
Tháng 4, thanh khoản thị trường chứng khoán phái sinh tăng mạnh
Trong tháng 4/2022, dù thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK) tiếp tục có xu hướng giảm điểm khá mạnh, song thanh khoản của TTCK phái sinh lại có xu hướng tăng mạnh, tăng 56,68% so với tháng trước.
Số liệu của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cho thấy, tổng khối lượng giao dịch (KLGD) hợp đồng tương lai trong tháng đạt 4,053,391 hợp đồng, giá trị giao dịch (GTGD) theo danh nghĩa hợp đồng đạt 591 nghìn tỷ đồng. Trong đó, phiên giao dịch ngày 26/4/2022 có KLGD lớn nhất đạt 394.782 hợp đồng. Đây cũng là phiên có khối lượng giao dịch cao nhất kể từ đầu năm 2022.
Tính bình quân, KLGD hợp đồng tương lai trong tháng đạt 202,670 hợp đồng/phiên, tăng 56,68% so với tháng trước, GTGD bình quân đạt 29,55 nghìn tỷ đồng, tăng 53,15% so với tháng trước.
Bảng 1: Tổng hợp giao dịch hợp đồng tương lai chỉ số VN30 tháng 4/2022
Số liệu thống kê của HNX cũng cho thấy, chỉ số VN30 giảm 5,53% so với tháng trước và đạt 1.417,31 điểm tại thời điểm cuối tháng. Trong khi đó, giao dịch sản phẩm hợp đồng tương lai VN30 tăng mạnh, khối lượng giao dịch bình quân đạt 202.601 hợp đồng/phiên, tăng 56,63%, GTGD theo danh nghĩa hợp đồng bình quân đạt 29.483 tỷ đồng, tăng 52,77% so với tháng trước.
Khối lượng hợp đồng mở (OI) tại ngày 29/4/2022 đạt 30.315 hợp đồng, giảm 5,16% so với tháng trước. Ngày 20/04/2022 ghi nhận khối lượng mở OI cao nhất trong tháng, đạt 50.878 hợp đồng, đây cũng là mức OI cao nhất tính từ đầu năm đến nay.
Trong khi đó, giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trong tháng 4/2022 giảm so với tháng 3, chiếm 2,53% khối lượng giao dịch toàn thị trường.
Về giao dịch hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ (TPCP), KLGD bình quân hợp đồng tương lai TPCP đạt 68,2 hợp đồng/phiên, giá trị giao dịch theo danh nghĩa bình quân đạt 73,1 tỷ đồng/phiên. Các giao dịch đều được thực hiện bởi các tổ chức trong nước và nước ngoài. Khối lượng mở OI tại thời điểm cuối tháng 4/2022 là 0 hợp đồng.
Hình 1: Sự tăng trưởng số lượng tài khoản trên TTCKPS
Số lượng tài khoản giao dịch phái sinh vẫn tiếp tục tăng so với tháng trước. Tại thời điểm cuối tháng 4/2022, số lượng tài khoản giao dịch phái sinh đạt 973.155 tài khoản, tăng 4,7% so với tháng trước. Điều này cho thấy, TTCK phái sinh Việt Nam vẫn có nhiều hấp lực đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Theo tapchitaichinh.vn
Tin bài khác


Thúc đẩy tín dụng xanh hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững theo thông lệ quốc tế

Ổn định kinh tế vĩ mô khi tăng trưởng cao tại Việt Nam

Quản lý tài chính cá nhân: Vai trò của lập ngân sách và tiết kiệm tài chính

Những thách thức về biến đổi khí hậu và hàm ý chính sách đối với nợ công

Tận dụng cơ hội từ thuế tối thiểu toàn cầu: Góc nhìn từ thực thi chính sách pháp luật

Chuyển đổi hệ thống ngân hàng trong tiến trình xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Kinh nghiệm và khuyến nghị chiến lược

Việt Nam hướng đến xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tầm cỡ toàn cầu

Một số phương pháp lập dự toán và lợi ích của việc lập dự toán trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Định vị lại vai trò của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu: Phân tích từ góc độ chuyển dịch dòng vốn FDI giai đoạn 2021 - 2025

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng 2024: Khắc phục các hạn chế, bất cập trong việc xử lý tài sản bảo đảm và nợ xấu

Một số phương pháp lập dự toán và lợi ích của việc lập dự toán trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng 2024: Khắc phục các hạn chế, bất cập trong việc xử lý tài sản bảo đảm và nợ xấu

Xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền gắn với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực tài chính, ngân hàng

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý sớm đưa Việt Nam ra khỏi “Danh sách Xám”

Chính sách tín chỉ xe điện kép để giải quyết ô nhiễm không khí ở Việt Nam

Hiểu biết tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ: Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và một số khuyến nghị

Giải mã bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm Đông Á và một số khuyến nghị chính sách

Kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2025: Rủi ro, thách thức và một số đề xuất, kiến nghị

Chiến lược của các nhà đầu tư toàn cầu: Con đường gập ghềnh đến “xanh hóa”
