
Tin tưởng mục tiêu tăng trưởng tín dụng sẽ đạt 15% trong năm nay
Đây là nhận định của Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Đào Minh Tú khi trả lời báo chí trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024.
Phó Thống đốc Thường trực Đào Minh Tú trả lời báo chí
Chiều 07/12/2024, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết, mặc dù thời điểm đầu năm còn nhiều khó khăn, tổng quan về mức độ tăng trưởng tín dụng đã ghi nhận những kết quả tích cực, hài hòa với nhịp độ tăng trưởng chung của nền kinh tế.
Theo số liệu tính đến 29/11/2024, tổng dư nợ nền kinh tế đạt khoảng 15.300.000 tỷ đồng, tăng 11,9%; đến 07/12/2024 mức tăng trưởng tín dụng đã đạt 12,5% - cao hơn mức 9% của cùng kỳ năm 2023; huy động vốn cũng đã đạt được khoảng 14.800.000 tỷ đồng và tốc độ tăng của dư nợ đang cao hơn huy động vốn; cơ cấu tín dụng tiếp tục tập trung vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng theo chủ trương của Chính phủ.
Bám sát diễn biến phục hồi của nền kinh tế và tình hình tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống, trong điều kiện lạm phát được kiểm soát tốt dưới mức mục tiêu mà Quốc hội, Chính phủ đề ra và thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về điều hành tăng trưởng tín dụng linh hoạt, hiệu quả, đảm bảo nguồn cung tín dụng, thời gian qua, NHNN và ngành Ngân hàng đã triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp để đẩy mạnh mức tăng trưởng, đảm bảo cung ứng kịp thời nhu cầu vốn tín dụng cho nền kinh tế.
Phó Thống đốc cho biết thêm, việc bổ sung và điều chỉnh hạn mức này của NHNN dựa trên nguyên tắc cụ thể, đảm bảo công khai, minh bạch; các ngân hàng thương mại cũng đã triển khai thực hiện nhiệm vụ một cách tích cực và hoàn toàn chủ động. NHNN thời gian qua đã ban hành nhiều văn bản, tổ chức các Hội nghị chuyên đề liên quan để quyết liệt chỉ đạo các TCTD thực hiện tăng trưởng tín dụng hiệu quả, đúng, trúng mục tiêu, tăng cường rà soát, đơn giản hóa quy trình và các thủ tục cấp tín dụng, tối ưu hóa áp dụng chuyển đổi số vào quy trình cấp tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.
Ngành ngân hàng đã đẩy mạnh triển khai các chương trình, chính sách tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, một số chương trình đạt hiệu quả đã nhiều lần được nâng quy mô như chương trình tín dụng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản.. tới đây tiếp tục đẩy mạnh và tiến hành mở rộng thêm sang một số lĩnh vực quan trọng khác như thị trường chứng khoán, bất động sản. Ngoài ra, tăng cường triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, cơ cấu lại nợ phù hợp với dòng tiền (đặc biệt là những đối tượng chịu ảnh hưởng do cơn bão số 3) ... từ đó tạo điều kiện cho khách hàng được tiếp tục vay mới nhằm duy trì, phục hồi sản xuất kinh doanh.
So với các năm trước, nền kinh tế hiện nay đã có nhiều thuận lợi hơn, các doanh nghiệp nói chung và hệ thống TCTD nói riêng đã cho thấy dấu hiệu phục hồi và phát triển trở lại, “đây là một dấu hiệu đáng mừng”, Phó Thống đốc Đào Minh Tú nhận định. Tốc độ tăng trưởng đã đạt được là phù hợp với các giải pháp mà ngành ngân hàng đẩy mạnh triển khai từ đầu năm và khả năng hấp thụ vốn của người dân, doanh nghiệp. Kết quả này có được nhờ vào sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cũng như công tác triển khai đồng bộ trong hệ thống từ Trung ương đến địa phương. Từ kinh tế ngành đến kinh tế vĩ mô, chính sách tài khoá, tiền tệ có sự hài hoà đã giúp cho doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư, vay vốn, tăng khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế.
Theo sbv.gov.vn
Tin bài khác


Định vị lại vai trò của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu: Phân tích từ góc độ chuyển dịch dòng vốn FDI giai đoạn 2021 - 2025

Kinh tế tư nhân: Động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Thúc đẩy sức mạnh nội sinh từ phong trào thi đua

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết số 66 và Nghị quyết số 68

Trí tuệ nhân tạo sẽ tạo nên đột phá gì cho Báo cáo Phát triển bền vững trong ngành Ngân hàng?

Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Thúc đẩy tín dụng xanh mở đường cho khu công nghiệp xanh

Ngành Ngân hàng tiếp tục tiên phong trong chuyển đổi số, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Một số phương pháp lập dự toán và lợi ích của việc lập dự toán trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng 2024: Khắc phục các hạn chế, bất cập trong việc xử lý tài sản bảo đảm và nợ xấu

Xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền gắn với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực tài chính, ngân hàng

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý sớm đưa Việt Nam ra khỏi “Danh sách Xám”

Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Chiến lược của các nhà đầu tư toàn cầu: Con đường gập ghềnh đến “xanh hóa”
