Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam là cầu nối để các tổ chức tín dụng có căn cứ xác thực tín dụng của cá nhân hoặc tổ chức

Kinh tế - xã hội
Nghiệp vụ “check CIC” để kiểm tra lịch sử tín dụng của một ai đó, xem tình trạng vay, trả nợ của khách hàng, khách hàng có bị nợ xấu hay không... làm thông tin tham khảo trước khi tổ chức tín dụng (TCTD) ra quyết định cấp tín dụng.
aa

Nếu bạn đã từng vay tiền ngân hàng hoặc đang có ý định vay một khoản vay tại ngân hàng thì chắc hẳn bạn đã nghe đến nghiệp vụ ngân hàng “check CIC”. Nghiệp vụ “check CIC” để kiểm tra lịch sử tín dụng của một ai đó, xem tình trạng vay, trả nợ của khách hàng, khách hàng có bị nợ xấu hay không... làm thông tin tham khảo trước khi tổ chức tín dụng (TCTD) ra quyết định cấp tín dụng. Vậy, CIC là đơn vị nào, tại sao báo cáo thông tin tín dụng (TTTD) khai thác từ CIC lại ảnh hưởng đến quyết định cấp vốn của TCTD và việc cung cấp báo cáo TTTD được thực hiện đối với các đối tượng nào?

CIC là gì?

CIC là tên viết tắt tiếng Anh của Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (National Credit Information Centre of Vietnam), trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN). CIC đáp ứng yêu cầu thông tin phục vụ nhu cầu quản lý nhà nước của NHNN và thực hiện các dịch vụ TTTD cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của NHNN và pháp luật, bao gồm: Thu nhận, xử lý, lưu trữ, phân tích TTTD, phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, chấm điểm, xếp hạng tín dụng pháp nhân và thể nhân trên lãnh thổ Việt Nam. Hiểu theo cách đơn giản, CIC là cầu nối để các TCTD có căn cứ xác thực mức độ tín nhiệm của cá nhân hoặc tổ chức.

Hoạt động TTTD của CIC đã góp phần nâng cao tính minh bạch, độ chính xác của TTTD tại Việt Nam, giúp chỉ số chiều sâu TTTD (một trong hai chỉ số chính để đánh giá khả năng tiếp cận tín dụng tại Việt Nam) có sự tăng trưởng ấn tượng, từ 5/8 điểm năm 2015 lên điểm tối đa 8/8 năm 2020. Độ phủ TTTD công tăng từ 41,8% năm 2015 lên 59,6% năm 2020, cao hơn mức trung bình của khu vực châu Á - Thái Bình Dương và khu vực các nước có thu nhập cao OECD - Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế.

Hiện nay, CIC đã thu thập được thông tin từ 124/124 đầu mối tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 1.162 quỹ tín dụng nhân dân, 04 tổ chức tài chính vi mô chính thức và 54 tổ chức tự nguyện tham gia hoạt động trung tâm tín dụng với các tỷ lệ cập nhật số liệu thành công từ TCTD luôn đạt mức cao.

Căn cứ dựa trên quy định pháp luật và chỉ đạo của NHNN, CIC đang nghiên cứu và triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng cơ sở dữ liệu TTTD, mở rộng hơn nữa kho dữ liệu, vừa duy trì các nguồn thông tin trong Ngành, vừa đẩy mạnh thu thập các thông tin phi truyền thống từ các bộ, ngành có liên quan, các tổ chức tự nguyện, mở rộng và nâng mức độ bao phủ TTTD công và duy trì điểm số tối đa về chiều sâu TTTD. Đồng thời, CIC đang đẩy mạnh hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin, chuẩn hóa giải pháp, quy trình, nghiệp vụ lõi cũng như đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về công nghệ thông tin, chuyên gia xử lý dữ liệu để có thể đảm bảo chất lượng nguồn dữ liệu thu thập, nâng cao tỷ lệ tự động hóa trong việc thu thập, xử lý, lưu giữ, cập nhật dữ liệu TTTD.

Cung cấp và khai thác TTTD

CIC thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của mình là cung cấp thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của NHNN, bên cạnh việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ dành riêng cho Ban Lãnh đạo NHNN, CIC cung cấp các báo cáo chuyên biệt phục vụ Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Dự báo, thống kê, Vụ Ổn định tiền tệ - tài chính, Vụ Quản lý ngoại hối...

Đồng thời, CIC cung cấp sản phẩm, dịch vụ TTTD cho các TCTD để phục vụ mục đích quản trị rủi ro, quản lý danh mục, tìm kiếm khách hàng… Bên cạnh các báo cáo tín dụng truyền thống, CIC cung cấp các báo cáo thiết kế theo yêu cầu, các gói dữ liệu xây dựng mô hình phù hợp với nhu cầu riêng của từng đơn vị tra cứu.

Để hỗ trợ khách hàng vay tra cứu TTTD về bản thân (theo tiêu chí đánh giá điểm chiều sâu TTTD), CIC đã và đang cung cấp dịch vụ cho khách hàng vay tự khai thác báo cáo về bản thân hoặc đăng ký nhu cầu vay qua Cổng thông tin kết nối khách hàng vay trên qua trang web https://cic.gov.vn và ứng dụng điện thoại thông minh (CIC Credit Connect). Đặc biệt, từ ngày 04/4/2022, CIC cung cấp thêm sản phẩm “Doanh nghiệp tự đăng ký xếp hạng tín dụng” và từ tháng 9/2022, CIC cung cấp thêm sản phẩm “Báo cáo thông tin doanh nghiệp” trên Cổng thông tin kết nối khách hàng vay của CIC để tạo điều kiện cho khách hàng doanh nghiệp thuận tiện hơn trong quá trình tra cứu báo cáo xếp hạng tín dụng của chính doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, đối với các cơ quan quản lý nhà nước, CIC luôn đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời theo từng yêu cầu cụ thể của các đơn vị, đồng thời đảm bảo đúng quy định, chức năng, nhiệm vụ, đặc biệt đối với các trường hợp yêu cầu số liệu mang tính nhạy cảm, bất thường so với thông lệ.

Đối với các tổ chức tự nguyện, việc thu thập thông tin và cung cấp các báo cáo được dựa trên nguyên tắc có đi có lại, các sản phẩm cung cấp cho các tổ chức tự nguyện được CIC thận trọng thiết kế, cung cấp nhằm vừa đảm bảo hỗ trợ hiệu quả hoạt động của đơn vị, vừa đảm bảo an toàn bảo mật thông tin của khách hàng vay.

Tuấn Hưng

https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Thực thi ESG: Chiến lược phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Thực thi ESG: Chiến lược phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Chiều 23/4/2025, Báo Dân trí tổ chức Diễn đàn ESG Việt Nam lần thứ nhất với chủ đề “Chiến lược phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới”. Diễn đàn đã khẳng định, ESG không chỉ là xu hướng, mà đang trở thành kim chỉ nam cho Việt Nam phát triển bền vững, tạo lợi thế cạnh tranh và hội nhập toàn cầu trong thời đại chuyển đổi xanh và số hóa nền kinh tế.
Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế: Nâng tầm vị thế Việt Nam

Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế: Nâng tầm vị thế Việt Nam

Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt, nhiều quốc gia đã chủ động phát triển các trung tâm tài chính như một mũi nhọn chiến lược thúc đẩy tăng trưởng và hội nhập. Với độ mở kinh tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam liệu đã hội tụ đủ các điều kiện để phát triển các trung tâm tài chính. Sự ra đời của Nghị quyết 42/NQ-CP của Chính phủ về đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội liên quan đến trung tâm tài chính tại Việt Nam chính là bước đi đầu tiên trong hành trình đó. Nhằm làm rõ thêm tiềm năng, điều kiện, thách thức cũng như những đề xuất cụ thể để hiện thực hóa mục tiêu xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam, Thời báo Ngân hàng đã phỏng vấn TS. Lê Thị Thùy Vân - Phó Viện trưởng, Viện Chiến lược và Chính sách kinh tế - tài chính, Bộ Tài chính.
Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Trân trọng giới thiệu bài viết "CHUNG TAY MỞ RA KỶ NGUYÊN PHÁT TRIỂN MỚI CỦA QUAN HỆ HỮU NGHỊ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC" của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hội nghị Trung ương 11: Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử

Hội nghị Trung ương 11: Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử

Sau ba ngày làm việc khẩn trương với tinh thần trách nhiệm cao, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra và bế mạc chiều 12/4.
Môi trường đầu tư kinh doanh an toàn, minh bạch: Sức hút để

Môi trường đầu tư kinh doanh an toàn, minh bạch: Sức hút để 'tăng tốc' dòng vốn FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là dòng vốn đặc biệt quan trọng cho tăng trưởng, hội nhập kinh tế quốc tế của quốc gia và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) mạnh mẽ hơn nữa thì xây dựng và bảo đảm một môi trường kinh doanh ổn định, minh bạch, thuận lợi sẽ là điểm mạnh để các nhà đầu FDI hướng đến Việt Nam.
Tương lai cho thế hệ vươn mình

Tương lai cho thế hệ vươn mình

Trân trọng giới thiệu bài viết "TƯƠNG LAI CHO THẾ HỆ VƯƠN MÌNH" của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm.
Dòng vốn ngân hàng hỗ trợ kinh tế tư nhân phát huy thế mạnh vai trò huyết mạch của nền kinh tế

Dòng vốn ngân hàng hỗ trợ kinh tế tư nhân phát huy thế mạnh vai trò huyết mạch của nền kinh tế

Xác định phát triển kinh tế tư nhân là chiến lược, chính sách lâu dài của quốc gia; thời gian qua, ngành Ngân hàng đã tích cực thực hiện đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng khu vực này. Đây cũng là vấn đề được các chuyên gia thảo luận tại Hội thảo “Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân” do Thời báo Ngân hàng tổ chức ngày 21/3.
Đẩy mạnh các giải pháp nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam

Đẩy mạnh các giải pháp nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam

Theo lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), cơ quan này đã và đang triển khai nhiều chính sách cải cách, điều chỉnh pháp lý và hợp tác với tổ chức xếp hạng quốc tế đều hướng đến mục tiêu nâng hạng TTCK từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi.
Xem thêm
Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, để đạt được sự phát triển bền vững và hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, việc chuyển đổi mô hình kinh tế từ tuyến tính truyền thống sang nền kinh tế tuần hoàn là hướng đi đúng đắn, phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Trong bối cảnh các chính sách thuế quan và các biện pháp thương mại quốc tế đang thay đổi nhanh chóng, doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những chiến lược linh hoạt và kịp thời để đối phó với những thách thức, đồng thời tận dụng các cơ hội từ thị trường nội địa và quốc tế.
Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Để xây dựng hành lang pháp lý cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng, đồng thời tạo sự tương thích đối với Luật Giao dịch điện tử năm 2023, pháp luật Việt Nam đã có những quy định về nghĩa vụ của tổ chức tín dụng (TCTD) trong việc bảo đảm an toàn cho giao dịch điện tử. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai vẫn còn nhiều bất cập, đặt ra yêu cầu cần tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật để tăng cường tính an toàn, minh bạch và hiệu quả trong hoạt động giao dịch điện tử.
Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 75/2025/NĐ-CP ngày 01/4/2025 quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 171/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Khung pháp lý cho phát triển ngân hàng bền vững - Cơ hội và thách thức

Khung pháp lý cho phát triển ngân hàng bền vững - Cơ hội và thách thức

Nghiên cứu này đã hệ thống hóa khung pháp lý toàn cầu và thực tiễn Việt Nam về phát triển ngân hàng bền vững, qua đó làm nổi bật xu hướng hội tụ giữa tiêu chuẩn quốc tế và nỗ lực địa phương hóa. Nghiên cứu cũng khẳng định xu hướng tất yếu là hài hòa hóa tiêu chuẩn toàn cầu, đồng thời nhấn mạnh yêu cầu cấp thiết về minh bạch hóa thông tin và hợp tác đa bên để cân bằng giữa lợi ích kinh tế và trách nhiệm môi trường.
Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đối với Việt Nam, CBDC có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống thanh toán, tăng cường tài chính toàn diện và nâng cao hiệu quả giám sát tiền tệ. Tuy nhiên, để triển khai thành công, cần có một chiến lược rõ ràng, bao gồm: Xác định rõ mục tiêu của CBDC, xây dựng khung pháp lý toàn diện, đầu tư vào hạ tầng công nghệ, thử nghiệm các mô hình triển khai phù hợp và thúc đẩy hợp tác quốc tế để đảm bảo tính tương thích với hệ thống tài chính toàn cầu.
Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực  truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Chuyển đổi số mang lại cơ hội cũng như thách thức lớn đối với hoạt động truyền thông, báo chí ngành Ngân hàng Việt Nam. Việc áp dụng công nghệ không chỉ giúp báo chí gia tăng khả năng truyền tải thông tin, mà còn làm thay đổi phương thức quản lý, sản xuất và phân phối tin tức. Điều này đòi hỏi báo chí ngành Ngân hàng phải đổi mới mô hình tổ chức, bảo đảm tính linh hoạt và sáng tạo.
Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Chính quyền Mỹ cho biết, khi xác định mức thuế quan đối ứng cho mỗi quốc gia, họ không chỉ xem xét thuế nhập khẩu mà còn các hoạt động khác mà họ cho là không công bằng, bao gồm thuế giá trị gia tăng, trợ cấp của chính phủ, chiến lược thao túng tiền tệ, chuyển nhượng công nghệ và các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hòa cùng xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đã từng bước tiếp cận và áp dụng các Hiệp ước vốn Basel. Hiện nay, Việt Nam đã có hơn 20 NHTM áp dụng Basel II và 10 NHTM tiên phong áp dụng Basel III. Đây là bước tiến quan trọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam nhằm đáp ứng các chuẩn mực và quy định quốc tế.

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng

Thông tư số 64/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 56/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc