Triển vọng dòng vốn bất động sản năm 2025

Thị trường tài chính
Về tổng thể, quy mô và xu hướng dòng vốn trên thị trường bất động sản năm 2025 có nhiều khả năng cao hơn năm 2024 và không đồng đều giữa các khu vực, phụ thuộc nhiều vào hiệu quả của các thành quả kinh tế tích hợp năm 2024, các chính sách tài chính và các cơ hội mới, gắn với cải cách thể chế và biến động thị trường chung trong nước và quốc tế, cũng như khả năng giải quyết các thách thức cấu trúc tại từng phân khúc thị trường.
aa
Năm 2025, dòng vốn sẽ chảy mạnh vào phân khúc đất nền do nhiều dự án đấu thầu đất được tiếp tục triển khai tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh nhiều địa phương khác (Ảnh: Trần Hiền)
Năm 2025, dòng vốn sẽ chảy mạnh vào phân khúc đất nền do nhiều dự án đấu thầu đất được tiếp tục triển khai tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều địa phương khác (Ảnh: Trần Hiền)

Quy mô dòng vốn bất động sản sẽ gia tăng

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Việt Nam sẽ trải qua một giai đoạn tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và là đại diện Đông Nam Á duy nhất lọt vào top 10 các nền kinh tế mới nổi có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới, với dự báo tăng trưởng 6,4% từ năm 2024 đến năm 2029…

Năm 2025, kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước ước gần 800.000 tỉ đồng, cao hơn so với con số hơn 670.000 tỉ đồng vốn kế hoạch năm 2024. Việt Nam tiếp tục mở rộng phát triển công nghiệp và đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng giao thông, đặc biệt là các tuyến đường cao tốc, sân bay mới và hệ thống đường sắt đô thị, cũng như nhiều công trình lớn khác.

Đà tăng trưởng kinh tế tích cực và mở rộng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang và sẽ tiếp tục thúc đẩy nhu cầu nhà ở, văn phòng và các dự án bất động sản thương mại, giúp giá trị bất động sản cũng sẽ gia tăng, tạo ra lợi nhuận hấp dẫn cho nhà đầu tư.

Ngoài ra, tình hình lạm phát được kiểm soát và với chính sách tiền tệ linh hoạt, lãi suất cho vay mua nhà được dự báo sẽ ở mức hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho người mua và nhà đầu tư bất động sản.

Đặc biệt, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 137/CĐ-TTg ngày 20/12/2024 về việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025, cả nước tập trung ưu tiên thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng kinh tế gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn và có thặng dư cao; tăng tốc, bứt phá, phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP cả nước năm 2025 đạt trên 8% (cao hơn chỉ tiêu Quốc hội giao là từ 6,5 - 7% và phấn đấu đạt 7 - 7,5%); tăng trưởng GRDP của địa phương tối thiểu ở mức 8 - 10%, nhất là Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh (nhiều địa phương đã đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP tới hai con số); điều tiết tỉ giá, lãi suất phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và mục tiêu đề ra, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế; giữ vững ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối, thị trường vàng và an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng; hạ lãi suất cho vay; triển khai hiệu quả các chương trình tín dụng ưu đãi (gói tín dụng nhà ở xã hội, hỗ trợ nông, lâm, thủy sản…); thực hiện đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai các dự án bất động sản, nhà ở xã hội và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững; triển khai hiệu quả gói tín dụng 145 nghìn tỉ đồng cho nhà ở xã hội; quyết tâm xây dựng 100 nghìn căn nhà ở xã hội đến hết năm 2025.

Tập trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm 2025, nhất là các chương trình, dự án, công trình quan trọng quốc gia, các Chương trình mục tiêu quốc gia; tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các dự án hạ tầng quy mô lớn, đặc biệt trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Bảo đảm nguồn cung nguyên vật liệu, kiểm soát giá nguyên vật liệu, chỉ tiêu sử dụng đất để đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm chất lượng các dự án cao tốc. Tiếp tục đầu tư hoàn thiện hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu, hạ tầng năng lượng; xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế và khu vực tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, thành lập Khu thương mại tự do tại một số địa phương; tận dụng dư địa về nợ công, nợ Chính phủ, bội chi để huy động thêm nguồn lực cho đầu tư phát triển. Tháo gỡ vướng mắc để khơi thông, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp. Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế; xây dựng cơ chế phát triển mạnh doanh nghiệp dân tộc, quy mô lớn; tập trung rà soát, phân loại và đề xuất cơ chế, chính sách để tháo gỡ các vướng mắc khó khăn cho các dự án, sớm đưa vào sử dụng, giải phóng nguồn lực góp phần phát triển kinh tế - xã hội; phấn đấu tỉ lệ giải ngân năm 2025 đạt tối thiểu 95% kế hoạch được giao.

Các nút thắt thể chế đang từng bước được tháo gỡ sẽ góp phần khơi thông dòng vốn trên thị trường bất động sản, gắn với triển khai các chính sách như: Luật Đất đai; Luật Nhà ở; Luật Kinh doanh bất động sản; Luật Đấu thầu; Luật Các tổ chức tín dụng; Luật Quy hoạch đô thị, nông thôn; Luật Quy hoạch; Luật Đầu tư; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Nghị quyết số 161/2024/QH15 của Quốc hội “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”; Nghị quyết số 171/2024/QH15 của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất; Nghị định số 08/2023/NĐ-CP ngày 05/3/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung và ngưng hiệu lực thi hành một số điều tại các nghị định quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế; Thông tư số 02/2023/TT-NHNN ngày 23/4/2023 của Thống đốc NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn…

Các chính sách tài chính và tiền tệ được điều hành linh hoạt, hiệu quả hơn, bao gồm cả đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp, mang lại nguồn lực quan trọng và hỗ trợ cho sự phục hồi của thị trường bất động sản.

Đồng thời, Ban Chỉ đạo của Chính phủ, các Tổ công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tổ công tác của một số địa phương đã và đang phối hợp, tháo gỡ khó khăn cho các dự án bất động sản, đi đôi với nỗ lực của các doanh nghiệp bất động sản tái cấu trúc doanh nghiệp, tái cơ cấu đầu tư, cơ cấu lại sản phẩm để tồn tại chờ cơ hội phục hồi trở lại.

Đặc biệt, thời điểm kết thúc năm 2024 được đánh dấu bởi việc 63/63 tỉnh, thành đã công bố quy hoạch tổng thể được phê duyệt, là nền tảng quan trọng để gỡ nút thắt quy hoạch và giải bài toán phát triển đô thị hóa vừa có quản lý nhà nước, vừa có tính thị trường, góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cho thị trường bất động sản, phục hồi tích cực cả về niềm tin chính sách, thị trường và sự quan tâm của nhà đầu tư, cũng như nguồn cung, giá cả, giao dịch trên thị trường bất động sản, mở ra chu kỳ mới cho thị trường theo hướng an toàn, lành mạnh, bền vững hơn.

Bất động sản công nghiệp sẽ hút vốn mạnh nhất

Bất động sản công nghiệp và hậu cần năm 2025 tiếp tục là điểm sáng của thị trường, là tâm điểm thu hút vốn đầu tư nước ngoài, gắn với nhu cầu thuê cao, nguồn cung và giá thuê tăng ổn định tại các thị trường trọng điểm. Từ đó, tạo tác động lan tỏa cho dòng đầu tư phát triển nhà, đáp ứng nhu cầu nhà ở cho công nhân, các khu vực dịch vụ hỗ trợ và thương mại tại các khu vực này.

Lực đẩy chính của xu hướng này đến từ dòng vốn FDI vào các ngành sản xuất, đặc biệt là xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng và dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc.

Niềm tin thị trường của các doanh nghiệp FDI được củng cố qua con số vốn FDI đăng ký vào ngành kinh doanh bất động sản năm 2024 tăng đến gần 90% so với cùng kỳ, đạt khoảng 5,63 tỉ USD và tổng vốn FDI thực hiện năm thứ 3 liên tiếp đạt trên 20 tỉ USD. Theo khảo sát của JETRO (Nhật Bản), trong hai năm 2024 - 2025, có hơn 60% công ty Nhật Bản tại Việt Nam có kế hoạch mở rộng kinh doanh tại Việt Nam do coi Việt Nam là điểm phát triển kinh doanh hấp dẫn nhất trong ASEAN. Google chính thức mở văn phòng tại Việt Nam vào tháng 4/2025 và Nvidia mở trung tâm R&D để phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam.

Những nỗ lực cải thiện khung pháp lý bất động sản và phát triển hạ tầng đang góp phần giúp thị trường Việt Nam ngày càng hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư quốc tế.

Nhà ở xã hội có sức bật mới

Năm 2025 dòng vốn đầu tư và khả năng thanh khoản cho phân khúc nhà ở xã hội sẽ được cải thiện và bứt phá gắn với hệ quả tích cực từ triển khai Quyết định số 338/QĐ-TTg ngày 03/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030"; Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 24/5/2024 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển nhà ở xã hội trong tình hình mới (Chỉ thị số 34-CT/TW) và Quyết định số 927/QĐ-TTg ngày 30/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW.

Ngày 10/12/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 130/CĐ-TTg về việc đôn đốc tập trung chỉ đạo, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy triển khai các dự án nhà ở xã hội (Công điện số 130/CĐ-TTg). Theo nội dung Công điện, Bộ trưởng Bộ Xây dựng phải đôn đốc các địa phương thực hiện rà soát, bổ sung quy hoạch, bố trí quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội khu vực đô thị, nhà ở công nhân theo quy định pháp luật; thực hiện nghiêm quy định dành quỹ đất 20% làm nhà ở xã hội trong các dự án nhà ở, khu đô thị và bảo đảm nhu cầu phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong việc thực hiện pháp luật về phát triển nhà ở xã hội...

Theo Bộ Xây dựng, đến nay, 51 địa phương đã ban hành văn bản hướng dẫn, 12 địa phương khác đang thẩm định để sớm ban hành….

Hiện nay, trên cả nước đã triển khai 644 dự án nhà ở xã hội với quy mô 580.109 căn nhà, trong đó 96 dự án đã hoàn thành, cung cấp 57.652 căn; 133 dự án đang được khởi công với quy mô 110.217 căn và 415 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư, quy mô 412.240 căn. Ngoài ra, chương trình tín dụng 120.000 tỉ đồng hỗ trợ nhà ở xã hội đã được triển khai với 16 dự án ký kết hợp đồng vay vốn, tổng mức cam kết cấp tín dụng đạt 4.200 tỉ đồng, dư nợ là 1.727 tỉ đồng.

Hà Nội sẽ hoàn thành khoảng 16.000/18.700 chỉ tiêu căn nhà ở xã hội được giao giai đoạn 2021 - 2025 và giai đoạn 2026 - 2030 sẽ cung cấp thêm khoảng 57.000 căn, tức là sẽ bảo đảm hoàn thành chỉ tiêu được giao về phát triển nhà ở xã hội trong Đề án 1 triệu căn nói trên. Hiện nay, Hà Nội đang triển khai 69 dự án với quy mô khoảng 4,17 triệu m2 sàn, tương đương 73.300 căn hộ. Trong năm 2025, Thành phố dự kiến khởi công hai dự án nhà ở xã hội tập trung tại Tiên Dương 1 và Tiên Dương 2 với tổng diện tích 80 ha; đang rà soát và bổ sung 15 khu đất mới để xây dựng nhà ở xã hội đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và xã hội; đồng thời, bố trí 2 - 3 khu đất để xây dựng nhà ở công nhân tại các khu công nghiệp.

Thành phố Hồ Chí Minh được giao chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội giai đoạn 2021 - 2025 của Thành phố này là 2,5 triệu m2 sàn, tương đương 35.000 căn hộ. Từ năm 2021 đến nay, Thành phố Hồ Chí Minh đã hoàn thành 5 dự án với quy mô 2.377 căn nhà ở xã hội và một phần dự án nhà lưu trú công nhân với 368 căn. Hiện tại, Thành phố Hồ Chí Minh đang thi công 4 dự án, tổng quy mô 2.874 căn. Ngoài ra, 21 doanh nghiệp đã đăng ký tham gia, dự kiến xây dựng 52.000 căn hộ tại quỹ đất tự tạo lập. Cùng với 8.000 căn từ 7 khu đất mời gọi đầu tư và 10.000 căn từ nguồn đầu tư công, Thành phố Hồ Chí Minh đặt mục tiêu cơ bản đạt 70.000 căn nhà ở xã hội đến năm 2030.

Bộ Xây dựng cam kết sẽ tiếp tục đồng hành cùng các địa phương để tháo gỡ khó khăn trong phát triển nhà ở xã hội như: Thủ tục đầu tư phức tạp, thiếu quy định về hoàn trả chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng và sự chậm trễ trong bố trí đất công phục vụ các dự án an sinh xã hội... nhằm đẩy mạnh các dự án nhà ở xã hội trên toàn quốc.

Đất nền và nhà ở thương mại khởi sáng hơn

Năm 2025, dòng vốn sẽ chảy mạnh vào phân khúc đất nền do nhiều dự án đấu thầu đất được tiếp tục triển khai tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều địa phương khác.

Theo Công điện số 82/CĐ-TTg ngày 21/8/2024 và Công điện 134/CĐ-TTg ngày 14/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất, các địa phương đang nỗ lực chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất, bảo đảm đúng pháp luật, công khai, minh bạch, lựa chọn hình thức, phương thức đấu giá phù hợp để hạn chế hành vi thông đồng, dìm giá hoặc thổi giá, thao túng giá để trục lợi, gây nhiễu loạn thị trường. Kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong đấu giá quyền sử dụng đất, ngăn chặn hành vi lợi dụng đấu giá quyền sử dụng đất để trục lợi, gây nhiễu loạn thị trường; công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị khu vực tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất và các khu vực lân cận; rà soát, điều chỉnh, bổ sung giá đất tương ứng trong bảng giá đất tại khu vực, vị trí tổ chức đấu giá theo quy định của pháp luật về đất đai, bảo đảm giá khởi điểm đưa ra đấu giá phải phù hợp với điều kiện cơ sở hạ tầng đã đầu tư và mặt bằng giá đất thực tế tại khu vực tổ chức đấu giá; bổ sung quy định rút ngắn thời hạn nộp tiền trúng đấu giá, xác định mức tiền phải nộp lần đầu phù hợp để hạn chế tình trạng bỏ cọc; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất, quản lý chặt thông tin về lịch sử tham gia đấu giá và dòng tiền trong tài khoản thanh toán của người trúng đấu giá, nhất là người tham gia đấu giá bỏ giá cao bất thường hoặc trúng giá cao nhưng bỏ cọc...

Dòng vốn cũng sẽ tiếp tục chảy trong phân khúc nhà ở thương mại do những nỗ lực tháo gỡ vướng mắc pháp lý. Nhiều địa phương như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Định, Bình Dương đã có những bước tiến đáng kể trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý. Từ đó, tạo niềm tin cho sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường trong năm 2025.

Theo ước tính từ nhiều nguồn, thị trường chung cư sẽ được bổ sung 23.000 - 30.000 căn năm 2025 và 24.000 căn năm 2026, gấp gần ba lần so với năm 2023. Đặc biệt, dòng vốn cho phân khúc nhà ở thương mại còn tăng do giá chung cư sẽ điều chỉnh về mức phù hợp hơn.

Nhìn chung, thị trường bất động sản sẽ khởi sắc rõ rệt từ quý II/2025 và phát triển sôi động hơn năm trước trên mọi phân khúc, dù tốc độ không đồng đều. Cơ hội cao hơn thuộc về những dự án bảo đảm đủ điều kiện về quy định pháp luật, có vị trí chiến lược và kết nối tốt với các tiện ích và phát triển cơ sở hạ tầng, chủ đầu tư có năng lực tài chính và uy tín trong việc bàn giao đúng tiến độ, cấp sổ hồng và dịch vụ hậu mãi; nhu cầu sẽ tập trung vào căn hộ trung cấp, nhà phố/biệt thự xanh, đất nền có hạ tầng, tiện ích tốt và các dự án bất động sản áp dụng công nghệ tiên tiến, giúp nâng cao hiệu quả quản lý và gia tăng giá trị bất động sản. Các dự án “smart home” và có yếu tố bảo vệ môi trường với hệ thống quản lý thông minh sẽ thu hút sự quan tâm của người mua nhà, đặc biệt là thế hệ trẻ. Các căn hộ nhỏ, thiết kế thuận tiện cho cuộc sống đơn thân hoặc gia đình ít nhân khẩu tiếp tục dẫn dắt xu hướng đầu tư thời gian tới… Việc mở rộng đầu tư vào các khu vực ven đô hoặc những tỉnh thành đang trên đà phát triển công nghiệp và đô thị hóa sẽ mang lại nhiều cơ hội tiềm năng.

Tuy nhiên, dòng chảy vốn thị trường vẫn có sự khác biệt rõ rệt giữa các phân khúc, khu vực, loại hình sản phẩm và thậm chí giữa các doanh nghiệp cung ứng. Nhiều doanh nghiệp bất động sản trong năm 2025 vẫn chịu nhiều sức ép từ tình trạng sử dụng đòn bẩy tài chính cao và khả năng trả nợ hạn chế. Dòng vốn sẽ dịch chuyển dần sang các bất động sản vùng ven đô thị và tỉnh thành cấp 2, cấp 3, nơi có mức giá thấp hơn, tương lai còn nhiều dư địa tăng trưởng; đất nền đã tách thửa, có pháp lý “chuẩn chỉ” tại khu vực hạ tầng phát triển, tiềm năng cao và các dự án đại đô thị của chủ đầu tư lớn cũng sẽ hấp dẫn người mua …

Dòng vốn năm 2025 cũng chịu áp lực giá đất tăng, nhất là với các dự án bất động sản cao cấp, kéo theo áp lực tăng chi phí đầu tư và giá bán khó giảm, dẫn đến sự chững lại trong khả năng hấp thụ của thị trường. Điều này đòi hỏi nhiều thay đổi thích ứng từ Chính phủ về thuế đất, tiền thuê đất và định giá đất minh bạch, rõ ràng, bám sát với thực tế.

Ngoài ra, việc cải thiện các điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các lô đất đang sử dụng chưa có sổ, không vướng tranh chấp cũng mang đến cơ hội thanh khoản và tăng giá tốt hơn không chỉ cho chính bản thân những sản phẩm đất thuộc diện này, mà cả các loại hình bất động sản khác ở cùng khu vực.

Đồng thời, phân khúc đất nền sẽ là loại hình bị tác động mạnh nhất từ quy định cấm phân lô bán nền tại 105 thành phố và thị xã, khiến nguồn cung giảm…

Cũng bởi vậy, nhu cầu về sự bổ sung và đồng bộ hóa các công cụ hỗ trợ phát triển thị trường bất động sản như hệ thống tư vấn định giá, thẩm định giá, chỉ số bất động sản nói chung và cho từng phân khúc; các công cụ tái thế chấp, quỹ tiết kiệm tương hỗ, quỹ đầu tư tín thác và các công cụ tài chính phái sinh mới là rất lớn và hết sức cần thiết để thị trường bất động sản có thêm động lực và giá đỡ mới, an toàn và lành mạnh, chuyên nghiệp bước vào chu kỳ mới, đồng hành cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình…/.

TS.Nguyễn Minh Phong

Tin bài khác

Chuyển đổi hệ thống ngân hàng trong tiến trình xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Kinh nghiệm và khuyến nghị chiến lược

Chuyển đổi hệ thống ngân hàng trong tiến trình xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Kinh nghiệm và khuyến nghị chiến lược

Các ngân hàng tại Trung tâm tài chính quốc tế sẽ phải tham gia vào các hoạt động tài chính quốc tế với những yêu cầu về tính linh hoạt và khả năng đáp ứng cao, đặc biệt là trong môi trường tài chính toàn cầu hóa như hiện nay.
Việt Nam hướng đến xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tầm cỡ toàn cầu

Việt Nam hướng đến xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tầm cỡ toàn cầu

