Trải nghiệm những tính năng mới của hệ điều hành Windows 11

Công nghệ & ngân hàng số
Microsoft chính thức công bố hệ điều hành mới Windows 11, người dùng đang sử dụng Windows 10 cũng sẽ được nâng cấp miễn phí lên Windows 11. Tuy nhiên, không phải tất cả đều được cung cấp bản cập nhật...
aa

Microsoft chính thức công bố hệ điều hành mới Windows 11, người dùng đang sử dụng Windows 10 cũng sẽ được nâng cấp miễn phí lên Windows 11.

Tuy nhiên, không phải tất cả đều được cung cấp bản cập nhật ngay lập tức. Việc nâng cấp lên Windows 11 sẽ là tùy chọn, nghĩa là người dùng Windows 10 vẫn có thể sử dụng Windows 10 cho đến khi nó bị ngừng hỗ trợ vào năm 2025. Microsoft cho biết, Windows 11 nhanh hơn nhiều so với các phiên bản tiền nhiệm, nó cho phép người dùng sử dụng các ứng dụng Android trên máy tính của mình, chúng có sẵn trong Microsoft Store thông qua Amazon App Store. Các ứng dụng Android sẽ nằm trong thanh tác vụ giống như những ứng dụng khác và người dùng có thể dễ dàng kéo cửa sổ App xung quanh màn hình. Bài viết giới thiệu các tính năng mới nhất của Windows 11, giúp người sử dụng có cái nhìn tổng quan về hệ điều hành mới này, từ đó có thể dễ dàng lựa chọn những tính năng phù hợp cho công việc của mình.



1. Các tính năng mới trong hệ điều hành Windows 11

Hệ điều hành Windows 11 là một phiên bản hoàn toàn mới so với các phiên bản trước đó, từ âm thanh khởi động cho đến các biểu tượng ứng dụng mới. Tính năng "báo thức" máy khỏi chế độ ngủ được cải thiện, các bản cập nhật Windows nhỏ hơn đến 40% và diễn ra trong chế độ nền, các trình duyệt cũng sẽ có tốc độ nhanh hơn trên hệ điều hành mới này. Microsoft thông báo rằng đây sẽ là bản Windows an toàn nhất.

Menu khởi động (Start Menu)

Windows 11 đi kèm với trải nghiệm Start Menu và Taskbar hoàn toàn mới.

Các ô vuông Live Tiles đã được thay thế bằng các biểu tượng, tương tự như Android và iOS. Người dùng vẫn có thể di chuyển Menu Start về bên trái và chọn màu theo sở thích (accent color) để tùy chỉnh giao diện và chức năng của hệ điều hành.

Windows Store mới

Microsoft Store được thiết kế lại từ đầu để cải thiện tốc độ, mang đến một cửa hàng ứng dụng mới cho Windows 11. Người dùng sẽ dễ dàng khám phá và cài đặt các ứng dụng, trò chơi, phim yêu thích...

Tab phát trực tuyến hiện tích hợp nhiều dịch vụ phát trực tuyến hơn, cho phép người dùng truyền nội dung từ thiết bị đang sử dụng sang Tivi. Danh sách ứng dụng trên Store cũng được mở rộng, gồm App Win 32, PWA, UWP và các ứng dụng khác. Một số ứng dụng dành cho máy tính để bàn, bao gồm Adobe Creative Cloud, Microsoft Teams, TikTok, Notepad và Paint sẽ có mặt trên Store.

App Android trên Windows

Ấn tượng nhất của Windows 11 là hỗ trợ các ứng dụng Android (như trên điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành Android). Trên nền tảng sử dụng công nghệ Intel, Windows 11 sẽ cho phép người dùng sử dụng các ứng dụng Android trên máy tính của mình, chúng có sẵn trong Microsoft Store thông qua Amazon App Store. Các ứng dụng Android sẽ nằm trong thanh tác vụ giống như những ứng dụng khác và người dùng có thể dễ dàng kéo cửa sổ App xung quanh màn hình.


Windows Widgets

Microsoft đã giới thiệu các tiện ích được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo (AI), mang đến những tin tức, dự báo thời tiết và nội dung mà người dùng yêu thích ngay trên màn hình. Biểu tượng các tiện ích sẽ nằm trong thanh tác vụ, người dùng chỉ cần nhấp chuột vào để xem thông tin.

Windows Clipboard

Microsoft thiết kế lại bảng điều khiển Windows Clipboard, có thể thêm ảnh động và biểu tượng cảm xúc vào ứng dụng. Thay vì tìm kiếm ảnh động, biểu tượng cảm xúc trực tuyến, người dùng có thể nhấn tổ hợp phím Windows+V để khởi chạy trình quản lý Clipboard và chọn tra cứu tài liệu qua thanh tìm kiếm trong Menu.

Windows Clipboard cũng có một tính năng mới gọi là “dán dưới dạng văn bản thuần túy”. Như đã biết, Windows 10 hiện vẫn giữ nguyên định dạng của nội dung văn bản khi nó được sao chép từ một trang web hoặc email. Nếu người dùng dán nội dung vào một ứng dụng khác như Word, sẽ thấy định dạng bị thay đổi. Trong Windows 11, người dùng có thể mở Clipboard Menu (Windows+V) và dán nội dung dưới dạng văn bản thuần túy, loại bỏ tất cả các định dạng không mong muốn.

Cải thiện trải nghiệm trên thiết bị cảm ứng

Windows 11 có thể xử lý tốt cả chuột, bàn phím và cảm ứng. Khi sử dụng chế độ cảm ứng, các biểu tượng trên thanh tác vụ sẽ tự động giãn ra, tạo thêm khoảng trống để dễ chạm hơn. Có một bàn phím cảm ứng trông như bàn phím trên điện thoại di động, người dùng có thể vuốt ngón tay để nhập ký tự, sử dụng phím cách làm bàn di chuột.

Người dùng có thể nhập liệu bằng giọng nói nếu không muốn sử dụng bàn phím để gõ. Tính năng này đã được cải thiện rất nhiều, có thể tự động ngắt câu và chấp nhận lệnh thoại.

Task View và desktop

Với Windows 11, Microsoft thiết kế lại màn hình Task View với các quyền mới cho desktop ảo.

Theo mặc định, Taskbar có nút Task View để giúp người dùng xem toàn bộ các ứng dụng, chương trình đang chạy trên desktop. Với Windows 11, người dùng có thể đổi tên, sắp xếp lại và tùy chỉnh nền cho từng desktop ảo.

Ví dụ, người dùng có thể sử dụng một desktop ảo cho công việc và cái khác cho cá nhân, như phát trực tuyến. Người dùng được phép tạo nhiều desktop ảo theo ý muốn.

Như đã đề cập, người dùng cũng có thể thay đổi nền của desktop ảo. Để thay đổi nền, hãy mở ứng dụng Settings/Personalization/Background. Ở màn hình tiếp theo, nhấp chuột trái vào nền và thay đổi nền cho desktop ảo đang hoạt động. Người dùng sẽ thấy màn hình nhỏ xem trước trong Task View.

Cải thiện đa nhiệm

Microsoft đã giới thiệu các tính năng đa nhiệm mới của Windows 11, bao gồm một bố cục đa nhiệm được thiết kế thông minh, cho phép người dùng nhanh chóng chuyển sang phần cửa sổ mình cần. Windows 11 sẽ ghi nhớ vị trí người dùng đặt các cửa sổ để có thể nhanh chóng tìm và chuyển sang chúng. Nút xem Task này nằm ngay cạnh các tiện ích trên Taskbar.

Nếu người dùng sử dụng Laptop và Desktop cùng lúc thì khi chuyển sang Laptop, Windows sẽ ghi nhớ vị trí các cửa sổ và ngay lập tức trả chúng về đúng vị trí cho người dùng. Tính năng này cũng sẽ hoạt động tương tự khi người dùng dùng nhiều màn hình, và kết nối lại với một màn hình đã dùng trước đó.

Task Manager được tích hợp Microsoft Edge

Task Manager là công cụ để phân tích hiệu suất của trình duyệt web như Edge và Chrome... Khi người dùng mở Task Manager và Microsoft Edge hoặc bất kỳ trình duyệt nào khác đang chạy trong nền sẽ thấy một danh sách dài các quy trình “Edge” cùng tên. Không thể xác định tab nào ngốn nhiều tài nguyên nhất bằng Task Manager là không thể, do đó, có khả năng người dùng sẽ đóng toàn bộ trình duyệt khi kết thúc quy trình của một tab hoặc tiện ích mở rộng nhất định. Windows 11 mang lại cho Microsoft Edge lợi thế lớn so với các trình duyệt khác, vì các “quy trình” này hiện được tổ chức hợp lý trong Task Manager. Mỗi tab và các quy trình khác sẽ được đặt tên và sắp xếp theo các danh mục khác nhau để người dùng có thể biết tính năng trình duyệt nào đang chiếm nhiều tài nguyên nhất.

Hiện tại, Task Manager sẽ hỗ trợ các loại trình duyệt sau:

- Tabs.

- Brower, GPU Process, Crashpad.

- Các plugin tiện ích.

- Dedicated & Service.

Mỗi quy trình sẽ có một biểu tượng hoặc biểu tượng yêu thích riêng biệt để giúp người dùng xác định các tab, trang web đang mở, bao gồm biểu tượng yêu thích cho trang web.

Eco Mode trong Task Manager

Windows 11 đi kèm với Eco Mode (chế độ tiết kiệm) mới cho Task Manager để cung cấp cho người dùng quyền kiểm soát tốt hơn đối với các quy trình đang chạy. Trong Task Manager mới, người dùng có thể nhấp chuột phải vào một ứng dụng và chọn Eco Mode để ngăn chặn quá trình ngốn tài nguyên, giúp tiết kiệm năng lượng nhất.

Khi một ứng dụng bị tạm dừng sử dụng Eco Mode, các ứng dụng khác sẽ nhận được sự ưu tiên của hệ thống tài nguyên. Điều này có thể làm giảm mức sử dụng CPU, cải thiện hiệu suất tổng thể của hệ thống và cung cấp hiệu suất nhiệt tốt hơn.

Để bật Eco Mode cho bất kỳ quá trình nào, người dùng thực hiện các bước sau:

- Mở Task Manager/Processes.

- Nhấp chuột phải vào một quá trình.

- Chọn Eco Mode trong Context Menu.

Cài đặt phụ đề và máy ảnh

Microsoft giới thiệu các cải tiến cho cài đặt phụ đề trong Windows 11, người dùng có thể tìm thấy các quyền mới bằng cách chọn Settings/Ease of Access/ Hearin/Captions.

Bên cạnh đó, người dùng cũng tìm thấy cài đặt webcam mới bằng cách truy cập Settings/Devices/Camera. Cài đặt mới cho phép người dùng cấu hình webcam được kết nối với thiết bị, bao gồm một máy ảnh bên ngoài và tích hợp với laptop, máy tính để bàn của người dùng. Từ đó, người dùng có thể điều chỉnh độ sáng và độ tương phản của webcam để cải thiện chất lượng hình ảnh. Trước đây, chỉ có thể tùy chỉnh webcam thông qua các ứng dụng của bên thứ ba vì Windows không có tính năng này. Khi người dùng sử dụng webcam cho các ứng dụng Skype, Microsoft Teams... một thông báo sẽ xuất hiện trong vùng thông báo.

Theo dõi tình trạng lưu trữ

Windows 11 hiện có thể theo dõi tình trạng lưu trữ của ổ SSD NVMe (ổ đĩa thể rắn) và thông báo cho người dùng khi dữ liệu gặp rủi ro. Tính năng này có thể được tìm thấy trong ứng dụng Settings. Nếu ổ đĩa có vấn đề, người dùng sẽ được nhắc nhở bằng một thông báo sao lưu và khôi phục.

Với Windows 11, một số tính năng cũ như “Optimize Drive” nhận được cải tiến nhỏ. Ví dụ, một checkbox “Advanced View” mới sẽ hiển thị các volume bị ẩn của người dùng. Một checkbox mới khác “Current status” sẽ hiển thị thêm thông tin chi tiết khi khối lượng không có sẵn để chống phân mảnh.

2. Một số ứng dụng được cập nhật qua Store

Các ứng dụng như MS Paint, Windows Notepad và Snipping Tool hiện có thể được cập nhật thông qua Microsoft Store. Các ứng dụng này hiện có thể cập nhật bên ngoài các bản cập nhật Windows lớn. Microsoft cũng làm mới các biểu tượng của ứng dụng. Tương tự như vậy, Paint đã được chiếm vị trí riêng trong Start Menu, bên ngoài thư mục Windows Accessories. Bản cập nhật Windows vẫn giữ lại công cụ cắt kế thừa, hiện có thể được cập nhật thông qua Microsoft Store.


Windows Tool

“Windows Tool” mới sẽ mở trong File Explorer với các liên kết đến các ứng dụng nâng cao, chẳng hạn như PowerShell và Windows Accessories.

Về cơ bản, các công cụ quản trị và hệ thống Organizing ở trong thư mục Windows Tools. Người dùng có thể truy cập thông qua thư mục này.

Tất nhiên, người dùng vẫn có thể tìm thấy PowerShell ở Windows Search. Microsoft cũng tạo một vị trí riêng cho File Explorer trong Start menu.

Cải thiện trải nghiệm âm thanh Bluetooth

Để hợp lý hóa trải nghiệm âm thanh Bluetooth và cung cấp khả năng kiểm soát tốt hơn, Microsoft bổ sung các tính năng mới cho công cụ âm thanh Bluetooth.

Với Windows 11, Microsoft thống nhất điểm âm thanh cuối cùng, tức là người dùng có thể chuyển đổi giữa micro và loa mà không cần thay đổi điểm cuối âm thanh theo cách thủ công. Windows sẽ chỉ hiển thị một điểm cuối trên Taskbar và nó sẽ tự động chuyển sang điểm cuối chính xác theo cách mặc định.

Điều này đảm bảo người dùng có trải nghiệm liền mạch khi chuyển đổi giữa các ứng dụng như Spotify và Microsoft Teams.

Microsoft cũng giới thiệu hỗ trợ Codec AAC, cho phép chất lượng truyền phát âm thanh tốt ở tai nghe Bluetooth như AirPods.



Bàn phím ảo mới

Cuối cùng, Microsoft cũng thiết kế lại bàn phím ảo trên Windows. Giờ đây, người dùng có thể chuyển đổi giữa nhiều bố cục bàn phím. Windows cho phép người dùng chuyển sang bố cục bàn phím nhỏ để thao tác linh hoạt hơn.

Ngoài ra, bàn phím ảo có một vùng ở ngay phía trên để người dùng có thể di chuyển bàn phím dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, Microsoft còn làm mới bố cục cũng như tạo ra một menu cài đặt mới để cải thiện độ rõ ràng cho các công cụ quan trọng.

Kể từ Windows 8, bàn phím ảo đã là một phần quan trọng của hệ điều hành, nhưng nó chưa bao giờ nhận được các tùy chọn tùy chỉnh bổ sung. Do đó, Windows 11 sẽ giúp người dùng có trải nghiệm với bàn phím ảo tốt hơn, trong đó có hỗ trợ hình nền cho bàn phím ảo.

Trong C:WindowsWebTouchkey Board, người dùng sẽ thấy 8 hình nền mới cho bàn phím với chế độ tối và sáng. Người dùng cũng có thể tìm thấy màu sắc và kích thước bàn phím ở trong Windows Settings.

Windows 11 sẽ là phiên bản đầu tiên nhận được tất cả các bản sửa lỗi và cập nhật bảo mật lớn có thể ảnh hưởng đến người dùng đã được Microsoft tổng hợp từ những phiên bản Windows trước. Do đó, ngay cả khi người dùng hoàn toàn không quan tâm đến các tính năng mới, việc cập nhật hệ thống lên phiên bản mới nhất luôn là yêu cầu quan trọng để giữ an toàn cho chính mình trước những sự đe dọa từ thế giới kỹ thuật số.

ThS. Trần Quốc Việt

Đại học Tài nguyên và Môi trường

https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Giải pháp định danh điện tử và trí tuệ nhân tạo tăng cường an toàn Mobile Banking ở Việt Nam

Giải pháp định danh điện tử và trí tuệ nhân tạo tăng cường an toàn Mobile Banking ở Việt Nam

Bài viết đề cập đến rủi ro an ninh mạng trong dịch vụ Mobile Banking tại Việt Nam và đề xuất giải pháp bảo mật toàn diện kết hợp GNN-GCD với các công nghệ định danh như IMEI, CCCD và VNeID. Hệ thống còn tích hợp mã HLV và thuật toán AES 256-bit để bảo vệ dữ liệu, giúp nâng cao độ bảo mật và tăng niềm tin người dùng.
Đánh giá hiệu quả phát hiện tấn công của tập luật OWASP CRS sử dụng phổ biến trong tường lửa máy chủ ứng dụng Web

Đánh giá hiệu quả phát hiện tấn công của tập luật OWASP CRS sử dụng phổ biến trong tường lửa máy chủ ứng dụng Web

Tường lửa dựa trên các tập luật là công cụ phổ biến giúp bảo vệ máy chủ ứng dụng web trước các cuộc tấn công tinh vi từ tin tặc, đặc biệt quan trọng đối với các tổ chức, doanh nghiệp và ngân hàng. Bài viết này nghiên cứu việc ứng dụng mô hình học máy để đánh giá hiệu quả phát hiện tấn công của OWASP CRS. Đây là một trong những tập luật phổ biến được sử dụng cho tường lửa ứng dụng web.
Chuyển đổi số ngân hàng dựa trên nền tảng trí tuệ nhân tạo

Chuyển đổi số ngân hàng dựa trên nền tảng trí tuệ nhân tạo

Bài viết phân tích vai trò trọng yếu của AI trong chuyển đổi số ngành Ngân hàng, giúp tối ưu vận hành, quản lý rủi ro và nâng cao trải nghiệm khách hàng. Đồng thời, bài viết cũng đưa ra những thách thức về bảo mật dữ liệu và đề xuất định hướng phát triển bền vững
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối trong nghiệp vụ ngân hàng tại Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị

Ứng dụng công nghệ chuỗi khối trong nghiệp vụ ngân hàng tại Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị

Bài viết này phân tích thực trạng ứng dụng Blockchain trong nghiệp vụ ngân hàng tại Việt Nam và gợi ý định hướng phát triển trong tương lai.
Pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong xu hướng chuyển đổi số ngành Ngân hàng

Pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong xu hướng chuyển đổi số ngành Ngân hàng

Chuyển đổi số mang lại cơ hội phát triển cho ngành Ngân hàng nhưng cũng làm gia tăng rủi ro xâm phạm dữ liệu cá nhân. Dù pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân đã có cải thiện, nhưng vẫn tồn tại nhiều bất cập. Bài viết phân tích thực trạng pháp lý hiện nay và đề xuất giải pháp hoàn thiện phù hợp với xu hướng chuyển đổi số.
Đề xuất xây dựng các mô hình tài chính phi tập trung trong trung tâm tài chính Thành phố Hồ Chí Minh

Đề xuất xây dựng các mô hình tài chính phi tập trung trong trung tâm tài chính Thành phố Hồ Chí Minh

Bài viết nghiên cứu tổng quan về tài chính phi tập trung và các mô hình phổ biến, phân tích lợi ích, thách thức, đồng thời đề xuất mô hình phù hợp để phát triển Thành phố Hồ Chí Minh thành trung tâm tài chính quốc tế có sức cạnh tranh khu vực và toàn cầu.
Siêu ứng dụng trong ngành Ngân hàng: Cơ hội và thách thức

Siêu ứng dụng trong ngành Ngân hàng: Cơ hội và thách thức

Siêu ứng dụng và hệ sinh thái ngân hàng không chỉ là xu hướng công nghệ mà đang tái định hình căn bản ngành tài chính - ngân hàng, với mục tiêu mang lại trải nghiệm tích hợp, cá nhân hóa và bao trùm. Mặc dù mở ra tiềm năng lớn trong việc mở rộng khả năng tiếp cận dịch vụ và thúc đẩy đổi mới, tuy nhiên, sự kết hợp này cũng đặt ra những câu hỏi quan trọng trong tương lai.
Chuyển đổi số ngân hàng và bài toán an ninh, an toàn thông tin

Chuyển đổi số ngân hàng và bài toán an ninh, an toàn thông tin

Thời gian qua, ngành Ngân hàng đã nỗ lực không ngừng và phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan trong công cuộc chuyển đổi số và đã đạt được nhiều thành quả quan trọng. Bên cạnh đó, ngành Ngân hàng cũng gặp những thách thức không nhỏ trong việc đảm bảo an ninh, an toàn thông tin và bảo mật dữ liệu. Thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tiếp tục hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật theo hướng thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đồng thời tăng cường hợp tác các tổ chức tài chính quốc tế trong nghiên cứu, thử nghiệm và áp dụng các công nghệ mới.
Xem thêm
Một số phương pháp lập dự toán và lợi ích của việc lập dự toán trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Một số phương pháp lập dự toán và lợi ích của việc lập dự toán trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Trong quá trình phát triển kinh tế của lĩnh vực công cũng như lĩnh vực tư nhân, việc giới hạn nguồn lực luôn là một vấn đề nan giải đối với các nhà quản lý. Để giải quyết vấn đề này, một trong các biện pháp được áp dụng phổ biến là lập dự toán. Việc nghiên cứu, sử dụng biện pháp lập dự toán một cách hiệu quả sẽ giúp các nhà quản lý kiểm soát nguồn lực tài chính thuận lợi hơn để đạt được mục tiêu đã đề ra và xa hơn nữa có thể đạt được mục tiêu tiết kiệm, chống lãng phí.
Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng 2024: Khắc phục các hạn chế, bất cập trong việc xử lý tài sản bảo đảm và nợ xấu

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng 2024: Khắc phục các hạn chế, bất cập trong việc xử lý tài sản bảo đảm và nợ xấu

Dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Các tổ chức tín dụng là một bước tiến quan trọng trong việc hoàn thiện khung pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng xử lý tài sản và giảm thiểu nợ xấu. Những quy định mới tại Dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng không chỉ giúp cải thiện hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng mà còn góp phần thúc đẩy sự ổn định và phát triển của nền kinh tế Việt Nam.
Xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền gắn với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực tài chính, ngân hàng

Xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền gắn với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực tài chính, ngân hàng

(Chinhphu.vn) - Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Công điện số 67/CĐ-TTg ngày 19/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu triển khai thực hiện Kế hoạch xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền gắn với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý sớm đưa Việt Nam ra khỏi “Danh sách Xám”

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý sớm đưa Việt Nam ra khỏi “Danh sách Xám”

Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 và Thông tư số 09/2023/TT-NHNN ngày 28/7/2023 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) hướng dẫn một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền có vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn thực hiện các nghĩa vụ của đối tượng báo cáo. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai đã cho thấy một số nội dung cần được điều chỉnh, cập nhật để bảo đảm phù hợp hơn với thực tế, đồng thời đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quốc tế. Đây là nội dung được trao đổi, thảo luận tích cực tại Hội thảo "Lấy ý kiến đối với Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 09/2023/TT-NHNN và cập nhật, phổ biến kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền, tài trợ khủng bố" do NHNN tổ chức ngày 15/5/2025.
Chính sách tín chỉ xe điện kép để giải quyết ô nhiễm không khí ở Việt Nam

Chính sách tín chỉ xe điện kép để giải quyết ô nhiễm không khí ở Việt Nam

Nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng chính sách tín chỉ hiệu suất năng lượng và tín chỉ xe không phát thải để giảm ô nhiễm không khí. Mô hình này tạo động lực đầu tư vào xe điện, công nghệ tiết kiệm năng lượng và hạ tầng xanh. Việt Nam cần xây dựng hệ thống đánh giá tiêu thụ năng lượng và phát thải khí nhà kính của các dòng xe; quy định về cấp và giao dịch tín chỉ để hỗ trợ quá trình chuyển dịch xanh và đạt mục tiêu Net Zero.
Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Bài viết phân tích vai trò của hiểu biết tài chính trong việc truyền dẫn chính sách tiền tệ, dựa trên khảo sát của Ngân hàng Trung ương châu Âu; đồng thời, đề xuất tăng cường giáo dục và truyền thông tài chính để hỗ trợ chính sách tiền tệ và phát triển kinh tế bền vững.
Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Bài viết này tổng hợp bài học từ các nền kinh tế đã thành công vượt qua "bẫy thu nhập trung bình" như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia và Trung Quốc. Trên cơ sở đó, tác giả nêu một số khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam nhằm duy trì đà tăng trưởng, tránh rơi vào “bẫy” và hướng tới mục tiêu thu nhập cao vào năm 2045.
Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Việt Nam đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên, nhằm tạo nền tảng vững chắc cho giai đoạn tăng trưởng hai con số từ năm 2026. Đây là một mục tiêu đầy thách thức, khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất định và tăng trưởng khu vực đang có xu hướng chậm lại, cùng với việc Hoa Kỳ thực hiện áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại, trong đó có Việt Nam. Mặc dù vậy, mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8% năm 2025 vẫn có thể đạt được, với điều kiện phải có sự điều hành chính sách linh hoạt, đồng bộ và cải cách thể chế đủ mạnh để khơi thông các điểm nghẽn về đầu tư, năng suất và thị trường…
Chiến lược của các nhà đầu tư toàn cầu: Con đường gập ghềnh đến “xanh hóa”

Chiến lược của các nhà đầu tư toàn cầu: Con đường gập ghềnh đến “xanh hóa”

Bài viết phân tích chiến lược của các ngân hàng toàn cầu, sự rút lui của một số ngân hàng lớn khỏi các liên minh khí hậu và xu hướng chuyển đổi sang “tài trợ xanh” và "tài trợ chuyển đổi", trên cơ sở đó đề xuất một số hàm ý đối với Việt Nam.
Sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại châu Á: Vai trò của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và kinh tế vĩ mô

Sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại châu Á: Vai trò của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và kinh tế vĩ mô

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá tác động của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và các yếu tố kinh tế vĩ mô tới sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại tại châu Á. Nhóm nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu bảng gồm 43.232 quan sát từ 1.093 ngân hàng thương mại ở các nước châu Á trong giai đoạn quý I/2008 đến quý I/2024. Bằng cách tiếp cận theo phương pháp hồi quy 2SLS, nghiên cứu đã khắc phục được vấn đề nội sinh trong mô hình và mang lại các kết quả ước lượng vững. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa chỉ số Lerner và Z-score hay cạnh tranh thị trường có ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại.

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng

Thông tư số 64/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 56/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc