng. Bài viết phân tích tình hình áp dụng các Hiệp ước vốn Basel của hệ thống ngân hàng trên thế giới, cùng với kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam trong việc áp dụng Hiệp ước vốn Basel III, tác giả đưa ra một số đề xuất giải pháp chính sách cho hệ thống ngân hàng...
Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Bài viết phân tích vai trò của hiểu biết tài chính trong việc truyền dẫn chính sách tiền tệ, dựa trên khảo sát của Ngân hàng Trung ương châu Âu; đồng thời, đề xuất tăng cường giáo dục và truyền thông tài chính để hỗ trợ chính sách tiền tệ và phát triển kinh tế bền vững.
Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Bài viết này tổng hợp bài học từ các nền kinh tế đã thành công vượt qua "bẫy thu nhập trung bình" như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia và Trung Quốc. Trên cơ sở đó, tác giả nêu một số khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam nhằm duy trì đà tăng trưởng, tránh rơi vào “bẫy” và hướng tới mục tiêu thu nhập cao vào năm 2045.
Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Việt Nam đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên, nhằm tạo nền tảng vững chắc cho giai đoạn tăng trưởng hai con số từ năm 2026. Đây là một mục tiêu đầy thách thức, khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất định và tăng trưởng khu vực đang có xu hướng chậm lại, cùng với việc Hoa Kỳ thực hiện áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại, trong đó có Việt Nam. Mặc dù vậy, mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8% năm 2025 vẫn có thể đạt được, với điều kiện phải có sự điều hành chính sách linh hoạt, đồng bộ và cải cách thể chế đủ mạnh để khơi thông các điểm nghẽn về đầu tư, năng suất và thị trường…

Thông tư số 14/2025/TT-NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 10/2025/TT-NHNN quy định về tổ chức lại, thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân

Thông tư số 07/2025/TT-NHNN Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2024/TT-NHNN ngày 01 tháng 7 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng

Thông tư số 08/2025/TT-NHNN Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 43/2015/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về tổ chức và hoạt động của phòng giao dịch bưu điện trực thuộc Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt, Thông tư số 29/2024/TT-NHNN ngày 28 tháng 6 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về quỹ tín dụng nhân dân và Thông tư số 32/2024/TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nướ

Nghị định số 94/2025/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2025 của Chính phủ quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng