Thực trạng cung ứng phái sinh tại các tổ chức tín dụng Việt Nam và một số khuyến nghị

Công nghệ & ngân hàng số
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, bên cạnh các nghiệp vụ mang tính truyền thống, các tổ chức tín dụng (TCTD) đã không ngừng phát triển các nghiệp vụ mới, hiện đại,...
aa

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, bên cạnh các nghiệp vụ mang tính truyền thống, các tổ chức tín dụng (TCTD) đã không ngừng phát triển các nghiệp vụ mới, hiện đại, trong đó, phải kể đến các giao dịch phái sinh (Derivaties) bao gồm các hợp đồng kỳ hạn, tương lai, quyền chọn và hoán đổi. Việc cung ứng các giao dịch phái sinh giúp các TCTD thu được lợi nhuận từ phí dịch vụ, đồng thời đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng hiện tại, ví dụ hỗ trợ khách hàng phòng ngừa rủi ro trong các giao dịch gốc. Các sản phẩm phái sinh cũng cung cấp thêm cho các TCTD một công cụ hữu hiệu để quản trị rủi ro lãi suất cho hoạt động kinh doanh của mình. Bài viết sử dụng phương pháp tổng hợp, tập trung phân tích một số vấn đề về mặt pháp lý và thực trạng cung ứng phái sinh tại các TCTD, từ đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm phát triển sản phẩm này tại các TCTD Việt Nam.

1. Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động cung ứng dịch vụ phái sinh tại Việt Nam

Các TCTD thường cung ứng các sản phẩm phái sinh để phục vụ nhu cầu khách hàng, đồng thời phục vụ cho các mục tiêu của chính bản thân ngân hàng và chủ yếu tham gia trên thị trường phái sinh phi chính thức (Li, L. và Yu, Z., 2010). Tại Việt Nam, thị trường phái sinh còn đang trong giai đoạn mới vận hành và còn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro (Đinh Bảo Ngọc, Võ Hoàng Diễm Trinh, 2017, Võ Thị Phương, 2016). Để thị trường hoạt động hiệu quả, việc xây dựng hành lang pháp lý cho hoạt động phái sinh là điều vô cùng cần thiết. Hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh của các TCTD tại Việt Nam được điều chỉnh theo hành lang pháp lý tương đối đầy đủ bao gồm Luật các TCTD, Pháp lệnh Ngoại hối và các văn bản quy định do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành. Đây là cơ sở giúp các TCTD triển khai các nghiệp vụ này trong thực tế.

Các quy định hiện hành về cung ứng sản phẩm phái sinh đối với các TCTD:

Luật các TCTD 2010

Hoạt động của các ngân hàng thương mại (NHTM) nói riêng và TCTD nói chung chịu sự điều chỉnh của Luật các TCTD 2010. Theo đó, hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh của các NHTM cũng được điều chỉnh theo luật này. Khoản 23, Điều 4 đã quy định “Sản phẩm phái sinh là công cụ tài chính được định giá theo biến động dự kiến về giá trị của một tài sản tài chính gốc như tỷ giá, lãi suất, ngoại hối, tiền tệ hoặc tài sản tài chính khác.”. Việc cung ứng sản phẩm phái sinh của các NHTM Việt Nam được thực hiện theo Điều 105: "1. Sau khi được NHNN chấp thuận bằng văn bản, NHTM được kinh doanh, cung ứng dịch vụ cho khách hàng ở trong nước và nước ngoài các sản phẩm sau đây: a) Ngoại hối; b) Phái sinh về tỷ giá, lãi suất, ngoại hối, tiền tệ và tài sản tài chính khác.”; “2. NHNN quy định về phạm vi kinh doanh ngoại hối; điều kiện, trình tự, thủ tục chấp thuận việc kinh doanh ngoại hối; kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh của NHTM.”... Trong Điều 107 cũng quy định về các hoạt động kinh doanh khác của NHTM sau khi được NHNN cấp phép, bao gồm cả cung ứng dịch vụ phái sinh.

Pháp lệnh Ngoại hối

Trong các sản phẩm phái sinh, ngoại tệ là loại tài sản cơ sở quan trọng và phổ biến, vì thế, hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh cũng nằm dưới sự quản lý của các quy định về hoạt động ngoại hối tại Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13/12/2005, Pháp lệnh số 06/2013/PL-UBTVQH13 ngày 18/3/2013 (Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối) và Nghị định số 70/2014/NĐ-CP ngày 17/7/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối.

Quy định của NHNN

Trên cơ sở Luật các TCTD, Pháp lệnh Ngoại hối, NHNN đã ban hành các quy định làm nền tảng cho triển khai các công cụ tài chính phái sinh, cụ thể bao gồm:

- Về cấp giấy phép đối với nghiệp vụ phái sinh của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (CNNHNNg): Văn bản hợp nhất số 12/VBHN-NHNN ngày 29/11/2017 quy định về việc cấp giấy phép và tổ chức, hoạt động của NHTM, CNNHNNg, văn phòng đại diện của TCTD nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam.

- Về nghiệp vụ kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh:

+ Thông tư số 15/2015/TT-NHNN ngày 02/10/2015 hướng dẫn giao dịch ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ của các TCTD được phép hoạt động ngoại hối. Văn bản này đưa ra các quy định cụ thể về các sản phẩm kỳ hạn, hoán đổi và quyền chọn ngoại tệ của các NHTM.

+ Thông tư số 01/2015/TT-NHNN ngày 06/01/2015 quy định hoạt động kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất của NHTM, CNNHNNg.

+ Thông tư số 40/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa của NHTM.

- Về hoạt động ngoại hối: Văn bản hợp nhất số 45/VBHN-NHNN ngày 17/10/2016 hướng dẫn về phạm vi hoạt động ngoại hối, điều kiện, trình tự, thủ tục chấp thuận hoạt động ngoại hối của TCTD, CNNHNNg.

2. Thực trạng cung ứng dịch vụ phái sinh tại các TCTD Việt Nam

Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật, các TCTD Việt Nam đã triển khai phát triển cung ứng sản phẩm phái sinh cho khách hàng của mình. Các sản phẩm phái sinh của các TCTD tập trung chủ yếu vào 3 nhóm phái sinh được NHNN cho phép thực hiện bao gồm phái sinh ngoại tệ, lãi suất và giá cả hàng hóa.

2.1. Phái sinh ngoại tệ

Đây là một trong những sản phẩm phái sinh được thực hiện sớm nhất tại các NHTM Việt Nam. Các giao dịch về kỳ hạn ngoại tệ và hoán đổi được thực hiện từ những năm 90, trong khi đó quyền chọn ngoại tệ cũng bắt đầu được thực hiện từ năm 2004. Hiện nay, việc cung ứng các sản phẩm phái sinh ngoại tệ chịu sự hướng dẫn của Thông tư số 15/2015/TT-NHNN và Văn bản hợp nhất số 45/VBHN-NHNN.

Về điều kiện thực hiện: Việc thực hiện giao dịch ngoại tệ phù hợp phạm vi hoạt động ngoại hối của từng TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được NHNN chấp thuận tại Giấy phép thành lập và hoạt động. Các TCTD khi thực hiện giao dịch ngoại tệ với khách hàng có trách nhiệm xem xét, kiểm tra, lưu giữ các giấy tờ và chứng từ phù hợp với giao dịch thực tế để đảm bảo giao dịch ngoại tệ được thực hiện đúng mục đích và phù hợp quy định của pháp luật. Đồng thời, các TCTD được phép phải ban hành quy định nội bộ về quy trình thực hiện, tuân thủ các quy định của NHNN về giới hạn, tỷ lệ an toàn, trạng thái ngoại tệ và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

Về đối tượng được thực hiện: Các tổ chức được phép thực hiện phái sinh ngoại hối bao gồm các NHTM, các TCTD phi ngân hàng và các CNNHNNg được kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối. Khách hàng sẽ bao gồm: Người cư trú là tổ chức kinh tế (bao gồm cả TCTD không phải TCTD được phép), tổ chức khác và cá nhân.

Về sản phẩm: Các phái sinh ngoại tệ được giao dịch theo Thông tư số 15/2015/TT-NHNN bao gồm: Sản phẩm mua, bán ngoại tệ kỳ hạn; sản phẩm hoán đổi ngoại tệ và sản phẩm quyền chọn mua, bán ngoại tệ. Các sản phẩm phái sinh ngoại tệ được cung ứng cho khách hàng theo quy định được mô tả ở bảng 1.

Có thể thấy rằng, theo Thông tư số 15/2015/TT-NHNN thì TCTD sẽ được cung ứng gần như đầy đủ các loại phái sinh ngoại tệ cho nhóm khách hàng trong nước; tuy nhiên, hiện nay, NHNN chưa cho phép các TCTD cung ứng sản phẩm phái sinh ngoại tệ cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài. Trong các giao dịch phái sinh ngoại tệ, giao dịch kỳ hạn và hoán đổi chiếm chủ yếu, còn các giao dịch quyền chọn về ngoại tệ không đáng kể. Đối với quyền chọn USD-VND, để hạn chế yếu tố đầu cơ ảnh hưởng đến điều hành tỷ giá, NHNN đã dừng cho phép thực hiện giao dịch này theo văn bản số 1820/NHNN-QLNH ngày 18/3/2009.

Hình 1 cho thấy, trong hai năm 2016 và 2017, doanh số giao dịch phái sinh có xu hướng tăng lên cả ở giao dịch với khách hàng và giao dịch liên ngân hàng. Năm 2017, tổng doanh số giao dịch phái sinh ngoại tệ (bao gồm kỳ hạn và hoán đổi của các cặp đồng tiền chính) với khách hàng đạt 28,2 tỷ USD, tăng 45,6% so với năm 2016. Trong khi đó, tổng doanh số giao dịch phái sinh ngoại tệ liên ngân hàng năm 2017 đạt 181,5 tỷ USD, tăng 71,9% so với năm 2016.

Tuy doanh số giao dịch phái sinh ngoại tệ có tăng lên nhưng tỷ trọng vẫn còn nhỏ so với doanh số giao ngay. Hình 2 cho thấy, tỷ trọng giao dịch phái sinh ngoại tệ năm 2017.


2.2. Phái sinh lãi suất

Văn bản quy định hiện hành liên quan đến phái sinh lãi suất được NHNN quy định trong Thông tư 01/2015/TT-NHNN hướng dẫn giao dịch ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ trong nước giữa các TCTD được phép hoạt động ngoại hối với nhau và giữa TCTD được phép hoạt động ngoại hối với khách hàng.

Về điều kiện thực hiện: TCTD chỉ được kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất khi được NHNN chấp thuận tại Giấy phép thành lập và hoạt động, hoặc bằng văn bản riêng theo quy định của pháp luật; TCTD kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất liên quan đến ngoại hối phải thực hiện theo quy định của pháp luật về ngoại hối. TCTD kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất nhằm mục đích phòng ngừa, hạn chế rủi ro lãi suất cho khách hàng hoặc cho bản thân TCTD, đồng thời cần đảm bảo giới hạn lỗ ròng không vượt quá 5% vốn điều lệ, vốn được cấp của TCTD. NHNN quy định TCTD được kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất khi đã ban hành văn bản quy định nội bộ về hoạt động kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất, bảo đảm có cơ chế kiểm soát, kiểm toán nội bộ, quản lý rủi ro.

Về đối tượng được thực hiện: Thông tư quy định TCTD được phép kinh doanh, cung ứng các sản phẩm phái sinh lãi suất nhằm mục đích phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất với khách hàng (là các TCTD, CNNHNNg và pháp nhân tại thị trường trong nước) và với các tổ chức tài chính quốc tế (tại thị trường quốc tế). Bên cạnh đó, các TCTD cũng được sử dụng các sản phẩm phái sinh lãi suất để phòng ngừa và hạn chế rủi ro cho bản thân các giao dịch hoặc từ bảng cân đối kế toán của mình.

Về sản phẩm: Các sản phẩm phái sinh lãi suất mà các TCTD được kinh doanh, cung ứng và sử dụng bao gồm: Kì hạn lãi suất, hoán đổi lãi suất một đồng tiền, hoán đổi lãi suất một đồng tiền cộng dồn, hoán đổi lãi suất hai đồng tiền, hoán đổi lãi suất hai đồng tiền cộng dồn, quyền chọn lãi suất giới hạn trần, quyền chọn lãi suất giới hạn sàn, quyền chọn lãi suất kết hợp trần sàn.

Các sản phẩm phái sinh lãi suất được NHNN cho phép tương đối đa dạng, tuy nhiên sản phẩm được các TCTD kinh doanh, cung ứng và sử dụng nhiều nhất là hợp đồng hoán đổi lãi suất một đồng tiền (USD) và hai đồng tiền (chủ yếu là cặp đồng tiền USD/JPY và USD/VND). Sản phẩm quyền chọn và kỳ hạn lãi suất chưa có giao dịch phái sinh.

Các TCTD chủ yếu cung ứng và kinh doanh các sản phẩm phái sinh cho khách hàng và trên thị trường trong nước. Theo báo cáo của các TCTD đến cuối năm 2017, giá trị vốn gốc danh nghĩa của các sản phẩm phái sinh trong nước đạt 21.788 tỷ đồng so với 22.099 tỷ đồng tổng thị trường trong nước và quốc tế. Tại thị trường trong nước, năm 2017, các TCTD kinh doanh và cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất với số vốn danh nghĩa 21.480 tỷ đồng (chiếm 98,59%) so với 308 tỷ đồng sử dụng phái sinh lãi suất (chiếm 1,41%). Bên cạnh đó, các TCTD cũng kí kết 17.636 tỷ đồng vốn gốc danh nghĩa các sản phẩm phái sinh lãi suất cho hoạt động đối ứng với các hợp đồng phái sinh lãi suất với khách hàng. (Hình 3)


2.3. Phái sinh khác

Hiện nay, bên cạnh các giao dịch phái sinh lãi suất và ngoại tệ, một số NHTM còn thực hiện cung ứng phái sinh giá cả hàng hóa (GCHH) cho các khách hàng của mình. Hoạt động phái sinh GCHH của NHTM được quy định tại Thông tư số 40/2016/TT-NHNN, chính thức tạo lập khuôn khổ pháp lý cho việc cung ứng dịch vụ phái sinh GCHH của các NHTM, CNNHNNg. Theo đó, các NHTM sẽ cung ứng sản phẩm phái sinh GCHH nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro cho khách hàng của mình.

Đối với các sản phẩm trên thị trường phi tập trung, các NHTM sẽ giao kết và thực hiện hợp đồng không tiêu chuẩn (hoán đổi và quyền chọn) về phái sinh GCHH với khách hàng trên thị trường nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro GCHH cho khách hàng. Khi ký kết các hợp đồng này, NHTM phải thực hiện giao dịch đối ứng với đối tác nước ngoài để cân bằng rủi ro từ hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh GCHH đã giao kết và thực hiện với khách hàng. Còn đối với các sản phẩm phái sinh trên thị trường tập trung, do Việt Nam chưa có thị trường tương lai về GCHH nên các TCTD chủ yếu thực hiện lệnh mua bán hợp đồng tiêu chuẩn về phái sinh GCHH hộ khách hàng trên các sàn giao dịch hàng hóa ở nước ngoài.

Các TCTD này hiện đang cung ứng các sản phẩm phái sinh GCHH trên các hàng hóa bao gồm: Nông sản và nhiên liệu cho các nhóm đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp mua, bán hàng hóa trong nước, doanh nghiệp xuất nhập khẩu, công ty hàng không và hộ kinh doanh xuất nhập khẩu.

Hiện nay, số lượng NHTM cung ứng dịch vụ phái sinh GCHH không nhiều. Khối lượng giao dịch của các NHTM cũng không cao. Theo số liệu tổng hợp của các NHTM, tính đến năm 2016, có khoảng 6 - 8 NHTM đã thực hiện các giao dịch phái sinh GCHH. Trong năm 2016, tổng giá trị thực hiện khoảng 26 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2015. Trong các sản phẩm phái sinh GCHH, khối lượng giao dịch hợp đồng tương lai chiếm vị trí chủ yếu, còn các giao dịch quyền chọn hay hoán đổi có số lượng rất khiêm tốn. Cụ thể, năm 2016, giá trị giao dịch tương lai GCHH chiếm tỷ trọng 99,46%, quyền chọn tỷ trọng 0,18% và hoán đổi tỷ trọng 0,36%.

3. Một số khuyến nghị

Năm 2015, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 42/2015/NĐ-CP ngày 5/5/2015 về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh. Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng ban hành Thông tư số 11/2016/TT-BTC ngày 19/01/2016 hướng dẫn một số điều của Nghị định số 42/2015/NĐ-CP nhằm tạo cơ sở pháp lý để vận hành thị trường chứng khoán phái sinh trong thời gian tới.

Việc phát triển thị trường tài chính nói chung và thị trường tài chính phái sinh nói riêng không thể không nhắc tới sự tham gia của các TCTD.

Để phát triển hoạt động cung ứng và sử dụng các công cụ phái sinh tại các TCTD, chúng tôi xin có một số khuyến nghị như sau:

Thứ nhất, cần tiếp tục hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về sản phẩm phái sinh. Hiện nay, vẫn chưa có chuẩn mực kế toán đối với các công cụ tài chính phái sinh nói chung để dựa trên đó, NHNN có hướng dẫn cụ thể hơn về chuẩn mức kế toán với các sản phẩm phái sinh của TCTD. Song song với hoàn thiện thể chế để phát triển thị trường chứng khoán nói chung và thị trường phái sinh nói riêng (Lê Thị Thùy Vân, 2017).

Thứ hai, xây dựng đường cong lãi suất chuẩn cả về ngắn hạn và dài hạn. Đường cong lãi suất chuẩn là căn cứ để định giá và xác định giá trị của các sản phẩm phái sinh, từ đó các chủ thể đưa ra các quyết định liên quan đến sử dụng, mua bán các sản phẩm phái sinh. Có đường cong lãi suất chuẩn sẽ tạo điều kiện giúp các TCTD có căn cứ tin cậy hơn trong các quyết định cung ứng và sử dụng sản phẩm phái sinh.

Thứ ba, nên xem xét cho các TCTD thực hiện thí điểm nhằm đa dạng hóa các sản phẩm phái sinh một cách thận trọng. Các sản phẩm hiện tại được cấp phép cũng tương đối đa dạng, tuy nhiên các TCTD vẫn có những nhu cầu về các sản phẩm chưa được cấp phép; trong điều kiện đó, NHNN có thể xem xét tạo điều kiện để các TCTD thí điểm triển khai. Các sản phẩm TCTD đang có nhu cầu ngoài quy định hiện hành như phái sinh ngoại tệ có thời hạn trên 365 ngày do khách hàng gặp rủi ro tỷ giá ở các khoản nợ trung dài hạn bằng ngoại tệ, hay các sản phẩm phái sinh lãi suất để phòng ngừa rủi ro lãi suất ngoài bảng cân đối.

Thứ tư, TCTD chủ động hơn trong việc kiểm soát rủi ro khi cung ứng, sử dụng các sản phẩm phái sinh. Các TCTD cần chủ động trong việc đưa ra các quy định nội bộ về kiểm soát, kiểm toán nội bộ, quản lý rủi ro liên quan đến hoạt động kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh. Đặc biệt, lưu ý tới các sản phẩm tương lai và quyền chọn, được coi là rủi ro hơn so với sản phẩm kì hạn và hoán đổi Keffala, M. R. (2015).

Thứ năm, NHNN cùng các TCTD cần mở các lớp tập huấn cho khách hàng về ích lợi và cách thức sử dụng các sản phẩm phái sinh, tăng sự hiểu biết của cộng đồng về sản phẩm phái sinh. Khi có những khách hàng am hiểu về sản phẩm, TCTD sẽ hạn chế được rủi ro sử dụng sản phẩm phái sinh sai mục đích.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Đinh Bảo Ngọc, Võ Hoàng Diễm Trinh, (2017), “Thị trường chứng khoán phái sinh: Cảnh báo rủi ro trong giai đoạn vận hành”, Tạp chí Tài chính, (3), 24-29.

2. Lê Thị Thùy Vân, (2017), “ Hoàn thiện thể chế và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2020”, Tạp chí Ngân hàng, (19), 2-9.

3. Li, L. and Yu, Z., (2010), “The Impact of Derivatives Activity on Commercial Banks: Evidence from U.S. Bank Holding Companies”, Asia-Pac Financ Markets, (17), 303-322.

4. Keffala, M. R., (2015), “How using derivatives affects bank stability in emerging countries? Evidence from the recent financial crisis”, Research in International Business and Finance, (35), 75-87.

5. Võ Thị Phương, (2016), “Phát triển thị trường chứng khoán phái sinh: Kinh nghiệm từ các nước Châu Á”, Tạp chí Tài chính, (5), 54 - 56.

ThS. Đỗ Thu Hằng
ThS. Nguyễn Thị Thu Trang


Nguồn: TCNH số 24/2018

https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Ứng dụng công nghệ chuối khối trong nghiệp vụ ngân hàng tại Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị

Ứng dụng công nghệ chuối khối trong nghiệp vụ ngân hàng tại Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị

Bài viết này phân tích thực trạng ứng dụng Blockchain trong nghiệp vụ ngân hàng tại Việt Nam và gợi ý định hướng phát triển trong tương lai.
Pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong xu hướng chuyển đổi số ngành Ngân hàng

Pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong xu hướng chuyển đổi số ngành Ngân hàng

Chuyển đổi số mang lại cơ hội phát triển cho ngành Ngân hàng nhưng cũng làm gia tăng rủi ro xâm phạm dữ liệu cá nhân. Dù pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân đã có cải thiện, nhưng vẫn tồn tại nhiều bất cập. Bài viết phân tích thực trạng pháp lý hiện nay và đề xuất giải pháp hoàn thiện phù hợp với xu hướng chuyển đổi số.
Đề xuất xây dựng các mô hình tài chính phi tập trung trong trung tâm tài chính Thành phố Hồ Chí Minh

Đề xuất xây dựng các mô hình tài chính phi tập trung trong trung tâm tài chính Thành phố Hồ Chí Minh

Bài viết nghiên cứu tổng quan về tài chính phi tập trung và các mô hình phổ biến, phân tích lợi ích, thách thức, đồng thời đề xuất mô hình phù hợp để phát triển Thành phố Hồ Chí Minh thành trung tâm tài chính quốc tế có sức cạnh tranh khu vực và toàn cầu.
Siêu ứng dụng trong ngành Ngân hàng: Cơ hội và thách thức

Siêu ứng dụng trong ngành Ngân hàng: Cơ hội và thách thức

Siêu ứng dụng và hệ sinh thái ngân hàng không chỉ là xu hướng công nghệ mà đang tái định hình căn bản ngành tài chính - ngân hàng, với mục tiêu mang lại trải nghiệm tích hợp, cá nhân hóa và bao trùm. Mặc dù mở ra tiềm năng lớn trong việc mở rộng khả năng tiếp cận dịch vụ và thúc đẩy đổi mới, tuy nhiên, sự kết hợp này cũng đặt ra những câu hỏi quan trọng trong tương lai.
Chuyển đổi số ngân hàng và bài toán an ninh, an toàn thông tin

Chuyển đổi số ngân hàng và bài toán an ninh, an toàn thông tin

Thời gian qua, ngành Ngân hàng đã nỗ lực không ngừng và phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan trong công cuộc chuyển đổi số và đã đạt được nhiều thành quả quan trọng. Bên cạnh đó, ngành Ngân hàng cũng gặp những thách thức không nhỏ trong việc đảm bảo an ninh, an toàn thông tin và bảo mật dữ liệu. Thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tiếp tục hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật theo hướng thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đồng thời tăng cường hợp tác các tổ chức tài chính quốc tế trong nghiên cứu, thử nghiệm và áp dụng các công nghệ mới.
GenAI - Tương lai cá nhân hóa dịch vụ khách hàng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

GenAI - Tương lai cá nhân hóa dịch vụ khách hàng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

GenAI đang mở ra những cơ hội chưa từng có trong việc cá nhân hóa dịch vụ khách hàng tại các ngân hàngViệt Nam. Mặc dù vẫn còn nhiều thách thức trong việc triển khai GenAI, tuy nhiên, các ngân hàng Việt Nam đang dần vượt qua những rào cản này để tận dụng tiềm năng to lớn của GenAI trong cung cấp các sản phẩm, dịch vụ. Với sự phát triển của công nghệ và sự chuyển đổi số mạnh mẽ trong ngành Ngân hàng, GenAI hứa hẹn sẽ mang lại những trải nghiệm khách hàng cá nhân hóa tiên tiến, góp phần nâng cao sự hài lòng của khách hàng, tăng cường lòng trung thành và thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho các ngân hàng trong kỷ nguyên số.
Nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và ảnh hưởng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, khách hàng ngày càng mong muốn nhiều hơn sự cách tân, đổi mới đến từ các ngân hàng. Do đó, đổi mới sáng tạo không chỉ là yếu tố cần thiết để các ngân hàng thương mại Việt Nam nâng cao hiệu quả hoạt động và cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng, mà còn là chìa khóa để duy trì năng lực cạnh tranh trong nước và quốc tế, từ đó nâng cao vị thế của ngành Ngân hàng Việt Nam trong nền kinh tế số.
AI Agent: Xu hướng công nghệ mới, thực tiễn quốc tế và giải pháp áp dụng trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam

AI Agent: Xu hướng công nghệ mới, thực tiễn quốc tế và giải pháp áp dụng trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam

AI Agent không chỉ là một xu hướng công nghệ mà còn là động lực quan trọng để các ngân hàng thích nghi và phát triển trong thời đại số hóa.
Xem thêm
Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Ngày 4/5, Tổng Bí thư Ban Chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Tô Lâm đã có bài viết, trong đó nêu rõ các yêu cầu mục tiêu; những nhiệm vụ, giải pháp cơ bản để đưa Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/04/2025 của Bộ Chính trị vào cuộc sống, mang lại những kết quả thiết thực trong đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 94/2025/NĐ-CP quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng.
Cấp thiết hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon

Cấp thiết hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số và quá trình chuyển đổi xanh, vấn đề đặt ra hiện nay là liệu các loại tài sản mới như tài sản số, tín chỉ carbon có thể và sẽ được chấp nhận như thế nào với vai trò là tài sản bảo đảm cho khoản vay tại các tổ chức tín dụng ở Việt Nam. Các chuyên gia trong nước và quốc tế đều cùng chung nhận định đó là cần sớm hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm là tài sản số, tín chỉ carbon tại Hội thảo “Tài sản bảo đảm ngân hàng - Những vấn đề quan tâm hiện nay” do Thời báo Ngân hàng tổ chức ngày 28/4/2025.
Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Những rào cản trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp và một số giải pháp khắc phục

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, để đạt được sự phát triển bền vững và hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, việc chuyển đổi mô hình kinh tế từ tuyến tính truyền thống sang nền kinh tế tuần hoàn là hướng đi đúng đắn, phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược linh hoạt, kịp thời để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội từ thị trường nội địa, quốc tế

Trong bối cảnh các chính sách thuế quan và các biện pháp thương mại quốc tế đang thay đổi nhanh chóng, doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những chiến lược linh hoạt và kịp thời để đối phó với những thách thức, đồng thời tận dụng các cơ hội từ thị trường nội địa và quốc tế.
Sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại châu Á: Vai trò của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và kinh tế vĩ mô

Sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại châu Á: Vai trò của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và kinh tế vĩ mô

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá tác động của cạnh tranh thị trường, chất lượng thể chế và các yếu tố kinh tế vĩ mô tới sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại tại châu Á. Nhóm nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu bảng gồm 43.232 quan sát từ 1.093 ngân hàng thương mại ở các nước châu Á trong giai đoạn quý I/2008 đến quý I/2024. Bằng cách tiếp cận theo phương pháp hồi quy 2SLS, nghiên cứu đã khắc phục được vấn đề nội sinh trong mô hình và mang lại các kết quả ước lượng vững. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa chỉ số Lerner và Z-score hay cạnh tranh thị trường có ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại.
Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đánh giá thực tiễn triển khai CBDC tại ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam

Đối với Việt Nam, CBDC có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống thanh toán, tăng cường tài chính toàn diện và nâng cao hiệu quả giám sát tiền tệ. Tuy nhiên, để triển khai thành công, cần có một chiến lược rõ ràng, bao gồm: Xác định rõ mục tiêu của CBDC, xây dựng khung pháp lý toàn diện, đầu tư vào hạ tầng công nghệ, thử nghiệm các mô hình triển khai phù hợp và thúc đẩy hợp tác quốc tế để đảm bảo tính tương thích với hệ thống tài chính toàn cầu.
Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực  truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về mô hình chuyển đổi số báo chí và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực truyền thông ngành Ngân hàng Việt Nam

Chuyển đổi số mang lại cơ hội cũng như thách thức lớn đối với hoạt động truyền thông, báo chí ngành Ngân hàng Việt Nam. Việc áp dụng công nghệ không chỉ giúp báo chí gia tăng khả năng truyền tải thông tin, mà còn làm thay đổi phương thức quản lý, sản xuất và phân phối tin tức. Điều này đòi hỏi báo chí ngành Ngân hàng phải đổi mới mô hình tổ chức, bảo đảm tính linh hoạt và sáng tạo.
Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Thông điệp sau làn sóng tăng thuế đối ứng của Mỹ

Chính quyền Mỹ cho biết, khi xác định mức thuế quan đối ứng cho mỗi quốc gia, họ không chỉ xem xét thuế nhập khẩu mà còn các hoạt động khác mà họ cho là không công bằng, bao gồm thuế giá trị gia tăng, trợ cấp của chính phủ, chiến lược thao túng tiền tệ, chuyển nhượng công nghệ và các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.

Nghị định số 26/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng

Thông tư số 64/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 56/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc