TRỰC TIẾP TỔNG THUẬT: Tưng bừng Ngày hội non sông - Ngày hội của toàn dân

Kinh tế - xã hội
Hôm nay (23/5), hơn 69 triệu cử tri cả nước thực hiện quyền công dân của mình tại 84.767 khu vực bầu cử, lựa chọn những đại biểu xứng đáng nhất để đại diện cho mình tại cơ quan quyền lực Nhà...
aa

Hôm nay (23/5), hơn 69 triệu cử tri cả nước thực hiện quyền công dân của mình tại 84.767 khu vực bầu cử, lựa chọn những đại biểu xứng đáng nhất để đại diện cho mình tại cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất là Quốc hội (khóa XV) và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Đúng 7h sáng 23/5, ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức bắt đầu.



Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến khu vực bỏ phiếu số 4, phường Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Ảnh: VGP

7h00 sáng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân của mình tại khu vực bỏ phiếu số 4, phường Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Phát biểu với cử tri cả nước sau khi bỏ lá phiếu của mình, Tổng Bí thư cho biết, với gần 70 triệu là phiếu của cử tri để bầu ra 500 đại biểu Quốc hội; gần 4.000 đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và Thành phố; hơn 20.000 đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện; và hơn 240.000 đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã, phường, đây là cuộc bầu cử có quy mô lớn nhất từ trước đến nay.

"Tôi rất cảm ơn đồng bào và cử tri cả nước trong nhiều năm qua, đặc biệt là những năm gần đây, đã rất quan tâm đến hoạt động của Quốc hội và Hội đồng nhân dân; luôn cổ vũ, động viên, khích lệ các hoạt động của Quốc hội và Hội đồng nhân dân; đồng thời phản ánh tâm tư, nguyện vọng với các cơ quan dân cử, đóng góp cho việc hoạch định chính sách, xây dựng luật pháp và giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật trong thực tiễn cuộc sống. Đặc biệt, trong 3 - 4 tháng gần đây, mặc dù phải đối phó với dịch bệnh COVID-19, đồng thời bảo đảm sản xuất kinh doanh, công tác, cử tri vẫn tham gia rất tích cực và có trách nhiệm vào việc chuẩn bị cho cuộc bầu cử lần này, như: Giới thiệu người ra ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; tiếp xúc cử tri, đề xuất các kiến nghị hoặc góp ý kiến cho các ứng cử viên ở Trung ương và địa phương...", Tổng Bí thư bày tỏ.



Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bỏ lá phiếu đầu tiên tại khu vực bỏ phiếu số 4, phường Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Ảnh: VGP

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ tin tưởng rằng, với truyền thống đại đoàn kết của dân tộc ta, với ý chí sắt đá và lòng yêu nước thiết tha của nhân dân ta, với tinh thần phát huy quyền làm chủ của nhân dân, mọi công dân đã xác định được quyền và nghĩa vụ của mình, bà con sẽ đi bầu đông đủ, sáng suốt chọn lựa những đại biểu xứng đáng nhất trong những người ứng cử để chọn đúng người, bầu đủ 500 đại biểu Quốc hội và số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.



Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu với cử tri sau khi thực hiện quyền công dân. Ảnh: VGP

Nhân dịp này, Tổng Bí thư cũng nhắn nhủ tất cả các vị đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ này sẽ hết lòng vì nước, vì dân, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ cao cả của mình theo đúng Hiến pháp và pháp luật đã quy định. Nhất là tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với Hiến pháp; thực hiện đầy đủ trách nhiệm của người đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Nói cách khác, phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm của người đại biểu được dân tín nhiệm bầu ra, thay mặt cho dân để tham gia quản lý đất nước, quản lý xã hội. “Phải làm sao cho xứng đáng với đồng bào, cho xứng đáng với Tổ quốc" như Bác Hồ đã dạy.

"Là đại biểu của nhân dân thì phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện, giữ gìn phẩm chất, đạo đức, nâng cao trình độ về mọi mặt, gần gũi và lắng nghe ý kiến của cử tri, của nhân dân, thực hiện và hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ mà cử tri và nhân dân tin tưởng, giao phó", Tổng Bí thư nhấn mạnh thêm.



Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bắt tay, thăm hỏi cử tri tại tổ bầu cử số 10 (khu phố 7, Thị trấn Củ Chi). Ảnh: VGP

Cùng thời gian, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng phu nhân và đông đảo cử tri thực hiện nghĩa vụ công dân của mình tại tổ bầu cử số 10, khu phố 7, thị trấn Củ Chi, TPHCM, vùng đất anh hùng, Thành đồng Tổ quốc.

Trao đổi với báo chí sau khi bỏ phiếu về “về việc phát huy vai trò, sức mạnh đại đoàn kết trong các tầng lớp nhân dân”, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ: “Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề rất lớn mà Đảng, Bác Hồ luôn quan tâm. Đặc biệt trong ngày hội lớn của non sông – toàn dân đi bỏ phiếu hay những sự kiện quan trọng của đất nước, trong thiên tai, lũ lụt thì tinh thần đoàn kết toàn dân tộc luôn luôn được phát huy. Và với người dân Việt Nam, đây là truyền thống quý báu đặc biệt được nhân lên nhiều lần trong kháng chiến cứu quốc và xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở nước ta”.



Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân là những công dân đầu tiên thực hiện nghĩa vụ công dân tại thị trấn Củ Chi, huyện Củ Chi (TPHCM) - Ảnh VGP

"Nhân đây, tôi kêu gọi 69 triệu cử tri cả nước phát huy tinh thần đoàn kết, hăng hái thi đua đi bầu cử để chọn những người đức, tài xây dựng đất nước từ các cấp Hội đồng nhân dân đến Quốc hội”, Chủ tịch nước nói.

Về vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam do dân, vì dân, Chủ tịch nước cho biết, tới đây, Trung ương sẽ có Nghị quyết để triển khai vấn đề chiến lược này để mọi quyền lợi, quyền lực của chính quyền các cấp đều xuất phát từ nhân dân, phục vụ người dân.

“Sắp tới đây các cơ quan nhà nước sẽ ban hành những chương trình cụ thể về cải cách hành chính minh bạch, công khai; xây dựng thể chế pháp luật cụ thể hóa việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam”.



Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng các đại biểu và cử tri thực hiện nghi thức chào cờ, khai mạc Ngày Bầu cử tại khu vực bỏ phiếu số 18, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

7h08 sáng 23/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính bỏ phiếu bầu cử tại khu vực bỏ phiếu số 18, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.

Trả lời phỏng vấn sau khi bỏ phiếu, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính bày tỏ ông rất xúc động khi được tận mắt chứng kiến sự vui mừng, phấn khởi của cử tri Cần Thơ nói riêng và cử tri ĐBSCL nói chung trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, góp phần tạo nên một ngày hội thực sự của toàn dân, góp phần xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, minh chứng cho kết quả rất tốt đẹp của Đại hội Đảng bộ các cấp và nhất là Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Chúng ta cũng cảm nhận được không khí thực sự tin tưởng, niềm tin của nhân dân, của cử tri với Đảng, Nhà nước được tăng cường.

Theo Thủ tướng, điều quan trọng nhất là tổ chức được cuộc bầu cử dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật và đúng tiến độ, kế hoạch đã đề ra để cử tri thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, tự do lựa chọn những người xứng đáng nhất trong số những người đủ điều kiện, tiêu chuẩn để bầu vào Quốc hội - cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và HĐND các cấp – cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Sự lựa chọn đó được thực hiện thông qua một quy trình chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật.



Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia, bỏ phiếu tại khu vực bỏ phiếu số 1, đơn vị bầu cử số 3 Thành phố Hải Phòng, Ảnh: VGP

Sau khi thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân của mình, từ khu vực bỏ phiếu số 1, đơn vị bầu cử số 3 Thành phố Hải Phòng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia, đã gửi tình cảm tốt đẹp nhất tới đồng bào, chiến sĩ, cử tri trên cả nước trong ngày trọng đại của đất nước.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: “Trong hoàn cảnh dịch COVID-19 diễn ra mạnh hơn, nguy hiểm hơn, lan rộng nhiều tỉnh thành, chúng tôi hồi hộp từng ngày, từng giờ trong quá trình chuẩn bị cho ngày bầu cử hôm nay. Hôm qua, chúng ta vui mừng khi cả nước có 16 tỉnh với 500.000 cử tri bỏ phiếu sớm với 99,96% cử tri đi bầu, trong đó có 14/16 tỉnh đạt tỷ lệ 100% cử tri đi bầu. Qua cuộc bầu cử này, chúng ta càng thấy được sức mạnh của Nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng và tư tưởng của Bác Hồ vĩ đại, sẽ đưa đất nước ta tiếp tục đi tới nhiều thắng lợi, đạt nhiều thành công hơn nữa”.



Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân của mình tại khu vực bỏ phiếu số 1, đơn vị bầu cử số 3 Thành phố Hải Phòng. Ảnh: VGP

Thay mặt Quốc hội và Hội đồng bầu cử Quốc gia, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ mong muốn cử tri cả nước, người người, nhà nhà đi bầu cử để sáng suốt lựa chọn các đại biểu xứng đáng nhất của mình ở Quốc hội và ở Hội đồng nhân dân các cấp trong nhiệm kỳ này; đồng thời mong muốn cử tri đi bầu cử nhưng không quên thực hiện nguyên tắc phòng dịch, để bầu cử diễn ra trên toàn quốc thực sự vui tươi, dân chủ, đúng pháp luật, tuyệt đối an toàn.

* Lãnh đạo Chính phủ thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân:



Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình bỏ phiếu bầu cử Quốc hội Khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 tại Khu vực bỏ phiếu số 062 (Trường Mầm non 7, phường 7, Quận Tân Bình, TPHCM). Ảnh: VGP/Mạnh Hùng



Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh bỏ phiếu bầu Đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu HĐND quận Ba Đình khóa XX tại Tổ dân phố số 8, phường Liễu Giai, quận Ba Đình. Ảnh: VGP/Hải Minh



Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái bỏ lá phiếu bầu cử đầu tiên, tại Khu vực bỏ phiếu số 19 (trụ sở điều hành khu phố 5, P.An Phú, TP.Thủ Đức). Ảnh: VGP



Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam bỏ phiếu tại khu vực bỏ phiếu số 3, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, TP. Hà Nội. Ảnh: VGP/Đình Nam


Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành bỏ phiếu tại tổ bầu cử số 1, phường Đồng Quốc Bình, quận Ngô Quyền, TP. Hải Phòng - Ảnh VGP



Tại điểm bỏ phiếu (tổ bầu cử số 1, phường Đồng Quốc Bình, quận Ngô Quyền, TP. Hải Phòng), công tác phòng chống dịch được thực hiện nghiêm túc - Ảnh VGP

-----

Theo thông tin cập nhật tình hình về bầu cử sớm trong phạm vi cả nước, tính đến 19h ngày 22/5, từ Hội đồng Bầu cử Quốc gia, tổng số cử tri ở các khu vực bỏ phiếu sớm là 510.174 cử tri, trong đó có 509.979 cử tri đi bỏ phiếu, đạt tỉ lệ trung bình 99,96%; có 14/16 tỉnh tỉ lệ cử tri đi bầu đạt 100%, tỉnh Kiên Giang tỉ lệ cử tri đi bỏ phiếu đạt 99,44%, tỉnh Nghệ An tỉ lệ cử tri đi bầu đạt 99,56%.

Theo Hội đồng bầu cử Quốc gia, về cơ bản các tỉnh tổ chức bầu cử sớm đồng loạt khai mạc lúc 7h, có 1 địa phương khai mạc vào lúc 5h30', sớm hơn quy định. Các khu vực bỏ phiếu đã tổ chức Lễ khai mạc diễn ra trang trọng, đảm bảo gọn nhẹ để phòng, chống dịch COVID-19 và được cử tri đồng tình hưởng ứng tham dự.

* Hình ảnh cử tri cả nước thực hiện quyền công dân


Hòm phiếu tại một điểm bầu cử. Ảnh: VGP/Nhật Bắc



Các chiến sĩ trẻ trên đảo Trường Sa thực hiện quyền công dân. Đây là lần đầu tiên quân và dân trên đảo Trường Sa tiến hành bầu cử cùng thời điểm với cả nước. Ảnh: TTXVN



Cán bộ, chiến sĩ cảnh sát biển làm nhiệm vụ trên biển bầu cử ngay trên tàu. Ảnh: TTXVN



Khu vực bỏ phiếu số 13, phường Quang Trung, quận Hà Đông, TP. Hà Nội. Ảnh: VGP/Đỗ Hương



Cử tri Hồ Minh Tuấn lần đầu tiên thực hiện quyền công dân. Ảnh: VGP/Hải Minh



Cử tri bỏ phiếu bầu cử tại khu ký túc xá phía Tây, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng. Ảnh: VGP/Lưu Hương



Cử tri thực hiện quyền công dân tại khu vực cách ly Bệnh viện Đa khoa Hà Đông. Ảnh: VGP

10h00: Cuộc bầu cử diễn ra đúng kế hoạch, chưa phát sinh tình hình phải giải quyết

Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Hội đồng Bầu cử Quốc gia Nguyễn Khắc Định cho biết: Đến 10h sáng 23/5, tại 63 tỉnh, thành phố, tình hình tổ chức bầu cử diễn ra theo đúng kế hoạch, mọi công việc được tổ chức chu đáo, thuận tiện, chưa có tình huống phát sinh nào cần phải giải quyết.


Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Hội đồng Bầu cử Quốc gia Nguyễn Khắc Định cung cấp thông tin cho báo chí về tình hình bầu cử trên cả nước. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Theo báo cáo của các địa phương, tình hình thời tiết diễn ra thuận lợi, giao thông đi lại cơ bản thuận lợi, thông tin liên lạc thông suốt, không gián đoạn trong thời gian bầu cử; tình hình an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội chưa có vấn đề bất thường xảy ra.

Đến thời điểm này đã có một số Tổ bầu cử số cử tri đi bỏ phiếu đạt 100% trong danh sách, có nhiều địa phương có số tỉ lệ cử tri đi bầu cử rất cao.

Với những nơi đang thực hiện cách ly y tế, ông Định cho biết Hội đồng Bầu cử Quốc gia có 10 văn bản hướng dẫn chi tiết cho các địa phương nên mọi việc vẫn diễn ra thuận lợi, tình hình bầu cử ở các khu vực cách ly rất tốt, kể cả những nơi diễn biến phức tạp như Bắc Giang và Bắc Ninh.

“Hôm qua, Bắc Ninh đã có 30 đơn vị bầu cử do cách ly, diễn ra 100% tốt. Ngày hôm nay, các địa phương cũng báo cáo tại các khu vực giãn cách, cách ly, tại khu vực phong toả, việc tiến hành bầu cử bảo đảm quyền bầu cử của nhân dân được thực hiện rất tốt. Hầu hết 100% cử tri tham gia bỏ phiếu”, ông Định cho biết.

-----
* Trao đổi với phóng viên, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường, Chánh văn phòng Hội đồng Bầu cử Quốc gia cho biết, ngày 23/5, cử tri cả nước sẽ đi bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Đây là “ngày hội toàn dân” để cử tri phát huy quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân trong việc lựa chọn, bầu ra những người tiêu biểu về đức, tài, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong Quốc hội, HĐND các cấp.
Theo ông Bùi Văn Cường, thống kê trên toàn quốc có tổng cộng 69.198.594 cử tri với 84.767 khu vực bỏ phiếu. Đến ngày 3/5, các Tổ bầu cử đã hoàn thành việc niêm yết danh sách người ứng cử theo đơn vị bầu cử và tiểu sử tóm tắt của người ứng cử, bảo đảm chính xác, rõ ràng, đúng tiến độ theo luật định. “Trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch COVID-19, theo chỉ đạo của Hội đồng Bầu cử Quốc gia, các địa phương đã rà soát, cập nhật bổ sung danh sách cử tri, có các phương án xử lý, bảo đảm tất cả các cử tri đủ điều kiện đều được thực hiện quyền bầu cử”, ông Cường cho hay.



Nguồn infographic: VOV

Trao đổi về thời gian bỏ phiếu, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, thời gian tiến hành bầu cử sẽ diễn ra từ 7h sáng đến 7h tối ngày 23/5. Ở một số địa phương, tuỳ theo tình hình cụ thể, tổ bầu cử có thể bắt đầu bỏ phiếu sớm hơn nhưng không được trước 5h sáng và có thể kết thúc muộn hơn nhưng không được muộn hơn 9h tối. Đáng lưu ý, khi 100% cử tri trong danh sách khu vực bỏ phiếu đó đã đi bầu trước 7h tối, thì tổ bầu cử đó cũng không được tuyên bố kết thúc bầu cử và kiểm phiếu.
Lý do theo ông Tùng, nếu kiểm phiếu trước 7h tối thì sẽ thực hiện trước các khu vực bầu cử khác trong cùng đơn vị bầu cử. Kết quả bầu cử của khu vực bỏ phiếu đã kết thúc sớm có thể bị lộ, lọt ra bên ngoài, ảnh hưởng đến kết quả bầu cử của các khu vực khác trong cùng đơn vị bầu cử. “Để bảo đảm tính khách quan, công bằng, bảo đảm quyền cử tri được lựa chọn người mình thấy xứng đáng để bầu làm đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp, không bị tác động bởi những yếu tố khác thì việc kiểm phiếu phải được thực hiện nghiêm túc, theo đúng quy định”, ông Tùng nhấn mạnh.



Theo baochinhphu.vn

https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố

Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố

Sáng 30/6/2025, các tỉnh, thành phố trên cả nước sẽ đồng thời tổ chức "Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương".
Sức mạnh của đoàn kết

Sức mạnh của đoàn kết

Trân trọng giới thiệu bài viết: "Sức mạnh của đoàn kết" của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Để đồng thuận xã hội chuyển đổi thuế hộ kinh doanh

Để đồng thuận xã hội chuyển đổi thuế hộ kinh doanh

Quán triệt Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân, Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi tạo động lực làm giàu trong toàn dân để phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Theo Nghị quyết, từ năm 2026, Việt Nam sẽ chấm dứt cơ chế thuế khoán với hộ kinh doanh, chuyển sang cơ chế tự kê khai và nộp thuế theo doanh thu thực tế, đồng thời đẩy mạnh thu thuế điện tử.
Kinh doanh báo chí không thể đứng ngoài dòng chảy đổi mới sáng tạo

Kinh doanh báo chí không thể đứng ngoài dòng chảy đổi mới sáng tạo

Báo chí được coi là “người dẫn đường” cho xã hội về thông tin, nhận thức và định hướng dư luận. Tuy nhiên, giữa kỷ nguyên số, vai trò ấy đang bị thách thức bởi một câu hỏi rất thực tế: Báo chí sống bằng gì? Nếu coi báo chí là một nghề, thì như mọi nghề khác, nó phải tự nuôi được chính mình. Báo chí không thể sống mãi bằng lý tưởng hay tồn tại nếu không có dòng tiền.
Chuyển đổi số ngành Ngân hàng Việt Nam: Bứt phá trong kỷ nguyên mới

Chuyển đổi số ngành Ngân hàng Việt Nam: Bứt phá trong kỷ nguyên mới

Bài viết đề cập đến vai trò then chốt của ngành Ngân hàng trong kỷ nguyên phát triển mới của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi số toàn diện và xu thế toàn cầu hóa. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tích cực triển khai nhiều chiến lược thúc đẩy chuyển đổi số, hiện đại hóa hoạt động toàn ngành. Bài viết đồng thời phân tích nhiệm vụ, thành tựu, khó khăn trong quá trình này và đề xuất giải pháp giúp ngành Ngân hàng thực hiện sứ mệnh phát triển trong thời kỳ mới.
Kiểm soát hành vi “tẩy xanh” hướng tới tăng trưởng bền vững - Góc nhìn từ khía cạnh pháp lý

Kiểm soát hành vi “tẩy xanh” hướng tới tăng trưởng bền vững - Góc nhìn từ khía cạnh pháp lý

Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề cấp bách toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ hiện nay, đòi hỏi sự chung tay hành động từ cả quốc gia và từng cá nhân. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp và tổ chức tài chính vẫn đặt lợi nhuận lên trên trách nhiệm xã hội, thể hiện qua hành vi “tẩy xanh”. Việc nhận diện và kiểm soát hành vi này là cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và thúc đẩy chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, hướng tới phát triển bền vững.
Tiến tới Hiệp ước Toàn cầu về chấm dứt ô nhiễm nhựa

Tiến tới Hiệp ước Toàn cầu về chấm dứt ô nhiễm nhựa

Ô nhiễm nhựa đang trở thành một trong những thách thức nghiêm trọng nhất đối với môi trường sống và sự phát triển bền vững của nhân loại. Theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), nếu không có biện pháp kiểm soát, đến năm 2040 lượng nhựa rò rỉ vào môi trường có thể tăng thêm 50%. Vi nhựa đã hiện diện trong thực phẩm, nguồn nước và không khí, tạo ra các rủi ro nghiêm trọng về y tế và môi trường.
Thực hành tiết kiệm

Thực hành tiết kiệm

Trân trọng giới thiệu bài viết "THỰC HÀNH TIẾT KIỆM” của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Xem thêm
Xử lý tài sản thế chấp là nhà ở hình thành trong tương lai tại các tổ chức tín dụng

Xử lý tài sản thế chấp là nhà ở hình thành trong tương lai tại các tổ chức tín dụng

Trong những năm gần đây, chế định pháp lý về thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ tại các tổ chức tín dụng (TCTD) ngày càng được các cơ quan có thẩm quyền chú trọng xây dựng và hoàn thiện. Tuy nhiên, hiện nay, các quy định pháp luật hiện hành về vấn đề này vẫn chưa thực sự đầy đủ và còn những bất cập, gây khó khăn trong việc áp dụng, bởi đây là một loại tài sản mang tính chất đặc thù và tiềm ẩn nhiều rủi ro so với các loại tài sản hiện hữu. Vì vậy, cần có cơ chế rõ ràng, hướng dẫn cụ thể để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, giảm thiểu những rủi ro cho các TCTD trong việc nhận thế chấp loại hình tài sản này.
Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát - Bước ngoặt chiến lược thúc đẩy Fintech và chuyển đổi số ngành Ngân hàng

Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát - Bước ngoặt chiến lược thúc đẩy Fintech và chuyển đổi số ngành Ngân hàng

Ngày 29/4/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 94/2025/NĐ-CP về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng. Đây là Nghị định đầu tiên tại Việt Nam thiết lập khuôn khổ pháp lý cho việc thử nghiệm các sản phẩm, mô hình, dịch vụ tài chính mới ứng dụng công nghệ, đồng thời là bước tiến quan trọng trong quá trình thể chế hóa đổi mới sáng tạo tài chính tại Việt Nam. Không chỉ góp phần hiện thực hóa chiến lược tài chính toàn diện quốc gia và chuyển đổi số ngành Ngân hàng, Nghị định này còn tạo ra các tác động sâu rộng đối với cả hệ thống ngân hàng thương mại và nền kinh tế.
Góc độ pháp lý về rào cản của thủ tục thông báo tập trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh đối với hoạt động của doanh nghiệp

Góc độ pháp lý về rào cản của thủ tục thông báo tập trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh đối với hoạt động của doanh nghiệp

Thủ tục thông báo tập trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh năm 2018, dù đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các hành vi hạn chế cạnh tranh nhưng lại đang tạo ra những rào cản đáng kể cho doanh nghiệp do thời gian thẩm định kéo dài, yêu cầu hồ sơ phức tạp, đòi hỏi nhiều tài liệu chuyên sâu như mô tả giao dịch và phân tích thị trường. Những yếu tố này không chỉ làm tăng chi phí tuân thủ, rủi ro pháp lý, nguy cơ rò rỉ thông tin, mà còn cản trở doanh nghiệp tận dụng cơ hội kinh doanh, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng gia tăng.
Kinh nghiệm thế giới về sử dụng tín chỉ các-bon làm tài sản bảo đảm ngân hàng  và khuyến nghị đối với Việt Nam

Kinh nghiệm thế giới về sử dụng tín chỉ các-bon làm tài sản bảo đảm ngân hàng và khuyến nghị đối với Việt Nam

Phát triển các sản phẩm tài chính mới gắn với tín chỉ các-bon là chiến lược then chốt để thu hút dòng vốn tư nhân vào lĩnh vực giảm phát thải. Các sản phẩm như trái phiếu xanh được gắn với việc phát hành hoặc mua tín chỉ các-bon có thể tạo ra các dòng tiền ổn định và hấp dẫn cho nhà đầu tư bền vững (Asian Development Bank, 2019). Các khoản vay xanh thế chấp bằng tín chỉ các-bon cho phép doanh nghiệp tiếp cận vốn với chi phí thấp hơn nếu cam kết tạo ra lượng giảm phát thải xác thực. Việc đa dạng hóa các sản phẩm tài chính gắn với tín chỉ các-bon không chỉ tạo thêm động lực kinh tế cho các dự án xanh mà còn giúp thị trường các-bon phát triển theo hướng tích hợp sâu rộng với hệ sinh thái tài chính quốc gia.
Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, chủ động, thích ứng với tình hình mới

Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, chủ động, thích ứng với tình hình mới

Sáng 09/7/2025, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Tham dự Hội nghị có Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng và các đồng chí trong Ban Lãnh đạo NHNN, lãnh đạo các vụ, cục, đơn vị thuộc NHNN, các ngân hàng thương mại (NHTM) và điểm cầu trực tuyến tới NHNN các khu vực trên cả nước.
Vị thế của đô la Mỹ trên thị trường tài chính toàn cầu

Vị thế của đô la Mỹ trên thị trường tài chính toàn cầu

Tháng 4/2025 chứng kiến cuộc khủng hoảng niềm tin nghiêm trọng đối với đồng USD, bất chấp lợi suất trái phiếu Mỹ tăng. Bài viết phân tích những bất thường trên thị trường tài chính toàn cầu sau các biện pháp thuế quan gây tranh cãi của Mỹ, đồng thời chỉ ra nguyên nhân từ sự thay đổi cấu trúc tài chính, phi toàn cầu hóa và biến động địa chính trị. Nếu xu hướng này tiếp diễn, USD có nguy cơ mất dần vị thế, đe dọa sự ổn định của hệ thống tài chính thế giới.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III  trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hiệp ước vốn Basel III là khuôn khổ nâng cao với sự sửa đổi và củng cố cả ba trụ cột của Basel II, đây là công cụ hỗ trợ đắc lực để nâng cao chất lượng quản trị rủi ro và năng lực cạnh tranh của các ngân hàng. Bài viết phân tích tình hình áp dụng các Hiệp ước vốn Basel của hệ thống ngân hàng trên thế giới, cùng với kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam trong việc áp dụng Hiệp ước vốn Basel III, tác giả đưa ra một số đề xuất giải pháp chính sách cho hệ thống ngân hàng...
Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Bài viết phân tích vai trò của hiểu biết tài chính trong việc truyền dẫn chính sách tiền tệ, dựa trên khảo sát của Ngân hàng Trung ương châu Âu; đồng thời, đề xuất tăng cường giáo dục và truyền thông tài chính để hỗ trợ chính sách tiền tệ và phát triển kinh tế bền vững.
Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Bài viết này tổng hợp bài học từ các nền kinh tế đã thành công vượt qua "bẫy thu nhập trung bình" như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia và Trung Quốc. Trên cơ sở đó, tác giả nêu một số khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam nhằm duy trì đà tăng trưởng, tránh rơi vào “bẫy” và hướng tới mục tiêu thu nhập cao vào năm 2045.
Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Việt Nam đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên, nhằm tạo nền tảng vững chắc cho giai đoạn tăng trưởng hai con số từ năm 2026. Đây là một mục tiêu đầy thách thức, khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất định và tăng trưởng khu vực đang có xu hướng chậm lại, cùng với việc Hoa Kỳ thực hiện áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại, trong đó có Việt Nam. Mặc dù vậy, mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8% năm 2025 vẫn có thể đạt được, với điều kiện phải có sự điều hành chính sách linh hoạt, đồng bộ và cải cách thể chế đủ mạnh để khơi thông các điểm nghẽn về đầu tư, năng suất và thị trường…

Thông tư số 14/2025/TT-NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 10/2025/TT-NHNN quy định về tổ chức lại, thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân

Thông tư số 07/2025/TT-NHNN Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2024/TT-NHNN ngày 01 tháng 7 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng

Thông tư số 08/2025/TT-NHNN Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 43/2015/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về tổ chức và hoạt động của phòng giao dịch bưu điện trực thuộc Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt, Thông tư số 29/2024/TT-NHNN ngày 28 tháng 6 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về quỹ tín dụng nhân dân và Thông tư số 32/2024/TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nướ

Nghị định số 94/2025/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2025 của Chính phủ quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng