Tăng cường các giải pháp hạn chế “tín dụng đen” trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Hoạt động ngân hàng
Trong cuộc sống luôn có rất nhiều tình huống vay mượn tiền bạc xảy ra, tuy nhiên, bên cạnh những giao dịch vay và cho vay hợp pháp, hợp lệ còn có không ít hình thức cho vay với lãi suất cao, thậm chí là lãi suất "cắt cổ” đối với người cần tiền phải vay mượn gấp, mang lại hệ lụy vô cùng xót xa, đôi khi trở thành “thảm kịch” trong mỗi gia đình và xã hội. Các hoạt động cho vay này được gọi là cho vay nặng lãi, hay còn gọi là "tín dụng đen".
aa
Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk (nguồn ảnh: vneconomy.vn)
Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk (Nguồn ảnh: vneconomy.vn)

“Tín dụng đen” và những loại hình cho vay tiềm ẩn nguy cơ trở thành “tín dụng đen”

Vay và cho vay (tiền, tài sản…) là giao dịch dân sự phổ biến trong xã hội, làm phát sinh quyền đòi nợ và nghĩa vụ trả nợ giữa bên cho vay và người đi vay. Việc vay mượn tiền bạc giữa các cá nhân trong xã hội đã có từ lâu, từ thuở loài người biết sử dụng tiền làm phương tiện thanh toán. Có vô vàn những tình huống vay mượn tiền bạc giữa các cá nhân với nhau xảy ra trong thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, bên cạnh những giao dịch vay và cho vay hợp pháp, hợp lệ còn có không ít hình thức cho vay với lãi suất cao, thậm chí là lãi suất "cắt cổ” đối với người cần tiền phải đi vay, mang lại hệ lụy vô cùng xót xa, đôi khi trở thành “thảm kịch” trong mỗi gia đình và xã hội. Các hoạt động cho vay này được gọi là cho vay nặng lãi, hay còn gọi là "tín dụng đen".

Hiện nay, chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể thế nào là “tín dụng đen”. Tuy nhiên, trên thực tế, “tín dụng đen” có thể hiểu là hoạt động cho vay “ngầm”, bất hợp pháp hoặc mới ở mức chưa phù hợp với đạo đức hay quy định của pháp luật, và thường dùng để đối nghịch với các hoạt động cho vay chính thức, phổ biến, hợp pháp khác như “tín dụng ngân hàng”.

Hiện nay, có một số hình thức vay nợ như sau: (i) Tín dụng ngân hàng: Là hoạt động cho vay của ngân hàng đối với các tổ chức, cá nhân có nhu cầu vay vốn. Hầu hết các nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hay tiêu dùng của các cá nhân trong nền kinh tế sẽ do hệ thống ngân hàng (gồm các ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô…) đáp ứng chủ yếu thông qua nghiệp vụ cho vay; (ii) Nợ công: Xuất phát từ nhu cầu chi tiêu của Chính phủ lớn hơn số thuế, phí, lệ phí thu được, Chính phủ phải đi vay trong hoặc ngoài nước để trang trải thâm hụt ngân sách; (iii) Trái phiếu doanh nghiệp: Doanh nghiệp trực tiếp đi vay tiền của công chúng thông qua việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp; (iv) Tín dụng thương mại: Được hình thành khi người bán đồng ý cho người mua thanh toán chậm giá trị hàng hóa đã mua trong một khoảng thời gian nhất định. Đối với người bán, đây là khoản đầu tư vào các khoản phải thu, trong khi đối với người mua nó là một nguồn tài chính được phân loại theo các khoản nợ ngắn hạn trên bảng cân đối kế toán, hay còn gọi là các khoản phải trả; (v) Cầm đồ: Dịch vụ cho vay qua việc khách hàng sẽ nhận được một khoản tiền, bù lại họ phải giữ lại tài sản được người vay sử dụng cầm cố; (vi) Họ, hụi, biêu, phường: Là hình thức tín dụng dân gian rất phổ biến ở nước ta, được hình thành dựa trên tinh thần tương thân, tương ái, giúp mang lại lợi ích thiết thực cho người tham gia thông qua việc tập hợp tiền nhàn rỗi của nhiều cá nhân để cho một cá nhân nào đó sử dụng. Hụi thường được tổ chức với những thành viên có cùng nơi sinh sống hay những người có quan hệ họ hàng, bạn bè, đồng nghiệp… Người chơi hụi khi đến kỳ hốt hụi sẽ nhận được một khoản tiền hơn nhiều lần so với số tiền góp định kỳ mà không cần tích lũy dài hạn; (vii) Cho vay ngang hàng (P2P Lending): Là mô hình cho vay ứng dụng nền tảng công nghệ số mà người đi vay và người cho vay sẽ được liên kết trực tiếp với nhau để tiến hành giao dịch cho vay tiền, mà không cần phải thông qua một trung gian tài chính nào. Hình thức cho vay tiền ngang hàng sẽ giúp mọi người đa dạng hóa các khoản đầu tư với lãi suất cao hơn so với ngân hàng. Đơn vị làm dịch vụ cho vay ngang hàng chỉ như một sàn giao dịch, đứng ở giữa làm dịch vụ kết nối người vay, người cho vay và thu phí; (viii) Vay mượn cá nhân: Thông qua các mối quan hệ gia đình, họ hàng, bạn bè, xóm giềng, đồng nghiệp, quen biết xã hội khác... mà người có nhu cầu về tiền bạc sẽ thiết lập các yêu cầu vay hoặc mượn một khoản tiền trong một thời gian nhất định. Thường thì những quan hệ vay nợ thế này mang ý nghĩa trợ giúp nhau nên không tính lãi, số tiền vay cũng không lớn và thời gian hỏi vay cũng ngắn, chỉ vài ngày hoặc một vài tháng.

Trong các hình thức cho vay trên, một số loại hình cho vay sau tiềm ẩn nguy cơ trở thành “tín dụng đen” gồm: Cho vay cầm đồ; hình thức hụi, họ, biêu, phường; cho vay ngang hàng và vay mượn cá nhân. Các loại hình cho vay này thông thường để giải quyết trang trải các chi phí tài chính rất thực tế và chính đáng cho các nhu cầu cơ bản của các cá nhân, như: Ăn, mặc, ở, sức khỏe, môi trường và điều kiện sống; tuy nhiên, rất dễ bị biến tướng trở thành cho vay nặng lãi, “tín dụng đen”.

Trong đó, đối với hình thức cho vay cầm đồ, lãi suất cho vay là do tiệm cầm đồ ấn định hoặc thỏa thuận vì thông thường những người đến vay cầm đồ thường khó khăn về kinh tế (như thiếu tiền, cần vay nóng trả nợ) hoặc mong muốn tiêu thụ tài sản (thường là tài sản phi pháp); lãi suất cầm đồ khá cao, thời gian ngắn nên để lấy lại tài sản cầm cố, khách hàng thường tiếp tục kết nối với các “dịch vụ cho vay lại” toàn bộ số tiền gốc và lãi cầm đồ, đây có thể là một biến tướng của “tín dụng đen”. Đặc biệt, đối với hình thức cho vay ngang hàng, hình thức cho vay này được các cơ quan chức năng kỳ vọng là giải pháp đáp ứng nhu cầu vay tiêu dùng của người dân, từ đó giúp hạn chế “tín dụng đen”. Tuy nhiên trong thời gian đầu hoạt động, bên cạnh những lợi ích thì hình thức cho vay này đang bộc lộ những rủi ro cần được các cơ quan chức năng quan tâm quản lý. Trên thực tế, nhiều người tiêu dùng không biết đâu là cho vay ngang hàng, mà chỉ gọi chung là vay qua app hoặc qua trang web. Nếu được quản lý chặt chẽ thì cho vay ngang hàng có thể giảm bớt gánh nặng cho ngân hàng vì mô hình này phục vụ các khoản vay dưới chuẩn - là phân khúc mà các ngân hàng không thể đáp ứng do phải tuân theo các điều kiện, quy định rất nghiêm ngặt theo Luật Các tổ chức tín dụng. Theo đúng nghĩa, cho vay ngang hàng chỉ là đơn vị đứng ở giữa "chắp mối" cho bên vay và bên cho vay rồi thu phí. Nhưng thời gian qua hoạt động của các công ty này rất bát nháo, không ai kiểm soát; thậm chí một số có thể biến tướng thành hoạt động cho vay nặng lãi, không khác gì “tín dụng đen”.

Dựa vào các hoạt động cho vay hợp pháp, “tín dụng đen” trà trộn vào hoạt động cho vay tiền ngoài hệ thống ngân hàng, có dấu hiệu dụ dỗ người vay tiền nhằm thu lợi bất chính bằng điều kiện cho vay dễ dãi, che giấu mức lãi suất cho vay thực tế vượt quá mức quy định của pháp luật, không công khai địa chỉ giao dịch, giấy tờ vay nợ thiếu minh bạch…; không quan tâm mục đích sử dụng vốn, chỉ chú trọng xem người vay có nguồn thu nhập hay tài sản nào để thu nợ; xảy ra việc đe dọa tinh thần, xâm hại sức khỏe, tính mạng, cưỡng đoạt tài sản… để thu nợ khi người vay không trả được nợ. Hoạt động “tín dụng đen” kéo theo hệ quả là sự gia tăng của các loại tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật như: Cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự, cố ý gây thương tích, bắt giữ người trái pháp luật, cưỡng đoạt tài sản, hủy hoại tài sản...

Thực trạng hoạt động “tín dụng đen” trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và sự vào cuộc của các cơ quan chức năng

Địa bàn Đắk Lắk là một tỉnh miền núi nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, có vị trí chiến lược quan trọng về bảo vệ an ninh quốc gia và phát triển kinh tế - xã hội; diện tích tự nhiên hơn 13.125 km2, đứng thứ tư cả nước; dân số hơn 2,08 triệu người, với 49 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng 34,37% dân số toàn tỉnh, cư trú ở tất cả các xã, phường, thị trấn trong tỉnh. Tổng số hộ nghèo toàn tỉnh là 46.091 hộ (trong đó số hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 67,7%); tổng số hộ cận nghèo 34.230 hộ (trong đó số hộ cận nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 55,4%). Đồng bào các dân tộc thiểu số có truyền thống cách mạng, đoàn kết một lòng, giúp đỡ lẫn nhau; tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước; mỗi dân tộc đều có bề dày truyền thống văn hóa đặc sắc riêng, tạo nên sự phong phú, đa dạng bản sắc văn hóa trong cộng đồng dân tộc Việt Nam nói chung, Đắk Lắk nói riêng. Với đặc điểm địa bàn là miền núi, dân cư phân bổ không đồng đều, nhiều thành phần dân tộc sinh sống, số hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số cao, thì hiển nhiên “tín dụng đen” vẫn còn “đất” để tồn tại.

Hoạt động của các băng nhóm “tín dụng đen” trên địa bàn diễn ra từ đô thị đến vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa và vùng tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Ngoài số băng nhóm tại chỗ, còn có các băng nhóm từ các tỉnh thành phía Bắc vào hoạt động “tín dụng đen”. Họ thường tạo vỏ bọc dưới dạng doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cầm đồ, dịch vụ cho thuê xe tự lái, đại lý bán vé máy bay, công ty vệ sĩ, tư vấn tài chính, cho vay để tổ chức đánh bạc... Thông qua nhiều hình thức giới thiệu, mời chào cho vay tiền như: Phát tán tờ rơi, dán quảng cáo tại nơi công cộng hoặc thông qua các đối tượng môi giới, mời chào, tiếp cận người có nhu cầu vay tiền, mời vay tiền trực tuyến qua internet. Các băng, nhóm này sử dụng hình thức cho vay đơn giản, giải ngân nhanh, không đòi hỏi thế chấp tài sản, chỉ cần chứng minh nhân dân, số điện thoại hoặc giấy phép lái xe... để thu hút người cần tiền vay nợ. Đến kỳ trả lãi, trường hợp người vay không trả được nợ, số tiền lãi và tiền gốc tiếp tục nhân lên gấp nhiều lần theo kiểu “lãi mẹ đẻ lãi con” dẫn đến mất khả năng chi trả; nhiều trường hợp người vay tiền đã bị các băng, nhóm cho vay đe dọa, khủng bố tinh thần, cưỡng đoạt tài sản... phải bỏ nhà đi nơi khác hoặc thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật để kiếm tiền trả nợ, gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực cho xã hội và làm phức tạp tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn.

Tại Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 25/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với các tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự.

Sau thời gian 5 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 12/CT-TTg, nạn “tín dụng đen” trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã đạt được những kết quả tích cực. Theo đó, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành trong tỉnh đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền theo chức năng, nhiệm vụ để nâng cao nhận thức của lãnh đạo, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức các cấp, các ngành và nhân dân trong việc nhận diện, phát hiện, phòng ngừa các phương thức, thủ đoạn và hậu quả của hoạt động “tín dụng đen”, nâng cao ý thức cảnh giác chấp hành nghiêm các quy định về giao dịch, vay mượn, huy động, sử dụng vốn vay đúng pháp luật, huy động tổng hợp các biện pháp, lực lượng để phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”. Thực hiện việc đưa tin, bài viết, phóng sự, xây dựng các chương trình phản ánh những phương thức, thủ đoạn, hậu quả của “tín dụng đen”, các chính sách pháp luật, chính sách tài chính và hướng dẫn, tư vấn các chương trình vay vốn phù hợp với người dân trong đó có người đồng bào dân tộc thiểu số.

Thời gian qua, Công an tỉnh Đắk Lắk đã quyết liệt điều tra cơ bản các cơ sở kinh doanh, cá nhân, băng nhóm tội phạm liên quan đến “tín dụng đen”, trong đó tập trung các cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ, đòi nợ thuê, cơ sở kinh doanh tài chính...; quản lý nhân khẩu, hộ khẩu, nắm chắc tình hình biến động, các biểu hiện hoạt động phạm tội của đối tượng; phát hiện, tiếp nhận, xử lý, điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc, vụ án có liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã tổ chức các đoàn liên ngành thường xuyên kiểm tra, xử lý hoạt động quảng cáo, rao vặt; ngăn chặn, tháo gỡ, xóa quảng cáo, tờ rơi có nội dung liên quan đến “tín dụng đen” dán trụ điện, cây xanh… Bên cạnh đó, công tác truyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật cũng được đẩy mạnh, giúp người dân nâng cao kiến thức phát triển sản xuất kinh doanh, có thu nhập và ổn định đời sống, từ đó hạn chế được nạn “tín dụng đen”.

Sự vào cuộc của hệ thống ngân hàng tỉnh Đắk Lắk

Thực hiện chủ trương, chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk, những năm qua, NHNN Chi nhánh tỉnh Đắk Lắk đã bám sát tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 12/CT-TTg, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các văn bản pháp luật về cơ chế, chính sách tín dụng ngân hàng, các gói, khoản cho vay ưu đãi đến mọi tầng lớp nhân dân. Tiếp tục đẩy mạnh huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân, phát huy tiềm năng, nội lực của nền kinh tế. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, phát triển các dịch vụ cho vay, thanh toán trực tuyến, gắn với cải cách thủ tục hành chính, đơn giản quy trình, thủ tục vay vốn theo hướng thuận lợi để mọi tầng lớp nhân dân dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn vay hợp pháp khi có nhu cầu. Bên cạnh đó, phối hợp chặt chẽ với cơ quan công an và các đơn vị liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các tổ chức tín dụng, đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả; kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm, chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra đối với các vụ việc có dấu hiệu tội phạm để điều tra, xử lý trước pháp luật, nâng cao hiệu quả răn đe, phòng ngừa chung. Chỉ đạo các tổ chức tín dụng quản lý cán bộ, nhân viên chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, không tham gia các hoạt động liên quan đến “tín dụng đen”.

Hệ thống ngân hàng tỉnh Đắk Lắk đã quyết liệt thực hiện tốt các chủ trương của Đảng và Nhà nước và của tỉnh về xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã tích cực mở rộng mạng lưới hoạt động ở các vùng sâu, vùng xa, nơi không có điều kiện áp dụng ngân hàng số và các dịch vụ ngân hàng hiện đại; thực hiện các chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; tín dụng chính sách xã hội đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; cung cấp nhiều sản phẩm, dịch vụ tài chính đa dạng, hiện đại, an toàn, tiện lợi phù hợp với yêu cầu thực tiễn, tạo điều kiện để người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận nguồn vốn vay, phục vụ hoạt động sản xuất và cải thiện đời sống, góp phần quan trọng vào kết quả phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh xã hội của địa phương.

Tính đến ngày 31/12/2024, địa bàn tỉnh Đắk Lắk có 37 chi nhánh ngân hàng cấp 1 và 12 quỹ tín dụng nhân dân, với tổng số 231 điểm giao dịch; ngoài ra còn có 1.763 điểm giới thiệu dịch vụ của các công ty tài chính tiêu dùng tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn, đáp ứng mọi nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng. Tổng dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng đạt khoảng 172 nghìn tỉ đồng, trong đó: Cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn chiếm hơn 48% tổng dư nợ (với 350 nghìn khách hàng vay vốn); cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, tiêu dùng chiếm 17% tổng dư nợ (riêng giải ngân qua ứng dụng di động cho 1.810 lượt khách hàng vay vốn dưới 100 triệu đồng phục vụ đời sống, tiêu dùng với số tiền gần 75 tỉ đồng); Cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội đối với 207,5 nghìn đối tượng chính sách với tổng dư nợ 8.015 tỉ đồng.

Số lượng tài khoản giao dịch tại ngân hàng (của người từ 15 tuổi trở lên) trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk là 2,8 triệu tài khoản. Toàn tỉnh có 314 ATM, 5.014 thiết bị POS/4.084 đơn vị chấp nhận thẻ; app di động, website ngân hàng với nhiều tiện ích. Dịch vụ ngân hàng đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu giao dịch của người dân trên địa bàn như: nạp/rút tiền; nhận trợ cấp an sinh xã hội; thanh toán dịch vụ công, điện, nước, y tế, giáo dục; thanh toán cước viễn thông, internet, tài chính bảo hiểm, mua sắm tiêu dùng; mở tài khoản thanh toán; thông tin tín dụng,…

Kết quả hoạt động của các tổ chức tín dụng đã góp phần đáng kể vào hạn chế "tín dụng đen" trên địa bàn trong thời gian qua. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số tồn tại, khó khăn, vướng mắc đặt ra cùng với việc dự báo tình hình còn nhiều diễn biến phức tạp, cần có những giải pháp căn cơ, hiệu quả để giải quyết ở góc độ trách nhiệm quản lý của Nhà nước về "tín dụng đen": Sự biến tướng của nạn “tín dụng đen” rất khó kiểm soát, trong khi nhiều người dân chưa hiểu rõ bản chất của “tín dụng đen”; nhiều nơi các hoạt động phường, hụi vẫn diễn ra; một số người dân có nhu cầu vay vốn nhưng không đáp ứng được điều kiện vay vốn tại các kênh cung cấp tín dụng chính thức nên vẫn tìm đến “tín dụng đen”…

Hệ thống ngân hàng tỉnh Đắk Lắk tiếp tục tăng cường giải pháp nhằm hạn chế “tín dụng đen”

Trước tình hình kinh tế dự báo tiếp tục khó khăn, một số người dân không có việc làm sẽ nảy sinh nhu cầu vay vốn dẫn đến tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen” trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk sẽ diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị tại địa phương. Nhiều người dân có tiền nhàn rỗi sử dụng vào việc cho vay nặng lãi, các đối tượng hoạt động kinh doanh dịch vụ cầm đồ, kinh doanh tài chính núp bóng dưới các hình thức, các đối tượng, băng nhóm triệt để lợi dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội để hoạt động. Trước sự ra quân đồng loạt của các sở, ban, ngành và sự đấu tranh quyết liệt của lực lượng Công an trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong thời gian vừa qua, các đối tượng sẽ tiếp tục có những đối phó, thay đổi phương thức, thủ đoạn để trốn tránh sự phát hiện, xử lý.

Trong thời gian tới, để tạo điều kiện thuận lợi giúp người dân có cơ hội tiếp cận với tín dụng ngân hàng, thay vì tìm đến “tín dụng đen”, hệ thống ngân hàng tỉnh Đắk Lắk tập trung triển khai thực hiện một số nội dung sau:

Thứ nhất, các chi nhánh ngân hàng thương mại và Ngân hàng Hợp tác xã Chi nhánh tỉnh Đắk Lắk kịp thời hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số xây dựng phương án sử dụng vốn vay (sản xuất, tiêu dùng) có tính khả thi; cung cấp các thông tin về dịch vụ và sản phẩm tài chính thiết yếu, thông tin về nguồn vốn có thể huy động cho các hoạt động kinh doanh, tiêu dùng; cung cấp kiến thức và công cụ cần thiết, giúp cải thiện tình hình hoạt động và tài chính cho khách hàng, từ đó tạo điều kiện nâng cao năng lực sản xuất và cung ứng dịch vụ bảo đảm nguồn thu để trả nợ; nghiên cứu gói tín dụng cho người nghèo, người không có tài sản đảm bảo, người lao động có thu nhập thấp hưởng lương theo ngày hay theo tuần, theo kiểu tín chấp, đồng thời hướng dẫn cho người vay quản lý dòng tiền để họ có thể sử dụng hiệu quả những đồng tiền vay, qua đó giúp họ thoát nghèo và bảo đảm khả năng trả nợ ngân hàng.

Thứ hai, Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Đắk Lắk tiếp tục thực hiện tốt 22 chương trình tín dụng chính sách; tranh thủ nguồn vốn từ ngân sách địa phương chuyển sang để sử dụng cho vay đúng đối tượng; ưu tiên nguồn vốn cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa.

Thứ ba, các quỹ tín dụng nhân dân chú trọng tuyên truyền, vận động, kết nạp thành viên là cá nhân, hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số thuộc địa bàn hoạt động để hỗ trợ bà con thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và cải thiện đời sống.

Hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk sẽ tiếp tục chung tay cùng với chính quyền địa phương xây dựng một môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, khuyến khích người dân khởi nghiệp, phát triển kinh tế trên cơ sở tuân thủ pháp luật, góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế chính thức phát triển bền vững. Với sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống tài chính - ngân hàng hiện nay, việc khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh cũng là động lực giúp giảm động cơ của kinh tế phi chính thức - hệ sinh thái của các hoạt động “tín dụng đen” khu trú và phát triển./.

Tài liệu tham khảo:

1. Lê Vinh Danh, “Tiền và hoạt động ngân hàng”, NXB Chính trị quốc gia 1996.

2. Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk, Báo cáo sơ kết 05 năm thực hiện Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 25/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”, số 145/BC-UBND ngày 14/5/2024.

3. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Đắk Lắk, Văn bản số 600/ĐAL-TH&KSNB ngày 05/8/2019.

4. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Đắk Lắk, Văn bản số 75/ĐAL-THKT ngày 23/10/2024.

5. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Đắk Lắk, tổng hợp số liệu thống kê của các TCTD trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, năm 2024.

6. Một số tài liệu tham khảo khác.

Huy Tùng

Tin bài khác

Agribank quyết tâm hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2025

Agribank quyết tâm hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2025

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) vừa ban hành Văn bản chỉ đạo các đơn vị trong toàn hệ thống tập trung triển khai nhiệm vụ kinh doanh những tháng đầu năm 2025, nỗ lực cao nhất quyết tâm hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch được giao.
Nâng cao hiệu quả chính sách hỗ trợ người lao động tỉnh Đồng Tháp đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Nâng cao hiệu quả chính sách hỗ trợ người lao động tỉnh Đồng Tháp đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Đồng Tháp là một trong 13 tỉnh, thành phố thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích 3.378 km2, dân số toàn tỉnh khoảng 1,6 triệu người, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của tỉnh năm 2022 đạt 910.502 người...
Huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội

Huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội

Theo thống kê, huyện Tân Lạc có 5 xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn với 146 xóm thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, 24 xóm đặc biệt khó khăn.
Cốt cách người cán bộ ngân hàng

Cốt cách người cán bộ ngân hàng

Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mỗi cán bộ của Agribank Chi nhánh Mỹ Đình luôn phấn đấu giữ gìn cốt cách của người cán bộ ngân hàng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay.
Nâng cao chất lượng dịch vụ và bảo vệ quyền lợi của khách hàng trong sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến

Nâng cao chất lượng dịch vụ và bảo vệ quyền lợi của khách hàng trong sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến

Theo Thông tư số 50/2024/TT-NHNN ngày 31/10/2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ trực tuyến trong ngành Ngân hàng (Thông tư số 50/2024/TT-NHNN), kể từ ngày 01/01/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng
Nâng cao hiệu quả vốn tín dụng hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững

Nâng cao hiệu quả vốn tín dụng hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững

Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch đang là một trong những mục tiêu chính sách quan trọng và là xu thế tất yếu của nhiều quốc gia.
Tín dụng chính sách “tô thắm” những hy vọng thoát nghèo

Tín dụng chính sách “tô thắm” những hy vọng thoát nghèo

Cuộc sống của nhiều người dân tại các miền quê trên cả nước đang từng ngày “thay da đổi thịt”. Đời sống của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách khác ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới

Nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới

Ngày 30/10/2024, thay mặt Ban Bí thư Trung ương Đảng, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Chỉ thị số 39-CT/TW về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới.
Xem thêm
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dự Diễn đàn "Kinh doanh và Pháp luật" năm 2025

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dự Diễn đàn "Kinh doanh và Pháp luật" năm 2025

Ngày 09 10, tại Hà Nội, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương đã tổ chức Diễn đàn Kinh doanh và Pháp luật năm 2025 với chủ đề Chung tay giải quyết các vấn đề pháp lý, góp phần tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp”.
Vai trò của chính sách tín dụng xanh đối với chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam

Vai trò của chính sách tín dụng xanh đối với chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam

Tín dụng xanh là một công cụ tài chính được thiết kế để hỗ trợ các dự án và hoạt động có lợi cho môi trường. Chuyển đổi xanh trong doanh nghiệp là quá trình mà các công ty áp dụng những phương pháp và chiến lược bền vững nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường và thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.
"Dòng chảy" tín dụng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bứt tốc cuối năm

"Dòng chảy" tín dụng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bứt tốc cuối năm

Những tháng cuối năm, doanh nghiệp tập trung tăng cường sản xuất, kinh doanh để đạt mục tiêu tăng trưởng nên nhu cầu tín dụng cũng sẽ tăng theo.
Điều hành chính sách tiền tệ tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát

Điều hành chính sách tiền tệ tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát

Trong những tháng đầu năm 2024, dù kinh tế toàn cầu đối mặt với nhiều biến động khó lường như xung đột địa chính trị kéo dài, lạm phát duy trì ở mức cao, cùng những thách thức nội tại của nền kinh tế trong nước và ảnh hưởng nặng nề của thiên tai...
Tăng cường hiểu biết tài chính cho cộng đồng nhằm bảo vệ quyền lợi người gửi tiền

Tăng cường hiểu biết tài chính cho cộng đồng nhằm bảo vệ quyền lợi người gửi tiền

Tầm quan trọng của hệ thống tiền gửi tại Việt Nam ngày càng được khẳng định thông qua sự an toàn và ổn định; từ đó, mang lại niềm tin đối với người gửi tiền.
Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam và một số hàm ý chính sách

Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam và một số hàm ý chính sách

Bài viết thông qua phân tích nhanh các cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam giai đoạn 2020 - 2023 và trên cơ sở số liệu nghiên cứu kinh tế vĩ mô, nhận diện những hạn chế, bất cập, từ đó đề xuất một số hàm ý về chính sách cho mục tiêu tăng trưởng ổn định và bền vững...
Tại sao khu vực châu Á tránh được lạm phát cao?

Tại sao khu vực châu Á tránh được lạm phát cao?

Lạm phát gia tăng toàn cầu sau đại dịch Covid-19, vốn đã ảnh hưởng đến cả các nền kinh tế phát triển và đang phát triển, nhưng dường như đã “bỏ qua” châu Á. Một trong những lý do chính là sự phục hồi chậm của các nền kinh tế châu Á do các đợt “đóng cửa”, “phong tỏa”, “cách ly”, “giãn cách” kéo dài và lặp đi lặp lại.
Tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương Bahamas và kinh nghiệm đối với Việt Nam

Tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương Bahamas và kinh nghiệm đối với Việt Nam

Với mục tiêu tăng cường khả năng tiếp cận tài chính, giảm chi phí giao dịch, hỗ trợ phát triển kinh tế bền vững tại vùng đảo xa xôi, năm 2020, Bahamas trở thành quốc gia tiên phong trên toàn thế giới trong việc phát hành, lưu thông tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (NHTW) - CBDC với hệ thống Sand Dollar - tiền kỹ thuật số do NHTW Bahamas phát hành.
Sáng kiến về Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và lợi ích tham gia của Việt Nam

Sáng kiến về Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và lợi ích tham gia của Việt Nam

Chiếm tới 60% dân số thế giới và đóng góp khoảng 40% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, IPEF do Mỹ khởi xướng từ tháng 5/2022, bao gồm một số nền kinh tế phát triển nhanh, năng động trên thế giới và có thể đóng góp lớn vào tăng trưởng toàn cầu trong 3 thập kỷ tới (2020 - 2050)...
Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp xanh: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị chính sách

Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp xanh: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị chính sách

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp toàn cầu đang có sự phát triển mạnh mẽ, trong đó có sự tăng trưởng đáng kể của thị trường trái phiếu xanh, xã hội, bền vững và liên kết bền vững (Green, Social, Sustainable, and Sustainability-Linked Bonds - GSSSB).

Thông tư số 59/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 7 của 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

Thông tư số 60/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 61/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 56/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc

Thông tư số 54/2024/TT-NHNN ngày 17/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2021/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn giao dịch ngoại tệ giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối

Thông tư số 53/2024/TT-NHNN ngày 04/12/2024 Quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3, ngập lụt, lũ, sạt lở đất sau bão số 3

Thông tư số 52/2024/TT-NHNN ngày 29/11/2024 Quy định việc ngân hàng thương mại có cổ đông, cổ đồng và người có liên quan sở hữu cổ phần vượt tỷ lệ quy định tại Điều 55 của Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 17/2017/QH14 xây dựng và thực hiện lộ trình để bảo đảm tuân thủ các quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15