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu ngày càng gắn kết và dòng vốn quốc tế liên tục dịch chuyển, việc phát triển trung tâm tài chính quốc tế (IFC) không chỉ là tham vọng chiến lược mà còn là cơ hội để Việt Nam tái định vị vị thế trên bản đồ tài chính khu vực. Đây là khẳng định của các chuyên gia tại sự kiện "Kinh nghiệm quốc tế và vai trò hệ thống ngân hàng trong trung tâm tài chính" do Thời báo Ngân hàng tổ chức ngày 16/4/2025.
Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế: Nâng tầm vị thế Việt Nam

Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế: Nâng tầm vị thế Việt Nam

Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt, nhiều quốc gia đã chủ động phát triển các trung tâm tài chính như một mũi nhọn chiến lược thúc đẩy tăng trưởng và hội nhập. Với độ mở kinh tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam liệu đã hội tụ đủ các điều kiện để phát triển các trung tâm tài chính. Sự ra đời của Nghị quyết 42/NQ-CP của Chính phủ về đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội liên quan đến trung tâm tài chính tại Việt Nam chính là bước đi đầu tiên trong hành trình đó. Nhằm làm rõ thêm tiềm năng, điều kiện, thách thức cũng như những đề xuất cụ thể để hiện thực hóa mục tiêu xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam, Thời báo Ngân hàng đã phỏng vấn TS. Lê Thị Thùy Vân - Phó Viện trưởng, Viện Chiến lược và Chính sách kinh tế - tài chính, Bộ Tài chính.
Tài chính xanh trong phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam

Tài chính xanh trong phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam

Mục tiêu chính của bài viết là phân tích vai trò của tài chính xanh trong thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam. Bài viết tập trung đánh giá các cơ chế tài chính hiện có, làm rõ mối quan hệ giữa tài chính xanh và năng lượng tái tạo, từ đó đề xuất chính sách cần thiết để tối ưu hóa tác động của tài chính xanh trong lĩnh vực này.
Kết nối tài chính xanh với thị trường carbon: Hướng đi “xanh” cho nền kinh tế

Kết nối tài chính xanh với thị trường carbon: Hướng đi “xanh” cho nền kinh tế

Mô hình kết nối tài chính xanh với thị trường carbon là huy động nguồn vốn xanh cho các dự án, chương trình, hoạt động giảm thiểu phát thải khí nhà kính đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển bền vững. Ngoài ra, mô hình này còn thúc đẩy sự phát triển của các công cụ tài chính xanh trên cơ sở thị trường carbon.
Đồng bộ thị trường chứng khoán và hệ thống ngân hàng hướng tới phát triển bền vững nền kinh tế

Đồng bộ thị trường chứng khoán và hệ thống ngân hàng hướng tới phát triển bền vững nền kinh tế

Thế giới hiện nay đang trải qua một giai đoạn chuyển đổi sâu sắc, với những thay đổi lớn về chính trị, kinh tế, xã hội và công nghệ. Việt Nam cũng đang bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, tiếp nối các thành tựu của thời kỳ độc lập và đổi mới. Trong bối cảnh này, phát triển thị trường tài chính lành mạnh, bảo đảm an ninh tài chính quốc gia và ổn định kinh tế vĩ mô là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Điều này không chỉ hỗ trợ tăng trưởng bền vững mà còn góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế.
Thủ tướng: Phải đặt niềm tin, hy vọng, tạo động lực, truyền cảm hứng, tạo bước ngoặt về phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng: Phải đặt niềm tin, hy vọng, tạo động lực, truyền cảm hứng, tạo bước ngoặt về phát triển kinh tế tư nhân

Chiều ngày 02/4/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân đã chủ trì phiên họp lần thứ hai của Ban Chỉ đạo, tiếp tục cho ý kiến, hoàn thiện thêm một bước dự thảo Đề án để chuẩn bị trình Bộ Chính trị.
Một số giải pháp thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển

Một số giải pháp thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển

Xác định kinh tế tư nhân là trụ cột quan trọng cũng góp phần nâng cao năng lực nội sinh, củng cố vị thế tự lực, tự cường của nền kinh tế. Hoài bão về một đất nước Việt Nam thịnh vượng, hùng cường và tự chủ về kinh tế cũng sẽ trở nên gần hơn, khả thi hơn khi có sự chung tay của người dân và khu vực kinh tế tư nhân.
Xem thêm
Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, để đạt được sự phát triển bền vững và hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, việc chuyển đổi mô hình kinh tế từ tuyến tính truyền thống sang nền kinh tế tuần hoàn là hướng đi đúng đắn, phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Trong bối cảnh các chính sách thuế quan và các biện pháp thương mại quốc tế đang thay đổi nhanh chóng, doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những chiến lược linh hoạt và kịp thời để đối phó với những thách thức, đồng thời tận dụng các cơ hội từ thị trường nội địa và quốc tế.
Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong việc bảo đảm an toàn giao dịch điện tử - Thực trạng và giải pháp

Để xây dựng hành lang pháp lý cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng, đồng thời tạo sự tương thích đối với Luật Giao dịch điện tử năm 2023, pháp luật Việt Nam đã có những quy định về nghĩa vụ của tổ chức tín dụng (TCTD) trong việc bảo đảm an toàn cho giao dịch điện tử. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai vẫn còn nhiều bất cập, đặt ra yêu cầu cần tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật để tăng cường tính an toàn, minh bạch và hiệu quả trong hoạt động giao dịch điện tử.
Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 75/2025/NĐ-CP ngày 01/4/2025 quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 171/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Khung pháp lý cho phát triển ngân hàng bền vững - Cơ hội và thách thức

Khung pháp lý cho phát triển ngân hàng bền vững - Cơ hội và thách thức

Nghiên cứu này đã hệ thống hóa khung pháp lý toàn cầu và thực tiễn Việt Nam về phát triển ngân hàng bền vững, qua đó làm nổi bật xu hướng hội tụ giữa tiêu chuẩn quốc tế và nỗ lực địa phương hóa. Nghiên cứu cũng khẳng định xu hướng tất yếu là hài hòa hóa tiêu chuẩn toàn cầu, đồng thời nhấn mạnh yêu cầu cấp thiết về minh bạch hóa thông tin và hợp tác đa bên để cân bằng giữa lợi ích kinh tế và trách nhiệm môi trường.
Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đối với Việt Nam, CBDC có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống thanh toán, tăng cường tài chính toàn diện và nâng cao hiệu quả giám sát tiền tệ. Tuy nhiên, để triển khai thành công, cần có một chiến lược rõ ràng, bao gồm: Xác định rõ mục tiêu của CBDC, xây dựng khung pháp lý toàn diện, đầu tư vào hạ tầng công nghệ, thử nghiệm các mô hình triển khai phù hợp và thúc đẩy hợp tác quốc tế để đảm bảo tính tương thích với hệ thống tài chính toàn cầu.
Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực  truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Chuyển đổi số mang lại cơ hội cũng như thách thức lớn đối với hoạt động truyền thông, báo chí ngành Ngân hàng Việt Nam. Việc áp dụng công nghệ không chỉ giúp báo chí gia tăng khả năng truyền tải thông tin, mà còn làm thay đổi phương thức quản lý, sản xuất và phân phối tin tức. Điều này đòi hỏi báo chí ngành Ngân hàng phải đổi mới mô hình tổ chức, bảo đảm tính linh hoạt và sáng tạo.
Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Chính quyền Mỹ cho biết, khi xác định mức thuế quan đối ứng cho mỗi quốc gia, họ không chỉ xem xét thuế nhập khẩu mà còn các hoạt động khác mà họ cho là không công bằng, bao gồm thuế giá trị gia tăng, trợ cấp của chính phủ, chiến lược thao túng tiền tệ, chuyển nhượng công nghệ và các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng Hiệp ước vốn Basel III trong hoạt động ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Hòa cùng xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đã từng bước tiếp cận và áp dụng các Hiệp ước vốn Basel. Hiện nay, Việt Nam đã có hơn 20 NHTM áp dụng Basel II và 10 NHTM tiên phong áp dụng Basel III. Đây là bước tiến quan trọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam nhằm đáp ứng các chuẩn mực và quy định quốc tế.

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng

Thông tư số 64/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 56/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc